Hà Kỳ Lam - Ba Mươi Năm Ấy
at 9/29/2013 10:10:00 AM
Hà Kỳ Lam -
Thị xã Pleiku, Việt Nam, 1967.
Cái thành phố cao nguyên đất đỏ ấy, mùa mưa thì nhớp nháp bùn dẻo, mùa
hè và những ngày mùa đông lạnh và khô thì "bụi hồng" quyện theo từng cơn
gió, chẳng có gì hấp dẫn hay ít ra làm khuây khỏa, nguôi ngoai nỗi nhớ
nhà, nỗi buồn chán của những con người tứ phương tập họp lại vì phận sự,
vì sinh kế - những quân nhân, những công tư chức, già hay trẻ, những nữ
chiêu đãi viên trong các quán rượu, v.v. Giá sinh hoạt thì đắt đỏ; mọi
thứ, cá, tôm, cua đều phải vận chuyển từ Sài Gòn, và phải bằng đường
hàng không mới đủ độ tươi. Phố xá thì nhỏ bé, tuy không đến nỗi "đi dăm
phút đã về chốn cũ" như Vũ Hữu Ðịnh diễn tả, chỗ vui chơi giải trí và
"đạp đổ" thì tìm đỏ mắt cũng không ra.
Ấy vậy mà từ cao độ của chiếc trực thăng sắp đáp, nhìn những mái nhà
tôn, những mái ngói nâu rải rác bên dưới, tôi cảm thấy lòng lâng lâng
với nỗi vui đuợc về thành phố; dĩ nhiên không rộn rã như mỗi lần về Sài
Gòn. Từ rừng già Plei Me về, tôi có hai ngày, ngày mai và ngày kia, tại
Bộ chỉ Huy này để họp - và dĩ nhiên tôi ngầm hiểu mình có hai đêm để vội
vã tìm vui, để truy hoan trả đũa! Nhà binh có nhiều thứ ngầm hiểu để
hoàn thành nhiệm vụ: tôi được đào tạo thế - nhận specified task và phải
tự tìm ra implied task. Tôi quá giang một xe nhà binh từ phi trường ra
phố, xuống xe trước khách sạn quen thuộc mọi lần.
Tắm rửa xong, vừa tròng trở lại bộ quân phục, định bách bộ ra phố tìm
thức ăn thì có tiếng gõ cửa phòng. Tôi mở cửa và không ngạc nhiên khi
thấy trước mặt mình là người hạ sĩ quan trẻ, vui tính của phòng nhân
viên tại Bộ Chỉ Huy mà ngày mai tôi sẽ vào họp. Có nghìn cách để anh ta
biết tôi về Pleiku lúc nào và tá túc ở đâu. Ngay khi chiếc trực thăng
vừa nhấc bổng lên thì một bản báo cáo ngắn về ngày giờ tôi rời căn cứ
Plei Me đã bay theo làn sóng điện và đáp trên bàn giấy trong văn phòng
anh ta trước khi chiếc máy bay chạm đất ở phi trường. Hoặc giả một người
nào đó báo tin, như người tài xế vừa cho tôi quá giang chẳng hạn. Cái
tập thể của những người vận quần áo trận này có đông đúc thật - chả thế
mà thị trấn này, nơi đặt bản doanh của một quân đoàn, đã được mệnh danh
là thành phố của lính - nhưng người ta thường biết rõ nhau cả. Anh ta
gặp tôi để chuyển đạt hai điều. Ðiều thứ nhất là chuyển lời vị xếp của
anh ta thăm hỏi tôi có cần xe cộ gì không. Ðiều thứ hai thật bất ngờ và
là một sự kiện sẽ hằng sâu trong ký ức tôi nhiều năm sau. Số là anh ta
có một "thằng em" - một từ ngữ dùng thật rộng rãi từ thời nào tôi không
rõ, để chỉ một người thân, từ em ruột, em họ, đến người dưng nước lã mà
người ta cảm thấy đủ thân thiết để gọi thế - rất ghiền khiêu vũ. Hắn ta
ghé Pleiku nhiều lần và nghe nói nhiều về Hội Quán Phượng Hoàng, nên đêm
nay hắn muốn được vào cho biết. Ðiều phiền toái là không ai bảo lãnh
cho hắn vào cổng. Thế là tôi được anh chàng trung sĩ phòng nhân viên nọ
gửi gắm người anh em của anh ta. Chuyện như thế có thể cũng bình thường
thôi, nếu anh ta không làm tôi khựng lại bằng mấy lời kể lể thêm. "Nó
làm lơ xe đò chạy đường Sài Gòn - Pleiku. Hầu như tháng nào cũng ghé
đây. Quần áo dính dầu nhớt dơ bẩn. Em phải cho nó mượn áo quần và giày
để đi chơi tối nay." Trong một thoáng tôi bỗng tự trách mình sao quá dễ
dãi; tôi muốn rút lại lời hứa bảo lãnh hắn nhưng lại ngại nói. Hắn ghiền
khiêu vũ à? Có thật thế không? Lối giải trí này có thuộc thành phần như
hắn không, hay là hắn xâm nhập Hội Quán vì một mục đính nào đó? Hằng
đêm có biết bao sĩ quan, từ úy đến tá, thậm chí vị tướng tư lệnh vẫn
thường lui tới đây. Có thể hắn là người của đối phương cũng nên. Rồi tôi
bỗng thấy mình sợ hão huyền - đúng hơn, tôi muốn tin mình đã lo sợ hão
huyền. Cuối cùng là hắn sẽ đợi tôi gần cổng Hội Quán lúc bảy giờ rưỡi
đêm đó.
