Mạnh Quân - Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: "Chúng ta tiền ít mà quyết định rất đơn giản"
Mạnh Quân
Ghi tại thảo luận tổ ngày 18.11 về luật Đầu tư công (rất đáng suy nghĩ):
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh phát biểu:
Luật Đầu tư công - đây là vấn đề cực kỳ quan trọng. Không có luật nào ở Việt Nam mà 7 năm không trình ra được, đó chính là Luật Đầu tư công (ĐTC).
… Anh Bảy trắc và anh Lộc băn khoăn là làm chặt chẽ thế này thì biết thế nào mà thẩm định, bố trí. Xin thưa là chúng ta phải có nhận thức mới. Mới nhưng mà rất cũ, quay trở lại thời Ủy ban Kế Hoạch nhà nước. Thời đó, không có chuyện phê duyệt bừa bãi như hiện nay. Thời đó, năm 85 – 87, làm rất ít công trình, nhưng công trình nào ra công trình đó. Thời đó có bố trí vốn chuẩn bị đầu tư, cho các địa phương và các bộ. Mỗi năm trong tổng mức đầu tư chúng ta trích ra 20% để bố trí danh mục các công trình chuẩn bị đầu tư cho năm sau và năm sau nữa.
Bây giờ không có chuyện này, không cần chuẩn bị đầu tư, cứ nghĩ ra là làm thôi, chẳng nghiên cứu gì. Một đồng chí cấp cao đồng ý cho làm, đề nghị Thủ tướng, Phó thủ tướng đồng ý cho làm. Để quyết định một chủ trương, phải nghiên cứu rất nhiều yếu tố, cân nhắc rất nhiều.
Để làm một ngôi nhà, các cụ nói “Ba năm chuẩn bị, một năm làm nhà”, có gia đình nghèo chuẩn bị 10 năm mới dám làm nhà. Vậy mà bây giờ chúng ta thì rất đơn giản…, chỉ cần ý chí của một người lãnh đạo địa phương và một người lãnh đạo đâu đó là quyết làm ngay, ghi danh mục luôn. Các bộ chạy theo vào hùa để đồng tình, không có ai nói ngược. Trong khi đó, làm ra thì lãng phí. Đường làm xong không ai đi, chợ làm xong không ai họp…
Vì chúng ta có chuẩn bị đầu tư đâu, có ai đánh giá nghiên cứu gì đâu ? Có chủ trương rồi là bố trí vốn đầu tư là làm luôn, vừa làm vừa nghiên cứu.
-> Cho nên đây là vấn đề rất suy nghĩ, không khoa học, hoàn toàn phi thực tiễn, và trái ngược với những gì chúng ta đã từng làm trước đây và trái ngược với cái thế giới đang làm. Chỉ có mỗi VN làm vậy, tiền ít mà quyết định rất đơn giản.
Cho nên ĐB Thuý (ĐN) nói rất đúng, lãng phí khâu chủ trương đầu tư 5 - 10 tỷ, hay trăm tỷ thì không ai nói gì trong khi thất thoát 1 tỷ đã vào tù. Cho nên lãng phí trong chủ trương đầu tư là lãng phí lớn nhất trong tất cả các lãng phí.
Vừa rồi chúng ta làm tràn lan, tới 20.000 công trình mới phát sinh trong một năm. Tới nay, chỉ có 5.000 công trình mới thôi, nhưng được chọn lựa, có vốn chuẩn bị đầu tư, có khảo sát. Trên dưới đồng tình. Từ năm 2015 sẽ báo cáo mức vốn đầu tư những năm tới.
Luật này vô cùng bài bản, đã đến lúc Việt Nam không thể tùy thích thế này được. Tôi đã làm địa phương 40 năm, rất hiểu và chia sẻ. Đã đến lúc Việt Nam không thể để lung tung thế này được. Chủ trương đầu tư dễ quá. Một đồng chí mới lên, muốn để lại dấu ấn, đề nghị làm đại lộ hoành tráng, vẫn chi, làm tượng đài cỡ nghìn tỷ, giữa đồng không mông quạnh, lãng phí vô cùng. Chuyện nghe như cổ tích mà đang có thật. Suốt ngày tôi phải chịu áp lực. Các đồng chí đi xin chủ trương đồng ý tất, chúng tôi ở dưới vô cùng áp lực. Dự báo 2016 – 2020, cũng ko có nhiều tiền hơn hiện nay. Cho nên, nhiệm kỳ này là nhiệm kỳ khắc phục những tồn tại của những nhiệm kỳ trước.
