Trương Nhân Tuấn - Thư mở gởi các trang web Bô xít và Dân Luận.
« Công trình » vẽ bản đồ của các học giả thuộc Quĩ Nghiên cứu biển
Đông có đăng trên trang Bô Xít và Dân Luận. Các tác giả có viết : « bản
đồ đầu tiên được công bố với toàn bộ các điểm xác định đường biên giới,
bao gồm cột mốc, cột mốc phụ, cột mốc kép, và đỉnh cao biên giới. » Lý
do công bố là vì « dư luận đang quan tâm về vấn đề biên giới trên bộ ».
Mục tiêu công bố công trình như vậy là rõ rệt : các tác giả muốn giải tỏa những xôn xao trong dư luận từ bấy lâu nay về việc đảng CSVN bán đất nhượng biển cho TQ.
Kết quả cũng hiện ra trên các bản đồ : VN không hề bị mất đất, ngược lại, VN được lợi to, vài trăm cây số vuông chứ không ít.
Sự khả tín của các bản đồ càng tăng lên, nếu ta đọc lời cám ơn của người phụ trách trang Bô Xít : « BVN xin chân thành cảm ơn sự tín nhiệm của hai nhà nghiên cứu Dương Danh Huy và Phan Văn Song thể hiện trong việc gửi gắm cho BVN công bố công trình công phu này, và xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc ».
Công trình « vẽ bản đồ » này được các học giả Bô Xít xem là « công trình công phu ». Các tác giả cũng nhấn mạnh : « Trên bản đồ cũng có biên giới theo CIA World DataBank II. Đó là biên giới do chính phủ Mỹ vẽ từ trước, và có thể có giá trị tham khảo ».
Nhưng « công trình công phu », « có giá trị tham khảo » của các học giả Quĩ nghiên cứu Biển Đông không có giá trị thực tế, vì nó hoàn toàn sai. Sai, đơn giản vì các « học giả » này vẽ bản đồ theo phương pháp thời trung cổ trái đất hình vuông. Sai lầm vì vậy cũng rất… công phu. Sai số ở mỗi điểm trên bản đồ là từ 20 đến 25% theo hướng đông-tây (vì biên giới Việt-Trung ở khoảng 21°-23° bắc vĩ độ).
Tôi đã viết bài cho mọi người thấy cái sai sơ đẳng của các học giả Quĩ Nghiên cứu Biển Đông hôm qua.
Một tài liệu dùng để tham khảo là một tài liệu khoa học. Nếu tài liệu sai, người nghiên cứu phải rút lại công trình nghiên cứu và xin lỗi công chúng.
Một tài liệu, dưới dạng một bài báo, đã được đăng tải rộng rãi trên báo chí. Nếu tài liệu sai, lỗi lầm trước hết là do người phụ trách tờ báo. Thông thường, ở một tờ báo bình thường ở các nước văn minh, người trách nhiệm tờ báo rút bài này xuống, đính chánh các điểm sai, và xin lỗi độc giả. Lỗi là do người phụ trách vì không đủ kiến thức chuyên môn.
Nếu đã biết sai, bài báo vẫn không rút xuống, đây không còn nằm trong lãnh vực báo chí thuần túy mà nó bước qua lãnh vực tuyên truyền. Có điều, trong nước có đến 700 tờ báo để làm việc này, nghe nói dóc như vậy chưa đủ hay sao ?
Đây là một vấn đề của đất nước. Đảng CSVN đã có hàng trăm, hàng ngàn học giả « cừu », « dư luận viên » chuyên về việc định hướng dư luận.
« Công trình khoa học » này điển hình là một công trình « công phu » định hướng dư luận.
Tôi không thấy lý do nào mà « công trình » này vẫn còn tồn tại trên các trang web Bô Xít và Dân Luận. Những người trách nhiệm có thể cho biết vì sao ?
Diên Vỹ gửi hôm Thứ Bảy, 21/09/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130920/truong-nhan-tuan-thu-mo-goi-cac-trang-web-bo-xit-va-dan-luan
=======================================================================
Về các bản đồ mốc giới Việt-Trung
Gần đây ông Trương Nhân Tuấn (TNT) có viết một số bài về các bản đồ mốc giới mà chúng tôi gửi cho BVN và Dân Luận.
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 03:39
Mục tiêu công bố công trình như vậy là rõ rệt : các tác giả muốn giải tỏa những xôn xao trong dư luận từ bấy lâu nay về việc đảng CSVN bán đất nhượng biển cho TQ.
