Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Việt Nam ký tham gia Công ước chống tra tấn

Việt Nam ký tham gia Công ước chống tra tấn 





Ngày 7 tháng 11, Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc ra thông cáo báo chí cho biết Việt Nam đã trở thành thành viên mới nhất của Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn và những hình phạt hoặc sự đối xử tàn ác, hạ nhục nhân cách (gọi tắt là UNCAT).

Phát biểu sau buổi lễ ký kết, Ðại sứ Lê Hoài Trung nhấn mạnh rằng bằng việc trở thành một bên ký kết vào Công ước, Việt Nam tái khẳng định “cam kết không lay chuyển” nhằm ngăn chặn bất cứ hành động tàn ác, sự đối xử vô nhân đạo, và bảo vệ tốt hơn quyền con người căn bản.
Thông cáo nói ký tham gia Công ước là một bước cụ thể trong quá trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam, và nêu bật Việt Nam sẵn sàng là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Ðại sứ Trung cũng tin rằng tham gia Công ước là cơ hội để Việt Nam cải thiện hơn nữa hệ thống pháp lý để bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền.
Lâu nay những tổ chức nhân quyền vẫn lên tiếng về nhiều trường hợp công an Việt Nam tra tấn, hành hung và ép cung người bị bắt giữ. Trường hợp mới đây nhất là ông Nguyễn Thanh Chấn vừa được trả tự do sau khi chịu 10 năm tù oan.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với VOA, luật sư của ông Chấn nói Việt Nam tham gia rất nhiều công ước quốc tế nhưng trên thực tế vẫn ‘nói một đằng làm một nẻo’.
Công ước UNCAT được Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày 10 tháng 12 năm 1984. Tính đến nay đã có 154 quốc gia phê chuẩn.
(Tra tấn) là bất kỳ hành động nào tạo ra sự đau đớn nặng nề hoặc đau khổ - dù thể xác hay tâm thần - do cố ý gây ra cho một người nhằm các mục đích là đạt được thông tin hay một lời thú nhận từ anh ta hoặc một người thứ ba, trừng phạt anh ta vì một hành động mà anh ta hoặc người thứ ba đã phạm hoặc bị nghi là đã phạm, hoặc đe dọa, ép buộc anh ta hoặc một người thứ ba, hoặc đối với bất kỳ lý do nào dựa trên sự phân biệt đối xử bất kỳ loại nào, khi nỗi đau đớn hay đau khổ như vậy gây ra bởi - hoặc theo sự xúi giục - hoặc với sự đồng ý - hoặc chấp thuận - của một quan chức hoặc người khác hành động trên cương vị chính quyền. Nó không bao gồm sự đau đớn hoặc đau khổ ngẫu nhiên hoặc vốn có khi bị các hình phạt đúng theo luật.
– Công ước chống Tra tấn, Điều 1,1
Admin gửi hôm Thứ Bảy, 09/11/2013          
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131109/viet-nam-ky-tham-gia-cong-uoc-chong-tra-tan
======================================================================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001