Số phận của các thuyền nhân khi về Việt Nam
Tường An, thông tín viên RFA
2013-11-20
2013-11-20
Để ngăn ngừa làn sóng tị nạn của thuyền nhân ngày một đông đến Úc
châu. Bắt đầu từ ngày 19/7 Chính phủ Úc thực hiện chính sách siết chặt
vấn đề định cư của thuyền nhân đến Úc. Cụ thể tháng 10 vừa qua, đã có
hai đợt thuyền nhân Việt Nam bị trục xuất, tổng cộng đã có 30 thuyền
nhân bị trả về Việt Nam. Đợt 1 có 2 người bị trả về ngày 2 tháng 10.
Đợt 2 gồm có 28 người bị trục xuất ngày 23 tháng 10. Số phận của những
người này ra sao?
Chúng tôi liên lạc về Việt Nam và một thuyền nhân, tạm gọi là anh Minh, là 1 trong 28 thuyền nhân bị cưỡng chế về Việt Nam cho biết ngay khi về đến Việt Nam anh đã bị công an cửa khẩu bắt nhốt hơn 10 ngày để điều tra, ở đó anh bị đánh và đối xử rất tồi tệ. Anh Minh cho biết:
“Họ điều tra, họ hỏi sao bỏ Việt Nam mà đi, họ hỏi em đi như vậy có giấy tờ hay không ? Họ bắt em khai ra người, em không biết thì họ bạt tai em, họ tát vào đầu, vào mặt em mấy cái họ bắt em khai sự thật mà em có biết gì đâu. Họ đối xử rất là tệ, ăn rất là khổ, họ cho ăn gì thì ăn cái đó thôi, còn thua cho chó ăn nữa.”
“Họ nhốt trong phòng 28 người họ không cho đi đâu hết. Họ nhốt trong phòng 28 người rất ngột ngạt, họ không cho nói luôn. Họ đọc tên, họ đọc danh sách những người bị trục xuất về Việt Nam . Họ đưa ra máy bay họ đưa về Việt Nam luôn.”
Anh Minh cho biết bộ Di trú Úc nói với họ rằng nếu ký giấy tự nguyện hồi hương thì họ sẽ bảo đảm về Việt Nam an toàn, còn nếu không ký thì họ sẽ không chịu trách nhiệm cho các thuyền nhân khi về đến Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người ký giấy tự nguyện hồi hương, về đến Việt Nam họ vẫn bị công an bắt giữ nhiều ngày để hỏi cung và nhiều trường hợp đã xảy ra bạo hành trong quá trình hỏi cung. Anh Minh là một trong những người đã ký giấy tự nguyện hồi hương, nhưng anh vẫn không được bảo đảm an toàn. Qua 10 ngày bị nhốt điều tra, sức khoẻ anh Minh rất yếu, anh phải vào nước biển trong khi trả lời chúng tôi. Và cho tới hôm nay, những người bạn của anh vẫn còn bị giam giữ trong đồn công an.
Người đi cùng chuyến tàu 84 người với anh Minh là anh Trần Quang Hiếu. Anh Hiếu cũng ký giấy tự nguyện hồi hương và bị trả về cùng lượt với anh Minh ngày 23 tháng 10, tuy nhiên cho tới hôm nay anh Hiếu vẫn còn bị giữ tại đồn công an Phước Cơ. Gia đình không được gặp mặt. Chị Minh, Mẹ của anh Hiếu, cho biết khi anh Hiếu về đến phi trường, họ chỉ đem anh về nhà khoảng 15 phút để làm biên bản, sau đó đem anh lên thẳng đồn công an Phước Cơ nhốt cho đến bây giờ. Gia đình không biết được tình trạng của anh Trần Quang Hiếu ra sao trong đồn công an. Mẹ anh Hiếu than thở:
“Coi như là mình không được vô trong đó thăm, chỉ gửi cơm thôi. Từ lúc cháu vô đây tới giờ là gửi cơm được 2 lần con không gặp mặt cháu. Họ không cho gặp cháu đâu. Tôi có hỏi, xin cho gặp cháu chừng 5 phút mà cũng không được. Họ nói cán bộ trong trại không gặp được nữa làm gì mà gia đình gặp được. Tôi cũng nóng lòng gặp con xem như thế nào mà họ không cho. Gia đình rất nóng ruột mà không biết làm sao. Bây giờ ngồi đây mong chờ con thôi chứ không biết làm sao để giúp con được để mà con về. Gia đình hoàn cảnh cũng khó khăn lắm, tiền bạc cũng không có, tôi ngồi đây chỉ khóc với chờ con thôi.”