Kết quả cũng hiện ra trên các bản đồ : VN không hề bị mất đất, ngược lại, VN được lợi to, vài trăm cây số vuông chứ không ít.
Sự khả tín của các bản đồ càng tăng lên, nếu ta đọc lời cám ơn của người phụ trách trang Bô Xít : « BVN xin chân thành cảm ơn sự tín nhiệm của hai nhà nghiên cứu Dương Danh Huy và Phan Văn Song thể hiện trong việc gửi gắm cho BVN công bố công trình công phu này, và xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc ».
Công trình « vẽ bản đồ » này được các học giả Bô Xít xem là « công trình công phu ». Các tác giả cũng nhấn mạnh : « Trên bản đồ cũng có biên giới theo CIA World DataBank II. Đó là biên giới do chính phủ Mỹ vẽ từ trước, và có thể có giá trị tham khảo ».
Nhưng « công trình công phu », « có giá trị tham khảo » của các học giả Quĩ nghiên cứu Biển Đông không có giá trị thực tế, vì nó hoàn toàn sai. Sai, đơn giản vì các « học giả » này vẽ bản đồ theo phương pháp thời trung cổ trái đất hình vuông. Sai lầm vì vậy cũng rất… công phu. Sai số ở mỗi điểm trên bản đồ là từ 20 đến 25% theo hướng đông-tây (vì biên giới Việt-Trung ở khoảng 21°-23° bắc vĩ độ).
Tôi đã viết bài cho mọi người thấy cái sai sơ đẳng của các học giả Quĩ Nghiên cứu Biển Đông hôm qua.
Một tài liệu dùng để tham khảo là một tài liệu khoa học. Nếu tài liệu sai, người nghiên cứu phải rút lại công trình nghiên cứu và xin lỗi công chúng.
Một tài liệu, dưới dạng một bài báo, đã được đăng tải rộng rãi trên báo chí. Nếu tài liệu sai, lỗi lầm trước hết là do người phụ trách tờ báo. Thông thường, ở một tờ báo bình thường ở các nước văn minh, người trách nhiệm tờ báo rút bài này xuống, đính chánh các điểm sai, và xin lỗi độc giả. Lỗi là do người phụ trách vì không đủ kiến thức chuyên môn.
Nếu đã biết sai, bài báo vẫn không rút xuống, đây không còn nằm trong lãnh vực báo chí thuần túy mà nó bước qua lãnh vực tuyên truyền. Có điều, trong nước có đến 700 tờ báo để làm việc này, nghe nói dóc như vậy chưa đủ hay sao ?
Đây là một vấn đề của đất nước. Đảng CSVN đã có hàng trăm, hàng ngàn học giả « cừu », « dư luận viên » chuyên về việc định hướng dư luận.
« Công trình khoa học » này điển hình là một công trình « công phu » định hướng dư luận.
Tôi không thấy lý do nào mà « công trình » này vẫn còn tồn tại trên các trang web Bô Xít và Dân Luận. Những người trách nhiệm có thể cho biết vì sao ?
Diên Vỹ gửi hôm Thứ Bảy, 21/09/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130920/truong-nhan-tuan-thu-mo-goi-cac-trang-web-bo-xit-va-dan-luan
=======================================================================
Về các bản đồ mốc giới Việt-Trung
Dương Danh Huy
Ngày 20 tháng 9/2013 ông Trương Nhân Tuấn có gửi cho chúng tôi một lá “thư mở”, cho biết ngày 18 tháng 9/2013, ông có viết một bài phê bình công trình Bản đồ mốc giới… của hai tác giả Dương Danh Huy và Phan Văn Song vốn đăng trên Bauxite Việt Nam và Dân Luận.
Chúng tôi hoan nghênh mọi lời phê bình – nhất là đối với những vấn đề
hệ trọng đối với đất nước, rất cần sự đóng góp trí tuệ của mọi người dân
Việt. Tiếc thay, ông Trương Nhân Tuấn đi quá đà, không còn giữ trong
phạm vi tranh luận khoa học, khi viết những dòng rất nặng nề, có ý kết
tội chúng tôi thuộc loại hàng trăm, hàng ngàn học giả “cừu”, “dư luận
viên” mà Đảng Cộng sản Việt Nam sử dụng để “định hướng dư luận”: “Nếu
đã biết sai, bài báo vẫn không rút xuống, đây không còn nằm trong lãnh
vực báo chí thuần túy mà nó bước qua lãnh vực tuyên truyền. Có điều,
trong nước có đến 700 tờ báo để làm việc này, nghe nói dóc như vậy chưa
đủ hay sao?