Tôi không biết Hội Quán Phượng Hoàng được lập ra hồi nào, và cũng chẳng
có hơi sức đâu dò tìm ngọn nguồn của nó, vì phải dành hơi sức để lội
suối băng ngàn và để truy hoan trả đũa! Nhưng qua những câu chuyện không
đâu vào đâu chung quanh mình, tôi biết man mán nó là sáng kiến của một
vị tư lệnh Quân Ðoàn II này. Dù sao thì phải nhận những thằng ghiền
nhạc, ưa nhảy nhót, cũng như những kẻ chỉ ghiền không khí vũ trường như
tôi, tất cả đều thầm cám ơn vị tướng ấy. Và Quân Ðoàn II đã điều hành
Phượng Hoàng tuyệt cú mèo. Ðội ng? vũ nữ phải nói là "sạch nước cản"
hết, trên trung bình hết. Chúng tôi có những lối nói riêng với nhau của
những người trẻ; khi một cô gái được chấm điểm trên trung bình thì cả
bọn đều hiểu về phương diện nào và theo tiêu chuẩn nào. Các vũ nữ ở nội
trú trong dãy nhà đằng sau Hội Quán. Không khí vũ trường ấm cúng, nhiều
tính chất nghệ thuật, và nhất là rất an toàn, một phần vì khách chơi
không ô hợp lắm, một phần vì biện pháp an ninh chặt chẽ. Chỉ có sĩ quan
mới được vào, và thường dân thì chỉ ai có thẻ hội viên mới được đến giải
trí. Không được mang vũ khí, chất nổ, dao, v.v. vào Hội Quán. Nhân viên
quân cảnh tại cổng thi hành nhiệm vụ đúng mức. Thú thực, tôi bước vào
một vũ trường ở Sài Gòn hay một nơi nào khác với tâm trạng bất an thường
trực. Với Hội Quán Phượng Hoàng thì không thế, từ lần đầu tiên cho đến
những lần sau này khi đã thành ma cũ.
Người trung sĩ phòng nhân viên giới thiệu hắn với tôi khi chúng tôi vừa
xuống xe ngoài cổng Hội Quán. Tôi vờ nhìn với vẻ chú ý xã giao của người
mới gặp, trong khi kỳ thực cố vận dụng một độ quan sát "chụp ảnh" cái
gương mặt xương xương có vẻ dãi dầu, đầu tóc lười chải kia. Hắn trạc
tuổi tôi, hoặc nếu có vẻ lớn tuổi hơn chút đỉnh thì tôi nghĩ do cuộc
sống lam lũ chứ không do năm tháng. Cái cảm nhận đầu tiên của tôi là hắn
không có vẻ gian manh, cũng không dữ tợn; gương mặt toát ra một vẻ nh?n
nhục và điềm đạm. Dù sao, tôi tự nhủ, thôi cũng đ?ợc, mình chả có gì
mất mát cả. Tên hắn là Thanh. Ðêm đó tôi đi cùng hai người bạn nữa. Anh
chàng trung sĩ làm xong bổn phận với "thằng em" mình liền xin phép chúng
tôi cáo từ.
