Phamvietdao.net: Một chuyện hy hữu vừa xảy ra trong làng báo chí hôm nay: Đó là việc Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước đã lên tiếng trên blog của ông, phủ nhận bài trả lời báo Tuổi trẻ chiều ngày 19/2, được đăng với tiêu đề Đại biểu Hoàng Hữu Phước nói gì? Do phóng viên Thạch Hà ghi là hoàn toàn ngụy tạo; Tức ông Hoàng Hữu Phước đã từ chối trả lời do bận việc nhưng Phóng viên vẫn ngụy tạo ra buổi phỏng vấn cùng với nội dung bài phóng vấn ?
Nếu ông Hoàng Hữu Phước có đủ bằng chứng thì đây là một việc vi phạm nghiêm trọng Quy chế phỏng vấn trên báo chí (Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2002/QĐ-BVHTT ngày 26 tháng 9 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin) của phóng viên báo Tuổi trẻ…
Bản quy chế này đã quy định tại các điều sau đây về quyền và nghĩa vụ của người phỏng vấn và trả lời phỏng vấn:
“2. Người phỏng vấn cần thông báo cho người
được phỏng vấn biết mục đích, yêu cầu và nội dung phỏng vấn. Khi có yêu cầu của
người được phỏng vấn, người phỏng vấn phải gửi trước câu hỏi hoặc nói rõ yêu
cầu để người được phỏng vấn chuẩn bị. Trường hợp cần phỏng vấn trực tiếp, không
có sự thông báo trước thì phải được người trả lời phỏng vấn đồng ý
3. Sau khi phỏng vấn, trên cơ sở thông tin, tài
liệu của người trả lời cung cấp, người phỏng vấn có quyền thể hiện bài viết
bằng các thể loại phù hợp. Trường hợp phỏng vấn chỉ nhằm thu thập thông tin,
người phỏng vấn có thể viết bài theo yêu cầu của cơ quan báo chí; người phỏng
vấn phải thể hiện chính xác, trung thực nội dung trả lời của người được phỏng
vấn và chịu trách nhiệm về nội dung bài viết của mình.
Đối với những bài phỏng vấn ghi rõ họ tên, chức danh, địa chỉ người trả lời phỏng vấn, nếu người được phỏng vấn yêu cầu xem lại nội dung trước khi đăng, phát, cơ quan báo chí và người phỏng vấn không được từ chối yêu cầu đó.
Trường hợp do yêu cầu cần thông tin nhanh, nếu người phỏng vấn, cơ quan báo chí thể hiện chính xác, trung thực nội dung trả lời và người được phỏng vấn không có yêu cầu thì không nhất thiết phải gửi bài phỏng vấn cho người được phỏng vấn xem lại.
Đối với những bài phỏng vấn ghi rõ họ tên, chức danh, địa chỉ người trả lời phỏng vấn, nếu người được phỏng vấn yêu cầu xem lại nội dung trước khi đăng, phát, cơ quan báo chí và người phỏng vấn không được từ chối yêu cầu đó.
Trường hợp do yêu cầu cần thông tin nhanh, nếu người phỏng vấn, cơ quan báo chí thể hiện chính xác, trung thực nội dung trả lời và người được phỏng vấn không có yêu cầu thì không nhất thiết phải gửi bài phỏng vấn cho người được phỏng vấn xem lại.
6. Khi thực hiện việc biên tập bài trả lời
phỏng vấn, cơ quan báo chí và nhà báo không được tự ý thêm bớt, cắt xén nội
dung các câu hỏi và trả lời làm sai lệch nội dung của người trả lời phỏng vấn...”
Báo Tuổi trẻ là một tờ báo lớn đứng về phương diện
độc giả vì có lượng bạn đọc đông; Nếu không chứng minh được buổi phỏng vấn và
những ý kiến trả lời trong bài phỏng vấn đúng là của ông Hoành Hữu Phước; rất
có thểì PV báo Tuổi trẻ rất có thể phải hầu tòa và sẽ bị xử phạt hành chính
nặng về sơ suất cố ý này?
