Franz Oppenheimer - Bàn về lý thuyết xã hội hóa
Thành viên "Bằng" của DL chuyển ngữ
Xuất bản lần đầu trong: Hermann Beck, Con
đường và mục đích của Xã hội hóa, xuất bản theo đơn hàng của Bundes
Neues Vaterland, Berlin 1919, trang 14-18.
Tóm tắt: Trong bài viết xuất bản lần đầu của mình
năm 1919 Oppenheimer đã chỉ ra, rằng cuộc thảo luận có viện dẫn đến Marx
về việc xã hội hóa và vế sự chuyển đổi sang một xã hội xhcn đã dựa trên
một hiểu biết sai lầm trầm trọng về học thuyết Marx. Dựa theo quan niệm
của chủ nghĩa Marx về xu hướng phát triển của xã hội tư bản Oppenheimer
đã đi đến kết luận, đó chỉ là những kẻ đảo chính phản loạn, đã lừa bịp
đám đông, những người không được dạy về Marx, là có sự trùng hợp giữa
"xã hội hóa" và "nhà nước hóa" [quốc hữu hóa] mà không chút mảy may áy
náy, rằng giai đoạn "chín muồi của xã hội" mà Marx dự kiến được đánh dấu
bởi một trạng thái của toàn bộ xã hội gắn liền với những điều kiện nhất
định (ví dụ như: các xí nghiệp nhỏ biến mất và sự thống nhất của đám
đông quần chúng vô sản), mà vào năm 1919 chưa xuất hiện và cũng không
được mong đợi xuất hiện trong tương lai.Ngày nay khắp mọi nơi người ta nói về xã hội hóa. Mỗi người hiểu một kiểu, và ai cũng viện dẫn Marx. Chúng ta hãy hỏi thẳng ông ta xem sao.
Ý nghĩa của Marx nằm ở chỗ, như ông ta biết rất rõ và rất thích quan tâm nhấn mạnh đến, rằng ông ta đã nâng Chủ nghĩa Xã hội từ không tưởng tới khoa học. Có nghĩa, ông ta đã lập luận rằng mục tiêu có tính mong muốn của CNXH trước đây là kết quả cần thiết tự nhiên của sự phát triển của xã hội.
Chừng nào điều đó chưa đươc thực hiện, CNXH vẫn không có gì khác hơn là một hệ tư tưởng của những người vô sản. Mỗi một giai cấp có một hệ tư tưởng cần thiết của mình; nhưng mỗi một trong chúng lại nằm trong các mối quan hệ nhất định với những giai cấp khác trong cùng một xã hội; tình hình này về mặt kinh tế, mà trước hết được xác định bởi mức phát triển của kỹ thuật, đó chính là "hạ tầng cơ sở", tương ứng theo quy luật tự nhiên với một thượng tầng kiến trúc của những hình dung và mong muốn. Ví dụ, hệ tư tưởng của giai cấp quý tộc phong kiến đó là "thống trị muôn đời", hệ tư tưởng của giai cấp tư sản đó là hướng nội thì kinh tế thô bỉ, hướng ngoại thì đế quốc chủ nghĩa. Và cũng vậy, tương ứng với tình trạng đặc biệt của mỗi một giai cấp vô sản công nghiệp là một hệ tư tưởng đặc biệt: Chủ nghĩa xã hội dân chủ, tập thể. Bởi giai cấp phải chống trả lại một cách quyết liệt, thứ nhất, về chính trị phải chống lại chủ nghĩa phong kiến vẫn còn đang mạnh, vì vậy phải chống lại sự thống trị muôn đời, cũng có nghĩa là phải dân chủ; và thứ nữa, họ phải chống trả quyết liệt giai cấp tư sản về mặt kinh tế, do đó phải xóa bỏ thị trường và sự cạnh tranh của nó đồng thời hướng tới việc xã hội hóa tất cả mọi phương tiện sản xuất, tức là tiến tới một nền kinh tế không còn thị trường. Triết học duy vật lịch sử đã dạy như vậy, một trong những thành tựu vĩ đại của Karl Marx.