Qua khỏi cổng, cả bốn chúng tôi rẽ trái, theo lối đi tráng xi-măng thoai
thoải dốc dẫn đến cửa vào Hội Quán. Thanh cố ý đi chậm nhường tôi bước
trước. Dĩ nhiên, tôi là đầu đàn mà, và cũng theo qui ước ngầm nhà binh,
đầu đàn thì phải làm "trưởng chi" lát nữa đây, khi tàn cuộc. Tôi biết
hắn ta không có hậu ý đó; chẳng qua hắn muốn chứng tỏ với tôi thái độ
của kẻ chịu ơn, và với nhóm chúng tôi thái độ của kẻ biết trên biết
dưới.
Qua m?t hành lang ng?n có vài chi?c gh? d?a dài n?m d?c m?t bên l?i ?i
?? khách ng?i chuy?n vãn tr??c khi nh?p cu?c ho?c ch? ??i ng??i mình h?n
hò, chúng tôi ti?n ??n c?a bên trái vào phòng khiêu v? - c?a bên ph?i
d?n vào phòng ?n. Vén b?c màn nhung xanh s?m buông dài g?n ch?m n?n nhà,
chúng tôi ch?m m?t không gian lào xào ti?ng nói c??i khe kh? và s?c mùi
thu?c lá, n??c hoa, v?i ánh đèn màu m? ?o không soi rõ mọi vật. Tế bào
thị giác hình que của chúng tôi chỉ tốn vài giây điều chỉnh để cho chúng
tôi trông rõ toàn cảnh: giữa căn phòng là sàn nhảy hình chữ nhật lát
gạch hoa, "âm" dưới nền có lẽ gần một tấc, được rọi sáng bằng những bóng
đèn cẩn chung quanh bờ viền. Khoảng còn lại là bàn ghế sắp theo từng
hàng và cách khoảng để chừa lối đi ngang và dọc. Quày rượu và quày thu
tiền nằm cuối phòng, cạnh lối vào phòng vệ sinh. Ban nhạc bắt đầu chơi
những tấu khúc vui nhộn để báo hiệu buổi khiêu vũ sắp bắt đầu.
Ðiều không may: viếng Phượng Hoàng vào một tối đông khách như đêm nay,
và điều may mắn: còn duy nhất một bàn cho chúng tôi. Chúng tôi vừa yên
vị thì bà tài-pán đến. Sau câu hỏi han đon đả cố hữu, bà ta vào đề ngay:
Chỉ còn hai cô chưa kẹt bàn.
Còn đào để nhảy là quí rồi.
Tôi đáp nhanh như để trấn áp nỗi thất vọng của mình. Chúng tôi gồm những
bốn trự mà chỉ có hai cô gái nhảy để chia nhau thì thật không bỏ công
của kẻ lâu ngày mới về thành phố! Lúc người đàn bà vừa quay lưng đi tôi
dặn với theo:
Chúng tôi bao bàn các cô tối nay.
Bà ta quay lại, ngập ngừng một lát rồi nói:
Lệnh của sĩ quan quản lý không cho chúng tôi nhận bao bàn những tối đông
khách, để các cô có thể chạy bàn tiếp khách. Nhưng để tôi cố thu xếp.
"Chạy bàn" là một từ ngữ trong thế giới vũ trường. Nó không đồng nghĩa
với công việc của một bồi bàn trong tiệm ăn. Vũ nữ nhảy với khách bốn
bản là đủ một tích-kê và được điều động chạy sang bàn khác trong thứ tự
"đặt hàng."
Hai bóng dáng con gái từ từ tiến về phía bàn chúng tôi, một dong dỏng
cao, và một hơi đẫy đà. Chút bực dọc còn sót lại trong tôi nãy giờ bỗng
vụt tiêu tan khi tôi nhận ra Dung "mình dây" và Liên "Bắc Kỳ". Có thế
chứ! Nhưng tôi không hiểu làm thế nào hai cô gái này lại không kẹt bàn
trong một tối đông khách như đêm nay. Những người khách đến đầu tiên bao
giờ cũng có điều kiện chọn người mình thích, và họ không dại gì mà
không đòi cho được hai hoa khôi của Hội Quán.
Một trong hai người bạn tôi lên tiếng bày tỏ hân hoan vì may mắn đuợc
gặp hai đệ nhất giai nhân. Liên Bắc Kỳ, một cây ăn nói trong đám vũ nữ
tại đây, liến thoắng đáp:
Không dám. Anh quá khen. Phải nói là chúng em may mắn được ngồi với các
anh đêm nay. Sáng nay Ðại Tá Tham Mưu Trưởng Quân Ðoàn có gọi dặn phòng
quản lý dành sẵn hai cô để tiếp thượng khách của ông từ Sài Gòn ra, và
tụi em được lệnh chờ. Thế rồi khi nãy ông ấy gọi đến báo Hội Quán biết
là chương trình đã hủy bỏ.