Chúng ta chờ xem phản hồi của Báo Tuổi trẻ về
sự kiện hy hữu này ?
Blog của Nghị Phước tiếp tục "chửi" báo Tuổi trẻ
Một năm trước đây khi Phóng viên Báo Tuổi Trẻ giật tít “ Không cần biểu tình vì dân trí thấp” mặc dù theo lời khẳng định của Ông Hoàng Hữu Phước Ông không hề có cụm từ “dân trí thấp” hoặc “Không cần biểu tình vì dân trí thấp” khi Ông trả lời Phóng viên Báo Tuổi trẻ tại Quốc Hội cả.
Sức công phá của Báo Tuổi Trẻ thật kinh hoàng, do giận dữ với cụm từ
“dân trí thấp” là nhân viên của Ông Phước nên ngay cả phụ nữ như tôi mà
cũng nhận được nhiều tin nhắn với những lời thóa mạ tục tĩu đến mức tôi
không tiện ghi lại nội dung trong bài viết này. Kinh hoàng hơn nữa đã
có nhiều lời đe dọa sẽ đánh bom Ông Hoàng Hữu Phước và nhân viên của
Ông.Cá nhân tôi cũng đã nhận được nhiều tin nhắn dọa đánh bom gia đình
tôi trong suốt năm qua chỉ vì tôi là nhân viên của Ông Hoàng Hữu Phước
với câu giật tít” Không cần biểu tình vì dân trí thấp” của Báo Tuổi Trẻ.
Tôi đã bị gọi điện thoại chửi bới bất kỳ lúc nào dù cho đó là 3, 4 giờ
đêm, chỉ vì “mày là nhân viên của….”
Hai giờ chiều qua 18/02/2013, Ông Hoàng Hữu Phước đã tiếp xúc và có cuộc
trao đổi chân tình , thẳng thắn với 3 Phóng viên Việt Nam Net. Vào lúc
16 giờ chiều nay 19/02/2013 cũng có cuộc hẹn gặp phóng viên một số báo.
Trong buổi gặp chiều qua với Vietnamnet tôi được phân công làm thư ký
ghi chép nội dung buổi họp.
Cũng trong chiều qua, Phóng Viên Quốc
Thanh báo Tuổi Trẻ liên lạc để hẹn gặp Công Ty chúng tôi vào lúc 16 giờ
30 phút. Khi xem lại lịch làm việc tôi đã báo với Ông Hoàng Hữu Phước là
công ty chúng tôi có hẹn gặp một khách hàng là một cơ quan ngoại giao
trùng với giờ của Phóng viên Quốc Thanh nên đã vội vã báo tin cho phóng
viên Quốc Thanh để anh khỏi phiền anh mất công đến và báo trước là dời
cuộc hẹn vào ngày hôm sau. Rất lạ là phóng viên báo Tuổi Trẻ vẫn đến và
mặc dù tôi đã lịch sự xin lỗi đã đến giờ Thầy Trò chúng tôi lên đường và
vì vậy hẹn trả lời phỏng vấn ngày hôm sau. Đau lòng thay sáng nay tôi
được một người bạn gọi điện thoại với giọng nói hoảng hốt bảo tôi đọc
ngay báo Tuổi Trẻ đi họ viết về cuộc phỏng vấn chiều qua…Thật lạ, vì
chúng tôi đã hẹn gặp phóng viên Quốc Thanh vào chiều hôm sau, thật lạ vì
cả hai Thầy Trò đều đã báo trước mà Phóng viên Quốc Thanh vẫn đến và
mặc cho lời “năn nỉ” hết sức lịch sự và đầy kính trọng các nhà báo của
tôi là “đã đến giờ hẹn rồi, anh thông cảm để hai Thầy Trò em đi họp với
khách, công ty em đã báo trước là lỡ có hẹn với nơi khác, anh vẫn đến,
bây giờ phải hồi lại ngày mai làm em áy náy quá”. Phóng viên Quốc Thanh
đề nghị “tôi bắt tay anh Phước rồi đi ngay”. Thế mà sao nay lại có bài
viết dài dằng dặc trên báo Tuổi Trẻ thế này. Sức công phá của Báo Tuổi
