Trần Vinh Dự - Cấm dạy chữ và cuộc đua vào trường tốt
Trần Vinh Dự
Gần đây, nhờ tuyên bố của ông Nguyễn Bá Minh, một vụ trưởng của Bộ
Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), vấn đề dạy gì cho trẻ trước khi vào lớp
1 có dịp được xới lên và trở thành một điểm nóng của công luận. Theo
báo chí, vụ trưởng Minh đã “nghiêm cấm” các trường mầm non dạy chữ cho
trẻ. Vì thế, ý kiến của ông đã trở thành một vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Nó liên quan đến quyền tự chủ của các trường mầm non, cũng như việc dạy
gì là thích hợp cho trẻ nhỏ.
Tuyên bố của ông Minh thực ra chỉ lập lại những gì Bộ GD&ĐT đã quy định trong chỉ thị 2325/CT-BGDĐT ban hành từ ngày 28 tháng 6 năm nay. Tuy nhiên lúc chỉ thị này ra đời thì không mấy ai để ý, cho đến khi có tuyên bố của ông Minh vào nửa cuối tháng 8.
Thực ra, ông Minh chỉ nói “Các cơ sở giáo dục mầm non tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ, không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ”. Thế nhưng hầu hết các báo trong nước đăng tải thông tin này đã, không biết vô tình hay cố ý, diễn giải sai tuyên bố của ông Minh và biến một chuyện bình thường thành một chuyện giật gân. Ngay cả cổng thôn tin điện tử của Chính phủ (VGP) cũng đăng lại là “chủ trương không dạy chữ cho trẻ 5 tuổi trước khi vào lớp 1 của Bộ GD&ĐT”.
Cấm dạy tập viết chứ không phải cấm dạy chữ
Ông Minh trong một bài trả lời phỏng vấn cuối tháng 8 đã khẳng định rõ lại là Bộ GD&ĐT chỉ cấm dạy viết chữ và dạy trước chương trình lớp 1 chứ không phải là cấm dạy chữ. Theo ông Minh, trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay có nội dung giúp trẻ hình thành những thành tố cơ sở cho viết chữ và đọc như nhận dạng chữ cái, làm quen với hướng đọc, hướng viết.
Thực ra, nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và đã thực hiện phổ cập giáo dục mầm non từ rất lâu cũng không dạy trẻ tập viết trước khi vào lớp 1. Thí dụ, chương trình đào tạo của Fairfax County, địa phương dẫn đầu toàn Bang Virginia (Hoa Kỳ) về chất lượng giáo dục, cũng quy định trẻ mầm non chỉ học 4 môn (toán, khoa học, xã hội, và tập đọc). Môn tập viết được đưa vào chương trình giảng dạy từ lớp một.
Việt Nam cũng đang thực hiện chủ trương phổ cập mầm non. Hiện nay tỷ lệ trẻ mầm non 5 tuổi đến trường đã đạt 99,7% theo Bộ GD&ĐT. Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành Chương trình giáo dục mầm non từ năm 2009. Theo chương trình này, ở bậc mầm non (5-6 tuổi), ngoài giáo dục thể chất, giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, giáo dục phát triển thẩm mĩ, còn có giáo dục nhận thức (bao gồm cả khám phá khoa học, khám phá xã hội, và toán) và giáo dục ngôn ngữ (bao gồm cả làm quen với đọc, viết).
Vì mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non cho trẻ 5-6 tuổi rộng như vậy, phần liên quan đến đọc và viết chỉ là nhận dạng các chữ cái, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình, làm quen với cách đọc sách (chứ chưa phải thực sự biết đọc), tập tô, tập đồ các nét chữ (chứ chưa phải là viết chữ). So với mục tiêu của môn tập đọc cho bậc mầm non ở Fairfax County (Virginia) ở trên, chương trình của Bộ GD&ĐT đặt mục tiêu thấp hơn. Ngoài các yêu cầu giống như của Bộ GD&ĐT Việt Nam, Fairfax County yêu cầu học sinh mầm non phải đọc được các từ thông dụng (high frequency sight words).