Tôi mới vỡ lẽ. Ít nhất mọi sự phải có nguyên ủy của nó! Tôi liếc Thanh.
Hắn không chú ý nhiều đến hai cô gái. Chiếc bàn chỉ vừa cho bốn người
ngồi lại phải dung nạp sáu mạng nên ngồi khá chen chúc. Dung ngồi chen
vào giữa tôi và Thanh. Liên ngồi ở dãy ghế đối diện, giữa hai người bạn
tôi. Thanh nhìn lơ đãng sàn nhảy và quang cảnh khắp phòng. Hắn không có
vẻ mán rừng, vẻ nhà quê mới lên tỉnh.
Ánh sáng vụt đổi màu, trắng hơn một tí, giống như mặt đất âm u bỗng vụt
sáng hơn vì mặt trời vừa ra khỏi đám mây đen. Cùng một lúc, nhịp điệu
dồn dập, thúc giục của một bản paso doble trỗi lên. Ðêm khiêu vũ bắt
đầu. Vài cặp đã bước ra sàn nhảy. Hai người bạn tôi cứ đùn hai cô gái
cho chúng tôi, nói rằng để nhường cho tôi từ rừng sâu về và cho Thanh là
khách mới đến. Thanh thoái thác, cho biết mình chỉ muốn ngồi nghe nhạc
và nhìn vũ trường của Hội Quán Phượng Hoàng cho biết thôi chứ không sính
nhảy nhót lắm. Tôi đứng dậy dìu Dung ra sàn nhảy.
Ðiệu paso doble vừa dứt, căn phòng bỗng mờ đi và âm thanh chuyển sang
tiết điệu blue chậm rãi và dìu dặt. Thiên hạ lục tục kéo nhau ra sàn
nhảy khá đông trong khi cô ca sĩ trên bục gỗ đang rên rĩ bản Sang Ngang
của nhạc sĩ Ðỗ Lễ. Tôi vừa định trở về bàn để nhường cho Thanh nhảy với
Dung thì cô nàng kéo tay tôi lại nói, "đi luôn bản này đi anh." Chúng
tôi biết nhau qua mấy lần trước tôi ghé đây. Nàng nhớ mơ hồ khá lâu
không thấy tôi trở lại. Thực ra, nàng đã nhớ chính xác, vì từ đêm nhảy
sau cùng cách nay sáu tháng tuy tôi có về Pleiku đôi lần nhưng bận những
tiết mục khác nên đã không viếng Phượng Hoàng.
Bước nhảy chậm rãi như thế này rất thích hợp cho những cặp yêu nhau thủ
thỉ. Tôi cho rằng không cứ gì những đôi tình nhân mới thủ thỉ trong điệu
slow; cô vũ nữ nào cũng hay ép mặt sát vào khách và thì thầm những
chuyện không đâu vào đâu. Cả một nghệ thuật trong nghề đấy. Một người
bạn tôi đã suýt bỏ vợ vì một ả anh ta gặp trong một vũ trường. Cô nàng
có một giọng nói thỏ thẻ làm mê mệt khách, khiến anh ta đâm "ghiền",
không đến thì nhớ quay quắt chịu không nổi. Tôi cũng khám phá ra một
"chân lý" nữa trong giới vũ nữ: những ác cảm vô căn cứ. Ðừng tưởng các
cô chỉ hành xử vì tiền thôi, mà còn vì cảm tính nữa. Các cô có những lựa
chọn, những né tránh ngầm. Như cô ả Dung đêm nay. Chẳng phải cô ta mê
gì tôi, chẳng qua muốn tránh khéo anh chàng Thanh mà cô cho là dở hơi.