Trẻ quả là kinh hoàng. Chiều qua, Thầy tôi- Ông Hoàng Hữu Phước đã chia
sẻ rất chân tình với Phóng Viên Về những dư luận Thầy Trò tôi làm tay
sai – liếm gót cho … không bằng một vị…
Cá nhân tôi- Lại Thu Trúc tuy chỉ là một kẻ vô danh tiểu tốt nhưng quyết
không phải là kẻ tham danh lợi mà phải “liếm gót giầy bất kỳ ai” như
những lời …
Thật đau lòng. Mong rằng Phóng Viên Quốc Thanh sẽ suy gẫm lại sự vội
vàng của anh. Sao anh không thể nán lại chờ gặp phỏng vấn vào lúc chiều
nay , thứ ba ngày 19/02/2013 mà đã vội vã tung ra những bài viết như
vậy. Anh bảo anh làm vì cử tri ư ? Thật khó hiểu vì chẳng cử tri nào có
thể đành lòng nếu như tôi và gia đình tôi bị đánh bom chỉ vì câu “dân
trí thấp”
Phóng viên Quốc Thanh hãy đọc bài báo của Vietnamnet hôm nay khi các Nhà
Báo Vietnamnet họp tại Công ty chúng tôi để thấy phong cách tác nghiệp
chuyên nghiệp của đồng nghiệp anh khác xa với anh thế nào. Thật đau lòng
thay !
Ở đời phải công bằng, vậy thử hỏi phóng viên Báo Tuổi Trẻ đã vì lẽ công bằng và công tâm chưa. Xin để Báo Tuổi Trẻ tự suy gẫm
Lại Thu Trúc
(emotino.com) ( Tintuchangngayonline.blogspot.com)
-----------------------------
Đại biểu Hoàng Hữu Phước nói gì?
Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước trong buổi trả lời phỏng vấn chiều 19-2 - Ảnh: T.T.D
TT - Chiều tối
19-2, đại biểu Quốc hội HOÀNG HỮU PHƯỚC đã trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh bài
viết của ông về đại biểu Dương Trung Quốc.
* Thưa ông, qua bài viết
của ông về đại biểu Dương Trung Quốc, nhiều người có cảm nhận hình như cá nhân
ông có vấn đề gì đó với đại biểu Quốc?
- Thật ra những vấn đề có sự tích
lũy từ rất nhiều, ví dụ như việc liên quan đến các tranh luận về biểu tình từ
năm 2011. Những thù ghét, bới móc cá nhân thì không. Còn sự không hài lòng về
quan điểm, chính kiến, về từng vấn đề thì có.
Sẽ góp ý trực tiếp với đại biểu Hoàng Hữu Phước
Đây là thông tin được
ông Dương Quan Hà - chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP.HCM - trao đổi với Tuổi Trẻ
chiều 19-2. Ông Hà cho rằng không chỉ đại biểu Phước mà tất cả các đại biểu
Quốc hội khác được MTTQ giới thiệu ra ứng cử, khi có vấn đề liên quan đến cá
nhân đại biểu thì MTTQ sẽ có ý kiến góp ý cho đại biểu hoặc kiến nghị đến các
cơ quan chức năng nếu thấy cần thiết. Trong sự việc của đại biểu Hoàng Hữu
Phước, đến nay MTTQ VN TP.HCM chưa có ý kiến gì nhưng sắp tới sẽ gặp trực tiếp
để góp ý cho đại biểu Phước về nội dung mà đại biểu viết về đại biểu Dương
Trung Quốc.
Về việc kiến nghị Quốc
hội xem xét lại tư cách đại biểu của ông Hoàng Hữu Phước như ý kiến của một
số cử tri, ông Dương Quan Hà nói MTTQ TP.HCM chưa nghĩ tới điều này.
VIỄN SỰ ghi
|
* Nhưng vì sao trong bài
viết ông lại dùng những ngôn từ rất xa lạ với sinh hoạt của nghị trường?
