Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Tư duy của kẻ sĩ


Kami
-
Sau Tết trời lại lạnh trở lại, nhưng nghe chừng dư luận xã hội về vụ ông nghị Hoàng Hữu Phước với những bài viết và phát ngôn được cho rằng không phù hợp với một đại biểu của dân, đặc biệt là vấn đề thiếu văn hóa trong việc phản biện xã hội lại đang nóng lên từng ngày.
Qua đó mới thấy người Việt mình thật đáo để, hễ ai sai một chút là lập tức văn hóa bầy đàn - một đặc trưng của người Việt lập tức lại bị thổi bùng lên, khi ấy mọi người hùa vào thi nhau ném đá ông nghị Hoàng Hữu Phước và tỏ ý bênh vực người đồng viện của ông ta là dân biểu Dương Trung Quốc. Ở đây không dám chê trách lũ "bí cháo" - báo chí, vì nghề báo bây giờ chỉ ăn theo ba cái vụ đình đám này nếu muốn không sa đà vào mấy thứ chuyện cướp - giết - hiếp nhảm nhí. Mà nhắc lại để nhớ lại trước Tết nguyên đán, chuyện nhà sử học Dương Trung Quốc cũng vừa bị ném đá tơi bời vì một bài báo ngắn ‘Cuốn sách nhỏ về một người vĩ đại’ được đăng trên báo Tuổi Trẻ Online, ngày 4/2/2013, trong chuyên mục “Quyển sách thay đổi cuộc đời”. Khi ấy người ta cũng ném đá ông Dương Trung Quốc vì tội "bưng bô" cho tác giả Trần Dân Tiên, một bút hiệu được cho là của ông Hồ Chí Minh. Đáng tiếc là giờ đây ông Dương Trung Quốc đã từ vai trò của tội đồ bị căm thù để chuyển sang vai của nạn nhân đáng thương xót. Cùng một con người trong hai sự việc trái ngược nhau, trong cùng một thời gian xem chừng có cái gì không ổn thì phải. Hay có phải người ta ném đá nhầm không?
Chuyện xưa kể rằng, ở xứ kia có một cậu bé nghịch ngợm và hay thích trêu chọc người khác. Có lần cậu bé đứng trên cây để đái xuống người đi đường. Hôm đó, vô tình nó đái vào một ông quan văn. Biết là chót đái vào ông quan, cậu bé kia sợ lắm vội vàng tụt xuống lạy mong ông quan tha tội chết. Trái với cậu bé nghĩ, ông quan văn miệng lại khen cậu bé giỏi và thưởng cho thằng bé một đồng bạc. Được khen thưởng, cậu bé tưởng trò này của nó là hay, là giỏi nên nó hay giở trò này với bất kỳ ai đi qua. Chả mấy bữa thằng bé bị ông quan võ gọi xuống khi nó đứng trên cây để đái vào đầu ông ta và chém đầu vì tội láo. Câu chuyện này cho thấy sự thâm nho của ông quan văn, ông này muốn hại thằng bé khi nó hỗn láo thì khen và thưởng cho nó, để rồi mượn tay kẻ khác để giết nó. Cùng một sự việc, nhưng hai cách cư xử của hai ông quan thì tuy khác nhau nhưng cùng một cái kết cục là thằng bé sẽ phải chết, vấn đề chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
Cách hành xử của ông quan văn nói nôm na là cách hành xử của lũ trí thức, tuy có học song lại nhiều văn vở, lũ này sống lúc nào cũng lắm mưu mô, kể cả với một thằng bé. Nó cũng không khác gì kiểu đưa chuyện của ông Dương Trung Quốc. Và ngược lại cách hành xử của ông Quan võ thì nghĩ sao làm vậy thói quen của kẻ chuyên dùng sức mạnh, mà thời nay người ta gọi là lũ đầu đất mà chúng ta thấy rất nhiều ở ngoài đời thường hay trêm mạng ảo. Một sự việc dưới các góc độ khác nhau thì có nhiều nhận xét khác nhau, nhưng nhìn chung để đánh giá một kẻ sĩ, một trí thức nhất là trí thức Bắc Hà thì cũng khó nói lắm. Như việc nhà sử học Dương Trung Quốc trước Tết Nguyên đán tự dưng lại lôi chuyện tác giả Trần Dân Tiên - Hồ Chí Minh - Trần Dân Tiên, một vấn đề hết sức nhạy cảm mà chính quyền rất sợ khi người ta bàn đến. Vậy mà ông Dương Trung Quốc lại khơi dậy và xới lên trong chuyên mục “Quyển sách thay đổi cuộc đời” trên báo Tuổi trẻ, một tờ báo có số lượng ấn hành và xuất bản hàng đầu ở Việt nam thì phải khen ông ta giỏi, khéo vì đã đả động vào chỗ nhạy cảm chứ sao lại gán cho ông cái tội "bưng bô"?
Ở đời lắm khi cũng oái oăm, lắm khi mà người ta khen nhưng không khéo là khen "đểu", hay chê "khéo" lại hóa là khen. Vì vậy, muốn được người ta trọng thì mỗi chúng ta nên tập cho mình một phương pháp tư duy sâu hơn, lật đi lật lại kể cả phải lật ngược suy nghĩ của người bình thường. Đó là cách tư duy của kẻ sĩ, người có tri thức. Nếu ai cũng nghĩ được như vậy, thì những kẻ lên án ông Dương Trung Quốc có phải là những kẻ chuyên dùng sức mạnh, mà thời nay người ta gọi là lũ đầu đất mà chúng ta thấy rất nhiều ở ngoài đời thường hay trên mạng ảo sẽ còn hay không nhỉ?
Hãy bắt đầu tập suy nghĩ kiểu này từ vụ ĐBQH Hoàng Hữu Phước vừa rồi đi, rồi sẽ thấy ở ông nghị "khùng" có nhiều mặt tích cực có ích cho xã hội hơn những mặt tiêu cực như chúng ta tưởng. Ngày 20 tháng 2 năm 2013
© Kami
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

nguồn:http://rfavietnam.com/node/1519
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001