Trong số những người bị trục xuất có hai anh em Thông và Hoàng , hai thuyền nhân này bị trục xuất đợt 1, họ về Việt Nam ngày 2 tháng 10. Sau khi về Việt Nam, họ chỉ bị giữ tại đồn công an điều tra 1 ngày, sau đó thì được thả về nhà, anh Thông cho biết lý do điều tra của công an:
“Riêng con thì không có rắc rối, công an nó kêu lên nó hỏi này kia thôi. Họ hỏi biết ai là người tổ chức không ? Họ muốn biết người tổ chức đi nhưng con không biết ai là người tổ chức đi nên họ cũng không hỏi gì thêm.”
Đối tượng bị trục xuất về Việt Nam thuộc nhiều diện khác nhau: đó là những người bị trả hồ sơ, không qua vòng 1, những có người đã qua vòng 1 cũng vẫn bị cưỡng bức hồi hương. Có những người chưa hề được xét hồ sơ cũng vẫn bị trục xuất. Nói chung việc trục xuất hầu như không dựa theo một tiêu chuẩn nào nhất định. Hai anh em Thông và Hoàng đang xét vòng 1, bộ di trú đòi hai anh em phải bổ túc hồ sơ, nhưng chưa bổ túc hồ sơ thì họ bị bộ di trú gọi lên, bắt nhốt riêng và sau đó đưa lên máy bay về Việt Nam , không thông báo trước. Anh Thông nói hai anh em Thông và tất cả 28 người về cùng chuyến với Minh đều bị xử dụng hình thức đánh lừa và bắt cóc này để tránh các sự phản kháng có thể xảy ra như biểu tình, tự vận…v.v…anh Thông kể lại:
“Họ nói là con không được chấp nhận ở lại Úc thì họ ép con về. Có giấy mời hai anh em con xuống, giấy mời là 2 tiếng đồng hồ , giấy đó là kêu xuống nhận đồ. Tụi con xuống 2 tiếng đồng hồ sau họ nhốt con với em con, đến 2 giờ sáng thì họ bắt con với em con về. 28 người kia là cũng bị bắt cóc về đó .”
Khi được tàu Úc vớt, hai anh em anh Thông và Hoàng được đưa vào đảo Christmas, rồi đưa vào đất liền ở trại Darwin, sau đó chuyển đến trại Yongah Hill được 3 tháng thì họ bị công an xuất nhập cảnh CP A18 gọi lên điều tra và sau đó 2 tháng thì họ bị cưỡng bức về Việt Nam. Sau 14 ngày lênh đênh trên biển và hàng tháng trời chuyển từ trại này sang trại khác với một tâm trạng hoang mang, bất ổn. Cuối cùng hai anh em Thông và Hoàng cũng bị trục xuất trở về nơi chốn họ đã bỏ đi trong tâm trạng buồn chán, não nề. Ngoài nỗi buồn tiền mất, tật mang, Họ lại mang thêm nỗi xấu hổ với hàng xóm láng giềng, không dám gặp ai, người em tên Hoàng thì đã bỏ đi mất tích vì không muốn gặp người quen. Anh Thông tâm sự:
Ngày 19/7, cựu Thủ tướng Úc Kevin Ruud đã ra quyết định: “Kể từ nay, bất kỳ thuyền nhân nào đến Úc để xin tỵ nạn sẽ không được tiếp nhận định cư ở Úc nữa.”
Đương kim Thủ Tướng Tony Abbott cho biết là sẽ tiếp tục chính sách siết chặt để giải quyết vấn đề thuyền nhân trong vòng 3 năm tới đây. Luật sư Phạm Việt Dũng, phát ngôn nhân của VietBP cho biết:
“Chính phủ Úc thì có chính sách từ ngày 19/7/2013 sẽ vĩnh viễn không được định cư đến Úc nếu mà họ đến bắng tàu. Nếu mà đủ tư cách tị nạn thì họ sẽ định cư tại đảo Papua New Guinea (PNG) Đối với những thuyền nhân đến trước ngày đó cũng sẽ không bao giờ được định cư tại Úc mà chỉ được quyền tạm trú tại Úc trong vòng 3 năm. Trong vòng 3 năm tạm trú này, họ không được quyền bảo lãnh gia đình của họ cũng như không thể xin ở lại qua bất cứ một diện chiếu khán nào khác.Những người thuyền nhân mặc dù đủ tư cách tị nạn cũng sẽ vĩnh viễn không được định cư tại Úc. Họ chỉ được tạm trú tại Úc trong vòng 3 năm mà thôi.”