Với Liên, hay một ai khác, có lẽ tôi cũng có vài khoảnh khắc ngỡ ngàng
trước thái độ này, và có khi còn khấp khởi mừng thầm chắc mình được yêu
rồi. Với Dung, nổi tiếng ở Phượng Hoàng là tốc, là bất cần, là đạp đổ,
thì tôi "thông cảm" ngay. Tôi nhớ có lần một người bạn cho tôi hay,
"Dung nó đẹp nhất nhì ở đây, lại nhảy giỏi, nhưng kiếm ít tiền hơn các
cô khác dung nhan kém hơn, nhảy tồi hơn, chỉ vì nó không chịu chài
khách. Nó hành nghề vũ nữ nghệ sĩ lắm, tùy hứng lắm!" Chưa hết, tôi còn
nghe một số huyền thoại nữa về Dung, nào là ngày trước cô ta thất tình
vì một công tử con nhà giàu nên đâm ra ăn chơi, rồi sa chân vào đường vũ
nữ, và từ đó nuôi trong long mối hận tình lẫn hận thù những khách chơi
giàu có ném tiền qua cửa sổ; nào là Dung hành xử theo con tim, và con
tim nàng có những tiêu chuẩn mọi người không hiểu nổi, v.v. Tôi không rõ
những điều kia có đúng không, nhưng tôi được biết ít ra cũng có vài
người tán gia bại sản hay điêu đứng vì chạy theo nàng.
Anh ấy là bạn anh?
Chỉ mới biết lần đầu.
Anh ta làm sao ấy, vẻ khinh khỉnh. Vào vũ trường mà không nhảy nhót thì ngồi làm gì. Không chừng chẳng biết nhảy!
Tôi ậm ự cho qua, và nghĩ thầm, "sao cô ngốc thế, việc gì đến mình mà khó tính thế. Rồi người ta cướp hết khách cho mà đói meo!"
Chúng tôi ba đứa chia nhau nhảy với hai cô gái. Dàn nhạc đã chơi hơn một
chu kỳ rồi, và mặc cho chúng tôi cứ thỉnh thoảng thúc giục, Thanh vẫn
không chịu đứng lên dìu cô nào ra sàn nhảy. Cuối cùng tôi thấy - và có
lẽ hai người bạn tôi cũng nghĩ thế - nên để hắn ta yên, vì chắc hắn ta
không biết nhảy. Thoáng nghi ngờ lúc ban chiều về hắn lại trở về trong
óc tôi.
Ðiệu bebop trỗi lên. Có hai cặp bước ra. Tự nhiên không ai bảo ai, ba
chúng tôi chỉ thích ngồi nhìn người ta nhảy. Riêng tôi, một phần vì cũng
chán nhảy rồi, phần khác vì tôi chỉ biết những bước căn bản của điệu
nhảy này, như một học sinh mới tập làm luận văn chỉ biết viết những câu
ngắn đúng văn phạm chứ chưa biết diễn tả bằng những câu bay bướm, cầu
kỳ, nên không hứng thú lắm. Chính lúc đó Thanh ngỏ lời với chúng tôi,
xin mượn hai cô gái. Tuy chưa rõ ý định của hắn, chúng tôi đều gật đầu
hưởng ứng, hay khuyến khích thì cũng vậy. Thanh vừa đứng dậy vừa đưa hai
tay nắm tay Dung và Liên. Dung rút tay lại, lên tiếng:
Không được đâu! Tôi chưa bao giờ nhảy kiểu này.
Thanh kh? mỉm cười với vẻ tự tin:
Ðừng lo, các cô chỉ theo tôi. Cứ đi như nhảy với một người. Phần tôi, tôi làm được.
Chúng tôi nhìn không chớp mắt bộ ba đó đang tiến ra sàn nhảy.
Trong khoảng bao nhiêu phút giây tiếp theo chúng tôi hầu như quên bẵng ý
niệm thời gian, cứ dán mắt vào hai nữ và một nam đang quay, lộn, đẩy,
kéo theo nhịp điệu bản nhạc đầy âm hưởng Trung Hoa, Rose de Chine. Tôi
nhìn mỏi cả mắt cũng không sao hình dung được những động tác của Thanh,
nói chi đến học lóm vài bước nhảy tân kỳ kia. Ðôi chân hắn ta thoăn
thoắt, khi nện gót, khi dí mũi giày, trong khi hai tay không ngừng điều
khiển Dung và Liên xoay, tiến, lui chung quanh mình. Ðầu hắn ngẩng cao,
vẻ mặt linh hoạt, đôi mắt khi thì nhìn Dung, khi thì nhìn Liên, nhưng
trong ánh mắt ấy tôi có cảm tưởng mình thấy được tia say đắm hướng vào
một cõi xa xôi nào, cõi của âm thanh khi lãng đãng, khi dồn dập đang
quyện trong không gian mờ ảo của vũ trường.