Đó là mục tiêu của mọi XHCN trước đây và cũng là mục tiêu của CNXH của Marx. Tuy nhiên chừng nào nó vẫn chỉ là một mục tiêu có tính mong muốn, chừng nào nó chỉ là một hệ tư tưởng cần thiết về mặt tự nhiên, chỉ là sự phản ánh lại hiện tượng xã hội - thì chừng đó CNXH vẫn chỉ là "không tưởng"; chừng đó cái mục tiêu giai cấp này không có được sức chứng minh mạnh mẽ hơn bất kỳ sự chứng minh nào khác. Điều này Marx đã hoàn toàn nhận ra một cách rõ ràng, và bởi vậy ông ta mới đặt ra cho CNXH nhiệm vụ, phải chuyển đổi từ không tưởng tới khoa học, không còn "phát kiến trong đầu" nữa, mà "bằng cái đầu trong các xu hướng phát triển của xã hội tư bản chủ nghĩa tự khám phá ra".
Tôi xin phép tóm tắt lại: Marx không đặt ra mục tiêu mới cho CNXH; đối với ông ta [sự việc ]cũng rõ ràng, giống như tất cả mọi người trước ông, một nền kinh tế không có thị trường đó chính là ngôi nhà duy nhất, trong đấy toàn bộ giá trị thặng dư đã biến mất và vì vậy một xã hội bác ái thống nhất của Tự do và Bình đẳng tồn tại [trong đó]. Về mặt này, không ai khác hơn là Eduard Bernstein đã nói, "cái tinh thần khoa học vĩ đại này là [đã bị biến thành] tù nhân của một học thuyết",... "nó [cái học thuyết ấy] muốn chứng minh một luận đề mà bản thân nó còn lâu lắm mới được hoàn thiện một cách cụ thể". Trong mối quan hệ đó, cũng theo tác giả trên," chủ nghĩa Marx vẫn còn kéo theo bên mình một số tàn dư của Chủ nghĩa không tưởng."
Như vậy, mục tiêu vẫn như cũ không có gì thay đổi. Cái khác của Marx so với những người trước đó, và đây cũng là ưu điểm lớn của ông ta, đó là ông ta kiên quyết bác bỏ việc thiết kế bất kỳ một xã hội không thị trường nào, bác bỏ bất kỳ mọi sự xã hội hóa toàn bộ phương tiện sản xuất bằng cách nào đó. Những việc này, theo ông ta, không thể là tác phẩm của một người thợ cơ khí thông minh, mà ông ta cho rằng đó là một quá trình xã hội, là sự chín muồi của xã hội xã hội chủ nghĩa trong lòng xã hội tư bản; một quá trình của sự lớn lên, mà sự tác động một cách tùy tiện của con người vào nó chẳng có thể thúc đẩy cho nó [xảy ra]nhanh lên và cũng chẳng có thể đưa nó đến hồi kết thúc, giống như quá trình của sự mang thai vậy. Nếu một người quá nôn nóng nào đó định làm một việc không thể, thì sẽ không sao ra đời nổi được một sinh thể sống có đủ khẳ năng tồn tại, mà chỉ là một sự đẻ non chết yểu. Chỉ một khi cái xã hội non trẻ đủ độ trưởng thành, thì lúc đó bạo lực, và cách mạng mới có thể đóng vai bà đỡ.
Quá trình xã hội này là gì, và bao giờ thì cái xã hội non trẻ đó sẽ đến độ chào đời - và chín muồi?