Đây
là một vấn đề của đất nước. Đảng CSVN đã có hàng trăm, hàng ngàn học
giả “cừu”, “dư luận viên” chuyên về việc định hướng dư luận.
“Công trình khoa học” này điển hình là một công trình “công phu” định hướng dư luận.”
Thiết
tưởng “thái độ phê bình” của ông Trương Nhân Tuấn rất có hại cho học
thuật và cho phong trào yêu nước và dân chủ. Thay vì thảo luận, nó quy
chụp. Thay vì tôn trọng, nó phỉ báng. Thay vì đoàn kết, nó chia rẽ.
Còn về “nội dung phê bình” của ông, chúng tôi xin đăng bài trả lời dưới đây của ông Dương Danh Huy, một trong hai tác giả.
Bauxite Việt Nam
|
Quan điểm của TNT dựa trên những điểm chính sau:
“Các bản đồ được các tác giả gọi là “bản đồ mốc giới Việt Nam - Trung Quốc theo tọa độ từ nghị định thư phân giới cắm mốc” đã
được thực hiện không theo đúng bất kỳ một qui cách quốc tế
“cartographie – vẽ bản đồ” nào [1]. Cách vẽ của các tác giả là cách vẽ
của con người thời cổ đại, lúc nhân loại chưa biết trái đất có hình cầu
[2].
Thật vậy, các tác giả đã vẽ các bản đồ biên
giới Việt-Trung theo tiêu chuẩn trái đất hình vuông [3]. Điều này được
kiểm chứng ở các đường thẳng đứng vẽ song song [4]. Tức các ô ca-rô trên
bản đồ đều là hình vuông và bằng nhau [5]. Trong khi các bản đồ, từ thế
kỷ thứ 19 trở lại đây, người ta đã biết tới yếu tố “hình cầu –
géodésie” của quả đất [6]. Từ hệ quả đó, ta thấy trên bất kỳ một tấm bản
đồ nào, các đường kinh tuyến, tức các đường theo chiều bắc-nam, không
phải là đường thẳng mà là đường cong, hội tụ lại với nhau ở hai điểm:
cực bắc và cực nam (cực địa lý – khác với cực từ) [7]. Các đường ngang –
tức vĩ tuyến – cũng là các đường cong, song song với nhau, chiều dài
của các đường này không bằng nhau [8]. Những “tứ giác” trên bản đồ không
bằng nhau, nếu khác vĩ tuyến. [9]”
Điều [1] và
[2] là bậy bạ. Bản đồ của chúng tôi là bản đồ dùng phép chiếu Mercator,
một trong những phép chiếu thông dụng của ngành vẽ bản đồ, mà TNT nói là
“không theo đúng bất kỳ một qui cách quốc tế “cartographie – vẽ bản đồ” nào”, là “cách vẽ của con người thời cổ đại, lúc nhân loại chưa biết trái đất có hình cầu”.
Điều
[3] cũng thật lạ lùng, khi TNT khẳng định rằng bản đồ dùng phép chiếu
Mercator của chúng tôi là “theo tiêu chuẩn trái đất hình vuông”. Dĩ
nhiên là trái đất là hình khối bầu dục ba chiều, và người ta dùng phép
chiếu Mercator như một trong những phép chiếu có thể để chiếu lên một
hình hai chiều (nghĩa là lên một bản đồ), chứ không phải là “theo tiêu
chuẩn trái đất hình vuông”.
Điều [4] giải thích
ba điều lạ lùng [1], [2], [3]: TNT không biết rằng trên một bản đồ dùng
phép chiếu Mercator thì các đường kinh tuyến là các đường thẳng đứng
song song.
Điều [5] là TNT nói đại mà không nhìn vào thực tế. Ai kiểm chứng cũng có thể thấy được rằng,
(a) các ô trên bản đồ của chúng tôi là các ô kinh tuyến, vĩ tuyến,
(b) chúng không phải là ô vuông như TNT nói đại mà là ô chữ nhật,
(c) chúng không phải bằng nhau như TNT nói đại mà có kích thước khác nhau.
Ở đây tôi cũng xin nói thêm là trên bản đồ Mercator thì các ô kinh tuyến, vĩ tuyến có những đặc điểm (b) và (c).