- Nếu tranh luận về từ ngữ thì
những chữ như hồ đồ, xằng bậy... hoàn toàn không có ý nghĩa gì tục tĩu, nhưng
những chữ đấy là nặng, xúc phạm đến một đồng nghiệp là đúng. Còn tâm trạng lúc
đấy (khi viết bài) của tôi rất là bình thường, nêu lên những vấn đề còn mắc mứu
từ trước đến giờ với giọng văn khôi hài, dí dỏm, châm chọc.
* Tại sao ông xưng mình là
nhiều loại “nhà” như nhà VN cộng hòa học, nhà đủ thứ học...?
- Tất cả những thứ đó là giọng
văn của một người đang viết thể châm biếm, chứ không phải là gì cả. Làm gì có
mấy cái nhà này. Đây là cách để châm biếm tại sao có danh xưng nhà sử học. Tuy
nhiên, như tôi đã nói vấn đề là sự thể hiện không đúng.
* Ông xem việc viết bài
trên blog như thùng nước đá để ở ngoài đường, ai muốn xem thì xem, không lường
trước những vấn đề phát sinh... Ông có nghĩ nói như vậy là không xứng tầm của
một đại biểu Quốc hội? Liệu cử tri có chấp nhận?
- Tùy vào cách đặt vấn đề, cử tri
có quyền mong người đại biểu mình là người tuyệt vời, trên cả lý tưởng. Một
người gây ra một sự việc, người đó nhìn nhận sự việc như thế nào, có phục thiện
hay không, chứ không phải đại biểu là một người sẽ không bao giờ phạm bất kỳ
một lỗi nào. Luật pháp được đặt ra là để điều chỉnh hành vi nếu như nó quá đà,
còn nếu nói đại biểu Quốc hội là những người cực kỳ lý tưởng thì cũng chẳng cần
quy định sinh hoạt Quốc hội thế nào cả.
Cử tri hiểu biết, có tâm Phật...
thì một ông như Hoàng Hữu Phước hồi nào tới giờ chưa phạm phải cái gì, viết bài
nói nặng Dương Trung Quốc quá mà bây giờ vẫn cố rống họng mắng tiếp ông Quốc
nữa thì không thể tha thứ được. Nhưng ông Phước đã thành khẩn nhận lỗi thì thôi
cho qua. Tôi tin đấy là đa số cử tri. Còn những cử tri nói không được, không
chấp nhận được... thì họ có quyền của họ. Họ có quyền phát biểu như vậy và hoàn
toàn đúng khi nói như vậy.
* Ông có thể cho biết tới
đây ông sẽ hành động ra sao để tỏ rõ sự phục thiện?
- Cái phục thiện cụ thể trước
tiên anh phải biết đấy là cái lỗi của anh, biết cái sai, cái tội. Sai thì phải
sửa sai, lỗi thì khắc phục, tội thì phải đền. Nếu xử lý tội, chẳng hạn như bãi
miễn, thì cung cách phục thiện của anh là đừng có giơ nắm đấm lên thách đố các
vị bãi miễn tôi, rồi nói tôi có lỗi gì đâu, đặt vấn đề luật có chưa... Phục
thiện phải bằng nhiều cách, có khi diễn ra suốt phần đời còn lại, chứ không
phải là xử lý sự cố. Riêng việc xin lỗi đại biểu Dương Trung Quốc, tôi sẽ viết
một lá thư trong 1-2 ngày tới và gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM nhờ
chuyển đến ông Quốc.
Trước hết là chuyện giữa hai cá nhân
Ngày 19-2, trao đổi với
Tuổi Trẻ qua điện thoại, trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ
Quốc hội Nguyễn Thị Nương cho biết: “Tôi biết có chuyện đó trên mạng
Internet, là một đại biểu Quốc hội thì tôi cũng quan tâm, nhưng Ban Công tác
đại biểu chúng tôi làm việc căn cứ trên những quy định của pháp luật. Tôi cho
rằng đây trước hết là sự việc giữa hai đại biểu với nhau, cụ thể là chuyện
một đại biểu nhận xét về một đại biểu khác. Đến nay chúng tôi chưa nhận được
bất kỳ một ý kiến hay báo cáo nào đề nghị về vấn đề này, nên trước mắt chúng
tôi chỉ theo dõi sự việc mà không đưa ra quan điểm của mình. Chúng tôi cũng
được biết trên diễn đàn thì có ý kiến nói rằng cần xem xét bãi nhiệm tư cách
đại biểu, nhưng chúng tôi nghĩ rằng sự việc chưa đến mức như vậy, về mặt văn
hóa ứng xử thì cứ để cho dư luận, cử tri nhận xét thì sẽ khách quan hơn”.