Quá trình này chính là quá trình của phương thức sản xuất và của sự tích lũy tư bản chủ nghĩa: một quá trình thống nhất cái xã hội tiền tư bản bị phân tán trong hàng loạt những những xí nghiệp nhỏ bé thành một cái vĩ đại nhất và đồng thời đơn giản hóa [nó]. Nó [quá trình đó] đơn giản xã hội bằng cách, nó sản xuất ra cùng một loại sản phẩm tại mọi quốc gia của thị trường thế giới từ những nguyên liệu như nhau bằng những máy móc như nhau và phân phối tới những giai cấp giống nhau theo cùng một nguyên tắc như nhau, trong khi đó những xí nghiệp sản xuất ở địa phương và những thói quen tiêu thụ cũ sẽ biến mất. Và nó đơn giản xã hội qua việc nó xóa bỏ dần dần những đẳng cấp và giai cấp cũ và chỉ để cho tồn tại lại hai giai cấp mới nảy sinh: giai cấp tư sản, ngày càng nhỏ đi, và gia cấp vô sản, ngày càng lớn lên về số lượng. Bởi sự cạnh tranh trước hết sẽ xóa bỏ những tầng lớp trung lưu cũ và tiếp đó đến xóa bỏ các tầng lớp trung lưu nổi lên mới liên tục, cho đến khi cuối cùng chỉ còn lại một nhúm kẻ chiếm hữu nắm trong tay toàn bộ tư liệu sản xuất, tập trung trong một lượng rất ít những xí nghiệp khổng lồ, trong khi toàn bộ đông đảo những người còn lại trở thành vô sản, phải làm lao động thặng dư, điều đã tạo nên giá trị thặng dư.
Sự việc cứ thế tiến triển đến một lúc nào đó, sự xã hội hóa toàn bộ phương tiện sản xuất thực tế đã hoàn tất! Khi đó không còn hoặc chỉ còn rất ít phương tiện sản xuất thuộc về cá nhân; chúng được sử dụng một cách xã hội trong các xí nghiệp lớn và tạo ra những sản phẩm xã hội cho sự tiêu thụ mang tính xã hội, tức là cho toàn thể nhân dân một cách hoàn toàn thống nhất. Xã hội xã hội chủ nghĩa đã chín muồi và có thể được chào đời, có nghĩa là, việc xã hội hóa chỉ còn là vấn đề hình thức, qua việc công nhận một đạo luật mới. Và điều này sẽ xảy ra mà không cần thêm một cái gì khác. Số lượng vô sản vô cùng lớn và quyền lực áp đảo của họ, bản thân nó cũng bị Tư bản xã hội hóa, có nghĩa bị tập hợp lại với nhau, được rèn luyện về kỹ thuật, được huấn luyện chính trị để trở thành một giai cấp tự giác duy nhất để tước đoạt những kẻ chiếm hữu, mà trên thực tế lúc này không thể còn kháng cự được một cách đáng kể, và họ tiếp nhận toàn bộ cơ chế sản xuất, phân phối đã hoàn toàn hoàn thiện, [chúng] tiếp tục hoạt động không có sự thay đổi hoặc biến động gì. Người ta [lúc này] chỉ cần hạn chế lao động thặng dư - bằng cách rút ngắn thời gian lao động - và phần giá trị thặng dư vẫn còn tồn tại sẽ được xã hội hóa, bằng cách sử dụng cho những việc, ví dụ như, cải thiện giáo dục, y tế công cộng và những cái tương tự - và như vậy mọi chuyện đã hoàn tất.
Đó là những gì học thuyết Marx nói về xã hội hóa. Và bây giờ ta so sánh nó với những gì được nói và được bàn bạc về việc xã hội hóa các xí nghiệp.
Người ta muốn xã hội hóa những xí nghiệp mà ngày nay đã "chín muồi" cho mục đích đó, ví dụ như các hầm mỏ, các xí nghiệp độc quyền, các xí nghiệp sản xuất và phân phối điện. Tuyệt vời! Chẳng có gì để phản đối, nếu như nó được tiến hành một cách đúng đắn và nếu như những xí nghiệp đó sau đấy được quản trị một cách đúng đắn. Thế nhưng, vì lý do nào mà tự nhiên họ lại nói: "xã hội hóa"? Các nước, ví dụ như nước Phổ đã tiến hành công hữu hóa ngành đường sắt, ngành bưu chính viễn thông, hàng loạt hầm mỏ trong xã hội tư bản chủ nghĩa, và nhiều địa phương đã làm theo với việc công hữu hóa ngành tàu điện, các siêu thị, các xí nghiệp điện, khí, nước... Cho đến nay ta vẫn gọi là quốc hữu hóa hoặc địa phương hóa. Thế sao bây giờ tự nhiên lại gọi là "xã hội hóa"?