Xét tuyển đầu vào hay không
Bản chất của giáo dục là nhằm chuẩn bị tri thức và kỹ năng cho người trẻ để phục vụ cuộc sống tự lập sau này của họ. Sự thành công tại học đường của trẻ có quan hệ chặt chẽ với thành công về nghề nghiệp và sự nghiệp về sau, mặc dù có những trường hợp ngoại lệ (outliers). Chính vì lý do này, các bậc phụ huynh luôn muốn tạo cơ hội để con cái mình được thụ hưởng các môi trường giáo dục tốt nhất. Vì thế, không phải chỉ riêng ở Việt Nam, mà ở bất kỳ đâu trên thế giới, các trường học tốt luôn là các mục tiêu được phụ huynh và học sinh săn đón.
Thế nhưng các trường học tốt nhất, theo định nghĩa của từ này, là số ít, trong khi nhu cầu của phụ huynh thì lớn. Vậy cách thức để phân bổ trẻ vào các trường như thế nào trên thực tế?
Trước hết là trường tư. Ở Việt Nam, cũng giống như ở bất kỳ đâu, các trường tư tốt nhất thường dựa vào việc xét duyệt hồ sơ để tìm ra các học sinh giỏi nhất. Lý do rất dễ hiểu là học sinh giỏi sẽ củng cố uy tín sư phạm cho nhà trường. Cách thức xét duyệt ở nhiều nơi thường dựa vào việc phỏng vấn, giới thiệu, và dựa trên điểm khảo thí. Thí dụ ở New York (Mỹ), trẻ em bắt đầu vào mầm non (năm đầu tiên của phổ cập giáo dục) muốn xin vào các trường tư tốt nhất sẽ phải nộp hồ sơ từ rất sớm ngay khi trường niêm yết tuyển sinh.
Hồ sơ xin học muốn được nhận cũng phải bao gồm kết quả tốt từ các kỳ thi như kỳ thi khảo thí đầu vào dành cho trẻ nhỏ (Early Childhood Admissions Assessment – ECAA) của ERB (Educational Records Bureau). Ngoài ra, các trường này cũng sẽ dựa vào giới thiệu (đánh giá) của hiệu trưởng các trường mẫu giáo, nơi các trẻ vừa “tốt nghiệp”. Các hiệu trưởng mẫu giáo này cũng không thể giới thiệu bừa bãi vì như thế sẽ ảnh hưởng tới uy tín và khả năng giới thiệu học sinh tốt nghiệp mẫu giáo của họ vào các trường mầm non và cấp một danh tiếng.
Đối với các trường công lập của Mỹ, việc xét duyệt hồ sơ của học sinh dựa trên cơ chế phân vùng (zoning). Mỗi bang ở Mỹ được chia thành nhiều “county” (tương tự như một tỉnh ở Việt Nam). Mỗi county lại có nhiều district (tương tự như một huyện hoặc quận ở Việt Nam). Mỗi district có nhiều trường tiểu học - mầm non (mầm non được coi là một bậc học gắn liền với tiểu học). Mỗi trường tiểu học - mầm non như vậy sẽ được xác định một vùng (zone) là các khu dân cư liền kề. Học sinh là cư dân (resident) của zone nào thì được ưu tiên vào trường của zone đó. Nếu còn thừa chỗ mới dành cho học sinh của cùng district nhưng không cùng zone. Cuối cùng nếu còn thừa chỗ mới dành cho học sinh ở ngoài district.
Cơ chế này ít nhiều có nét tương đồng với cơ chế xét theo “tuyến” (quận/huyên) ở Việt Nam. Học sinh có hộ khẩu ở quận huyện nào thì được coi là đúng tuyến nếu học các trường trong quận/huyện đó. Các trường phải ưu tiên cho các học sinh học đúng tuyến trước khi tuyển học sinh trái tuyến.
