Thời gian và thế sự xoay vần
Chuột sa chỉnh gạo nằm chơi
Trâu cày ngốc lại chào đời bước ra
Hùm gầm khắp nẽo gần xa
Mèo kêu rợn tiếng quỷ ma tơi bời
Rồng bay năm vẽ sáng ngời
Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng
Ngựa hồng qủy mới nhăn răng.
Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm 阮 秉 谦 (1491 - 1585) sinh năm Tân hợi đời vua Lê Thánh Tông Hồng Ðức thứ 22 tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) Thân phụ của ông là giám sinh Nguyễn Văn Định, nổi tiếng hay chữ nhưng chưa hiển đạt trong đường khoa cử. Thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái út của Thượng thư bộ hộ Nhữ Văn Lan triều Lê Thánh Tông. Quê ông ở làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương (nay là thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.
Chuột sa chỉnh gạo nằm chơi
Trâu cày ngốc lại chào đời bước ra
Hùm gầm khắp nẽo gần xa
Mèo kêu rợn tiếng quỷ ma tơi bời
Rồng bay năm vẽ sáng ngời
Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng
Ngựa hồng qủy mới nhăn răng.
Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm 阮 秉 谦 (1491 - 1585) sinh năm Tân hợi đời vua Lê Thánh Tông Hồng Ðức thứ 22 tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) Thân phụ của ông là giám sinh Nguyễn Văn Định, nổi tiếng hay chữ nhưng chưa hiển đạt trong đường khoa cử. Thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái út của Thượng thư bộ hộ Nhữ Văn Lan triều Lê Thánh Tông. Quê ông ở làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương (nay là thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.
Theo tài liệu để lại bà Nhữ Thị Thục là bậc nữ lưu tài hoa giỏi văn chương và tài học về lý số. Biết trước những gì có thể xảy ra và mộng lớn con cái nên danh phận. Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc trẻ học với Lương Ðắc Bằng từng là đại thần giữ chức Thượng thư dưới triều Lê sơ, ông dâng những điều trần nhằm ổn định triều chính không được vua Lê thi hành, Lương Đắc Bằng cáo quan về quê sống đời dạy học (1509). Nguyễn Bỉnh Khiêm thông minh chăm chỉ trở thành học trò xuất sắc. Bởi vậy trước khi qua đời, Bảng nhãn Lương Đắc Bằng trao cho Nguyễn Bỉnh Khiêm bộ sách quý về Dịch học (Chu Dịch) là Thái Ất thần kinh, từ đó ông tinh thông về lý học và tướng số, nghiên cứu về lý số với thiên tài “thần thông” có khả năng siêu quần, quán chúng về thấu thị, thần giao cách cảm, Nguyễn Bỉnh Khiêm bỏ qua 9 kỳ đại khoa (trong đó có 6 khoa thi dưới triều Lê sơ). Ngay cả khi nhà Mạc lên thay nhà Lê sơ (1527), xã hội dần đi vào ổn định nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không vội vã ra ứng thí (ông không tham dự 2 khoa thi đầu tiên dưới triều Mạc). Tới năm Đại Chính thứ sáu (1535) đời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh) thịnh trị vương đạo nhất triều Mạc (1527-1592), ông quyết định đi thi và đậu ngay Trạng Nguyên. Năm ấy ông đã 45 tuổi. được bổ nhiệm làm Đông Các hiệu thư rồi sau giữ nhiều chức vụ khác nhau như Tả Thị Lang Bộ Hình, Tả Thị Lang Bộ Lại, kiêm Đông Các Đại Học, làm quan được 8 năm, ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần vua không nghe. Ông cáo quan năm 1542 về vườn, lập Bạch Vân Am và hiệu Bạch Vân Cư Sĩ mở trường dạy học cạnh sông Hàn Giang còn có tên Tuyết Giang, các môn sinh tôn ông là “Tuyết Giang phu tử”. môn sinh của ông có nhiều người hiển đạt sau này như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Trương Thời Cử, Đinh Thời Trung, Hàn Giang cư sĩ Nguyễn Văn Chính (con trai cả của ông)… thơ Trạng Trình với triết lý của Thái Ất là nguồn tri thức hữu thể, về đời sống nhân sinh với càng khôn trong vũ trụ.
Thái Ất còn gọi là Lý Thiên, Lý Địa và Lý Nhân:
Ngư ông bất ngộ Ðào Nguyên khách
Khởi thức hưng vong thế cổ kim
Nhàn trung hoa thảo túc Cung xuân
Tà dương độc lập đô vô sự
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…
Dù Nguyễn Bỉnh Khiên không còn làm quan, nhưng vua Mạc Phúc Hải phong cho ông tước Trình Nguyên Hầu vào năm Giáp thìn (1544), ngụ ý đề cao ông có công khơi nguồn ngành lý học, sau đó được thăng chức Thượng Thư Bộ Lại, tước hiệu Trình Quốc Công. Từ đó người đời gọi ông là Trạng Trình. Nhờ học phương pháp tính theo Thái Ất, tiên đoán được biến cố trước và sau 500 năm. Người Trung Hoa khen Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “An Nam lý học hữu Trình Tuyền”. Tục truyền rằng Năm Bính ngọ (1546) Mạc Phúc Hải mất truyền ngôi lại cho con Mạc Phúc Nguyên mãi đến năm mậu thân (1548) vua Trang Tông mất, Trịnh Kiểm lập Thái tử tên Duy Huyên lên ngôi tức Trung Tông được 8 năm thì mất không có con nối nghiệp. Trịnh Kiểm muốn làm vua nhưng còn sợ dư luận, nên sai người đến Hải Dương hỏi ý khiến Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. ông không chỉ bảo người giúp việc ngụ ý: “năm nay mất mùa, thóc giống không tốt, chúng mày nên tìm giống cũ mà gieo mạ, gữi chùa thờ Phật thì ăn oản.. “ Sau đó Trịnh Kiểm tìm con cháu họ Lê lên làm vua.
Dù Trạng Trình ở ẩn, vua Mạc cũng như các chúa Trịnh, chúa Nguyễn có việc hệ trọng vẫn cho người đến hỏi ý ông. Ông thường kín đáo khuyên Vua cố gắng tránh chiến tranh để nhân dân khỏi chết chóc. Trong năm Quang Thiêu (Lê Chiêu Tôn) có việc biến loạn, Nguyễn Bỉnh Khiêm không muốn tiếng tăm với đời lúc bấy giờ Trịnh Tuy, Mạc Ðăng Dung cũng cố ý muốn tranh quyền, đánh nhau mấy năm dài. Ông tính số Thái Ất, biết nhà Lê lại khôi phục được và làm bài thơ:
Non sông nào phải buổi bình thời
Thú đánh nhau chi khéo nực cười
Cá vực, chim rừng, ai khiến đuổỉ
Núi xương sông tuyết, thảm đầy vơi
Ngựa phi chắc có hồi quay cổ (1)
Thú dữ nên phòng lúc cắn người (2)
Ngán ngẫm việc đời chi nói nữa
Bên đầm say hát, nhởn nhơ chơi
Sau khi nhà Lê bị Mạc Đăng Dung (1483-1541) chiếm ngôi, con của vị tướng triều Lê là Nguyễn Hoàng Dụ trốn sang Lào, được vua Lào cho nương náu ở xứ Cẩm Châu, trấn Nam Phủ, tỉnh Thanh Hóa. Năm Quý Tỵ (1532) Nguyễn Kim lập con út vua Chiêu Tông lên làm vua, gọi là Trang Tông. Để mưu đồ đại sự, Nguyễn Kim (1467-1545) thu nạp kiện tướng ở tỉnh Thanh Hóa là Trịnh Kiểm, sau là rể của Nguyễn Kim. Năm Canh Tý (1540), Nguyễn Kim đem quân đánh chiếm Nghệ An và thu phục luôn cả Thanh Hóa. Nhưng bỗng dưng Nguyễn Kim chết vì ngộ độc (1545), mọi bình quyền về tay Trịnh Kiểm. Việt Nam lúc bấy giờ bị chia đôi: từ Sơn Nam trở ra thuộc nhà Mạc, gọi là Bắc Triều. Từ Thanh Hóa trở vào là khu vực của nhà Lê hay gọi là Nam Triều.
Nguyễn Kim mất, để lại hai người con trai là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng (1525-1613) cả hai tuy còn ít tuổi nhưng đã bộc lộ tài năng xuất sắc hơn người. Trịnh Kiểm lo sợ cả hai sau này có thể tranh giành địa vị với mình, nên ngấm ngầm ngăn trở dù Nguyễn Uông chỉ mắc một lỗi nhỏ, Trịnh Kiểm cũng buộc Nguyễn Uông phải chịu phép gia hình. Nguyễn Hoàng thấy anh bị hại, sợ đến lượt mình, liền cử người kín đáo lên hỏi Trạng Trình. Trạng không trả lời cụ thể, chỉ đứng ngắm đàn kiến bò trên hòn non bộ trước sân nhà và nói một câu:
Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân.
Nghĩa là từ núi đèo ngang ở Quảng Bình kia có thể yên thân được muôn đời. Từ câu nói đó, Nguyễn Hoàng nghiệm ra rằng trạng Trình bày cho kế đi vào phương Nam lập nghiệp. Từ năm 1558 Nguyễn Hoàng vội vàng đến nói riêng với chị là bà Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho vào trấn phiá Nam, năm Mậu ngọ (1558) đời vua Anh Tông Trịnh Kiểm tâu vua cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa, phía Nam dãy Hoành Sơn. Nhờ thế mà lập nên cơ nghiệp của họ Nguyễn ở Đàng Trong, truyền nối lâu dài.
Nguyễn Hoàng là người khôn ngoan, có lòng nhân đức thu dụng hào kiệt giúp dân cho nên được lòng dân kính phục. Trấn giữ đất Thuận Hóa, mở đầu cho triều đình nhà Nguyễn từ từ khai phá cho đến vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay. Ngoài ra rất nhiều lời sấm được lưu truyền qua dân gian nhiều lời bàn diễn giải khác nhau như câu: ” Cẩu vĩ trư đầu, xuất thánh nhân ” ứng nghiệm vào việc vua Gia Long lên ngôi từ (1802-1819) thống nhất sơn hà vào năm Nhâm tuất ngày 02-05-1802. trải qua 13 triều đại. Hoàng đế cuối cùng Bảo Ðại trị vì từ 1929 và thoái vị năm 1945.
Tương truyền Trạng Trình nói trước nhà Mạc suy vong, ông đọc hai câu thơ: “Cao Bằng tàng tại- tam đại tồn cô” (nghĩa rằng rút về đất Cao Bằng thì sẽ sống thêm được ba đời nữa) con cháu họ Mạc về đất Cao bằng tuy nhỏ nhưng được 3 đời là Mạc Kính Cung, Mạc Kinh Khoan và Mạc Kinh Vũ. Dòng dõi họ Mạc bị bắt, bị giết nhiều người đổi họ lưu lạc khắp nơi để mưu cầu sự sống.