|
* Ông đánh giá như thế nào
về mức độ tín nhiệm của cử tri đối với ông qua lần sai lầm này?
- Tôi đã nói nhiều lần, nói đến
cử tri thì cần nói đến nhóm cử tri nào và kỳ vọng tôi ở lĩnh vực nào. Còn chỉ
vì ngôn từ mà mất tín nhiệm thì không phải. Nếu cử tri là những người hiểu biết
thì người ta sẽ nhìn nhận vấn đề khác và sự trách móc sẽ nặng nề nhưng cái nhìn
sẽ khác. Tôi không bao giờ nói đây là chuyện nhỏ.
Tôi nghĩ sự sụt giảm tín nhiệm
đối với tôi là đương nhiên, dù cho sụt giảm một phiếu cũng là sụt giảm. Còn uy
tín của tôi đối với cử tri, trên bình diện chung, chắc có sự sút giảm và dù
giảm 1% cũng là giảm. Chứ không có chuyện mình phát biểu như thế thì tăng uy tín,
sẽ không bao giờ có.
* Khi ông ra ứng cử, một
trong những lời hứa của ông là giữ gìn tư cách đại biểu Quốc hội, danh dự Quốc
hội... Qua việc viết bài vừa qua dẫn đến sai lầm, có phải ông đã không thực
hiện lời hứa?
- Tôi không theo khuynh hướng cực
đoan. Tôi xử sự với mọi người bao giờ cũng cho họ cơ hội để phục thiện. Đối với
tôi là phải tuân thủ luật pháp quốc gia, nếu phạm pháp thì chấp nhận hình phạt,
chứ không phải là anh không bao giờ vi phạm các quy định. Vấn đề là khi vi phạm
quy định thì anh hãy khoanh tay, chấp nhận hình thức xử lý. Cái đấy mới là
đúng. Còn nếu nói không được làm sai là tuyệt đối hóa, lý tưởng hóa trong khi
đời sống thì rất khó có được những con người như vậy.
* Có bao giờ ông nghĩ rằng
mình không còn xứng đáng đại diện cho cử tri nữa?
- Không bao giờ. Đối với tôi rất
rạch ròi và thích hợp với những cử tri rạch ròi. Uy tín là dựa trên cái làm
đúng và khi làm sai thì biết cái sai rồi sửa. Đã là người Việt thì không bao
giờ không tha thứ cho người biết phục thiện.
* Ông có xem blog cá nhân
là nơi bày tỏ tất cả những gì không thể nói ở bất kỳ đâu?
- Những gì anh viết ra, anh giấu
trong ngăn kéo thì không sao. Nhưng nếu anh in ấn, mở bung trên blog cho thiên
hạ xem thì hãy nhớ một điều là nó có những quy luật của nó.
Đề nghị Quốc hội xem xét
tư cách đại biểu
* Cử tri PHẠM ĐÌNH TOÀN (nguyên phó giám đốc Bảo tàng Tôn Đức
Thắng, 89M Tôn Thất Thuyết, Q.4, TP.HCM):
- Cử
tri chúng tôi rất buồn trước những lời lẽ mà đại biểu Hoàng Hữu Phước nói về
đại biểu Dương Trung Quốc. Đó là sự xúc phạm chứ không phải trao đổi. Thay vì
đưa ra diễn đàn Quốc hội, đại biểu Phước lại chọn (hay đúng hơn là lợi dụng)
Internet đưa quan điểm. Đây là hành vi mà một công dân bình thường cũng không
nên làm, huống chi lại là đại biểu Quốc hội.