Trái phiếu kích cầu, ai xin cũng được, chuẩn bị đầu tư rất đơn giản, làm vào mới tung tóe. Không ngờ tổng mức đầu tư lại tăng nhiều đến thế, tăng gấp mấy trăm lần. Làm ăn kiểu này không có đất nước nào làm. Bức xúc vô cùng. Cho nên chúng ta phải cùng nhau làm, chúng ta đừng thích dễ dãi. Nếu dễ dãi, chúng ta sẽ đưa đất nước đến bờ vực thẳm. Cho nên Luật này có rất nhiều điều đặc biệt.
Mặc dù đơn giản thôi. Nhưng mà tôi không kỳ vọng luật này hoàn thiện, vì nó phải được thông qua, còn trong quá trình thực hiện, mắc đâu gỡ đấy. Không thể một đất nước tiền ít mà lại không có Luật ĐTC.
Năm 2009, WB cam kết hỗ trợ VN 500 triệu USD để cứu nền kinh tế. Khi đó, họ yêu cầu VN phải có Luật ĐTC, nhưng từ đó đến nay vẫn không thông qua được. Vì các bộ nào cũng sợ Luật ĐTC ảnh hưởng đến quyền của mình. Nếu chúng ta không thông qua luật này, quốc tế họ cũng ko ủng hộ Việt Nam.
Điều mới trong luật này là có hẳn một chương về chủ trương đầu tư, để chế định cho các đồng chỉ có thẩm quyền ở địa phương, trung ương, thậm chí là thường vụ tỉnh ủy, bí thư tỉnh ủy.
Thay vì bây giờ chỉ cần một cuộc viếng thăm thôi, và các đồng chí đưa ra một list dài, và cán bộ đi theo rầm rầm nhưng không bộ nào dám phản đối. Vì có nghiên cứu gì đâu mà dám phản đối. Sợ ra QH lại bị gạch phiếu tín nhiệm, sợ tiếng xấu với địa phương.
Giờ phải làm lại, cấp to nhất cũng phải có luận chứng. Ai ra chủ trương sai người đó phải chịu trách nhiệm, phải có chế tài xử lý. Chỉ một cái này thôi mà được thực hiện thì sẽ hạn chế rất nhiều lãng phí.
Thứ hai là thẩm định. Mới đây chúng ta mới có chỉ thị 1792 về thẩm định nguồn vốn, còn trước đây không cần thẩm định gì hết. Thủ tướng còn phải bức xúc “Trời ơi, bây giờ chủ tịch địa phương giao cho Thủ tướng chịu trách nhiệm. Địa phương quyết còn Thủ tướng chạy theo bố trí”. Điều này nghe buồn cười nhưng có thật.
Cho nên phải thẩm định, có đủ tiền mới được làm, ko đủ tiền mới làm. Tiền của địa phương thì ĐP quyết, tiền của trung ương thì phải trả lời rõ có tiền mới làm. Đây là chuyện rất minh bạch.
Thứ ba là thay vì kế hoạch đầu tư không biết, VỪa rồi mới biết là có 156.000 tỷ. Không biết mình có bao nhiêu tiền. Ăn đong từng năm, nhưng công trình thì 5, 7 năm mới xong. Làm mà ko biết có tiền hay không. Vì thế trông cậy vào sự chạy chọt, chạy tốt mới có tí tiền mà không tốt thì không có. Mỗi năm cho một tí, sang năm không có thì thôi. Đó gọi là dàn trải. Dàn trải là làm quá nhiều công trình so với những gì mình có, và công trình nào cũng kéo dài, bôi ra. Nhóm nào cũng kéo dài 5 - 7 năm, không hiệu quả.
…Cho nên việc đột phá làm kế hoạch đầu tư trung hạn là sự dũng cảm của Bộ KHĐT. Chính chúng tôi đặt ra mục tiêu này để minh bạch, không có sự chạy chọt, tham nhũng. Có đồng chí Vụ trưởng nói: ”Bộ trưởng làm thế này là lấy đá ghè chân mình”, ai còn cần đến Bộ KHĐT nữa?
Tôi trả lời là đất nước này cần sự minh bạch, cần không có tiêu cực tham nhũng, và vốn phải dồn cho công trình. Bây giờ phải minh bạch tính ra mỗi năm GDP tăng bao nhiêu, thu ngân sách bao nhiêu, chi đầu tư phát triển bao nhiêu, đặt ở mức rất thấp, để chúng ta có sự chủ động, có dự phòng nếu vượt thu sẽ lo việc khác. Sẽ công bố cho các địa phương là có từng này tiền, công bố kế hoạch đầu tư 5 năm.