Thế rồi không còn cặp nào trên sàn nhảy nữa; mọi người chỉ muốn ngồi
chiêm ngưỡng bộ tam vũ biểu diễn. Sàn nhảy trống chỗ, Thanh như con
phượng hoàng có không gian rộng để vỗ cánh, càng lả lướt hơn, đã nới
rộng những vòng quay cho Dung và Liên. Họ chiếm hẳn vùng trung tâm sàn
nhảy.
Tôi đảo mắt một vòng quanh phòng, một phản xạ tự nhiên ngầm biểu lộ niềm
hãnh diện vô căn cứ rằng thiên thần của vũ trường đêm nay là một người
bạn của mình. Mọi con mắt đều dồn về ba người trên sàn nhảy; thậm chí
không ai nói chuyện riêng, không buồn nâng ly uống. Tất cả vũ trường như
bị thôi miên.
Trên bục của ban nhạc tôi vừa thoáng thấy anh chàng thổi saxophone, mà
tôi đoán là trưởng ban nhạc vì tuổi tác lớn hơn cả, đang ghé tai nói
điều gì với tay chơi dương cầm. Rồi dàn nhạc chuyển âm giai qua bản đàn
khác, nhưng tiết điệu swing vẫn tiếp nối.
Lúc điệu nhảy chấm dứt, bản nhạc tạm biệt, bản Auld Lang Syne quen
thuộc, bỗng trỗi lên gieo một âm hưởng lưu luyến báo hiệu cuộc vui đã
tàn, và đèn vụt sáng trong khi tiếng vỗ tay đồng loạt vang lên như pháo
nổ, rồi râm rang một lúc trước khi còn nghe lác đác và lịm dần ở cuối
phòng. Tôi chưa từng thấy một sự tán thưởng như thế ở những buổi nhảy
tại các khiêu vũ trường. Tôi cũng chưa từng thấy một dàn nhạc nào đã tỏ
ra ưu ái với khách bằng cách chơi liên tiếp hai bản đàn cho một vũ điệu
như thế.
Nét mặt Thanh vẫn bình thản, dường như hắn ta đã từng làm vua vũ trường
với đôi chân vàng của mình. Nhưng hai cô gái thì không dấu nổi những nụ
cười hài lòng. Tôi đoán họ cảm thấy hãnh diện lây vì là một thành phần
bất khả phân trong màn biểu diễn của Thanh. Tôi liếc nhìn Dung. Vẻ đăm
đăm, khó chịu lúc ban đầu biến mất trên gương mặt bây giờ xinh xắn, khả
ái của cô ta. Nhưng cô nàng vẫn không "thân thiện" với anh chàng Thanh,
trong khi Liên thì tíu tít khen bước nhảy của anh ta lúc cả bọn chúng
tôi nối đuôi theo giòng người từ từ xê dịch ra phía cửa.
Ra khỏi phòng nhảy, chúng tôi đi dọc hành lang để ra cổng. Bên trái hành
lang là phòng ăn của Hội Quán, với lác đác vài người vừa bước vào; phần
đông khách chơi thích ăn ở các tiệm quán ngoài phố hơn. Tôi đề nghị đi
ăn bún bò Nhà Xác thì hai cô gái và hai người bạn tôi tán thành ngay. Có
lẽ đối với khách ăn đêm của Phượng Hoàng cái tên đó không những không
gây ngạc nhiên hay sửng sốt mà còn kích thích cái dạ dày vào giờ đó đã
bắt đầu cảm thấy cồn cào. Anh chàng Thanh mở to mắt nhìn tôi ra chiều
không hiểu tôi đùa hay ngụ ý gì. Tôi giải thích cái tên "Nhà Xác" do đâu
mà có: quán ăn lụp xụp do một tư nhân mở trong khu bệnh viện dân y,
cạnh nhà xác. Có lẽ khắp Pleiku tôi không tìm đâu được một nơi bán bún
bò ngon như ở đấy.
Và tại quán bún bò Nhà Xác đêm đó Thanh đã là một đề tài khá lạ lùng đối
với chúng tôi. Sau này tôi được biết, ngoài tôi ra, cả bọn chúng tôi
lúc đó ai cũng đang có trong đầu một giả thuyết bình thường và hữu lý về
con người nhảy đẹp nhất kia, một giả thuyết có dị biệt về tiểu tiết
nhưng tương tự ở đại thể. Chúng tôi tin rằng hắn ta đã có một thời ăn
chơi có hạng ở Sài Gòn. Nếu không phải con nhà giàu thì ít ra cũng xuất
thân từ một gia đình trung lưu, và vì lý do này hay lý do khác bị sa cơ
thất thế nên mới ra thân phận như ngày nay. Một trong hai người bạn tôi
hỏi Thanh có học qua lớp dạy khiêu vũ nào không; anh ta đề cập đến tên
các vũ sư nổi tiếng của Sài Gòn. Thanh với vẻ mặt ngơ ngác trả lời rất
gọn rằng không hề nghe tên các vị kia, bởi lẽ từ bé đến giờ có được học
khiêu vũ "đàng hoàng" từ trường lớp nào đâu!