Điều
[6]: Thật ra trong bản đồ Mercator mà chúng tôi dùng thì người ta, và
chúng tôi cũng biết tới yếu tố hình khối bầu dục của trái đất.
Điều
[7] cho thấy rõ ràng là TNT không biết về bản đồ Mercator. Trên bản đồ
Mercator, các đường kinh tuyến là đường thẳng song song với nhau. Điều
đó được dạy ở từ trường trung học. Vậy mà TNT lại dạy cộng đồng rằng “ta
thấy trên bất kỳ một tấm bản đồ nào, các đường kinh tuyến, tức các
đường theo chiều bắc-nam, không phải là đường thẳng mà là đường cong,
hội tụ lại với nhau ở hai điểm: cực bắc và cực nam”.
Điều
[8] cũng là sai hoàn toàn về bản đồ Mercator. Trên bản đồ Mercator, các
đường vĩ tuyến là các đường thẳng song song với nhau và có chiều dài
bằng nhau.
Chỉ có điều [9] thì TNT nói đúng,
“Những “tứ giác” trên bản đồ không bằng nhau, nếu khác vĩ tuyến”, nhưng
mà trên thực tế các hình chữ nhật trên bản đồ của chúng tôi không bằng
nhau khi chúng khác vĩ tuyến. Nhưng TNT đã nói đại là chúng bằng nhau
(mà không kiểm chứng) để có gì mà phê phán.
“Cái sai khác nữa là đem tấm bản đồ của Mỹ, vẽ theo các nguyên tắc khoa học, lên một mặt phẳng kẻ ô vuông [10].”
Điểm
[10] là hệ quả của TNT không biết bản đồ của chúng tôi là bản đồ
Mercator, hiểu sai cơ bản về bản đồ Mercator, và cho rằng bản đồ
Mercator của chúng tôi là “mặt phẳng kẻ ô vuông”. Cũng xin nói thêm là
dù không hiểu về bản đồ Mercator thì cũng có thể kiểm chứng là các ô
trên bản đồ của chúng tôi không phải là vuông mà là chữ nhật.
Thật
ra, các bản đồ của chúng tôi đã được vẽ theo đúng tiêu chuẩn của một
bản đồ Mercator dùng hệ địa trắc WGS84. Những bài TNT viết thật ra chỉ
là ông ấy không hiểu các bản đồ đó là gì, không hiểu về bản đồ Mercator,
và có một số mục đích cá nhân.
Vấn đề mà người xem cần lưu ý khi xem các bản đồ đó là như tôi đã viết trên Dân Luận:
“Xin
lưu ý rằng chúng ta không biết CIA World DataBank II đã dùng cơ sở nào
để vẽ biên giới Việt-Trung (trước hiệp định 1999), và mức độ đáng tin
cậy của nó là bao nhiêu.
Nếu so sánh biên giới
của CIA World DataBank II với Google Maps ở những đoạn mà biên giới là
sông thì có thể thấy rằng CIA World DataBank II đã đơn giản hóa biên
giới. Quan trọng hơn, có vẻ như là biên giới trong CIA World DataBank II
chỉ có độ phân giải khoảng một vài trăm mét, và sẽ không chính xác dưới
độ phân giải đó.
Thí dụ như khi biên giới là
Sông Hồng, và cột mốc nằm hai bên sông, thì vị trí của sông và biên giới
trong CIA World DataBank II rõ ràng là sai, và CIA World DataBank II
không thể hiện các khúc quanh của sông có trong Google Maps.
...
Tôi
chỉ xem đường đỏ như có giá trị tham khảo (eg nó cho ta biết biên giới
công bằng có lẽ ở đâu đó lân cận) và khuyến cáo mọi người không nên kết
luận gì từ nó."
Cũng xin nói thêm là trong 5
năm qua TNT có một số mục đích cá nhân cho nên hay đi theo các bài viết
của tôi và Quỹ Nghiên cứu Biền Đông để “phản biện”. Trên nguyên tắc thì
phản biện nào cũng là quý, bất kể động cơ. Đáng tiếc là trên thực tế
“phản biện” của TNT dựa quá nhiều trên mục đích cá nhân và quá ít trên
hiểu biết, cho nên nó thường đem kiến thức sai lầm đến cho cộng đồng.
D. D. H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
nguồn:http://boxitvn.blogspot.com/2013/09/ve-cac-ban-o-moc-gioi-viet-trung.html
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001