:)))
-> Có cảm tình với BT Bùi Quang Vinh rồi đấy
Khách gửi hôm Thứ Ba, 19/11/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131119/manh-quan
=======================================================================
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh phát biểu:
Luật Đầu tư công - đây là vấn đề cực kỳ quan trọng. Không có luật nào ở Việt Nam mà 7 năm không trình ra được, đó chính là Luật Đầu tư công (ĐTC).
… Anh Bảy trắc và anh Lộc băn khoăn là làm chặt chẽ thế này thì biết thế nào mà thẩm định, bố trí. Xin thưa là chúng ta phải có nhận thức mới. Mới nhưng mà rất cũ, quay trở lại thời Ủy ban Kế Hoạch nhà nước. Thời đó, không có chuyện phê duyệt bừa bãi như hiện nay. Thời đó, năm 85 – 87, làm rất ít công trình, nhưng công trình nào ra công trình đó. Thời đó có bố trí vốn chuẩn bị đầu tư, cho các địa phương và các bộ. Mỗi năm trong tổng mức đầu tư chúng ta trích ra 20% để bố trí danh mục các công trình chuẩn bị đầu tư cho năm sau và năm sau nữa.
Bây giờ không có chuyện này, không cần chuẩn bị đầu tư, cứ nghĩ ra là làm thôi, chẳng nghiên cứu gì. Một đồng chí cấp cao đồng ý cho làm, đề nghị Thủ tướng, Phó thủ tướng đồng ý cho làm. Để quyết định một chủ trương, phải nghiên cứu rất nhiều yếu tố, cân nhắc rất nhiều.
Để làm một ngôi nhà, các cụ nói “Ba năm chuẩn bị, một năm làm nhà”, có gia đình nghèo chuẩn bị 10 năm mới dám làm nhà. Vậy mà bây giờ chúng ta thì rất đơn giản…, chỉ cần ý chí của một người lãnh đạo địa phương và một người lãnh đạo đâu đó là quyết làm ngay, ghi danh mục luôn. Các bộ chạy theo vào hùa để đồng tình, không có ai nói ngược. Trong khi đó, làm ra thì lãng phí. Đường làm xong không ai đi, chợ làm xong không ai họp…
Vì chúng ta có chuẩn bị đầu tư đâu, có ai đánh giá nghiên cứu gì đâu ? Có chủ trương rồi là bố trí vốn đầu tư là làm luôn, vừa làm vừa nghiên cứu.
-> Cho nên đây là vấn đề rất suy nghĩ, không khoa học, hoàn toàn phi thực tiễn, và trái ngược với những gì chúng ta đã từng làm trước đây và trái ngược với cái thế giới đang làm. Chỉ có mỗi VN làm vậy, tiền ít mà quyết định rất đơn giản.
Cho nên ĐB Thuý (ĐN) nói rất đúng, lãng phí khâu chủ trương đầu tư 5 - 10 tỷ, hay trăm tỷ thì không ai nói gì trong khi thất thoát 1 tỷ đã vào tù. Cho nên lãng phí trong chủ trương đầu tư là lãng phí lớn nhất trong tất cả các lãng phí.
Vừa rồi chúng ta làm tràn lan, tới 20.000 công trình mới phát sinh trong một năm. Tới nay, chỉ có 5.000 công trình mới thôi, nhưng được chọn lựa, có vốn chuẩn bị đầu tư, có khảo sát. Trên dưới đồng tình. Từ năm 2015 sẽ báo cáo mức vốn đầu tư những năm tới.
Luật này vô cùng bài bản, đã đến lúc Việt Nam không thể tùy thích thế này được. Tôi đã làm địa phương 40 năm, rất hiểu và chia sẻ. Đã đến lúc Việt Nam không thể để lung tung thế này được. Chủ trương đầu tư dễ quá. Một đồng chí mới lên, muốn để lại dấu ấn, đề nghị làm đại lộ hoành tráng, vẫn chi, làm tượng đài cỡ nghìn tỷ, giữa đồng không mông quạnh, lãng phí vô cùng. Chuyện nghe như cổ tích mà đang có thật. Suốt ngày tôi phải chịu áp lực. Các đồng chí đi xin chủ trương đồng ý tất, chúng tôi ở dưới vô cùng áp lực. Dự báo 2016 – 2020, cũng ko có nhiều tiền hơn hiện nay. Cho nên, nhiệm kỳ này là nhiệm kỳ khắc phục những tồn tại của những nhiệm kỳ trước.