Trạng Trình có 3 người vợ và 12 người con (7 trai 5 gái) các con trai đều có chức tước sau nầy. Ông mất ngày 28 tháng 11 năm Đinh dậu, niên hiệu Diên Thành thứ 8 nhà Mạc (1585) hưởng thọ 94 tuổi. Theo sử sách Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có công lớn đối với triều đình nhà Mạc nên sau khi mất (1585) vua Mạc Mậu Hợp ứng cử Ứng Vương Mạc Đôn Nhượng, phụ chính triều đình làm khâm sai cùng với văn võ bá quan về dự lễ tang. Tháng Giêng năm sau (1586), vua Mạc ban cho làng Trung Am 3.000 quan tiền để lập đền thờ ông và cấp 100 mẫu ruộng để lấy hoa lợi dùng vào việc thờ cúng. Đền thờ được dựng trên nền Giảng học – Am Bạch Vân và tự tay nhà vua đề biển ngạch: “Mạc Triều Trạng Nguyên Tể Tướng Từ” (Đền thờ Tể tướng Trạng nguyên Triều Mạc). Trải qua những biến cố lịch sử ngôi đền được trùng tu, xây dựng lại nhiều lần vào các năm: Vĩnh Hựu nguyên niên (Ất Mão 1735, đời vua Lê Ý Tông); Minh Mạng thập tứ (1833). Ngôi đền hiện nay được dựng lại vào năm Mậu Thìn (1928) đời vua Bảo Đại. Đến năm 1985, nhân kỷ niệm 400 năm ngày mất của ông, một lần nữa đền lại được trùng tu làm thêm nhà khách, hồ nước, cổng đền, tường bao, đường vào đền…
Trước khi qua đời, Trạng trình có ghi vào gia phả và dặn con cháu rằng: Bình sinh ta có tấm bia đá sẵn và đã sơn kia. Khi ta mất rồi, hễ hạ quan tài xuống phải để tấm bia đá ấy lên nắp rồi lấp đất. Chờ khi nào có khách tới viếng mộ và nói rằng: “Thánh nhân mắt mù” thì phải lập tức mời người ấy vào nhà, yêu cầu họ đổi hướng lại ngôi mộ cho ta. Nếu trái lời ta, dòng dõi về sau sẽ suy đồi lụn bại đấy. Con cháu nghe lời, làm y như đã dặn. Nhưng chờ mãi đến năm mươi năm sau, mới có người khách đến nhìn mộ cụ một lúc rồi nói: Cái huyệt ở đằng chân sờ sờ thế kia mà không biết, lại tự đem để mả thế này. Vậy mà thánh nhân gì chớ, hoạ chăng là thánh nhân mắt mù. Người trong họ nghe được, chạy về báo với trưởng tộc. Ông này vội vàng ra đón người khách Tàu kia về nhà, xin để xoay ngôi mộ kia lại. Ra đó là một nhà phong thuỷ (Feng Shui) trứ danh ở phương Bắc. Ông ta sang là để đi tìm xem di tích của Trạng, bấy lâu ông ta đã nghe tiếng đồn. Khi nghe vị trưởng tộc nói, ông ta sẵn lòng làm ngay, và tự đắc cho rằng mình giỏi hơn Trạng Trình. Ông ta bảo: Không cần phải đem đi đâu xa cả, chỉ đào lên rồi xoay lại, nhích đi một chút là được. Ông trưởng tộc bèn tụ họp con cháu lại, đưa thầy địa lý Tàu ra đổi lại ngôi mộ. Lúc đào đến tấm bia đá, ông ta làm lạ bảo đem rửa sạch xem những gì trên đó. Khi tấm bia được rửa sạch, mới thấy mấy câu thơ hiện ra, tạm dịch nghĩa:
Ngày nay mạch lộn xuống chân
Năm mươi năm trước mạch dâng đằng đầu.
Biết gì những kẻ sinh sau?
Thánh nhân mắt có mù đâu bao giờ?
Đọc tới đâu vị khách Tàu phải khâm phục Trạng Trình mà ông ta nghe đồn là giỏi thật. Năm 1930 Việt Nam Quốc Dân Ðảng lãnh tụ Nguyễn Thái Học (1901-1930) lãnh đạo cuộc tổng khởi nghiã ngày 10.2.1930 đánh Tây ở các tỉnh: Yên Bái, Hưng Hóa, Lâm Thao, Hải Dương, Kiến An. Thất bại bị Pháp điên cuồng ném bom tàn phá làng Bảo An để trả thù. Có lời đồn Trạng Trình đã tiên đoán:
Kìa kìa gió thổi lá rung cây
Rung Bắc rung Nam rung tới Tây
Tan tác kiến kiều an đất nước
Xác xơ cổ thụ sạch am cây
Lâm giang nổi gió mù thao cát
Hưng địa tràn dâng hóa nước đầy
Một ngựa một yên ai sùng bái
Nhắn tin nhà vĩnh bảo cho hay „
Thoát nạn sập nhà
Trạng Trình giao cho con cháu một ống tre sơn son thếp vàng, bịt kín hai đầu, và dặn đúng năm tháng ấy, ngày giờ ấy, phải để cái ống ấy vào kiệu rước lên dinh Thống đốc Hải Dương, trao cái ống này cho quan thì sẽ cứu được tình thế gia đình. Khi Trạng mất, hằng trăm năm sau, con cháu Trạng lâm vào cảnh đói nghèo, sa sút, nhưng tuyệt đối không được mở ống ra xem trước thời hạn. Trạng còn dặn kỹ trừ quan Tổng đốc ra, không ai được mở ống, vì thế ống vẫn giữ nguyên vẹn. Trải qua bảy đời, cái ống tre ấy mới được rước lên dinh quan Tổng đốc, đúng ngày giờ đã ghi trong gia phả. Đang nằm nghỉ, nghe tin con cháu cụ Trạng mang thư đến gặp, quan Tổng đốc rất ngạc nhiên, không biết vì cớ gì, nên truyền cho vào, đồng thời quan ngồi dậy để đi ra cửa.
Quan Tổng đốc vừa bước khỏi giường nằm được mấy bước thì bỗng rầm một cái, chiếc sà nhà không biết bị mọt ăn hỏng từ bao giờ, rơi ngay xuống chỗ giường vừa nằm. Thật là một phen hú vía! Nếu ông không kịp ngồi dậy nhận thư Trạng, thì mạng ông đã khó mà sinh tồn. Quan Tổng đốc mở ống tre ra xem, thấy bên trong có một cuộn giấy, đề hai câu thơ:
Ngã giải nhĩ thượng lương chi ách,
Nhĩ cứu ngã tử tôn chi bần
Nghiã là
Cứu người thoát nạn đổ nhà,
Ngươi nên cứu cháu con ta khỏi nghèo
Chưa hết kinh hoàng vì chuyện chiếc sà nhà vừa rơi xuống, ông thoát nạn nhờ ra lấy lá thư. Quan Tổng đốc biết rằng Trạng Trình cứu ông thoát chết, nên ông ta ân cần mời cháu Trạng Trình về tư thất đãi hậu hỹ, sau đó đưa ra rất nhiều tiền giúp khỏi cảnh nghèo đói.
Nguyễn Công Trứ (1778-1858) phá đền
Năm Minh Mạng (1791-1840) năm thứ 14, Nguyễn Công Trứ được vua điều đi khẩn hoang ở vùng Hải Dương, Nguyễn Công Trứ thấy địa thế cần phải đào con sông, đào sông thì phải phá đền thờ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông ra lệnh cho dân phu phá đền để khai phá công trường. Khi sai người đào mang bát hương ra, Nguyễn Công Trứ chợt thấy dưới bát hương có một tấm bia đá nhỏ phủ vải điều. Nguyễn Công Trứ lau sạch đọc được các câu đã ghi:
Minh Mạng thập tứ
Thằng Trứ phá đền
Phá đền phải làm đền
Nào ai đụng đến doanh điền nhà bay
Nguyễn Công Trứ lập tức viết sớ về kinh, xin bãi bỏ lệnh phá đền. Ông còn cho người sửa sang lại đền Trạng Trình khang trang hơn. Từ đó ông không còn nghĩ đến việc phá đền để đào sông nữa.
Cha con thằng Khả
Tục truyền trong làng có cha con ông Khả đi bắt dế (chuột) kiếm sống. Khi đến bên mộ Trạng, hai cha con vướng víu thế nào lại làm đổ tấm bia trên mộ. Dân làng rất sùng kính Trạng Trình, nên khi thấy bia mộ bị đổ, họ nổi giận bắt cả hai cha con, kêu nộp phạt ba quan tiền mới tha, vì khi tấm bia đổ xuống thấy có hàng chữ ở sau:
Cha con thằng Khả.
Đánh ngã bia tao
Làng xóm xôn xao
Bắt đền quan tám
Cha con ông Khả chịu nộp phạt, nhưng dân làng phải tha cha con về nhà chạy tiền. chỉ tìm được có một quan tám, dân làng không chịu, cha con ông Khả ngẫm nghĩ phải nói với dân làng: Cha con tôi bị Trạng Trình bắt phạt có quan tám, “Tam quán” nói lái lại thành quan tám.
Thời gian và thế sự xoay vần
Chuột sa chỉnh gạo nằm chơi
Trâu cày ngốc lại chào đời bước ra
Hùm gầm khắp nẽo gần xa
Mèo kêu rợn tiếng quỷ ma tơi bời
Rồng bay năm vẽ sáng ngời
Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng
Ngựa hồng qủy mới nhăn răng.
Những điều tiên đoán trên, liên quan với hiện tình đất nước Việt Nam. Hy vọng năm 2013 Qúy Tỵ cầm tinh con rắn Việt Nam bước vào giai đoạn lịch sử mới mẻ hơn, người dân biết những gì xảy ra tại các nước khác, giới trẻ ra nước ngoài học và trở về. Tôi hy vọng toàn dân cùng đoàn kết hổ trợ và tiếp tay với những người yêu nước để canh tân đất nước đem lại tự do, dân chủ đưa đất nước đến phú cường và thịnh vượng. Đảng cộng sản Việt Nam hãy thức dậy! mở to đôi mắt nhìn xa hơn, bài học lớn nhất trong lịch sử, Thiên đường cộng sản Liên Xô (Soviet Union) sụp đổ kéo theo các nước trong các nước Đông Âu: Poland, Romania, Hungary, Bulgaria, Czechoslovakia (Slovakia/ Slovenia) bỏ chế độ cộng sản để có tự do, độc lập và nhân quyền được tôn trọng. Noi gương nước láng giềng Miến Điện cởi mở, trả tự do cho những tù nhân chính trị, chấm dứt chính sách đàn áp, kiểm duyệt truyền thông báo chí, cho bầu cử tự do… Những người cầm quyền đã quá giàu rồi nên thức tỉnh để hưởng phúc, đừng tham quyền cố vị, không có khả năng đưa đất nước phục hưng về kinh tế, chính trị giữ vững bờ cõi nên từ chức cho người tài giỏi hơn lãnh đạo. Những nhà độc tài giàu sang hàng trăm tỷ USD như Saddam Hussein, (Iraq) Gadhafi, (Lybia) N. Ceausescu (Romania) người đời nguyền rủa và bị giết kéo xác trên đường phố như một con chó, con cháu họ cũng bị giết hay bị tù tội, gia đình ly tán tài sản bị tịch thu.