Bởi vì người ta muốn tự dụ dỗ mình và dụ dỗ đám đông quần chúng, rằng ở đây sẽ xảy ra một bước quyết định tiến tới CNXH! Người ta ngây ngất trong âm điệu của ngôn từ được chọn ra cho mục đích này; người ta tưởng tượng thấy đang từng bước tiến gần tới sự "xã hội hóa" của Marx, qua việc gọi chuyện quốc hữu hóa hoặc địa phương hóa những xí nghiệp đơn lẻ là xã hội hóa. Chính vì thế mà cụm từ các xí nghiệp "chín muồi" vốn dĩ đầy bí hiểm và khó hiểu đã được sử dụng. Nó gợi nhớ tới độ "chín muồi" của xã hội xã hội chủ nghĩa trong lòng xã hội tư bản một cách đẹp đẽ làm sao.
Đứng trên quan điểm của Marx để xem xét, xin lỗi, đó hoàn toàn là một sự ngu ngốc. Theo Marx xã hội xã hội chủ nghĩa chỉ có thể "chín muồi" một cách tổng thể. Các xí nghiệp đơn lẻ hoặc các ngành công nghiệp không thể "chín muồi" cũng như không thể "xã hội hóa" theo nghĩa của ông ta được, cũng giống như từng cơ quan một của bào thai ở tháng thứ tư không thể đã chín muồi để đặc biệt cho chào đời trước. Đã đến lúc quá nghiêm trọng đối với việc chúng ta và những người khác có quyền tiêu khiển bằng những trò chơi chữ như vậy.
Những người xã hội chủ nghĩa khoa học trường phái Marx, ngược lại, chỉ cần đặt ra câu hỏi, liệu cái xã hội xã hội chủ nghĩa đã chín muồi một cách tổng thể chưa. Và câu hỏi này tất cả những người có lý trí đều phải trả lời là chưa. Hoàn toàn chưa có sự thống nhất hóa và đơn giản hóa, cả về mặt kỹ thuật, cả về mặt kinh tế, cả về mặt giai cấp. Vẫn đang còn tồn tại hàng triệu các xí nghiệp của các nhà sản xuất nhỏ với những phương tiện sản xuất chưa được xã hội hóa mà vẫn còn thuộc về cá nhân, vẫn còn hàng triệu tầng lớp trung lưu cũ và mới. Đừng tưởng, rằng người ta có thể lập tức tước đoạt được của những kẻ chiếm hữu mà không gây nên sự xáo trộn nguy hiểm nhất tới sản xuất, có thể dẫn tới tê liệt toàn bộ. Kẻ nào hôm nay thử tiến hành điều đó, đối với Marx và những học trò chân chính của ông, đấy chính là những kẻ đảo chính phản loạn, những phần tử Blanquist những kẻ không tưởng và không thể đem lại cái gì khác ngoài sự phá thai đầy máu me.
Điều này những kẻ hung hăng xông xáo nhất của phía cực tả cũng phải âm thầm thừa nhận - nêu không thì họ chẳng có thể chống lại việc triệu tập Quốc hội lập hiến. Giai cấp vô sản vô địch cuả cuộc cách mạng vĩ đại của Marx không cần phải sợ đa số tư sản [trong quốc hội] vì không còn tồn tại giai cấp tư sản, và một vài kẻ chiếm hữu đã bị tước đoạt cho dù theo cách thức tỷ lệ cũng không thể có lấy được một ghế, nếu như họ liều đưa ra một danh sách ứng cử của riêng họ. Chỉ riêng khả năng giái cấp vô sản bị lâm vào tình trạng thiểu số, cũng đã hoàn toàn phủ định khả năng có thể tiến hành ngay lập tức việc xã hội chủ nghĩa hóa lớn: bởi vì theo Marx xã hội chỉ chín muồi về mặt chính trị đối với việc xã hội chủ nghĩa hóa đồng thời với việc chín muồi về trình độ kỹ thuật và về mặt kinh tế.
Lúc này giai cấp vô sản có thể nắm giữ chuyên chính, vì toàn bộ dân chúng đã là những người vô sản, một đám đông hoàn toàn đồng nhất có cùng những quyền lợi như nhau; bởi vì lúc này cũng không hề mảy may có sự khác biệt ý kiến nữa, về mục tiêu cũng như con đường đi đến mục tiêu.
