Đơn kêu cứu lần thứ 1606 của một công dân
Kính gửi Giáo sư Nguyễn Huệ Chi,
Tôi
lại làm phiền đến giáo sư và mang ơn giáo sư nhiều lắm. Cách đây 4 hoặc
5 năm giáo sư đã cho đăng kêu cứu của tôi trên mạng này [xem ở đây – BVN). Giáo sư vì tình thương đối với dân, khẩn khoản nhờ giáo sư đưa lên mạng theo nguyên đơn của tôi gửi ở dưới.
Cảm ơn giáo sư.
Bùi Thị Đoá
|
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Ngày 17-11-2013
ĐƠN KÊU CỨU (LẦN THỨ 1606, SUỐT 8 NĂM QUA)
Kính gửi: Ông Trịnh Đình Dũng - Bộ trưởng Bộ Xây Dựng
Tôi: Bùi Thị Đóa, 76 tuổi, ở 550 Tôn Đức Thắng, Hải Phòng.
ĐT: 01696042628 - Mail: KVP581953@yahoo.com
Thưa
ông! Vì sao kéo dài hai khóa Quốc hội và hai khóa Hội đồng Nhân dân Hải
Phòng mà vẫn không ai giải quyết? Tôi gửi đơn kêu cứu lần thứ 1605 đến
các cơ quan từ thấp đến cao 8 năm qua (từ 2006). Đã có 19 văn bản của
Quốc hội, Chính phủ và Thành phố khẳng định cụ thể:
- Quốc hội gửi 4 văn bản xuống Hải Phòng, lần thứ 4 số: 4014 ngày 23/6/2010 yêu cầu trả lời bà Đóa và báo cáo về Quốc hội (Hải Phòng không trả lời).
- Chính phủ gửi 9 văn bản xuống Hải Phòng, lần thứ 9 số 952 ngày 17/4/2012 yêu cầu Hải Phòng trả lời dứt điểm (Hải Phòng không trả lời).
- Uỷ ban Nhân dân Hải Phòng ra nhiều văn bản (bao che cho việc ký phép trái luật). Văn bản số
254 ngày 1/7/2009, kết luận khách sạn Hải Yến vi phạm nhiều lần và có
hệ thống tại 552 Tôn Đức Thắng. Hải Phòng nói là đó là vi phạm nghiêm
trọng, để lại hậu quả nặng nề, gây dư luận xấu trong nhân dân đối với cơ
quan hành chính các cấp, do đó phải kiên quyết cắt dỡ trước ngày
30/7/2009. Nay cắt dỡ chưa?? Khách sạn Hải Yến đã làm đổ nhà tôi không
nửa lời xin lỗi và cho một xu bồi thường cho người vô tội bị hại
oan! Kêu khóc nhiều lần xin gặp Chủ tịch, đều vô vọng!
- Bộ Xây dựng tái khẳng định văn bản số 223 ngày 10/6/2010, gửi đích danh Chủ tịch Hải Phòng, đề nghị phải cắt dỡ ngay hai công trình xây trái phép tại 552 Tôn Đức Thắng,
Hải Phòng, nhà không phép xây 8 tầng và 9 tầng làm đổ nhà có phép,
không còn nơi thờ bố mẹ và thờ hai anh ruột liệt sĩ. Sau khi có 19 văn
bản nêu trên, tôi lại tiếp tục 16 đơn gửi Chủ tịch kêu cứu, trên 50 báo,
đài, phát thanh địa phương và trung ương nêu (Công an Nhân dân, Tuổi trẻ thủ đô, Người cao tuổi…đã
đăng tải không dưới ba lần/tờ báo). Chi bộ, cụm dân cư, chi hội
Người cao tuổi, Hội Phụ nữ và Mặt trận Tổ quốc nơi tôi ở thấy
quá bất công!! Các đoàn thể đã ký tên gửi lên các cấp chính
quyền phản đối sự ngang ngược của Sở Xây dựng và công ty Hải
Yến. Bí thư Đảng ủy trực tiếp lên Sở Xây dựng chất vấn và xã lập 17
biên bản lúc xây dựng, đều bị công trình trái phép đè bẹp (vì Giám đốc
Sở Xây dựng nhúng chàm bảo kê).