Thơ văn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Kiêm còn lại hơn 100 bài trong bộ Bạch Vân Thi Tập, được dịch ra chữ quốc ngữ, thơ mang nặng tình người, khuyên người đời biết điều nhân nghĩa, ngoài ra còn một số giai thoại truyền tụng trong nhân gian…và những lời sấm ký có giá trị. Đời sống của tiên sinh thật xứng đáng với câu đối ở đền thờ tại Bạch Vân Am: “Kế tuyệt, phù suy Chư Cát Lượng – Tri lai, tàng vãng Thiệu Nghiên Phu” (Nối được cái đã đứt, đỡ được cái đã suy như Chư Cát Lượng. Tìm hiểu việc đã qua, dự đoán việc mai sau như Thiệu Nghiên Phu). Nhà thờ ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, có bức hoành phi đại tự ở chính giữa có 4 chữ “An Nam lý học” từ câu “An Nam lý học hữu trình tuyền” có nghĩa là am hiểu về lý học ở nước An Nam có Trình tuyền hầu (tước vị của Nguyễn Bỉnh Khiêm), Đặc biệt có một số câu đối nói rõ chính kiến của ông về thế sự và hậu thế ca ngợi công đức của ông.
Dẫn giải,
Tập trường thiên này luận giải sấm ký rất đầy đủ, trích nghĩa từng câu:
Mỗi câu có thể luận một chế độ hoặc một người quyền cao chức trọng.
Trong sấm ký, nhiều câu đã ứng nghiệm đúng với nhiều hoàn cảnh của nước nhà.
Từ nhà Đinh đến nhà Nguyễn
Từ Pháp thuộc đến Nhật thuộc
Cuộc chiến tranh Việt-Pháp
Chế độ cộng sản ngày nay mới xuất hiện vậy mà trước 500 năm trong sấm của cụ Trạng Trình đã ghi tường tận khiến chúng ta khâm phuc vô cùng.
Sự thay bậc đổi ngôi của các vua chúa , đến việc người đàn bà làm cho xã hội xáo trộn thời kỳ hiện tại cũng thấy xuất hiện ở trong tập sấm ký.
Chúng ta người dân Việt cũng như nhân loại trên thế giới hiện tại đang phập phòng lo sợ về cuộc chiến tranh thứ ba, một thứ chiến tranh khoa học đầy kinh khủng để kết thúc tạo nền độc lập chung liệu có thể bùng nổ hay sẽ ra sao, xin coi ở đây sẽ rõ.
Để gây đức tin chắc chắn chúng tôi lại biên bài giáng bút của chúa Liễu Hạnh trong đời Đức Vua Thành Thái cầu hỏi và có giảng luận rõ ràng để các bạn có đủ tài liệu khi coi tập sách này.
SẤM TRẠNG TRÌNH
Sấm Ký là một danh từ báo trước một chuyển biến hoặc chỉ về những việc có tính cách quốc gia mai sau. Nó thay cho một tiếng động (sấm sét) nó báo hiệu trước, để chúng ta có một đức tin vào vận độ thịnh suy bĩ thái mà nép mình ẩn tránh hoặc cố gắng phấn đấu để thành đạt điều sở nguyện.
Sở luận trên chúng ta tất thấy tầm quan trọng của vấn đề sấm ký vì nó là cái mốc cho nhân loại, khi cần phải đi trên con Đường Đời khúc khuỷu
Tin Sấm Ký nếu nội tâm không sáng suốt tất sai lạc rất mơ hồ, tin nhảm.
Khi đó, nếu chúng ta chịu tìm hiểu về gía trị của những vị đã có tài hiểu biết được Đạo Trời vận Đất rồi ghi lại các lời mà không phải vì lợi vì danh thì tại sao còn có thể là nhảm nhí quàng xiên; cho nên chúng tôi thiển nghĩ rằng:Sấm ký có hữu hiệu nhưng tìm hiểu nó đã khó khăn mà nếu không hành động phù hợp thì còn gây tai hại không nhỏ, sự lầm lẫn phần chính do lòng tham lam ích kỷ gây ra vậy.
Sấm ký có nhiều câu nhiều việc, lúc nó chưa xuất hiện tưởng như vô lý vô nghĩa phải chăng đó là cái kho tàng bí mật chứa đựng nhiều hiểm hóc sâu xa?
Có như vậy sự khám phá của Sấm ký mới gọi là kỳ lạ.
Nước nhà từ thời có sử sách đến nay mới được có hai vị biết nổi quá khứ vị lai về vận độ của đất nước:
1_Chúa Liễu Hạnh (Bà chúa đền Sòng Thanh hóa Chúa Liễu thường hiển đồng lấy thơ và tản tự để trả lời mọi việc khi có người thành tâm cầu khẩn.
2_ Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm tức Trạng trình (tước Trình Quốc Công) cụ đỗ Trạng nguyên thời nhà Mạc kiêm chức Thái Bảo triều hậu Lê.
Lời sấm của hai vị “Tiên Thánh” phần nhiều nói về vận độ trong nước mà từ đó tới nay ít ai thấy sai lầm cho nên nhân gian truyền tụng hầu như bất diệt nó mặc nhiên không có ai chủ xướng.
Nói vậy đủ làm nền tảng cho đức tin về sấm ký mà không phải chỉ riêng phần dân tộc Việt Nam là có nhân tài hay là mê tín!.
Thế giới cũng đều đã có các bực tiên tri từ thời xa xưa như Kim Tự tháp và các lời ghi trong tháp đó ở Ai cập.
Luận qua sự lợi ích quan trọng của sấm ký chúng tôi thử nêu một vài câu mà hiện tại thường có nghe các bà già ru cháu, trẻ nhỏ ru em:
Ai ơi! chớ vội làm giàu!
Thằng tây nó tếch thằng tàu nó sang!
Ngày nay ở bắc phần có các cố vấn của Mao trạch Đông và những con người giàu có, suốt đời ky cóp bót nặn rồi bị đấu tố có phải là điển hình cho hai câu đó hay chăng?
Để tỏ các lời sấm được có đủ cho chúng ta cảm thấy sự linh nghiệm khi xưa ai ai cũng thường đọc 4 câu đồng dao, nói đích danh về nhà Nguyễn sẽ chuyển động vì chiếc ngai vàng mà trước đây 5,6 mươi năm trong dân chúng đọc cho nhau nghe như cơm bữa là:
Bao giờ Sen mọc biển đông
Cha con nhà Nguyễn bế bồng nhau đi
Bèo sen Nhật bản nở đầy đó là báo hiệu vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân bị đi đầy vua Duy tân lại là con vua Thành Thái khiến cho chữ Cha con đúng sát với hoàn cảnh
Ra đi mà nhà Nguyễn còn chưa tuyệt dứt, quyền hành địa vị cao trọng trong dân ta, cho nên Nguyễn đi thì Nguyễn lại về vua Đồng Khánh được lập lên rồi truyền cho vua Khải Định vua Bảo Đại kế ngôi “Thiên Tử”
Người ta lại ngạc nhiên và hoài nghi cho là câu đồng dao có vẻ hoang đường hoặc có một nhà cách mạng nào bí mật đặt ra câu:
Bao giờ trúc mọc quanh thành
Cha con nhà Nguyễn tan tành như tro
Câu đồng dao này phải chăng đã chỉ về việc nền Cộng hòa đầu năm 1955 lật đổ chính phủ Bảo Đại. Sự kỳ lạ hay là ngẫu nhiên trên Ấn Kiếm lấy khóm Trúc làm biểu hiệu trong mọi công văn của thời này (Cộng Hòa)
Trúc đã mọc trên giấy,
Ngôi vua họ Nguyễn đã cáo chung
Nhưng thời vận nước nhà còn nghiêng ngửa.
Những người hằng lưu tâm đến vận mệnh củaTổ quốc tất nhiên phải băn khoăn suy nghĩ để tìm hiểu các điều quan hệ đó.
Sự tìm hiểu tất nhiên không dễ dàng nhưng chúng ta cố gắng xét các lời trong cuốn sấm Trạng trình thì tất cũng giúp cho phần nào ích lợi.
Có một điều mong các bạn thông cảm cho chúng tôi về mọi lẽ nông cạn, thiếu sót hay hoặc vì mỗi ý tưởng về sự hiểu biết nó không đồng đều tùy do từng cá nhân nhận định..
Tin tưởng về Sấm Ký hoặc không chấp nhận vấn đề này chỉ có thể ở những bộ óc như cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm mới lĩnh hội hoặc nhận định nổi sự sai lầm, bộ óc tầm thường của chúng tôi không thể nào dám đem ra mà so sánh. Cho nên điều mà luôn luôn khiến chúng tôi phải tôn trọng là: Thấy sao, chép vậy.
Trong phạm vi nhỏ hẹp của tập sách này chúng tôi hy vọng sẽ giúp một phần nào về vấn đề kê cứu về Sấm Ký.
ĐÔNG NAM Á.
TRƯỜNG THIÊN SẤM TRẠNG TRÌNH
Một nhà lý số đại tài
Một vị thầy các tay vương bá
Một Gia cát Lượng của Việt Nam
TIỂU SỬ CỤ NGUYỄN BỈNH KHIÊM
(tục gọi Trạng trình)
Cụ quê ở làng Cổ Am, nay thuộc tỉnh Vĩnh Bảo tỉnh Hải Dương cụ học rộng tài cao có thiên năng về khoa Huyền Bí cụ may mắn gặp được thày Tàu truyền dạy thêm mọi phương sách của phép màu nhiệm là pho Thái Ất Thần Kinh. Thày của cụ đã phải hạ câu: An Nam Lý Số, hữu Trình truyền, “người Việt Nam có tài về số lý chỉ có ông Trình mà thôi”
Đời cụ thường làm thày các tay vương bá, nhưng lời Sấm của cụ để lại cho hậu thế thảy đều đúng như hoàn cảnh ít khi sai lầm.
Nhưng Sấm Ký là một việc bí hiểm nên người đời sau ít có ai đoán đúng, hoặc giả có một vài người hiểu rõ thì cũng chỉ trong một phạm vi chật hẹp vì nó không có phương tiện phổ biến như báo chí của thời nay.
Vì vậy chúng tôi luận trích từ câu trong bài Trường Thiên để được dễ dàng phần nào trong vấn đề tìm hiểu về mọi việc do Sấm Ký ghi
Tuy nhiên, sự sai lầm không thể tránh được vì lời Sấm bí hiểm tựa như một bài toán mật cho muôn thuở phải tìm hiểu mãi mãi.