Người ta thực sự nên chấm dứt việc thề nguyện với cái bóng của người đã chết, chỉ để hoặc là biện minh cho những biện pháp vô hại, và cũng có thể rất hữu ích của việc quốc hữu hóa và địa phương hóa, hoặc là để lôi kéo đám đông không được học về Marx vào một cuộc thí nghiệm cực kỳ nguy hiểm và không có gì để nghi ngờ về một kết cục tang thương.
Thay vì thế người ta nên suy ngẫm nghĩ lại, liệu có một lỗi nào đó đã len lỏi vào trong lập luận chứng minh sắc sảo của Marx hay không. Có một cái gì đó có thể không đúng: bởi vì bản thân Marx trông chờ sự ra đời cuả cái xã hội mới từ cách đây khoảng 50 năm. Nhưng nó cho đến tận ngày hôm nay vẫn chưa "chín muồi", và thậm chí người ta có thể nghi ngờ cả cái điều, rằng chắc gì nó thể động chạm được tí nào đến cái mục đích xã hội hóa và đơn giản hóa. Ở đây phải có một cái gì đó không đúng.
Đây không phải chỗ để theo đuổi vấn đề này. Và tôi chỉ muốn nói về một luận đề duy nhất, và chỉ muốn nói thật to, để váng mọi cái tai ở châu Âu. Chương trình Erfurt ở đầu bằng những câu sau: "Sự phát triển kinh tế của xã hội tư bản sẽ tất yếu dẫn đến sự sụp đổ của các xí nghiệp nhỏ". Câu này chính là điều kiện cơ bản của lập luận của Marx, lập luận này đứng vững hay không phụ thuộc chính vào nó đúng hay sai. Và câu này sai! Nó chỉ đúng với công nghiệp, chứ không đúng với nông nghiệp, nếu nó phải đúng cho toàn bộ xã hội, thì như vậy nó đã sai. Điều này trong nội bộ giới chuyên môn chỉ cần hai phút là chứng minh được trôi chảy, một trình bày mà tôi kêu gọi một cách tuyệt vọng cách đây mười lăm năm.
Nước Nga cũng đã chết vì câu này: cho nên nghĩa vụ của tôi là phải làm tất cả, để cho nước Đức thoát khỏi sự sụp đổ hoàn toàn chỉ vì điều đó.
Bình luận thêm của Werner Kruck cho câu trên:
Oppenheimer viết đoạn trên trong giai đoạn tầm cỡ cực đại của các xí nghiệp kinh doanh và của sự độc quyền trong công nghiệp còn gần như không có mâu thuẫn và được coi là lý tưởng. Trong nông nghiệp Oppenheimer nhận ra, rằng lý thuyết về lợi thế của các cơ sở kinh doanh lớn không đúng với thực tế. Với kinh nghiệm hôm nay chúng ta có thể bổ xung thêm, rằng cũng từ cùng những nguyên do đó ngay cả trong công nghiệp không phải cứ lớn là có lợi thế. Đúng hơn có lẽ là, độ lớn tự nhiên và tối ưu của một doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo ra, vào khả năng phân chia của các thiết bị cần thiết cho nó và vào chi phí vận chuyển hình thành nên (hay là mất đi) từ sự tập trung hóa. Những xí nghiệp nhỏ nhất trong điều kiện biên này chính là những xí nghiệp linh hoạt nhất và sáng tạo nhất . nghĩa là có khả năng cạnh tranh lớn nhất, - điều này không có nghĩa là sự tồn tại của các xí nghiệp cực lớn trong trong các thị trường tư bản độc quyền có thể bị loại bỏ. Trong cuốn "Kinh tế học thuần túy" của tương lai do Oppenheimer trình bày, thì dự kiến sẽ có sự hạn chế thường xuyên mang tính hệ thống đối với độ lớn của cơ sở kinh doanh.
Diên Vỹ gửi hôm Thứ Sáu, 08/11/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131108/franz-oppenheimer-ban-ve-ly-thuyet-xa-hoi-hoa
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001