Nay không ai
thực hiện bồi thường quyền lợi hợp pháp của tôi do Giám đốc Sở Xây dựng
và khách sạn Hải Yến gây lên tội ác (suốt 8 năm qua) (nhà đã xây cao 8
tầng hàng vạn mét vuông rồi mới thò bút ký phép; dẫn chứng:
sau 3 ngày ký phép số 10 ngày 27-3-2007 (Giám đốc Sở lại ký
thông báo số 24 ngày 2-4-2007 đình chỉ xây dựng). Xảo quyệt hơn
nữa Sở Xây dựng cùng Giám đốc khách sạn (tư nhân) Hải Yến lừa
từ địa phương đến trung ương; dẫn chứng: nhà 9 tầng (bên) cũng
tại số 552 nói trên, Phòng Xây dựng huyện An Hải ký phép số 49
tháng 4-1993 là 5 tầng, đến 2006 cùng một lúc Giám đốc Sở Xây
dựng cho cán bộ của Sở canh gác ngày đêm cho Hải Yến xây lên 9
tầng không phép. Trong kỳ họp Hội đồng Nhân dân Thành phố, ông Chủ
tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố cùng ông Bí thư Thành ủy hứa trước kỳ
họp kiên quyết xử lý (hai kỳ họp Hội đồng Nhân dân đều nêu ra, đến
nay đã 8 năm rồi không dám xử lý, vậy trong hai tòa nhà nói trên có gì
mờ ám hay là nơi rửa tiền của xếp?). Biên bản 387 ngày 27-12-2012
đoàn bốn người do Chánh thanh tra Bộ Xây dựng dẫn đầu ký kết
với ông Điền, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng cam
kết giải quyết dứt điểm trong quí 1-2013 để 15-4-2013 báo cáo
lên Thủ tướng theo chỉ thị 14 ngày 18-5-2012 cuả chính phủ, kế
hoạch số 1399 ngày 5-3-2013 do ông Điền Chủ tịch Thành phố ký,
hoàn thành phá dỡ trái luật tại nhà 552 kể trên trước
30-4-2013. (Văn bản này vẫn bao che cho Giám đốc Sở Xây dựng ký là
đúng, đã đạp lên pháp luật gây tội ác lên đầu người dân). Nay
đã gần hết năm 2013, ông Chủ tịch Hải Phòng có làm đúng cam kết
của mình không hay vẫn cố tình đùn đẩy?
Nay không ai giải quyết. TÔI kêu cứu Đảng – Nhà nước và Ông:
1. Thực hiện ngay văn bản 254 Thành phố Hải Phòng ký và văn bản 223 của Bộ Xây dựng đã ban hành (đùn đẩy quá lâu!).
2.
Giám đốc Sở Xây dựng Hải Phòng và khách sạn Hải Yến phải xây lại nhà và
bồi thường thiệt hại trong 8 năm qua về tài sản (hợp pháp) và tinh
thần cho tôi.
3. Hãy học Nghị quyết Trung ương 4. Tại sao nhà xây 8 tầng rồi mới ký phép 6 tầng, nhà 9 tầng không phép vẫn tồn tại
(dư luận bảo ông Giám đốc Sở Xây dựng cầm 450 triệu có đúng không???)
hay lợi ích nhóm mà không phá dỡ nổi? Tôi đã 76 tuổi, chồng tôi
80 tuổi ăn không đủ, nhà đổ không có chỗ ở, lấy đâu hàng trăm
triệu để thuê khảo sát dự toán+án phí nộp rồi tòa mới xử.
Đằng
nào cũng phải chết, nếu không được giải quyết! Tôi xin phép
được chết trước cửa nhà ông Chủ tịch và gửi tiếp các văn bản
kêu cứu Đảng - Nhà nước và toàn bộ các cơ quan thông tấn,
trang mạng kêu oan! (Việc này tự tôi, không có liên quan đến ai).
Trân trọng cảm ơn!
Người kêu cứu
Bùi Thị Đóa
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 05:09
nguồn:http://boxitvn.blogspot.com/2013/11/on-keu-cuu-lan-thu-1606-cua-mot-cong-dan.html
=======================================================================
Cực điểm của bất công
Cực điểm của bất công
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-11-20
2013-11-20
Bà Bùi Thị Đóa, 76 tuổi có căn nhà tại số 550 đường Tôn Đức Thắng,
Hải Phòng bị khách sạn Hải Yến xây lên trái phép và chèn lấn căn nhà của
bà đến nỗi bị sụp đổ hoàn toàn. Thế nhưng sau tám năm lặn lội thưa kiện
khắp nơi với 1606 đơn thư gia đình bà vẫn không được chính quyền địa
phương giải quyết.