Cách
đây chưa lâu khi đại biểu Hoàng Hữu Phước phát biểu trước Quốc hội về việc
chưa nên có luật biểu tình vì dân trí thấp, cử tri Q.4 đã chất vấn lại đại
biểu tại kỳ tiếp xúc cử tri, cho rằng đại biểu Phước đã đánh giá quá thấp
trình độ của cử tri. Tiếc là câu trả lời của đại biểu Phước cũng không làm cử
tri chấp nhận khi đưa ví dụ rằng nhiều người dân cũng như mẹ đại biểu này,
không đủ trình độ, không đủ hiểu biết để thực hiện quyền biểu tình. Cử tri
chúng tôi cho rằng cách nói ấy vừa không đúng vừa không giữ được đạo hiếu.
Không
chỉ trong vai trò một đại biểu, cách thể hiện tư cách như vậy của ông Hoàng
Hữu Phước thể hiện sự thiếu chững chạc của một công dân. Tôi đề nghị Quốc hội
nên có ý kiến trước cử tri cả nước về thái độ ứng xử của một đại biểu Quốc
hội như vậy liệu có đúng mực. Và phải xem xét tư cách đại biểu của đại biểu
Hoàng Hữu Phước.
* Cử tri NGUYỄN VĂN BÌNH (Q.1):
Ông
Hoàng Hữu Phước là đại biểu đại diện cho người dân TP lớn nhất cả nước, kinh
tế cũng dẫn đầu cả nước. Nhưng cách phát biểu xúc phạm một đại biểu Quốc hội
khác như bài viết trên blog, một nghĩa nào đó đã làm xấu đi hình ảnh của TP
mà ông đang là đại diện cho người dân trước Quốc hội.
Đại
biểu Dương Trung Quốc khi phát biểu bốn vấn đề mà ông Phước nêu có thể đúng,
có thể còn thiếu sót, nhưng đó là phát biểu công khai trước Quốc hội, có văn
hóa và trên tinh thần đóng góp cho đất nước. Còn đại biểu Hoàng Hữu Phước lại
dùng blog để đả phá đại biểu Dương Trung Quốc. Là một người từng công tác
trong ngành sư phạm, hơn ai hết đại biểu Phước phải hiểu cách cư xử cho trọn
vẹn lễ nghĩa.
Trong
chương trình hành động của mình sau khi trúng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu
Hoàng Hữu Phước hứa “sẽ luôn giữ gìn danh dự quốc gia, danh dự Quốc hội và tư
cách đại biểu...”. Nhưng với cách thể hiện như vừa qua, đại biểu Phước đã
không thể hiện được điều này, không giữ được lời hứa với những cử tri TP.
* Cử tri LÊ PHÚC YÊN (Q.3):
Luật tổ
chức Quốc hội quy định đại biểu Quốc hội đại diện cho ý chí và nguyện vọng
của nhân dân (điều 43) và phải là người gương mẫu trong chấp hành pháp luật,
tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng (điều 46).
Nhưng
việc đại biểu Hoàng Hữu Phước trước đây cho rằng dân trí người VN còn thấp,
và nay xúc phạm cá nhân và gia đình đồng nghiệp của mình trên Internet là
không tuân thủ hai điều luật này. Tôi nghĩ rằng ông Phước đã không còn xứng
đáng với sự tín nhiệm của người dân, đề nghị Quốc hội xem xét bãi miễn tư
cách đại biểu của ông theo điều 56 của Luật tổ chức Quốc hội.
Nếu
Quốc hội cho rằng hành vi của đại biểu Hoàng Hữu Phước chưa có tiền lệ, chưa
có quy định thì thiết nghĩ đây là tiền lệ để Quốc hội xem xét sửa đổi lại quy
định bãi miễn tư cách đại biểu.