Không muốn để chúng tôi thắc mắc lâu, Thanh bắt đầu nói qua về tuổi thơ
khốn khổ của mình. Hắn trốn khỏi viện mồ côi Long Thành lúc lên mười
tuổi, và bắt đầu kiếp sống đầu đường xó chợ giữa cái thành phố một thời
được mệnh danh hòn ngọc Viễn Ðông, một nơi mà cái giàu có, cái hào
nhoáng xa hoa vẫn đi bên cạnh cái nghèo khó, cái lam lũ. Hắn trở thành
cậu bé đánh giày ban ngày, và đêm đêm ngủ trong các chợ, hay dưới mái
hiên nhà người ta. Rồi dần dần hắn tìm được một chỗ trú tốt hơn: ban đêm
hắn đóng đô hẳn trong cái phòng nhỏ chứa dụng cụ của nhà hàng khiêu vũ
Kim Sơn, do lòng tốt của viên quản lý tại đây. Hắn lớn dần, thành một
cậu thiếu niên mười sáu tuổi lém lỉnh, sành sõi trong thế giới bọn đánh
giày.
Hằng đêm hắn nhìn những cặp uyên ương vũ trường quay cuồng theo sóng
nhạc. Hắn đâm thích khiêu vũ. Hắn học lóm bằng quan sát, bằng sự chỉ dẫn
của những người chị "nuôi" vũ nữ vốn rất mến hắn, một tình thương mến
dễ nẩy sinh giữa những kẻ cùng một nấc thang trong xã hội. Nhưng hắn có
thiên bẩm về nhảy nhót. Hắn học một mà biết mười, hắn có óc sáng tạo, óc
tổng hợp, có khả năng bắt chước. Tóm lại, hắn thâu tóm những tinh hoa
nhảy nhót mà thiên hạ đem đến thi thố hằng đêm ở vũ trường, rồi biến hóa
thành những bước riêng của mình!
Nghe xong những lời tự thuật không màu mè của Thanh, mối thiện cảm của
chúng tôi đối với hắn ta bỗng tăng lên. Dung vụt miệng nói:
Anh dìu tuyệt quá. Em không ngờ dễ đi thế!
Tôi ngạc nhiên nghe tiếng "em" ngọt ngào thay thế tiếng "tôi" bướng bỉnh
trong câu duy nhất Dung nói với Thanh ở phòng nhảy. Hai người bạn tôi
ngỏ ý muốn Thanh chỉ vẽ thêm những bước nhảy mới lạ. Thanh vui vẻ nhận
lời và cho biết mỗi tháng anh đều theo chuyến xe đò của hãng Nam Trung
từ Sài Gòn ra Pleiku một vài ngày. Về phần mình, tôi cũng muốn tầm sư
học đạo nhưng biết thân phận mình - không phải lính thành phố - nên
chẳng nghĩ đến việc cầu học như các bạn tôi.
Mọi người đều công nhận danh bất hư truyền của quán bún bò Nhà Xác, và
cả bọn chúng tôi đều gọi thêm tô thứ hai. Ăn xong, chúng tôi ngồi tán
gẫu một lát. Có lẽ cái thú vui của những câu chuyện bù khú chỉ thực sự
có vào những thời khắc khuya khoắt của đêm, ở những hàng quán lụp xụp.
Dung lục bóp lôi ra gói thuốc lá Salem để mời cả bọn, nhưng chúng tôi
không ai hút. Thanh thì cám ơn nhưng cho biết chỉ hút Capstan thôi. Anh
chàng lôi từ túi áo trên ra một bao lép xẹp không còn điếu thuốc nào cả.
Dung vội đứng dậy, tiến ra cửa, nơi một cô bé đang ngồi bên thùng thuốc
lá bằng kiếng, và xỉa tiền mua một gói Capstan rồi trở lại bàn trao cho
Thanh. Anh chàng móc tiền trả lại, nhưng Dung khoát tay từ chối.