Mặc dù chính phủ Úc đã có chính sách quyết liệt như thế hầu ngăn trở làn sóng thuyền nhân tiếp tục đến Úc, nhưng anh Minh vẫn còn có nguyện vọng:
“Em rất là muốn được quay trở lại bên đó.”
Anh Thông cũng nuôi hy vọng:
“Con cũng muốn có cơ hội gì qua bên đó, con cũng muốn thoát khỏi nơi đây lắm.”
Người ta nhớ lại làn sóng thuyền nhân sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Một thời, họ cũng đã từng bị kết tội là kẻ phản quốc. Nay những thuyền nhân ngày ấy đã trở lại quê hương trong vòng tay đón chào của nhà nước. Lịch sử thuyền nhân lập lại sau 38 năm, nhưng số phận của các thuyền nhân hôm nay vẫn còn quá bấp bênh như con thuyền của họ trên sóng nước đại dương.
nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/fate-asylum-seeker-wh-return-vn-11202013120540.html
======================================================================
Chúng tôi liên lạc về Việt Nam và một thuyền nhân, tạm gọi là anh Minh, là 1 trong 28 thuyền nhân bị cưỡng chế về Việt Nam cho biết ngay khi về đến Việt Nam anh đã bị công an cửa khẩu bắt nhốt hơn 10 ngày để điều tra, ở đó anh bị đánh và đối xử rất tồi tệ. Anh Minh cho biết:
“Họ điều tra, họ hỏi sao bỏ Việt Nam mà đi, họ hỏi em đi như vậy có giấy tờ hay không ? Họ bắt em khai ra người, em không biết thì họ bạt tai em, họ tát vào đầu, vào mặt em mấy cái họ bắt em khai sự thật mà em có biết gì đâu. Họ đối xử rất là tệ, ăn rất là khổ, họ cho ăn gì thì ăn cái đó thôi, còn thua cho chó ăn nữa.”
Anh Minh rời Việt Nam cùng với 84 thuyền nhân khác, sau 14 ngày lênh đênh trên biển, được tàu Úc vớt vào đảo Christmas, sau đó họ về trại Darwin, sau 3 tháng ở trại Darwin, anh bị đưa về trại Yongah Hill , ở đây chưa được 1 ngày thì bộ Di Trú bắt anh cùng 27 người khác nhốt vào một căn phòng và sau đó đưa lên máy bay về Việt Nam, anh kể lại:
Họ bắt em khai ra người, em không biết thì họ bạt tai em, họ tát vào đầu, vào mặt em mấy cái họ bắt em khai sự thật mà em có biết gì đâu.
- Anh Minh
“Họ nhốt trong phòng 28 người họ không cho đi đâu hết. Họ nhốt trong phòng 28 người rất ngột ngạt, họ không cho nói luôn. Họ đọc tên, họ đọc danh sách những người bị trục xuất về Việt Nam . Họ đưa ra máy bay họ đưa về Việt Nam luôn.”
Anh Minh cho biết bộ Di trú Úc nói với họ rằng nếu ký giấy tự nguyện hồi hương thì họ sẽ bảo đảm về Việt Nam an toàn, còn nếu không ký thì họ sẽ không chịu trách nhiệm cho các thuyền nhân khi về đến Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người ký giấy tự nguyện hồi hương, về đến Việt Nam họ vẫn bị công an bắt giữ nhiều ngày để hỏi cung và nhiều trường hợp đã xảy ra bạo hành trong quá trình hỏi cung. Anh Minh là một trong những người đã ký giấy tự nguyện hồi hương, nhưng anh vẫn không được bảo đảm an toàn. Qua 10 ngày bị nhốt điều tra, sức khoẻ anh Minh rất yếu, anh phải vào nước biển trong khi trả lời chúng tôi. Và cho tới hôm nay, những người bạn của anh vẫn còn bị giam giữ trong đồn công an.