THẠCH HÀ ghi
( http://tuoitre.vn/Pages/Printview.aspx?ArticleID=534579 )
----------------------------- "Ông Hoàng Hữu Phước có dấu hiệu vi phạm pháp luật"
“Việc
ĐB Hoàng Hữu Phước đăng tải bài viết trên trang cá nhân với nội dung
xúc phạm ĐB Dương Trung Quốc đã vi phạm điều 121 Bộ luật Hình sự về tội
làm nhục người khác...", Luật sư Triển nói.
Không thể chấp nhận hành vi xúc phạm nhau của
ĐBQH
Mấy
ngày qua, dư luận cả nước “nóng" về vụ việc Đại biểu Quốc hội (ĐBQH)
Hoàng Hữu Phước đăng tải bài viết “Dương Trung Quốc - Bốn điều sai năm
cũ (Tứ đại ngu)" trên trang blog cá nhân của mình với lời lẽ xúc phạm
ông Dương Trung Quốc xung quanh những tranh luận liên quan đến các vấn
đề bàn thảo tại Quốc hội.
Ngay
khi bài viết trên đăng tải đã nhận được nhiều ý kiến phản ứng từ phía
các cử tri. Đa số đều bày tỏ sự thất vọng về cách hành xử của vị ĐB đại
diện cử tri TP HCM này. Họ cho rằng, là ĐBQH đại diện cho cử tri, nhân
dân TP HCM thì nên cẩn trọng từng lời nói. Hơn nữa, có gì băn khoăn, bất
đồng quan điểm hãy trình bày tại Quốc hội.
Lãnh
đạo đoàn ĐBQH TP HCM cũng khẳng định: “Việc đại biểu Phước dùng trang
blog để công kích mang tính cá nhân đại biểu khác là không nên".
Trao
đổi với PV, ông Dương Trung Quốc (Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam, ĐBQH
khóa XIII) cho biết không muốn bình luận gì thêm về bài viết nhắm vào
mình: “Tôi nghĩ là ĐBQH thì phải đại diện cho ý chí, nguyện vọng chung
của cử tri, phải đem ý kiến của cử tri gửi gắm ra nghị trường QH. Tôi
chỉ sợ cử tri nói tôi là ĐBQH mà không làm tròn trọng trách được nhân
dân giao thôi, chứ tôi không sợ những ý kiến chỉ nhằm mục đích mạt sát
cá nhân".
Tại
cuộc họp của đoàn ĐBQH TP HCM ngày 18/2, để làm rõ một số vấn đề liên
quan đến bài viết đăng trên trang blog cá nhân, ông Hoàng Hữu Phước đã
thừa nhận mình là tác giả của bài viết trên và lãnh đạo đoàn ĐBQH TP HCM
đã nhận định việc làm của ông Hoàng Hữu Phước là không phù hợp với văn
hóa nghị trường Việt Nam vào thời điểm hiện nay. Theo đó, nếu các đại
biểu có những quan điểm khác nhau về bất cứ vấn đề gì thì có thể tranh
luận thẳng thắn tại phiên họp hoặc gửi thư đến thường vụ QH hoặc đoàn
đại biểu địa phương để phản ánh, bày tỏ quan điểm của mình.
Thông
qua báo chí, ĐB Hoàng Hữu Phước đã thừa nhận sai xót: “Tôi gửi lời xin
lỗi ông Dương Trung Quốc vì tôi đã sai khi sử dụng phương pháp trình bày
các ý kiến qua blog. Lẽ ra, tôi chỉ nên gửi thư trực tiếp, gửi thư cho
lãnh đạo nơi ông Quốc và tôi cùng sinh hoạt”.
Hành vi có dấu hiệu vi phạm luật hình sự
Trao đổi với PV Kiến Thức, Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân cho rằng, vụ việc trên có dấu hiệu vi phạm luật hình sự.
Ông
Triển cho biết: “Khi đọc bài viết “Dương Trung Quốc - Bốn điều sai năm
cũ (Tứ đại ngu)" trên trang cá nhân của ĐBQH Hoàng Hữu Phước, tôi đã rất
buồn. Quốc hội Việt Nam là một cơ quan quan trọng trong hệ thống chính
trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là
cơ quan quyền lực Nhà nuớc cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam. ĐBQH không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình,
mà còn đại diện cho nhân dân cả nước. Chính vì vậy, ĐBQH phải cẩn trọng
hơn trong hành vi, ngôn ngữ của mình.