TRẠNG TRÌNH TRƯỜNG THIÊN SẤM
I
1_Vận lành mừng gặp tiết lành
2_Lấy trong dịch biến trở thành nên câu
3_Một câu là một nhiệm màu
Anh hùng ngẫm được mới hầu giá cao
Tại vì sao mây che Thái Ất
Thuở cung tây xe nhất phù lên
Việt nam khởi tổ gây nên
Lạc Long ra trí đương quyền một phương
Thịnh suy bỉ thái chẳng thường
Một thời lại một nhiễu nhương nên lề
11_Đến Đinh Hoàng là ngôi cửu ngũ
Mở bản đồ rũ áo chắp tay
13_Ngũ đao phút chốc đổi thay
14_Thập bát tứ giấy quyền đà nổi lên
15_Đông A âm vị nhi truyền
16_Nam phương kỵ mộc bỗng liền lai sinh
17_Chấn cung khôn chống trường thành bên cho
Đoài cung vẻ rạng trăng thu
Ra tay mở lấy đê đô vẹn toàn
21_Sang cửu thiên ấm vừng vừng hồng nhật
22_Dưới lấn trên ăn vận uống quen
23_Sửa sang muôn vật cầm quyền
24_Ngồi không ai dễ chẳng nhìn giúp cho
25_Kìa liệt vương khí hư đồ ứng
26_Mạc cưỡng hầu ông ổng tranh khôn
27_Trời sinh ra những kẻ gian
28_Mặc đổi phép mặc ngoan tham tàn
29_Áo vàng ấm áp đã hay
30_Khi xui đắp núi khi sai xây thành
31_Lấi lạc đièn làm công thiên hạ
32_Được mấy năm đất lở giếng mòn
33_Con yên anh ách tranh khôn
34_Vô gia mở hội mong tôn làm chùa
35_Cơ trời xem đã mê đồ
36_Đã đổ lại muốn đổ mơ cho người
37_Ấy lòng trời xui lòng bất nhẫn
38_Suốt vạn dân cùng giận nhân thân
39_Dưới trên dốc chí lo toan
40_Những đứa bán nước bán quan làm giàu
41_Trông rủ nhau làm mồi phú quí
42_Mấy trung thần có ý an dân
43_Đua nhau làm sự bất nhân
44_Đã tuần rốn bể lại tuần đầu non
45_Dư đồ chi ãe kiến khôn
46_Mối giường man mác khiếp mòn lòng nhau
47_Vội sang giàu giết người lấy của
48_Sự có chăng mắc nợ ai đòi
49_Việc làm bất chính tơi bời
50_Mình ra bỗng lại thấy thôi bây giờ
51_Xem tướng đã già ra trước
52_Còn hung hăng baọ ngược quá xưa
53_Cuồng phong cả sớm liền trưa
54_Dạ dân cửu khúc con thơ thi đề
Dẫn Giải:
Câu1 và 2 _câu này ý cụ nói lúc nhàn tản tĩnh mịch cụ lấy phén bói dịch ra tìm hiểu vận mạng của nước nhà mai sau
Câu 2-3_ ý nói người đời phải suy đóan bằng mọi lẽ cố gắng sáng suốt mới mong thấu hiểu nổi.
Câu 11_Cụ thử bói về nhà Đinh xem có phải đúng hay không chỉ có tìm về quá khứ để rút mọi minh chứng để quyết định tương lai một cách chắc chắn.
13_Sư chỉ về nhà Lê, Lê Đại Hành
14_Chỉ về họ Lý (lý công Uẩn)
15_Chữ A bên Đông chỉ về nhà Trần làm vua
16_Câu này ý nói cây sống lại tức nhà Hậu Lê
17_Chấn cung chỉ nhà Tây Sơn
18_Ý nói không lâu dài
21_ ý nói mặt trời đỏ chói chang hoặc chỉ về thời gian Nhật Bản sang chiếm nước ta vì cờ Nhật có biểu hiệu mặt trời.
Từ câu 22 đến 54 tả cảnh loạn ly thiên tai địa biến và các tay tàn bạo hại dân hại nước chăng?
55_Ấy tần Vương ngủ mê chẳng biết
Để vạn dân dê lại giết dê
57_Luôn năm chật vật đi về
58_Âm binh ở giữa nao hề biết đâu
Thấy thành đô tiếng kêu ong ỏng
Cùng một lòng trời chống khác nào
Xem người dường vững chiêm bao
Nào đâu còn muốn ước ao thái bình
Một gốc thanh làm tâm chúng quỉ
Đua một lòng ích kỷ hại nhân
65_Bốn phương rồ rộ hồng trần
66_Làng khua mõ cá làng phân điểm tuần
Tiếc là những xuất làm sao
Giục khua loài thỏ cáo tranh nhau
Nhân đành trốn hết đâu đâu
Bấy giờ thiên hạ âu sầu càng ghê
71_Hùm già lạc dấu khôn về
72_Mèo non chi chí tìm về cố hương
Chơn dê mong khỏi tiêu tường
Nghi nhau ai dễ sửa sang một mình
Nội thành hoảng hốt hư kinh
Đầu khỉ tin xứ chẻo thành lại sang
Bỏ mồ hôi, Bắc giang tại Mã
Giữa hai xuân, bống phá tổ long
Quốc trung kinh dụng cao không
Giữa năm vả lại khiêm hung mùa màng
Gà đâu sớm gáy bên đường
Chẳng yên thì cũng bất tường chẳng không
Thủy binh cờ phấp vân hồng
Bộ binh tấp nập như ong kéo hàng
85_Đứng hiên ngang đố ai biết trước
86_Ấy Bắc binh sang việc gì chăng
87_Ai còn khoe trí khoe năng
88_Cấm kia bắt nọ tưng bừng đôi nơi
89_Chưa từng thấy đời nào sự lạ
90_Bỗng nhiên người giá họa cho dân
91_Muốn bình sao chẳng lấy nhân
92_Muốn yên sao chẳng dục dân ruộng cày
93_Đã lên sĩ Hoàn Linh đời Hán
94_Đúc tiền ra bản tước cho dân
95_Sun soe những đắp cạy quân
Chẳng ngờ thiện ác xoay vần đã công
Máy hóa công nắm tay để ngó
Lòng báo thù ai thuở đã nguôi.
Dẫn giải:
Câu 55 _ Hoặc có thể chỉ về bà Nhu ông Diệm đã giết mất nhiều nhà quốc gia chân chính?
Câu 57_Tả sự khốn cùng của nhân dân
Câu 58_ Câu này khó hiểu, hoặc chỉ về V.M chuyên đánh đêm xuất hiện như ma quái.
Câu 65_Ý nói khói bụi mịt mù , tượng trưng cho sự xáo trộn trong xã hội.
Câu 71_Có người giảng chữ Hùm già là chữ về ông Hồ Chí Minh, sự ngẫu nhiên của ngày nay thiên hạ gắn cho ông là cáo già, ám chỉ sự giảo quyệt của ông ta.
Câu_72_Có người giảng: Chỉ về việc ông Bảo Đại thoái vị lại về làm Quốc trưởng ở khoảng năm 1948-1954. Vì họ căn cứ ở chữ Gia Miêu là quê hương phát tích ra nhà Nguyễn mà chữ Miêu là mèo.
Câu 85 và 86_ Chỉ việc quân Trung Hoa sang nước ta
Câu 87-88_Phải chăng ám chỉ giai đoạn Việt Minh tiêu diệt các phần tử quốc gia và bắt các người buôn bán gán tội tiếp tế cho địch
Câu 89-90_ Giai đoạn loạn ly sinh nhiều chuyện quái đản như V.M đem mìn đến chôn để tây vào đốt nhà giết người chẳng khác gieo tai vạ cho nhân dân.
Câu 91-92_Ý cụ muốn nói phải lấy nhân nghĩa đạo đức để cảm hóa lòng dân
Câu 93_Ý nói nước ta sẽ loạn ly tam phân ngũ liệt tựa đời Linh, Hoàn đế ở thời Tam Quốc bên Tàu.
Câu 94-95_Ý nói sự đúc tiền ra và cậy vào quân đội để uy hiếp người ta.
Phần II
100_Thung thăng tưởng thấy đạo trời
Phù Lê diệt Mạc nghĩ dời quân ra
Cát lần bốn bể can qua
103_ Nhuyên thì chẳng được sẽ ra lại về
104_Quân hùng tướng mạnh đầy khe
105_Kẻ xưng cứu nước kẻ khoe trị đời
106_Bây giờ càng khôn ai ơi
107_Quỷ ma chật vật biết trời là đâu
108_Thương những kẻ ăn rau ăn rưởi
109_Gặp bước cùng con cái ở đâu
110_ Báo thù ấy chẳng sai đâu
111_Tìm non cỏ rẫy chừng sau mới toàn
112_Xin những kẻ hỏa lòng sự chúa
113_Thấy đâu hơn thì phụ thừa ân
114_Cho nên phải báo trầm luân
Ăn khôn mới được bảo thân đời này
Nói cho hay khảm cung rồng giậy
Chí anh hùng xem lấy mới ngoan
Chữ rằng lục bát nguyện gian
Ai mà nghĩ được mới gan anh tài
121_Hễ nhân kiến đã dời đất cũ
122_Thì phụ nguyên mới trổ binh ra
123_Bốn phương chẳng động can qua
124_Quần hùng khắp xứ điều hòa làm tôi
Bấy giờ rộng mở quy khôi
Thần châu cả thu mọi nơi vẹn toàn
Lạ nói sự Hoàng đã định Tây Phong
Làu làu thế giới sáng trong
130_Lồ lộ mặt rồng đầu có chữ vương
Rõ sinh tài lạ khác thường
132_Thuấn Nghiêu là trí, cao quang cập tài
Xem trời ý có lòng khai thánh
Dốc sinh hiền điều định hôm mai
Chơn đầu thấy những vĩ sao cả
Dùng ở tay phụ tá vương gia
Bắc phương chính khí sinh ra
Có ông Bác sĩ điều hòa hôm mai
Song thiên nhật nguyệt sáng soi
Thánh nhân chẳng biết thì coi cho tường
Đời nay Thánh kế vị Vương
Đủ no đạo đức Văn chương trong mình
Uy nghi trang mạo khác hình
Thác cư một góc kim tinh phương Đoài.
Cùng nhau khuya sớm dưỡng nuôi
Chờ cơ sẽ mới ra tài giúp dân
Binh thư mấy quyển kinh luân
Thiên văn địa lý nhân luân cũng mầu
Người biết đâu anh hùng hẳn biết
Xem sắc mây đã biết thành long
Thánh nhân cư cổ thủy cung
Quần thần đã định xin lòng chớ tham
Lại dần dần tự am chí cả
154_Chớ vội vàng tất tả chạy rông
155_Học cho biết lý cát hung
Biết hương hội cổ chớ dùng làm chi
Hễ trời sinh xuống phải thì
Bất kỳ nhi nhộ mạng vì tường trong
Kìa những kẻ vội lòng phú quý
160_Xem trong mình một lý điều không
Dẫn giải:
Câu 100:_ Ý nói sự lợi dụng tiếm quyền như Chúa Trịnh giả danh phò Lê
Câu 103_Chỉ về việc nhiều người tài giỏi
Câu 104_Ý nói cũng có nhiều kẻ khoe khoang
Câu 105-113_ Tả cảnh lầm than, cơ cực của dân chúng trong thời ly loạn đã sản sinh ra bao kẻ bạo tàn thay đen đổi trắng phản bội giống nòi tựa như một xã hội toàn giống ma giống quỷ sứ
Câu 114_ Có ý khuyên người nên ăn ở cho có ý tứ giữ gìn đạo lý để cho thân vẹn toàn
Câu 121_ Có ý nói người ta phải bỏ chỗ cũ đi nơi khác
Câu 122_ Chỉ về quân đội của một vị chân tài lộ diện.