Phạm Văn Trung: Tôi là Phạm Văn Trung, chồng của bà Bùi Thị Đóa. Hiện nay nhà chúng tôi đổ nên phải đi ở nhờ nhà cháu ở trong Sài Gòn. Cả cuộc đời vợ chồng chúng tôi xây được cái nhà. Từ năm 2006 ông Giám đốc sở Xây dựng thành phố Hải Phòng ký phép khi khách sạn Hải Yến đã xây đến tầng thứ 8. Theo pháp luật thì phải ký phép từ lúc chưa khởi công. Tôi lên gặp trực tiếp giám đốc sở kêu khóc xin giám đốc đừng ký nữa nhưng khi nhà đã xây 8 tầng rồi giám đốc vẫn ký.
Rất may cho tôi, tôi lên kêu khóc với chánh thanh tra Đoàn Văn Dân của thành phố. Tình cờ tôi với ông chánh thanh tra gặp nhau và hỏi thăm quê hương thì đúng là ngày xưa tôi ở hầm bí mật ở thôn ông Dân để đi đánh giặc thực dân Pháp. Ông trực tiếp xuống tận nơi, ông xác định điều tôi nói là đúng nhưng chuyện thì dài lắm. Nhân vấn đề này ông giám đốc sở Xây dựng lại cho cán bộ thanh tra của sở Xây dựng xuống canh gác cho khách sạn Hải Yến xây tiếp một cái nhà bên cạnh mà không có phép.
Mặc Lâm: Thưa ông có đưa vụ này cho báo chí tìm hiểu cũng như viết bài về sự ông bị chèn ép hay không?
Phạm Văn Trung: Vợ chồng tôi rất đau khổ, kêu khóc khắp tất cả mọi nơi: báo Công an, báo Người cao tuổi, báo Tuổi trẻ thủ đô và đài phát thanh, truyền hình từ địa phương đến trung ương. Báo Công an là tiếng nói của nhà nước; Báo Người cao tuổi, báo Tuổi trẻ thủ đô đăng không dưới 3 lần.
Tuy nhiên tôi không hiểu vì sao nỗi đau khổ này lại đổ lên vợ chồng già tôi như vậy. Vừa qua, sau 8 năm kêu cứu , chúng tôi định liên hệ kêu cứu đưa lên Liên Hiệp Quốc để xem việc thực hiện pháp luật của Việt Nam ra sao. Hai vợ chồng chúng tôi đều là những người tham gia Cách mạng. Tôi đi từ lúc 13 tuổi, năm nay đã 80 tuổi. Vợ tôi đi từ lúc 17 tuổi, nam nay vợ tôi 76 tuổi. Không hiểu vì sao lại hằn thù với vợ chồng tôi như vậy.
Hôm nay có biên bản của Chủ tịch thành phố, ông Trương Anh Điền. Ông chánh thanh tra dẫn một đoàn 4 người của Bộ xuống cam kết giúp đỡ gia đình nhà tôi đến hết quí 2013. Đến ngày 5 tháng 4 thì phải báo cáo với Thủ tướng. Nay đã gần hết 2013 thì tại sao vẫn không giúp đỡ vợ chồng tôi. Vậy thì pháp luật này đúng hay sai? Đây không phải là dân oan mà đây là làm sai đổ lên đầu người dân. Tôi có gì tranh chấp với ai đâu mà làm hại tôi thế này.
Phạm Văn Trung: Đúng như vậy. Nhà này xây hoàn toàn trái với pháp luật nhưng thành phố vẫn nói là đúng pháp luật. Tôi xin hỏi ông ký giấy phép khi đã xây xong 8 tầng nhưng tại sao khi tôi kêu cứu quá thì 3 ngày sau ông giám đốc Sở ký thông báo đình chỉ thi công. Chỉ có 3 ngày thì làm sao xây được 2 vạn mét vuông nhà. Đây có phải là thành phố bênh vực ông giám đốc Sở hay không. Ngược lại ông giám đốc Sở lại được đề bạt về trung ương làm lãnh đạo của Bộ Xây dựng.