Đây là một câu chuyện khá phức tạp. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong một dịp tới.
Thuốc Lá gửi hôm Thứ Bảy, 21/09/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130921/tran-vinh-du-cam-day-chu-va-cuoc-dua-vao-truong-tot
=======================================================================
Tuyên bố của ông Minh thực ra chỉ lập lại những gì Bộ GD&ĐT đã quy định trong chỉ thị 2325/CT-BGDĐT ban hành từ ngày 28 tháng 6 năm nay. Tuy nhiên lúc chỉ thị này ra đời thì không mấy ai để ý, cho đến khi có tuyên bố của ông Minh vào nửa cuối tháng 8.
Thực ra, ông Minh chỉ nói “Các cơ sở giáo dục mầm non tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ, không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ”. Thế nhưng hầu hết các báo trong nước đăng tải thông tin này đã, không biết vô tình hay cố ý, diễn giải sai tuyên bố của ông Minh và biến một chuyện bình thường thành một chuyện giật gân. Ngay cả cổng thôn tin điện tử của Chính phủ (VGP) cũng đăng lại là “chủ trương không dạy chữ cho trẻ 5 tuổi trước khi vào lớp 1 của Bộ GD&ĐT”.
Cấm dạy tập viết chứ không phải cấm dạy chữ
Ông Minh trong một bài trả lời phỏng vấn cuối tháng 8 đã khẳng định rõ lại là Bộ GD&ĐT chỉ cấm dạy viết chữ và dạy trước chương trình lớp 1 chứ không phải là cấm dạy chữ. Theo ông Minh, trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay có nội dung giúp trẻ hình thành những thành tố cơ sở cho viết chữ và đọc như nhận dạng chữ cái, làm quen với hướng đọc, hướng viết.
Thực ra, nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và đã thực hiện phổ cập giáo dục mầm non từ rất lâu cũng không dạy trẻ tập viết trước khi vào lớp 1. Thí dụ, chương trình đào tạo của Fairfax County, địa phương dẫn đầu toàn Bang Virginia (Hoa Kỳ) về chất lượng giáo dục, cũng quy định trẻ mầm non chỉ học 4 môn (toán, khoa học, xã hội, và tập đọc). Môn tập viết được đưa vào chương trình giảng dạy từ lớp một.
Việt Nam cũng đang thực hiện chủ trương phổ cập mầm non. Hiện nay tỷ lệ trẻ mầm non 5 tuổi đến trường đã đạt 99,7% theo Bộ GD&ĐT. Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành Chương trình giáo dục mầm non từ năm 2009. Theo chương trình này, ở bậc mầm non (5-6 tuổi), ngoài giáo dục thể chất, giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, giáo dục phát triển thẩm mĩ, còn có giáo dục nhận thức (bao gồm cả khám phá khoa học, khám phá xã hội, và toán) và giáo dục ngôn ngữ (bao gồm cả làm quen với đọc, viết).
Vì mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non cho trẻ 5-6 tuổi rộng như vậy, phần liên quan đến đọc và viết chỉ là nhận dạng các chữ cái, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình, làm quen với cách đọc sách (chứ chưa phải thực sự biết đọc), tập tô, tập đồ các nét chữ (chứ chưa phải là viết chữ). So với mục tiêu của môn tập đọc cho bậc mầm non ở Fairfax County (Virginia) ở trên, chương trình của Bộ GD&ĐT đặt mục tiêu thấp hơn. Ngoài các yêu cầu giống như của Bộ GD&ĐT Việt Nam, Fairfax County yêu cầu học sinh mầm non phải đọc được các từ thông dụng (high frequency sight words).