Câu 123_ Chủ trương không phaỉ đánh nhau bằng súng đạn.
Câu 124_Thu phục được các bậc anh hùng
Câu 130_Tả tướng mạo vị Chúa tể đó có nét oai hùng kỳ lạ khác thường
Câu 132_ Sự sửa sang nền cai trị mà dân được hưởng cuộc sống thái bình yên ổn tựa như vua Nghiêu Thuấn thuở xưa
Câu 154-155_Khuyên răn chớ có tham danh tham lợi mà không có tài năng chi e khó thoát tai nạn.
Câu 159-160_ Có kẻ xui dục hai bên đánh nhau để nó ở giữa thủ lợi, tựa cảnh con Trai con Cò găng nhau rồi bị Ngư ông bắt được cả đôi. Hoặc có thể chỉ về việc quân Cách Mạng (Phục quốc) cụ Trần Trung Lập (1940) tin theo quân Nhật về đánh Lạng Sơn. Sau Nhật Bản ký cùng Pháp lại đánh tan quân của cụ Trần Trung Lập bị tan cụ bị chết.
161_Ví dù có gặp ngư ông
162_Lưới chài đâu sẵn nên công mà hòng
163_Xin khuyên đấng thời trung quân tử
164_Lòng trung nghi ai nhớ chi tinh
165_Âm dương cơ ngẫu ngộ sinh
166_ Thái Nhâm Thái Ất trong lòng cho hay
167_Văn thi luyện nghiên bài quyết thắng
168_Khen tử phòng cũng đấng Khổng Minh
169_Võ thông yên thủy thần kinh
170_Được vào trận chiến mới rành biến cơ
171_Chớ vật vờ quen loài ong kiến
172_Biết ra tay miệng biến nói không
173_Ngỡ hay gặp hội mây rồng
174_Công danh choi chói chép trong vân đài
175_Bây giờ phí sức chí trai
176_Lọ là cho phải ngược xuôi nhọc mình
177_Nặng lòng thức cổ vi kinh
178_Cao tay mới biết gẫm tinh năm nào
179_Trên trời có mấy vì sao
Dư lộ hiện tượng anh hòa đôi nơi
Nước nam thường có thánh tài
Ai không xem mấy hôm mai mới tường
Sơ mấy lời để tặng kim quy
Cho hậu lai có chi sẽ rõ
Trước là biết nẻo tôn phò
Sau là cao trí biết lo mặc lòng
187_Xem cung đoài đến thời bất tạo
188_Thầy Vĩ tinh liệu đảo cho mau
189_Nguôi lòng tham tước tham giàu
190_Tìm nơi thâm hiểm mới hầu bảo thân
191_Trẻ con mang lệnh tướng quân
192_Ngỡ oai đã dậy, ngỡ nhân đã nhường
193_Ai lấy gương vua U thuở trước
194_Loạn vì ru tham ngược bất nhân
195_Bốn phương ong khởi lần lần
196_Muôn sinh bá hộc cầm quân giấy loàn
Man mác một đỉnh Hoàng sơn
Thừa cơ liền mới khởi cơn phục thù
Ấy là những binh thư thái thái
Lòng người xui ai nấy biết ru
Dẫn giải
Câu 161-179:_Ý khuyên phải tự tin ở mình mà phải học cho đầy đủ mọi phương diện, có tài thao lược như Gia Cát, Trương Lương mới hy vọng thành công
Câu 187_Ý nói xem xét ở phương Đoài tức tây nam phương mà thấy thời cơ chưa thuận tiện (Bất tạo) thì:
Tiếp câu 188_ Khi thấy sao chổi, hoặc các hiện tượng kỳ lạ (như mây mù, bão tố lạ lùng, là lúc nên tháo bỏ hoặc khước từ địa vị) ngay kẻo nguy nan
Câu 189_Đừng tiếc tham chức vụ tiền tài nữa.
Câu 190_Thâm hiểm có chỉ thể luận ở sự giữ gìn mọi hành động cho kín đáo,liệu xét sự tin tưởng từng người mà ta cộng tác
Câu 191_Ý nói trong chính quyền có loại con nít cũng đảm nhiệm công vụ (câu này xét có thể ứng cho Chủ Nghĩa Cộng Sản, đã lợi dụng thiếu nhi vào mọi công tác?)
Câu 192_Chú ý cho biết sự thất bại, nửa chừng (Ngỡ) do sai lầm hoặc tại vận trời?
Câu 193_Phải chăng ứng vào thời ông Diệm, có bà Nhu thâu tóm quyền hành, tựa như U Vương mà mù quáng nghe nàng Bao tự mà thân tan nghiệp đổ
Câu 194 -195_(Phải chăng Chủ Nghĩa Nhân Vị giả hiệu) đã khiến cho nhân dân phẫn uất và vì vậy nên phát sinh ra cảnh đẫm máu ở Huế.
Câu 196_Biển người biểu tình và phải chăng ứng vào việc ông Diệm Nhu, phá đền ngày 20-8 năm Quý Mão.
201_Phá đền đầu khí cuối thu
Tài binh mới động thập thò liền sang
Lọ chẳng thương trăm năm khôn xiết
Vả lại thêm hung kiết mất mùa
Lưu tinh hiệu trước đôi thu
206_ Bấy giờ thiên hạ mây mù dư năm
207_Coi thấy những sương sâm tuyết lạnh
Loại bất bình tranh mạnh hung hăng
Thành câu cá lượn tưng bừng
Kẻ ngăn đông hải người rừng Bắc Lâm
211_Chiến trường chốn chốn cát lầm
Kẻ nằm đầy đất kẻ trầm đầy sông
Sang thu chính nguyệt hồng tư giá
Lợi, đàn dễ tranh tá đôi nơi
Đua nhau đầu tháng quần lê
Bấy giờ thiên hạ khốn bề tựa nương
Kẻ thì phải thuở hùng hoan
Kẻ thì binh hỏa chiến trường chết oan
Kẻ thì mắc thuở hung tan
Kẻ thì bận của bôn toàn khốn mình
Muông vương dụng tổ can tranh
Diêu trì làm chước xuất binh thủ thành
Bời bời đua mạnh tranh hành
Ra đâu đánh đấy đem binh sớm ngày.
Bể thành cá phải ẩn cây
Đất bằng nổi sóng cát bay bụi mù
Nào ai đã dễ nhìn ư
Thủy chiến, bộ chiến mặc dù đôi phen
Cây bay là lửa đốt ngàn
Một làng còn mấy chim đàn bay ra
Bốn phương cùng có can qua
Làm sao cho biết nơi nào bảo thân
Đoài phương thực có chân nhân
Quần tiên khởi nghĩa chẳng phân hại người
Tìm cho được chốn được nơi
237_Thái Nguyên một dải là nơi trú đình,
Bốn bề núi đá rêu xanh
Một đường tiểu mạch nương mình đây an.
240_ Hễ đông nam nhiễu phen tan tác
241_Lánh cho xa kẻo mắc đao binh
242_Bắc Kinh mới thực Đế kinh
243_Giấu thân chưa dễ giấu danh được nào
Chim Hồng vỗ cánh bay cao
Tìm cho được chốn mới vào thần kinh
Ai dễ cứu con thơ sa giếng
Đua nhau lòng tranh chiến giục nhau
Vạn dân chịu thuở âu sầu
Kể dư đôi ngũ mới hầu khoan cho
Cấy cầy thu mãi thời mưa
Bây giờ phá ruộng lo chờ mượn ai
Nhân ra cận duyệt viễn lai
Chẳng phiền binh nhọc chẳng nài lương thêm
Xem tướng trời biết đường đời trị
Ngẫm về sau họ Lý xưa nên
Giống nhà dễ thấy dấu truyền
Gẫm xem bốn báu còn in đời đời
Thần quy cơ nỗ ở trời
Để làm thần khí thuở nơi chí trường
Lại nói sự Hoàng Giang sinh Thánh
Sông Bảo giang thiên định ai hay
Lục thất cho biết ngày đây
Phụ nguyên ấy thực,ở đầy tào khê
Dẫn giải:
Câu 201_Chỉ về các nước phái sang về vụ Phật giáo bị đàn áp ngày 20-8-63
Câu 206-207_ Mọi hiện tượng như phật hiện mặt trời quay lộn mà hỏng các luồng điện ở giai đoạn ngày 9-10 năm 63 (tin báo Anh cho biết vì mặt trời bị nhám nên các luồng điện bị ngưng và mất hữu hiệu)
Câu 211_ Phải chăng là ứng vào cuộc nội chiến?
Câu 237_Ý nói đất Thái Nguyên sẽ là nơi tạm trú của một chính phủ nào đó” VC có tuyên bố lấy Thái Nguyên làm thủ đô Lâm thời”
Câu 240_Chỉ về phương đông nam sẽ loạn ly nhiều phen
Câu 241_Khuyên nên ẩn tránh những chỗ có thể gần mặt trận.
Câu 242_Có lẽ sẽ có một chính thể ở bắc phương
Câu 243_Có lẽ chủ ý luận về một người nào đó tài giỏi giúp dân giúp nước, nhưng không dự chính quyền. Hoặc chỉ ứng về Chủ Nghĩa Cộng sản có những con người quan trọng đứng ngoài chính phủ mà giật dây?
Phần III
264_Có thầy nhân thập đi về
265_Tả phù hữu trì cây cỏ làm binh
Dốc hết sức sửa sang vương nghiệp
Giúp vạn dân cho đẹp lòng trời
Ra tay điều định hôm mai
Bấy giờ mới biết rằng tài yên dân
Lọ là phải nhọc kéo quân
Thấy nhân ai chẳng mến nhân tìm về
Năm giáp tý vẻ khuê đã rạng
Lộ ngũ tinh trình tượng thái hanh
Ơn trên vũ khí vận hành
Kẻ thờ ký tủy, kẻ canh xuân đài
Bản đồ chẳng sót cho ai
Nghìn năm lại thấy mọi nơi vẹn toàn
Vững nền vượng cha truyền con nối
Giới muôn đời một mối xa thư
Bốn bên tâm lặng bằng tờ
Trăng thanh ai chẳng ơn nhờ gió xuân
Âu vàng khoe đặc vững chân
Càng bền thề nước vạn xuân lâu dài
II
Vừa năm Nhâm Tý đầu xuân
Thanh nhàn ngồi tựa, tưởng câu nghĩ đời
Quyển vàng mở thấy sấm trời
Từ Đinh đổi dời chí lúc thất gian
Một đời có một tôi ngoan
Giúp trong việc gặp dân an thái bình
Luận chung một tập kim thời
Tướng quyền sĩ tử nam nhi học đòi
Trượng phu có chí thời coi
Những câu nhiệm nhạt đáng đôi ngàn vàng
Tài này nên đứng vẻ vang
Biết chưng đổi trí, biết đường đổi suy
Kể từ nhân đoạn mà đi
Sổ chưa gặp thì biết họa chép ra
Tiếc thay hiền sĩ bảo gia
Ước bằng Bành Tổ ắt là Thái Công
Thư chờ tay giúp ra dùng
Tài này so cùng tài trước xem sao?