Cám ơn nhé.
Ơn nghĩa gì, đừng thù oán là được rồi.
Vừa nói Dung vừa phà khói thuốc lá ra bằng l? mũi và cười mỉm. Trong một
thoáng, cái hình ảnh "bụi" và duyên dáng kia giải thích riêng cho tôi
tại sao nhiều người đàn ông đã điêu đứng vì người con gái này. Duy câu
trả lời vì sao quả tim nàng chưa rung động vì họ thì chỉ có trời biết.
Thanh bỗng phá lên cười, đoạn nheo một mắt, lần đầu tiên từ suốt buổi
tối tới giờ hắn nhìn Dung với vẻ thích thú, buông một câu nghe vừa bông
đùa vừa khẳng định:
Các cô mới vua thù oán!
Yên chí, em chỉ thù mấy thằng cha giàu, không thù anh đâu.
Tia nhìn tinh nghịch của Dung chiếu thẳng vào mặt Thanh khi cô nàng thốt lên câu đó.
Chợt một người trong nhóm chúng tôi nhắc rằng đêm đã khuya, và chúng tôi
vội đứng dậy, thanh toán tiền, rồi ra về. Sau khi đưa hai cô gái về chỗ
trọ và đưa Thanh về nhà người trung sĩ anh nuôi, hai người bạn đưa tôi
về khách sạn, và chúng tôi chia tay.
Mùa mưa của Cao Nguyên tới, kéo theo những trận đánh long trời, một điệp
khúc chiến sự hằng năm, và tôi vất vả hơn với những cuộc hành quân liên
miên. Bốn tháng kể từ đêm kỳ ngộ ở quán bún bò Nhà Xác tôi mới trở lại
Pleiku. Hai người bạn tôi vẫn còn đó. Chúng tôi lại viếng Hội Quán
Phượng Hoàng để "mừng cho mày còn trở về được, và trở về lành lặn", nói
theo lời mời của hai bạn tôi. Cảnh cũ, người xưa, chỉ thiếu Dung. Hỏi
thăm về nàng thì chúng tôi được biết Dung nghỉ việc ba tháng rồi, về Sài
Gòn, nghe đâu là để xây tổ uyên ương với một người khách chỉ gặp một
lần duy nhất tại đây, bỏ lại sau lưng anh kép thương gia rất sộp cùng
lời hứa về căn nhà bên suối mộng mị ở Ðà Lạt và một cuộc sống nhàn hạ,
không phải chạy bàn ở đâu nữa.
Sự ra đi của Dung đã để lại sau lưng cô nàng cả Hội Quán Phượng Hoàng
ngơ ngác. Ban quản lý cảm thấy một tài nguyên quí giá của Hội Quán vừa
mất đi. Những khách chơi "nòi tình" cảm thấy hụt h?ng trong nỗi niềm rắp
cung bắn sẻ. Những đồng nghiệp của Dung, từ những kẻ thù nghịch đến
những người thân thiết, tất cả bàng hoàng; không ai hiểu nổi việc cô gái
tốt số ấy âm thầm ra đi, gạt qua một bên những người đàn ông thế lực,
giàu có sẵn sàng hiến dâng mọi thứ mà một vũ nữ nào cũng mơ ước.
Lúc chia tay cách nay bốn tháng, hai người bạn tôi đã cẩn thận trao địa
chỉ cho Thanh, nhưng từ đó đến nay tuyệt nhiên họ không nghe tăm hơi về
sư phụ. Cả viên trung sĩ phòng nhân viên cũng không được tin tức gì về
Thanh. Một lần anh ta có đến hỏi hãng xe Nam Trung thì chỉ được biết hắn
ta không làm việc cho hãng đã lâu.
Philadelphia, PA, Hoa Kỳ, 1997.
Ba mươi năm đã trôi qua. Tôi không gặp lại một người nào trong năm người
đã cùng ngồi ăn bún bò với tôi trong gian nhà lụp xụp một đêm năm xưa,
để có thể sửa lại câu thơ của cụ Ngyễn Du:
Ba mươi năm ấy bây giờ là đây
Tôi mong tất cả hãy còn trên đời này, tất cả hãy bình yên, hãy được toại
nguyện trong những gì mình ấp ủ, ở xứ người hay còn ở quê nhà.
Ngày 3-1-1998
Hà Kỳ Lam
nguồn:http://www.diendantheky.net/2013/09/ha-ky-lam-ba-muoi-nam-ay.html
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001