Điều
này càng được khẳng định hơn tại điều 3 của quy chế là ĐBQH phải gương
mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, sống lành mạnh và tôn
trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, có nhiệm vụ
tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật, động viên nhân dân và người
thân trong gia đình chấp hành pháp luật, tham gia quản lý Nhà nước.
Chính vì thế, việc đăng tải bài viết trên trang cá nhân của mình, ĐB
Hoàng Hữu Phước đã thể hiện sự kém hiểu biết về pháp luật của mình, làm
ảnh hưởng đến uy tín QH trong lòng cử tri cả nước”.
“Thời
gian qua, ĐB Dương Trung Quốc đã thẳng thắn bày tỏ ý kiến trên nghị
trường. Những ý kiến của vị ĐB này phù hợp với quyền lợi người dân, của
đất nước và được đông đảo cử tri đánh giá cao. Việc bài viết trên blog
ĐB Hoàng Hữu Phước đưa ra sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, nhân phẩm của ĐB
Dương Trung Quốc.
Trên
thực tế, các ĐBQH có quyền phê bình và tự phê bình. ĐBQH này có quyền
phê phán ĐBQH khác, luật không cấm, nhưng phải có bằng chứng cụ thể và
đóng góp ý kiến bằng văn bản gửi lên Ban thường vụ Quốc hội hoặc đoàn
ĐBQH nơi ĐBQH ấy kia đang công tác, hoặc gặp nhau trao đổi... Việc ĐB
Hoàng Hữu Phước đưa các ý kiến lên trang blog cá nhân với nội dung và
lời lẽ thô tục, xúc phạm ĐB khác là không thể chấp nhận đuợc", LS Trần
Đình Triển bày tỏ quan điểm.
Ông
Triển cho biết thêm: “Hành vi trên của ĐB Hoàng Hữu Phước có dấu hiệu
vi phạm Điều 121 Bộ luật Hình sự 1999 quy định về tội làm nhục người
khác. Cụ thể, thứ nhất, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh
dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2
năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Thứ
2, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 1
năm đến 3 năm: a) Phạm tội nhiều lần; b) Đối với nhiều người; c) Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người thi hành công vụ; đ) Đối với
người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
Thứ 3, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm”.
Nên xử lý thế nào?
Luật
sư Trần Đình Triển nhìn nhận: “Việc ĐBQH xúc phạm một ĐBQH khác trên
một trang cá nhân và để chế độ công khai cho mọi người cùng xem, theo
tôi là hành vi vi phạm pháp luật. Một ĐBQH nói xấu một ĐBQH khác thì rõ
ràng bên cạnh việc vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế hoạt động của
ĐBQH, vị ĐB đó còn xúc phạm đến một hình tượng đại diện cho nhân dân
khác, cũng như làm ảnh hưởng đến hình ảnh của QH".
"Qua
những gì đã thể hiện, ĐBQH Hoàng Hữu Phước đã cho thấy sự thiếu hiểu
biết pháp luật, vi phạm pháp luật, cần xem xét xử lý nghiêm khắc. Ủy ban
thường vụ Quốc hội cần xem xét, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp
luật và các quy chế của Quốc hội, nên giao ban công tác ĐBQH để xác
minh, xác định tính chất vụ việc vi phạm có nên khởi tố hay không theo
điều 121 Luật hình sự về tội làm nhục người khác.
Nếu
hành vi chưa đến mức khởi tố thì tuỳ mức độ vi phạm để xử lý như xem
xét tư cách ĐBQH theo quy định, có hình thức kỷ luật cho phù hợp, thậm
chí có thể miễn nhiệm đến bãi nhiệm đại biểu QH nếu có hành vi vi phạm.
Không thể để các ĐBQH tiếp tục có hành vi xúc phạm lẫn nhau làm ảnh
hưởng đến hình ảnh chung của QH. Việc này cần phải làm rõ", Luật sư
Triển đề nghị.
(Kiến thức) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001