Trên trời kể chính từng cao
Tai nghe bằng một tỷ hào biết ngay
Hiềm vì sanh phải thời nay
Rắp phù mở nước tiếc thay chưng đời
Hợp đã thấy thánh nghìn tai
Giáng sinh rủi kiếp quỷ ma nhà trời
Nói ra thì lậu sự đời
Trai tài phải lụy, tài trai khốn luồn
Nói ra ám chúa bội quân
Đương thời đổi trí xoay vần sáng đâu?
Chờ cho nhân đoạn hết sau
Đến chừng thời ấy thấy dân nhiều nàn
Trời xui những kẻ ác gian
Kiếp đời đaọ thiết lăng loàn có hai
Vua nào tôi nấy đã bày
Trên đầu bất chánh dưới nay dấy loàn
Đua nhau bội bạn nghịch vi
Ích gì phi kỷ dân thì khốn thay
Biết tài gẫm được thì hay
Đã sao như vậy ra tay sẽ dùng
Tài trai có chí anh hùng
Muốn làm tướng súy lập công chưng đời
Khá xem nhiệm nhạt sổ trời
Cơ mưu nhiệm nhạt mấy trai anh hùng
Đi tìm cho đến đế cung
Rắp phù xuất lực để cùng được toan
Bảo nhau cương kỷ cho tường
Bốn phương cũng được cho yên trong ngoài
Chờ cho động đất chuyển trời
Bấy giờ thánh sẽ lên trai anh hùng
Còn bên thi nấu chửa xong
Nhân lực cướp lấy thiên công những là
Đời ấy những quỷ cùng ma
Chẳng còn có thấy người ta đâu mà!
Trời cao đất rộng bao xa
Làm sao cho biết cửa nhà Đế Vương
Dù trai ai chửa biết tường
Nhất thổ thời sĩ khảm phương thuở này
Y ra lục thất gian nay
Thời vận đã định tuần này hùng vương
Trí xem nhiệm nhạt cho tường
Bảo giang thánh xuất trung ương thuở này
Vua ngự thạch bàn xa thay
Đầu ngàn vắng vẻ những cây cùng rừng
Gà kêu vượn hót vang lừng
Đường đi thỏ thẻ dặm chưng khôn dò
Nhân dân vắng mặt bằng tờ
Sơn lâm còn ở đỗ nhờ khốn thay
Vua còn cuốc nguyệt cày mây
Phong diêu vũ thuận thử giày an thân
Phong đăng hỏa cốc chứa chan
Vua ở trên ngàn có ngũ sắc mây
Chính cung phương khảm vần xoay
Thực thày thiên tử là tay trị đời
Anh hùng trí lượng thì coi
Công danh chẳng ngại tìm đời ra đi
Tìm lên đến Thạch Bàn Khê
Có đất sinh ở bên kia cuối làng
Nhìn đi nhín lại cho tường
Chưa có sinh thánh sinh vương đâu là
Chẳng tìm thì đến Bành Gia
Thánh chúa sinh thánh bảo ca địa hình
Nhìn xem phong cảnh cũng xinh
Tả long triều lại có thành đời vây
Hữu bộ uốn khúc giang mây
Minh Vương Thạp Điện trước bày mắt ta
Ở xa thấy một con voi
Cúi đầu quen bục trông hồ sau
Ây là Thiên tử về chầu
Tưởng chừng để thánh, tổ lâu trị đời
Song thiên nguyệt rạng sáng soi
Sinh đặng chúa ấy là ngôi chẳng cầu
Đến đời thịnh vượng còn lâu
Danh đến tam hợp chia nhau sẽ làm
Khuyên cho Đông, Bắc, Tây, Nam
Muốn làm tướng súy thì xem trong này
Dẫn giải:
Câu 264_Theo luận ý của chúng tôi thì chủ luận về đạo Phật sẽ hưng thịnh. Nếu căn cứ vào biểu hiệu chữ Thập ngoặc (chữ Vạn) đem cắt rời ra thì thành chữ Nhân và chữ Thập
Câu 265_Ý nói số người hưởng ứng theo đông đảo như cây rừng, cỏ nội
388_Thiên sinh thiên tử ư hoa thôn,
Một nhà họ nguyễn phúc sinh tồn
Tiên sinh cha mẹ đà cách trở
Hậu sinh Thiên Tử Bảo Giang môn
392_Kìa cơn gió thổi lá rung cây
393_Rừng Bắc sang Nam, Đông với Tây
Tan tác Kiến Kiều An đất nước
Xác xơ cổ thụ sạch am mây
Sơn lâm nổi sóng mù Thoa cát
Hưng địa tràn dâng hoa nước đầy
Một giở một yên, ai cúng bái
399_Cha con người Vĩnh Bảo cho hay
Con mừng búng đít con quay (vụ)
Vu vu chong chóng gió bay nên đài.
Dẫn giải
Câu 388-391_Luận giả có ý nói về một dòng họ (Nguyễn) nào, có đức độ, nhưng cũng gặp nhiều trở ngại, phải phiêu lưu (cách trở) mà cha đẻ ở một nơi, con đẻ ở một nơi
Câu 392_Phải chăng chỉ nói về tỉnh Kiến An năm 1930 Việt Nam Quốc Dân Đảng, giờ khởi nghĩa, mà làng Cổ Am bị ném bom tàn phá
Câu 393_Chỉ về vụ Lâm Thao hưng hảo do Nguyễn Khắc Nhu khuấy động (1930)
Câu 395_Phải chăng nói về 13 chiếc đầu rơi ở Yên Bái Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính…mà không ai là thân nhân khâm liệm lúc đó?
Câu 399_Phải chăng nói về ông Hoàng Gia Mô, tri huyện Vĩnh Bảo năm 1930, hai cha con đều bị chiến sĩ Trần Quang Diệu giết?
402_Nhà cha cửa đóng then gài
403_Ầm ầm sấm động hỏi người đồng lân
404_Tiếc tám lạng thương nửa cân
Biết rằng ai có đủ phần như ai
Vắt tay năm nghĩ dông dài
407_ Thương người có một lo hai phận mình
406_Canh niên tàn phá. Tuất Hợi phục sinh
Nhị ngũ dư bình
409_Long vĩ xà đầu khổ chiến tranh
Can qua xứ xứ khởi đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
412_Thân Dậu niên gần kiến thái bình
Non đoài vắng vẻ bấy lâu nay
Có một đàn xà đánh lộn nhau
Vượn nọ leo cây chờ sĩ bóng
Lợn kia làm quái phải sai đầu
Chuột nọ lăm le mong cắn tổ
Ngựa kia đủng đỉnh bước về tàu
Hùm ở trên rừng gầm mới dậy
Tìm về quê cũ bắt ngựa tàu
Cửu cửu càn khôn rỉ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
423_Trực đáo dương mã vĩ
424_Hồ binh bát vạn nhập Tràng An
Bảo giang thiên tử xuất
Dẫn giải
Câu 402-403:_ý nói dân các làng đó trốn tránh nên nhà cửa đều đóng kín mà vắng vẻ, vì đều ẩn tránh sang làng bên cạnh
Câu 404:_Phải chăng ý nói Hoàng Gia Mô chết đi thì ông Cung Đình Vận được thực dân đổi về Vĩnh Bảo. Ông Vận tàn ác chẳng kém gì ông Mô mà có phần hơn.
Câu 407-408_ Tả cảnh nhân dân cơ cực không còn biết than thở trông mong vào đâu được cả
Câu 409-412_ Có lẽ luận về cuộc chiến tranh thứ hai từ 1940 là năm Canh Thìn 1941 là năm Tân Tị, năm 1942 là năm Nhâm Ngọ chiến tranh khốc liệt đến năm 1945 là năm Ất Dậu thiên hạ tạm thái bình.
Câu 423-424:_Chỉ về Hiệp Định Giơ Neo quân Pháp ở Hà Nội 99 ngày (cửu cửu) họ đi tảo mộ trước khi rút lui và năm giáp ngọ 1954 thì quân ông Hồ (Hồ binh) vào trấn đóng thủ đô.
426_Bất chiến tự nhiên thành
427_Lê dân đao bảo noãn
428_Tứ hải lạc âu ca
Dục thức thánh nhân hương
430_Qua kiều cư bắc phương
Danh vì Nguyễn gia tự
Kim tích sinh ngưu lang
Thượng đại nhân bất nhân
Thái Ất dĩ vong ân
Bạch hổ kim đai ấn
Thái thập cổ lai xuân
437_Bắc hữu kim thành tráng
438_Nam tắc ngọc bích thành
439_Hoa thôn dã khuyển phệ
440_Mục giả dục nhân canh
441_Phú quý hồng trần mộng
442_Bần cùng bạch phát sinh
443_Anh hùng vương kiếm kích
444_Nam cố đô thái bình
Dẫn giải
Câu 426_Ý nói không phải dùng đến võ lực mà thành công
Câu 427_Nhân dân nơm nớp như trứng để đầu đẳng
Câu 428 -430_Chỉ về một người anh hùng nào đó có thể lập được hòa bình, nhưng thân thế gặp nhiều éo le, vợ chồng cách trở tựa như Chức Nữ Ngưu Lang
Câu 437_Tượng trưng cuộc chia đôi lãnh thổ. Phía bắc có thành đồng vách sắt hay chủ nghĩa thép của Cộng sản?
Câu 438_Miền nam có thành quý như Ngọc Bích mà chưa dễ mấy ai thôn tính nổi Ngọc bích còn tượng trưng cho sự quý giá vô cùng tốt đẹp.
Câu 439_Hoặc ý nói nơi thôn quê không còn chó cắn vì bị lệnh giết hết “chó” rồi?
Câu 440_Ruộng nương phải bắt ép người ta cày hoặc chỉ về sự quân điền có làm khó đủ ăn nên ai cũng chán nản
Câu 441_Ý nói giàu sang như mây nổi tàn mau
Câu 442_Ý nói những người có nhân đức dù nghèo rồi cũng tạo nên cơ nghiệp
Câu 443 – 444_Phải chăng tượng trưng sự báo hiệu cảnh thái bình của miền nam?
Phần IV
445_Nam việt hữu ngưu tinh
446_Quá thất thân thủy sinh
447_Đại giới sĩ vi bạch
448_Thủy trầm nhi bất kinh
449_Kỵ mã sự đương tẩu
Phụ kế thánh đại minh
451_Chư thử giai phong khởi
452_Thìn mão xuất thái bình
453_Nhân nhân tòng bắc khởi
454_Nhiễu nhiễu xuất đông chinh
455_Bảo sơn thiên tử xuất
456_Bất chiến tự nhiên thành
Thủy cung tàng bảo cất
Hứa cấp thánh nhân hương
Mộc hạ chậm chậm khẩu
Danh thế xuất năng lương.
Dẫn giải
Câu 445_Ý trong sấm nói miền nam nước Việt sẽ có một đại anh hùng xuất chúng tỏ rõ sáng lạng tựa như sao Ngưu sao Đẩu.
Câu 446_Nói sự phát xuất của bậc anh tài vào một thời gian nào
Câu 447_Nơi sinh vị anh hùng đó hoặc có chữ sĩ hay chữ bạch, trước kia đã có người ước đóan. Câu này sẽ chỉ về Chùa Bạch Sĩ (Bạch Sĩ Tự)
Từ câu 448-449_ Đại ý chỉ về tài năng hoặc danh tính sự nghiệp của vị anh tài đó?