Phạm Văn Trung: Đúng như vậy. Tôi đã gởi thư cho Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam 19 lần, không dưới con số đó.
Khi tôi lên gặp Tổng thanh tra chính phủ thì lại có một văn bản bảo là thành phố ngừng cái việc trắc trở này vì hai bên đã thỏa thuận bồi thường nhau. Tôi hỏi một ông ở Vụ 6, tổng thanh tra chính phủ là bao nhiêu tiền thì ông bảo là ông chỉ thấy báo cáo là bồi thường. Tôi bảo ông cho tôi xem giấy tôi đã ký nhận tiền; Cuối cùng ông đuối lý và bảo tôi ngồi đợi ông làm văn bản tiếp tục cứu xét. Đấy là một trả lời của thanh tra chính phủ.
Cái trả lời thứ hai là một vị to, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của quốc hội viết yêu cầu chủ tịch thành phố trả lời cho bà Đóa và yêu cầu giải quyết việc này. Lại có một ông sau bà này, chỉ là Vụ phó trong cái Ủy ban đấy thôi ký giấy ngưng giải quyết các cái nhà này. Tôi không hiểu lý do sao, có cái gì trong hai ngôi nhà này đây hay là nơi rửa tiền của các xếp.
Mặc Lâm: Cho tới bây giờ sau tám năm theo đuổi vụ khiếu kiện và đã gửi đi 1606 đơn thư có ai đã tới hỏi han hay gợi ý ông phải làm gì hay không?
Phạm Văn Trung: Thưa ông, không có ai đến hỏi. Nghe nói có ông chủ tịch xã đến nhưng nhà đổ rồi vợ chồng tôi có ở đấy đâu mà biết có đến hay không.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/1606-petitions-in-8-years-ml-11202013100805.html
======================================================================
Chèn ép dân
Chồng bà Bùi Thị Đóa, là ông Phạm Văn Trung cho Mặc Lâm biết thêm chi tiết về câu chuyện hy hữu này, trước tiên ông Trung nói:Phạm Văn Trung: Tôi là Phạm Văn Trung, chồng của bà Bùi Thị Đóa. Hiện nay nhà chúng tôi đổ nên phải đi ở nhờ nhà cháu ở trong Sài Gòn. Cả cuộc đời vợ chồng chúng tôi xây được cái nhà. Từ năm 2006 ông Giám đốc sở Xây dựng thành phố Hải Phòng ký phép khi khách sạn Hải Yến đã xây đến tầng thứ 8. Theo pháp luật thì phải ký phép từ lúc chưa khởi công. Tôi lên gặp trực tiếp giám đốc sở kêu khóc xin giám đốc đừng ký nữa nhưng khi nhà đã xây 8 tầng rồi giám đốc vẫn ký.
Rất may cho tôi, tôi lên kêu khóc với chánh thanh tra Đoàn Văn Dân của thành phố. Tình cờ tôi với ông chánh thanh tra gặp nhau và hỏi thăm quê hương thì đúng là ngày xưa tôi ở hầm bí mật ở thôn ông Dân để đi đánh giặc thực dân Pháp. Ông trực tiếp xuống tận nơi, ông xác định điều tôi nói là đúng nhưng chuyện thì dài lắm. Nhân vấn đề này ông giám đốc sở Xây dựng lại cho cán bộ thanh tra của sở Xây dựng xuống canh gác cho khách sạn Hải Yến xây tiếp một cái nhà bên cạnh mà không có phép.
Mặc Lâm: Thưa ông có đưa vụ này cho báo chí tìm hiểu cũng như viết bài về sự ông bị chèn ép hay không?
Phạm Văn Trung: Vợ chồng tôi rất đau khổ, kêu khóc khắp tất cả mọi nơi: báo Công an, báo Người cao tuổi, báo Tuổi trẻ thủ đô và đài phát thanh, truyền hình từ địa phương đến trung ương. Báo Công an là tiếng nói của nhà nước; Báo Người cao tuổi, báo Tuổi trẻ thủ đô đăng không dưới 3 lần.