Trái phiếu kích cầu, ai xin cũng được, chuẩn bị đầu tư rất đơn giản, làm vào mới tung tóe. Không ngờ tổng mức đầu tư lại tăng nhiều đến thế, tăng gấp mấy trăm lần. Làm ăn kiểu này không có đất nước nào làm. Bức xúc vô cùng. Cho nên chúng ta phải cùng nhau làm, chúng ta đừng thích dễ dãi. Nếu dễ dãi, chúng ta sẽ đưa đất nước đến bờ vực thẳm. Cho nên Luật này có rất nhiều điều đặc biệt.
Mặc dù đơn giản thôi. Nhưng mà tôi không kỳ vọng luật này hoàn thiện, vì nó phải được thông qua, còn trong quá trình thực hiện, mắc đâu gỡ đấy. Không thể một đất nước tiền ít mà lại không có Luật ĐTC.
Năm 2009, WB cam kết hỗ trợ VN 500 triệu USD để cứu nền kinh tế. Khi đó, họ yêu cầu VN phải có Luật ĐTC, nhưng từ đó đến nay vẫn không thông qua được. Vì các bộ nào cũng sợ Luật ĐTC ảnh hưởng đến quyền của mình. Nếu chúng ta không thông qua luật này, quốc tế họ cũng ko ủng hộ Việt Nam.
Điều mới trong luật này là có hẳn một chương về chủ trương đầu tư, để chế định cho các đồng chỉ có thẩm quyền ở địa phương, trung ương, thậm chí là thường vụ tỉnh ủy, bí thư tỉnh ủy.
Thay vì bây giờ chỉ cần một cuộc viếng thăm thôi, và các đồng chí đưa ra một list dài, và cán bộ đi theo rầm rầm nhưng không bộ nào dám phản đối. Vì có nghiên cứu gì đâu mà dám phản đối. Sợ ra QH lại bị gạch phiếu tín nhiệm, sợ tiếng xấu với địa phương.
Giờ phải làm lại, cấp to nhất cũng phải có luận chứng. Ai ra chủ trương sai người đó phải chịu trách nhiệm, phải có chế tài xử lý. Chỉ một cái này thôi mà được thực hiện thì sẽ hạn chế rất nhiều lãng phí.
Thứ hai là thẩm định. Mới đây chúng ta mới có chỉ thị 1792 về thẩm định nguồn vốn, còn trước đây không cần thẩm định gì hết. Thủ tướng còn phải bức xúc “Trời ơi, bây giờ chủ tịch địa phương giao cho Thủ tướng chịu trách nhiệm. Địa phương quyết còn Thủ tướng chạy theo bố trí”. Điều này nghe buồn cười nhưng có thật.
Cho nên phải thẩm định, có đủ tiền mới được làm, ko đủ tiền mới làm. Tiền của địa phương thì ĐP quyết, tiền của trung ương thì phải trả lời rõ có tiền mới làm. Đây là chuyện rất minh bạch.
Thứ ba là thay vì kế hoạch đầu tư không biết, VỪa rồi mới biết là có 156.000 tỷ. Không biết mình có bao nhiêu tiền. Ăn đong từng năm, nhưng công trình thì 5, 7 năm mới xong. Làm mà ko biết có tiền hay không. Vì thế trông cậy vào sự chạy chọt, chạy tốt mới có tí tiền mà không tốt thì không có. Mỗi năm cho một tí, sang năm không có thì thôi. Đó gọi là dàn trải. Dàn trải là làm quá nhiều công trình so với những gì mình có, và công trình nào cũng kéo dài, bôi ra. Nhóm nào cũng kéo dài 5 - 7 năm, không hiệu quả.
…Cho nên việc đột phá làm kế hoạch đầu tư trung hạn là sự dũng cảm của Bộ KHĐT. Chính chúng tôi đặt ra mục tiêu này để minh bạch, không có sự chạy chọt, tham nhũng. Có đồng chí Vụ trưởng nói: ”Bộ trưởng làm thế này là lấy đá ghè chân mình”, ai còn cần đến Bộ KHĐT nữa?
Tôi trả lời là đất nước này cần sự minh bạch, cần không có tiêu cực tham nhũng, và vốn phải dồn cho công trình. Bây giờ phải minh bạch tính ra mỗi năm GDP tăng bao nhiêu, thu ngân sách bao nhiêu, chi đầu tư phát triển bao nhiêu, đặt ở mức rất thấp, để chúng ta có sự chủ động, có dự phòng nếu vượt thu sẽ lo việc khác. Sẽ công bố cho các địa phương là có từng này tiền, công bố kế hoạch đầu tư 5 năm.
:)))
-> Có cảm tình với BT Bùi Quang Vinh rồi đấy
Khách gửi hôm Thứ Ba, 19/11/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131119/manh-quan
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001