Câu 451_Chữ Thử có lẽ báo hiệu vào năm hợi năm tý có sự nổi dậy của nhân dân ở khắp nơi! (vì sấm ký thường lấy các con vật để chỉ về niên (năm) hiệu của thời gian.
Câu 452_Luận sự bật khởi kéo dài đến năm Mão năm Thìn thì cảnh thái bình mới ló dạng?
Câu 453_Toàn thể nhân dân kéo theo ra miền Bắc chăng?
Câu 454_Tả sự nhiễu nhương tranh chiến lan cả miền Đông.
Câu 455_ Nơi Bảo Sơn có tay tài tử xuất đầu ( đáng lẽ chữ Thiên Tử phải giảng là vua nhưng e đa số lầm chúng tôi lạc hậu nên dịch theo trào lưu. Nhưng thiển ý của chúng tôi thì danh từ chỉ là cái bề ngoài để người đời tạm hài lòng, chớ vua chúa xưa cũng có ông thiện ông ác. Nhân từ như Lý Nhân Tông một bữa đi chơi nhà vua thấy một ông già rét mướt bèn cởi chiếc áo ngự hàn đắp lên cho người đó, cử chỉ của nhà vua Nhân Tông đâu phải là lạc hậu. Tóm lại ngỳa nay đã dễ mấy ai có lòng nhân hậu khi mà họ có địa vị to tát như vua chúa thuở xưa?
Câu 456_Dự đóan không khó khăn vất vả về sự đánh nhau mà được thành công?
461_Danh vi Nguyễn Gia Tự
462_Tinh bản tại ngưu lang
Mãi dữ lê viên đương
Khởi nguyệt bố đại giang
Hoặc kiều tam lộng ngàn
Thiên dữ thân thức thủy
468_Thủy sinh ngũ sắc quang
Kim kê khai lưu diệp
470_Hoàng cái xuất quỷ phương
Nhân nghĩa thùy vi dịch
Đạo đức thùy du dương
473_Tổ truyền nhị thập ngũ
474_Vân khai ngũ, diên trường
475_Vận đáo dương hầu ách
476_Chấn đoài cửơng bất trường
477_Quân gian dao danh sứ
478_Bách tính khổ tai ương
479_Can qua tranh đấu khởi
480_Phạm địch thán hung hoang
Ma vương sát đại quỷ
Dẫn giải
Câu 461_Đại ý nói về tài năng danh tính của họ tên đó thuộc về chữ Nguyễn!
Câu 462_Vẫn tả sự cách trở phiêu bạt như Chức Nữ ngưu Lang.
Câu 468 -470_Đại ý luận về hoàn cảnh thân thế và công việc của bậc anh hùng đó có nhiều điều thi ân bá đức sáng láng và chu đáo như ánh haò quang?
Câu 473 –Ý nói giòng họ đó được truyền đến đời thứ 25 rồi hoặc sẽ có vận độ 25 năm hay 25 đời nữa (sự phỏng đóan về Sấm Ký bí hiểm nên xin lưu ý vì sự ngộ đóan)
Câu 474_Tả sự thịnh vượng phỏng độ 5 hay 10 năm rồi tiếp câu 475 khiến chúng tôi luận giải:khoảng năm Mùi hoặc năm Thân gặp một tai nạn (căn cứ câu Dương Hầu ách)
Câu 476_Chỉ ý nói về phương Đông và phương Tây tuy có hùng cường nhưng không được lâu dài.
Câu 477_Ý nói nhiều tên gian hùng mượn danh nghĩa mà chiếm đoạt các địa vị và lãnh thổ.
Câu 478_Tả trăm họ bị lầm than về việc thoái ngôi cướp quyền lẫn nhau (vì liên hệ ở câu trên)
Câu 479_Ý nói trong nước có nhiều nơi bị chiến tranh tàn phá thiệt hại hết sức dân gian khổ mọi bề
Câu 480_Chỉ thiên tai địa biến hay là dân bị tàn hại do quân địch gây ra.
482_Hoàng thiên chu ma vương
483_Kiền khôn phụ tại vô lường
484_Đào viên định phát quần dương tranh hùng
485_Cơ nhĩ ngũ thư hùng vị quyết
486_Đảo Hoành sơn tam liệt ngũ phân
487_Ta hồ vô phụ vô quân
488_Đào viên tán ngô dân thủ thành
Dẫn giải
Câu 482_Ý nói người sau đánh bại người trước rồi kẻ thắng đó lại bị một lực lượng thứ ba hay thứ…tiêu diệt, nghĩa là có sự thanh tóan lẫn nhau, mà phần thắng lợi cuối cùng phải là do người nào đó có nhân đức được hưởng.
Câu 483_Nghĩa là đạo trời biến hóa màu nhiệm khó có ai minh đóan cho rõ ràng nổi
Câu 484_ Nói về sự đoàn kết của ba khối nhập lại làm một tựa như cuộc kết nghĩa vườn đào thời Tam quốc.Lực lượng đó dự định kết hợp cùng nhau rồi đi xâm lấn mọi khối khác phe mình
Câu 485_Sự xâm lấn lẫn nhau gây chiến tranh trong 10 năm mà không phân thắng bại”Câu này giống cuộc chiến tranh Việt Pháp từ 1946-1951 thì ngưng chiến.
Câu 486_Chỉ về sự ngăn cách hoặc chia rẽ địa giới trong dãy núi Hoành Sơn (Trung phần) Phải chăng con sông Bến Hải là biểu hiện của lời Sấm của cụ Trạng Trình xưa để lại tới nay đã ứng nghiệm
Câu 487_Ý nói xã hội xáo trộn không có vua không có tình nghĩa cha con. Điều thấy cảnh tố cha đấu mẹ của Chủ Nghĩa Cộng sản ngày nay, khiến ai có lòng tin ở Sấm Ký, đã từng thấy phần nào sự thực tại không còn phải nghi ngờ mà cho rằng họ ghét nhau nên đặt điều bôi xấu cho nhau?
Câu 488_Ý nói khối kết nghĩa của ba nước trên sẽ tàn lụi sự tàn lụi đó nhừơng bước cho dân chúng tự bảo vệ lấy đất đai thành trì của mình.
490_Đoài phương phúc địa giang linh
491_Cửu trùng thụy ứng long thanh ngũ vân
492_Phá điền thiên tử giáng trần
493_Dũng sĩ nhược hải mưu thần như lâm
494_Trần Công nãi thị phúc tâm
495_Giang hồ xử sĩ Đào Tiềm xuất du
Tướng thần hệ xuất y chu
497_Thư kỳ phục kiến Đương Ngu thị thành
498_Hiệu xưng thiên hạ thái bình
499_Đông, tây vô sự nam thành quốc gia
Dẫn giải:
Câu 490_Chỉ về phương tây có một hiện tượng kỳ lạ
Câu 491_Điềm kỳ lạ này báo hiệu nhiều hiện tượng sáng sủa hoặc danh tính của một vị anh hùng chúa tể nào đó
Câu 492_Chữ Điền nếu phá đi thành chữ Vương, ý nói có một nền Quân chủ lập hiến, hoặc một chánh thể thuần túy quốc gia
Câu 493_Ý nói văn quan võ tướng theo giúp vị anh hùng đó rất đông như nước biển cây rừng.
Câu 494-495_ Chỉ về một họ nào hoặc (Trần) có nhân ái kỳ công, nhưng sẽ cáo quan về ở ẩn, sau khi làm xong nhiệm vụ, cái thanh cao ẩn dật tựa như Đào Tiềm đời xưa vậy
Câu 496_Tướng lãnh trung dũng vì dân vì nước mà có tài ba như ông Y Doãn, Chu Công thuở xưa (Hai tay tài giỏi về cai trị, âu thời đó coi như cha mẹ)
Câu 497_Cảnh dân an nước thái, không còn ly loạn, mà người dân sống như vua Nghiêu vua Thuấn (Thời Nghiêu, Thuấn cửa không cần đóng của rơi không có người nhặt)
Câu 498-499_Khi hai khối mâu thuẫn trên thế giới không còn nữa, mà các phương đều im tiếng súng thì nước nhà mới thâu quyền tự chủ, một quốc gia chủ nghĩa (thực tại thế giới đang gay go, xung đột mà chúng ta đang chịu cảnh máu chảy khói bay) thì đủ khiến lòng tin về sự luận đóan của Sâm Ký ít sai lầm.
PHỤ GIẢI CÁC CÂU ĐỒNG DAO CỦA THỜI GIAN HIỆN TẠI
Khoảng 1947-1948 về đây, nhiều vị đã được nghe các câu:
Thầy tăng mở nước trời không bảo
Thầy Vĩ tinh liệu tháo cho mau
Nếu còn tham chức tham giàu
Âm binh ở giữa ai hầu có hay
Câu thứ nhât. Đa số đều có thể đóan vì tỏ rõ là đạo Phật sẽ có nhiệm vụ khuyến thiện, lan rộng mọi nơi
Câu thứ nhì. Xưa kia đều cho là sẽ có một hiện tượng kỳ lạ như sao chổi (vì: căn cứ ở chữ vĩ tinh)
Nhưng khi tên Cao Xuân Vĩ lăm le (giả đò) phản đối ông Diệm, viện lẽ đã nhu nhược, ký năm nguyện vọng do Phật Giáo đòi hỏi
Người ta nghi ngờ có lẽ tên Vĩ này định lộ diện, thì tháo e cũng không kịp
Có người còn đọc câu:
Bao giờ ba tháng đủ liền
Nhà chùa đổ máu, Ngô quyền tan hoang (có người đọc là chính quyền)
Hai câu này chúng tôi có nghe thấy từ ngày phong trào phật giáo đấu tranh. Nhưng cũng xin ghi để kỷ niệm, đánh dấu một giai đoạn đen tối khốc liệt của nước nhà (1963)
Nhân khổ đê đầu nhân quyết chiến
Quốc trung dục tả quốc trung suy
Xuyên trung vĩ đại nghi nan trắc
Thượng hạ đảo huyền quốc Tộ nguy.
Phần V
Trong tập Trường Thiên cả thảy gồm 499 câu trong đó bao gồm mọi sự diễn biến hệ trọng của xã hội, từng giai đoạn, nó có tính cách đảo lộn và hầu như do sự xếp đặt bí hiểm của Hóa công, nên bị khám phá để tìm thấy “chân lý” là một điểm rất khó khăn.
Cho nên chúng tôi tự thấy các điều giải luận đều là tự ý, nhưng không thiên lệch, không chủ quan bất cứ vấn đề nào để có ghi trong tập Sấm Ký này.
Suy luôn câu kết “Đông tây vô sự nam thành quốc gia” Tam chữ này đã báo trước cho chúng tôi mừng rằng: Chủ nghĩa quốc gia dân tộc sẽ hùng cường tràng cửu
Truy cứu các lời sấm đã ứng nghiệm ở các thời quá khứ, mà chúng tôi sơ giải sau, để giúp niềm tin tưởng và cũng là để chứng minh cho Sấm Ký là điều chân sắc, hữu hiệu nó không mơ hồ nhảm nhí như một số quá u mê hoặc lợi dụng nó để làm một lợi khí phá hoại lẽ nhiệm mầu cao quý.