Tuy nhiên tôi không hiểu vì sao nỗi đau khổ này lại đổ lên vợ chồng già tôi như vậy. Vừa qua, sau 8 năm kêu cứu , chúng tôi định liên hệ kêu cứu đưa lên Liên Hiệp Quốc để xem việc thực hiện pháp luật của Việt Nam ra sao. Hai vợ chồng chúng tôi đều là những người tham gia Cách mạng. Tôi đi từ lúc 13 tuổi, năm nay đã 80 tuổi. Vợ tôi đi từ lúc 17 tuổi, nam nay vợ tôi 76 tuổi. Không hiểu vì sao lại hằn thù với vợ chồng tôi như vậy.
Hôm nay có biên bản của Chủ tịch thành phố, ông Trương Anh Điền. Ông chánh thanh tra dẫn một đoàn 4 người của Bộ xuống cam kết giúp đỡ gia đình nhà tôi đến hết quí 2013. Đến ngày 5 tháng 4 thì phải báo cáo với Thủ tướng. Nay đã gần hết 2013 thì tại sao vẫn không giúp đỡ vợ chồng tôi. Vậy thì pháp luật này đúng hay sai? Đây không phải là dân oan mà đây là làm sai đổ lên đầu người dân. Tôi có gì tranh chấp với ai đâu mà làm hại tôi thế này.
Xây dựng không phép
Mặc Lâm: Ông xác định là khách sạn Hải Yến đã vi phạm pháp luật khi xây nhà mà không có giấy phép cho tới khi ông kêu cứu thì nhà nước mới xuống hiện trường nhưng lại công bố là hợp pháp phải không ạ?Phạm Văn Trung: Đúng như vậy. Nhà này xây hoàn toàn trái với pháp luật nhưng thành phố vẫn nói là đúng pháp luật. Tôi xin hỏi ông ký giấy phép khi đã xây xong 8 tầng nhưng tại sao khi tôi kêu cứu quá thì 3 ngày sau ông giám đốc Sở ký thông báo đình chỉ thi công. Chỉ có 3 ngày thì làm sao xây được 2 vạn mét vuông nhà. Đây có phải là thành phố bênh vực ông giám đốc Sở hay không. Ngược lại ông giám đốc Sở lại được đề bạt về trung ương làm lãnh đạo của Bộ Xây dựng.
Ký giấy phép khi đã xây xong 8 tầng nhưng tại sao khi tôi kêu cứu quá thì 3 ngày sau ông giám đốc Sở ký thông báo đình chỉ thi công. Chỉ có 3 ngày thì làm sao xây được 2 vạn mét vuông nhà.Mặc Lâm: Sau khi bị chèn ép thì ông gửi thư kêu cứu cho cơ quan nào và ai là người cao nhất mà ông đã gửi đơn tới?
-Phạm Văn Trung
Phạm Văn Trung: Đúng như vậy. Tôi đã gởi thư cho Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam 19 lần, không dưới con số đó.
Khi tôi lên gặp Tổng thanh tra chính phủ thì lại có một văn bản bảo là thành phố ngừng cái việc trắc trở này vì hai bên đã thỏa thuận bồi thường nhau. Tôi hỏi một ông ở Vụ 6, tổng thanh tra chính phủ là bao nhiêu tiền thì ông bảo là ông chỉ thấy báo cáo là bồi thường. Tôi bảo ông cho tôi xem giấy tôi đã ký nhận tiền; Cuối cùng ông đuối lý và bảo tôi ngồi đợi ông làm văn bản tiếp tục cứu xét. Đấy là một trả lời của thanh tra chính phủ.
Cái trả lời thứ hai là một vị to, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của quốc hội viết yêu cầu chủ tịch thành phố trả lời cho bà Đóa và yêu cầu giải quyết việc này. Lại có một ông sau bà này, chỉ là Vụ phó trong cái Ủy ban đấy thôi ký giấy ngưng giải quyết các cái nhà này. Tôi không hiểu lý do sao, có cái gì trong hai ngôi nhà này đây hay là nơi rửa tiền của các xếp.
Mặc Lâm: Cho tới bây giờ sau tám năm theo đuổi vụ khiếu kiện và đã gửi đi 1606 đơn thư có ai đã tới hỏi han hay gợi ý ông phải làm gì hay không?
Phạm Văn Trung: Thưa ông, không có ai đến hỏi. Nghe nói có ông chủ tịch xã đến nhưng nhà đổ rồi vợ chồng tôi có ở đấy đâu mà biết có đến hay không.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/1606-petitions-in-8-years-ml-11202013100805.html
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001