Xét tuyển đầu vào hay không
Bản chất của giáo dục là nhằm chuẩn bị tri thức và kỹ năng cho người trẻ để phục vụ cuộc sống tự lập sau này của họ. Sự thành công tại học đường của trẻ có quan hệ chặt chẽ với thành công về nghề nghiệp và sự nghiệp về sau, mặc dù có những trường hợp ngoại lệ (outliers). Chính vì lý do này, các bậc phụ huynh luôn muốn tạo cơ hội để con cái mình được thụ hưởng các môi trường giáo dục tốt nhất. Vì thế, không phải chỉ riêng ở Việt Nam, mà ở bất kỳ đâu trên thế giới, các trường học tốt luôn là các mục tiêu được phụ huynh và học sinh săn đón.
Thế nhưng các trường học tốt nhất, theo định nghĩa của từ này, là số ít, trong khi nhu cầu của phụ huynh thì lớn. Vậy cách thức để phân bổ trẻ vào các trường như thế nào trên thực tế?
Trước hết là trường tư. Ở Việt Nam, cũng giống như ở bất kỳ đâu, các trường tư tốt nhất thường dựa vào việc xét duyệt hồ sơ để tìm ra các học sinh giỏi nhất. Lý do rất dễ hiểu là học sinh giỏi sẽ củng cố uy tín sư phạm cho nhà trường. Cách thức xét duyệt ở nhiều nơi thường dựa vào việc phỏng vấn, giới thiệu, và dựa trên điểm khảo thí. Thí dụ ở New York (Mỹ), trẻ em bắt đầu vào mầm non (năm đầu tiên của phổ cập giáo dục) muốn xin vào các trường tư tốt nhất sẽ phải nộp hồ sơ từ rất sớm ngay khi trường niêm yết tuyển sinh.
Hồ sơ xin học muốn được nhận cũng phải bao gồm kết quả tốt từ các kỳ thi như kỳ thi khảo thí đầu vào dành cho trẻ nhỏ (Early Childhood Admissions Assessment – ECAA) của ERB (Educational Records Bureau). Ngoài ra, các trường này cũng sẽ dựa vào giới thiệu (đánh giá) của hiệu trưởng các trường mẫu giáo, nơi các trẻ vừa “tốt nghiệp”. Các hiệu trưởng mẫu giáo này cũng không thể giới thiệu bừa bãi vì như thế sẽ ảnh hưởng tới uy tín và khả năng giới thiệu học sinh tốt nghiệp mẫu giáo của họ vào các trường mầm non và cấp một danh tiếng.
Đối với các trường công lập của Mỹ, việc xét duyệt hồ sơ của học sinh dựa trên cơ chế phân vùng (zoning). Mỗi bang ở Mỹ được chia thành nhiều “county” (tương tự như một tỉnh ở Việt Nam). Mỗi county lại có nhiều district (tương tự như một huyện hoặc quận ở Việt Nam). Mỗi district có nhiều trường tiểu học - mầm non (mầm non được coi là một bậc học gắn liền với tiểu học). Mỗi trường tiểu học - mầm non như vậy sẽ được xác định một vùng (zone) là các khu dân cư liền kề. Học sinh là cư dân (resident) của zone nào thì được ưu tiên vào trường của zone đó. Nếu còn thừa chỗ mới dành cho học sinh của cùng district nhưng không cùng zone. Cuối cùng nếu còn thừa chỗ mới dành cho học sinh ở ngoài district.
Cơ chế này ít nhiều có nét tương đồng với cơ chế xét theo “tuyến” (quận/huyên) ở Việt Nam. Học sinh có hộ khẩu ở quận huyện nào thì được coi là đúng tuyến nếu học các trường trong quận/huyện đó. Các trường phải ưu tiên cho các học sinh học đúng tuyến trước khi tuyển học sinh trái tuyến.
Đây là một câu chuyện khá phức tạp. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong một dịp tới.
Thuốc Lá gửi hôm Thứ Bảy, 21/09/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130921/tran-vinh-du-cam-day-chu-va-cuoc-dua-vao-truong-tot
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001