Đây các lời sấm đã ứng nghiệm
Chúa Nguyễn Hoàng sợ anh rễ là Trịnh Kiểm ám hại sau khi thấy anh là Nguyễn Uông bị đầu độc chết.
Cho người lẻn về Hải Dương cầu mưu của cụ. Cụ bảo:_
_ Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân
Nhà Nguyễn cường thịnh từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Nghệ An
Trịnh Tùng muốn cướp ngôi vua Lê
Cho sứ lại hỏi cụ Năm
Cụ nói:
năm nay nên mang thóc cũ mà gieo
Giữ chùa thờ phật thì được ăn oản
Nhà Trịnh ở ngôi chúa và khi nhà Lê mất nhà Trịnh cũng tàn
Nhà Tây sơn được 14 năm ở ngôi vua. Vậy mà thử thời (lúc đó) thiên hạ đã đọc câu đồng dao rằng:
Đầu cha lộn xuống chân con
Mười bốn năm tròn hết số thì thôi
Vì chữ Toản có chữ Trung ở dưới (nên gọi là lộn xuống)
Tuy còn nhiều điển tích và các câu đồng dao kỳ lạ, nhưng ở đây chúng tôi muốn phụ thêm lời giáng bút của chúa Liễu Hạnh, ở thời Đức Thành Thái có kiếu xin giáng được bài thơ như sau:
Năm 1905 Đức vua Thành Thái ra khánh thành cầu Long Biên (Doumer) Hà nội
Ngài dừng tại đền Song Sơn (Thanh Hóa) sửa lễ cầu Chúa liễu, hỏi về vận độ thịnh suy của nước nhà mai sau để biết chừng.
Đức Thành Thái ôm một uất hận vì mất quyền tự chủ
Cũng như tất cả dân tộc đều mong biết tiền đồ tổ quốc sẽ thịnh cường, về mai hậu
Xin các bạn đọc qua bài giáng bút của chúa Liễu
1_Hoành sơn dấp nối ra vào
2_Quốc kêu vọng đế cáo gào giả vương
3_Cung mây đã sẵn trời dương
4_Non sông muốn sửa một trường Xuân Thu
Trước sau ba mũi phục thù
5_Nào hay Khắc Dụng bày trò cho con
6_Ngọn cờ lấp ló đầu non
7_Thạch thành mèo nọ bon bon chạy về
8_Dặm trường lai láng máu dê
9_Cái quay ngã trắng ba que cuộc tàn
10_Cõi nam lại dựng đế vương
11_Chân nhân đâu phải là phường thày tăng
Đồng dao đã có câu rằng:
12_Non xanh mà mọc trắng răng cũng kỳ
13_Bây giờ bẻ ngọn thử ly
14_Xin ai nhớ lấy sấm ky kẻo lầm
15_Rồi đây sấm chớp ầm ầm
16_Mới hay khí vận để chăm trị bình
17_Vũ phu mà dáng thư sinh
18_Vân lôi ta chấp mấy anh Thủy Hoàng
19_Nực cười thay gã bàng quan
20_Cờ tàn mà rách hai hàng sang xe
21_Thôi thôi một lũ thằng hề
22_Khói mây rồi lại trả về khói mây
23_Có phật giáng thế đời nay
24_Sẽ chọn được ngày để cứu nhân dân
25_Ấy điềm thụy hỉ thánh quân
26_Ai mà chưa biết thì thân chưa tường
Đại ý các câu thơ giảng nghĩa như sau:
Câu 1_Có lẽ ứng vào việc Bến Hải bị ngăn đôi
Câu 2_Chỉ về việc ông Bảo Đại xuống ngôi, ông Hồ thoái đoạt.
Câu 3_Ý nói lòng trời đã sanh ra như vậy
Câu 4_Nói nước nhà sẽ có thời kỳ loạn ly lầm than như đời chiến quốc
Câu 5_Lấy sự tích Lý Khắc Dụng để ba mũi tên lại cho con dặn báo thù hoặc nước nhà sẽ phải đánh nhau với một cường quốc nào ba lần (đại ý)
Câu 6 & 7_Ý nói khi bóng cờ ló dạng thì con mèo con lại về hoặc chủ ý luận về quê hương họ Nguyễn ở làng Gia Miêu (có điều hoài nghi là về(vườn) hay trở lại lần nữa)
Câu 8_Máu của ngoại bang chảy nhiều trên đất nước nhà
Câu 9_Ý luận một hiệu cờ của phe thắng, nhưng xưa kia Việt Minh gán cho lá cờ Việt Nam Cách mệnh Đồng Minh của cụ Nguyễn Hải Thần, lá cờ ba que (Cờ nền đỏ ba gạch trắng khung xanh)
Câu 10_Tả sẽ có lập lại nền Quân Chủ Lập Hiến
Câu 11_Ý nói có kẻ cầm quyền không vợ không con hoặc tu dở dang mà không thành công.Có người luận thầy tăng thằng tây, nhưng nếu luận thằng tây thì lẽ tất nhiên không việc gì còn phải thêm chữ chân nhân nữa hoặc để cho xuôi vần câu này thì là một lẽ khác
Câu 12_Chỉ về một địa phương nào xuất phát nhân tài
Câu13 &14_Khuyên nên tìm hiểu sấm ký cho tường tận
Câu15 &16_Ý nói sự loạn ly sẽ là đầu mối cho cảnh thanh bình thịnh trị
Câu 17_Chỉ về một người che lấp tài năng hoặc mượn danh nghĩa để mưu đồ công việc riêng tư
Câu 18_ Tả một nhân vật cầm quyền tàn nhẫn như Tần Thủy Hoàng, đốt sách chôn kẻ sĩ .
Câu 19_Ý nói có kẻ ở ngoài cuộc lại dính vào nội bộ
Điều này khiến ta suy nghĩ về hành động của Nga và nước Anh đã đứng trọng tài trong Hiệp Định Giơ neo (Genève)
Câu 20_Ý nói lúc sắp kết thúc thì họ chia đôi ra rồi hai bên mang súng đạn xe tăng ra phòng ngự (Bến Hải ngày nay)
Câu 21_Ý nói những kẻ chuyên đóng trò hề trên sân khấu chính trị
Câu 22_Tựu chung cũng tan ra mây khói
Câu 22-25_Bốn câu này không được đăng trong tập khoa học huyền bí của chúng tôi năm 1961 nay xin đăng để đầy đủ một tài liệu của quá khứ
Câu 23_Y nói đạo phật phát huy ân đức rộng lớn và sẽ có ngày các tín đồ lãnh nhiệm sứ mạng giữ gìn đất nước và có sự độ trì của đấng thiêng liêng
Câu 24_Ý nói có một lãnh tụ đức sáng tài cao
Câu 25_ Khuyên người đời nên suy tính kỹ mới mong vẹn toàn
- HẾT –
Phụ Chú:
Cuốn Trạng Trình Trường Thiên Sấm sưu tầm được của nhà xuất bản Đông Nam Á do tác giả Hoàng Hoa Lệ dẫn giải đến đây là hết. Mời độc giả đọc phần sưu tầm bổ sung dưới đây để biết nhiều hơn về Chúa Liễu tức Mẫu Liễu Hạnh. Trước hết là bài thơ được Đức Vân Hương một danh hiệu khác của Chúa Liễu giáng bút năm 1936(Trích trong gia phả của gia đình). Đây là nguồn tư liệu riêng nên không có phần phụ giải tùy mọi người ai muốn hiểu sao thì hiểu:
Thiên cơ chẳng dám nói ra,
Có duyên văn tự thì ta giải cùng
Ba màu đến lúc suy vong,
Khỉ về gà gáy vừng hồng nổi lên
Ngồi vui nhắp chén trà sen,
Uống mà xem lũ đảo điên luân thường.
Mèo lui cáo nắm mối giường,
Tương tàn cốt nhục nhiễu nhương mọi bề
Dân gian mấy độ hợp ly
Đồng hoang nhuộm máu kinh kỳ xương phơi
Quỷ ma giao chiến đòi nơi,
Quỷ ở trên trời ma ở dưới hang.
Cỏ cây non nước điêu tàn,
Quỷ nọ ra hàng ma nọ mới thôi.
Khúc rồng ai chặt làm đôi
Hồng Lam nhuộm vết muôn đời nhuốc nhơ.
Kể dư nhị ngũ có thừa,
Thầy tu mở nước bấy giờ ai hay
Chẳng qua cũng giống quỷ tây
Ma tàn quỷ hết đến ngày Long Hoa
Khỉ vào gà gáy oa oa,
Bốn phương lại động can qua ngất trời.
Quỷ ma từ đó đi đời,
Phụ nguyên trời đã định ngôi sẵn sàng
Chó mừng tân chủ rõ ràng
Nước non lại thấy huy hoàng một phen
Thanh bình muôn thuở rọi truyền
Từ đây con cháu Rồng Tiên hùng cường
Khuyên ai giữ vững cương thường,
Có tu ắt hẳn vinh xương ai bì
Còn nhiều duyên nữa lo chi
Mai đây anh kiệt đến kỳ gặp nhau
Việt nam lừng tiếng năm châu
Nói qua mấy chữ để sau suy lường.
Sơ Lược về Chúa Liễu Hạnh.
Liễu Hạnh là một trong bốn vị “Tứ bất tử” của truyền thuyết Việt Nam.(Sơn tinh, Chữ Đồng Tử, Thánh Gióng, Bà Chúa Liễu). Vị bất tử thứ tư kể trên đã trở thành tổ của một “Đạo Thờ Mẫu” được coi là một thứ tín ngưỡng mang tính dân gian và tính Việt thuần túy nhất, so với các tôn giáo có nguồn gốc “ngoại nhập” (Phật, Lão,Thiên chúa). Mẫu có một quê hương, có một ngày giỗ, có cả lăng mộ hẳn hoi.
Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ
Ngày 8 thánh 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Mẹ (Mẫu) Liễu Hạnh, ngày lễ chính của Hội Phủ Giày, một lễ hội đông vui bậc nhất nước ta trước Cách Mạng Tháng Tám mở đầu từ Tết kéo dài đến hết tháng ba. Người ta nói cái tên Phủ giày bắt nguồn từ sự tích chúa Liễu sau khi giáng trần làn thứ hai đã tặng nhà vua đương thời (Triều Lê) một đôi giày khi vua ghé thăm quê hương trần thế của bà
Quê ấy là thôn Vụ Bản (nay thuộc tỉnh Nam Hà). Các truyền thuyết được ghi lại trong “Vân cát thần nữ truyện” (Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm) “Liễu Hạnh công chúa diễn âm” (của Nguyễn công Trứ), “Vân Cát thần nữ cổ lục diễn âm” (khuyết danh), nữ thần Liễu Hạnh” (Ts. Nguyễn Văn Huyên viết bằng tiếng Pháp in năm 1944…(Phần giới thiệu tiểu sử Liễu Hạnh này trích trong Tạp chí Kiến Thức Ngày Nay trang 33 số 170).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001