Người đi cùng chuyến tàu 84 người với anh Minh là anh Trần Quang Hiếu. Anh Hiếu cũng ký giấy tự nguyện hồi hương và bị trả về cùng lượt với anh Minh ngày 23 tháng 10, tuy nhiên cho tới hôm nay anh Hiếu vẫn còn bị giữ tại đồn công an Phước Cơ. Gia đình không được gặp mặt. Chị Minh, Mẹ của anh Hiếu, cho biết khi anh Hiếu về đến phi trường, họ chỉ đem anh về nhà khoảng 15 phút để làm biên bản, sau đó đem anh lên thẳng đồn công an Phước Cơ nhốt cho đến bây giờ. Gia đình không biết được tình trạng của anh Trần Quang Hiếu ra sao trong đồn công an. Mẹ anh Hiếu than thở:
“Coi như là mình không được vô trong đó thăm, chỉ gửi cơm thôi. Từ lúc cháu vô đây tới giờ là gửi cơm được 2 lần con không gặp mặt cháu. Họ không cho gặp cháu đâu. Tôi có hỏi, xin cho gặp cháu chừng 5 phút mà cũng không được. Họ nói cán bộ trong trại không gặp được nữa làm gì mà gia đình gặp được. Tôi cũng nóng lòng gặp con xem như thế nào mà họ không cho. Gia đình rất nóng ruột mà không biết làm sao. Bây giờ ngồi đây mong chờ con thôi chứ không biết làm sao để giúp con được để mà con về. Gia đình hoàn cảnh cũng khó khăn lắm, tiền bạc cũng không có, tôi ngồi đây chỉ khóc với chờ con thôi.”
Trong số những người bị trục xuất có hai anh em Thông và Hoàng , hai thuyền nhân này bị trục xuất đợt 1, họ về Việt Nam ngày 2 tháng 10. Sau khi về Việt Nam, họ chỉ bị giữ tại đồn công an điều tra 1 ngày, sau đó thì được thả về nhà, anh Thông cho biết lý do điều tra của công an:
“Riêng con thì không có rắc rối, công an nó kêu lên nó hỏi này kia thôi. Họ hỏi biết ai là người tổ chức không ? Họ muốn biết người tổ chức đi nhưng con không biết ai là người tổ chức đi nên họ cũng không hỏi gì thêm.”
Đối tượng bị trục xuất về Việt Nam thuộc nhiều diện khác nhau: đó là những người bị trả hồ sơ, không qua vòng 1, những có người đã qua vòng 1 cũng vẫn bị cưỡng bức hồi hương. Có những người chưa hề được xét hồ sơ cũng vẫn bị trục xuất. Nói chung việc trục xuất hầu như không dựa theo một tiêu chuẩn nào nhất định. Hai anh em Thông và Hoàng đang xét vòng 1, bộ di trú đòi hai anh em phải bổ túc hồ sơ, nhưng chưa bổ túc hồ sơ thì họ bị bộ di trú gọi lên, bắt nhốt riêng và sau đó đưa lên máy bay về Việt Nam , không thông báo trước. Anh Thông nói hai anh em Thông và tất cả 28 người về cùng chuyến với Minh đều bị xử dụng hình thức đánh lừa và bắt cóc này để tránh các sự phản kháng có thể xảy ra như biểu tình, tự vận…v.v…anh Thông kể lại:
“Họ nói là con không được chấp nhận ở lại Úc thì họ ép con về. Có giấy mời hai anh em con xuống, giấy mời là 2 tiếng đồng hồ , giấy đó là kêu xuống nhận đồ. Tụi con xuống 2 tiếng đồng hồ sau họ nhốt con với em con, đến 2 giờ sáng thì họ bắt con với em con về. 28 người kia là cũng bị bắt cóc về đó .”
Khi được tàu Úc vớt, hai anh em anh Thông và Hoàng được đưa vào đảo Christmas, rồi đưa vào đất liền ở trại Darwin, sau đó chuyển đến trại Yongah Hill được 3 tháng thì họ bị công an xuất nhập cảnh CP A18 gọi lên điều tra và sau đó 2 tháng thì họ bị cưỡng bức về Việt Nam. Sau 14 ngày lênh đênh trên biển và hàng tháng trời chuyển từ trại này sang trại khác với một tâm trạng hoang mang, bất ổn. Cuối cùng hai anh em Thông và Hoàng cũng bị trục xuất trở về nơi chốn họ đã bỏ đi trong tâm trạng buồn chán, não nề. Ngoài nỗi buồn tiền mất, tật mang, Họ lại mang thêm nỗi xấu hổ với hàng xóm láng giềng, không dám gặp ai, người em tên Hoàng thì đã bỏ đi mất tích vì không muốn gặp người quen. Anh Thông tâm sự:
Riêng con thì không có rắc rối, công an nó kêu lên nó hỏi này kia thôi. Họ hỏi biết ai là người tổ chức không ? Họ muốn biết người tổ chức đi nhưng con không biết ai là người tổ chức đi nên họ cũng không hỏi gì thêm.“Bị trả về thì hai anh em con cũng buồn lắm. Nói chung cũng thao thức, cũng lo sợ về bên này thì công an nó đánh đập. Tụi con muốn sống chết trên biển để kiếm cuộc sống mới mà qua bên đó nước Úc nó trả tụi con về. ..Con rất là buồn!...Về đây vì xấu hổ nên em con nó trốn đi đâu con cũng không biết nữa, bây giờ nó trốn đi mất tích rồi, nó về được 1 ngày rồi nó đi luôn. Nó đi đâu bây giờ liên lạc cũng không được. Còn con bây giờ cũng không biết làm gì, ra xã hội thì họ coi thường tụi con lắm. Bây giờ về thì họ nói này, nói kia, họ nói ra đi không được cái gì hết, mất tiền mất bạc rồi không được cái gì hết. Nhiều lúc con cũng không muốn chạm mặt người ta nữa, nên người ta cũng khinh thường tụi con lắm.”
- Anh Thông
Ngày 19/7, cựu Thủ tướng Úc Kevin Ruud đã ra quyết định: “Kể từ nay, bất kỳ thuyền nhân nào đến Úc để xin tỵ nạn sẽ không được tiếp nhận định cư ở Úc nữa.”
Đương kim Thủ Tướng Tony Abbott cho biết là sẽ tiếp tục chính sách siết chặt để giải quyết vấn đề thuyền nhân trong vòng 3 năm tới đây. Luật sư Phạm Việt Dũng, phát ngôn nhân của VietBP cho biết:
“Chính phủ Úc thì có chính sách từ ngày 19/7/2013 sẽ vĩnh viễn không được định cư đến Úc nếu mà họ đến bắng tàu. Nếu mà đủ tư cách tị nạn thì họ sẽ định cư tại đảo Papua New Guinea (PNG) Đối với những thuyền nhân đến trước ngày đó cũng sẽ không bao giờ được định cư tại Úc mà chỉ được quyền tạm trú tại Úc trong vòng 3 năm. Trong vòng 3 năm tạm trú này, họ không được quyền bảo lãnh gia đình của họ cũng như không thể xin ở lại qua bất cứ một diện chiếu khán nào khác.Những người thuyền nhân mặc dù đủ tư cách tị nạn cũng sẽ vĩnh viễn không được định cư tại Úc. Họ chỉ được tạm trú tại Úc trong vòng 3 năm mà thôi.”
Mặc dù chính phủ Úc đã có chính sách quyết liệt như thế hầu ngăn trở làn sóng thuyền nhân tiếp tục đến Úc, nhưng anh Minh vẫn còn có nguyện vọng:
“Em rất là muốn được quay trở lại bên đó.”
Anh Thông cũng nuôi hy vọng:
“Con cũng muốn có cơ hội gì qua bên đó, con cũng muốn thoát khỏi nơi đây lắm.”
Người ta nhớ lại làn sóng thuyền nhân sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Một thời, họ cũng đã từng bị kết tội là kẻ phản quốc. Nay những thuyền nhân ngày ấy đã trở lại quê hương trong vòng tay đón chào của nhà nước. Lịch sử thuyền nhân lập lại sau 38 năm, nhưng số phận của các thuyền nhân hôm nay vẫn còn quá bấp bênh như con thuyền của họ trên sóng nước đại dương.
nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/fate-asylum-seeker-wh-return-vn-11202013120540.html
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001