Tuấn Trần - "Cõng rắn cắn gà nhà" hay công tội nhà Nguyễn
Tuấn Trần
Người Việt chúng ta khi đi ra nước ngoài, hay bị "Tây" mặc nhiên
gán cho một "Surname" là "Nguyễn". Cũng dễ hiểu thôi, vì họ Nguyễn hiện
nay chiếm khoảng 40% dân số nước ta. Có nghĩa là khi ra đường, bình
quân cứ từ hai đến ba người chúng ta gặp thì trong đó sẽ có một người là
họ Nguyễn. Đặc biệt theo kết quả thống kê của The World Geography thì
họ Nguyễn xếp thứ 4 trong danh sách các họ phổ biến nhất thế giới (chỉ
xếp sau 3 họ lớn của anh bạn láng giềng).
Ảnh: Vua Gia Long là một nhân vật gây tranh cãi trong lịch sử Việt Nam (Nguồn: Internet)
Có rất nhiều nguyên nhân và kể cả các giả định lý giải tại sao họ Nguyễn ngày nay lại hùng hậu đến như vậy, trong đó nguyên nhân chính là Triều đại phong kiến của Việt Nam gần đây nhất mang họ Nguyễn. Xung quanh Triều đại này có nhiều đánh giá khác nhau về công lao và tội lỗi đối với đất nước ta. Có lẽ, để có cái nhìn khách quan hơn, chúng ta hãy điểm qua các sự kiện quan trọng liên quan đến triều đại nhà Nguyễn.
Khi nhà Lê bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi vào năm 1527, Nguyễn Kim, với tước Hầu và là tướng của nhà Lê đã từ đất Gia Miêu Ngoại Trang, Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) hiệu triệu hào kiệt, lên biên giới và sang cả đất Lào để chuẩn bị phò Lê diệt Mạc. Tuy bị đầu độc và mất vào năm 1545 để rồi cơ nghiệp rơi vào tay họ Trịnh, nhưng Nguyễn Kim chính là người đặt nền móng cho sự phát triển của Nguyễn Tộc. Sau khi chết, ông được Vua Lê phong làm Chiêu Huân Tĩnh Vương.
Nguyễn Hoàng (con trai thứ hai của Nguyễn Kim) đưa ra một quyết định sáng suốt để có thể "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân". Năm 1558, ông xin vào trấn ải xứ Thuận Hóa có thể được xem là một sự kiện làm thay đổi lịch sử Việt Nam ta. Sau này Nguyễn Hoàng tuy có về Bắc và phục vụ Trịnh Tùng một thời gian, nhưng do không thỏa chí nên đã mượn bài dẹp phản loạn để đem gia quyến cùng hơn 1000 binh sỹ dong buồm đi thẳng vào Thuận Hóa (năm 1600) và từ đó không bao giờ về Bắc nữa. Sau sự kiện này, họ Nguyễn và họ Trịnh đã phân chia đất nước thành hai miền trong khoảng 200 năm. Trong giai đoạn đầu từ 1627 đến 1672, hai bên đã tổng cộng giao tranh 7 lần chính thức cùng một số xung đột nhỏ khác.
Trong suốt thời gian được xem là Nam - Bắc phân tranh ấy, để củng cố và tăng cường sức mạnh Quân sự của mình, họ Nguyễn ở Đàng Trong đã tiến hành hàng loạt các chính sách được cho là tiến bộ như mở cửa giao lưu và buôn bán với Tây phương và người nước ngoài (nhật Bản v.v.). Đặc biệt là chính sách sử dụng người Hoa một cách hiệu quả như cho người Hoa và người Nhật đến lập phố và sinh sống. Với lợi thế xuất khẩu các sản vật quý như Kỳ Nam, hồ tiêu, các Chúa Nguyễn không những có tiền để mua vũ khí, mua đồng thau để đúc súng thần công mà còn giúp Đàng Trong trở thành điểm đến của các Quốc gia có nền thương mại và Hàng hải mạnh vào thời đó. Việc cho phép thành lập các đô thị buôn bán như Hội An hay Thanh Hà, cộng với ưu tiên cho việc phát triển các cảng (nước mặn) làm nơi buôn bán và xuất khẩu các sản phẩm bản địa đã góp phần làm cho các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong dần dần thịnh vượng.
Với tinh thần cởi mở và cầu thị, các Chúa Nguyễn đã học hỏi được nhiều những tiến bộ của nước khác để xây dựng và mở mang bờ cõi rộng thêm về phía nam. Trong công cuộc nam tiến này, có rất nhiều người là tù nhân hoặc dân thường bị bắt từ các huyện phía nam Nghệ An và các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình (ngày nay), đã bị quân họ Nguyễn bắt đưa về phương nam và sử dụng họ như những người tiên phong trong việc thành lập ra các đơn vị hành chính mới. Hầu hết những người này đều chủ động đổi thành họ Nguyễn để được đối xử tốt hơn so với khi còn mang họ cũ. Trong số những người này có tổ tiên của Nguyễn Huệ, bị đưa vào nam từ năm 1655 vốn khi đấy vẫn mang họ Hồ (dòng dõi Hồ Quý Ly!).
Trong công cuộc chinh phục Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) , các Chúa Nguyễn đã rất thành công trong việc sử dụng Mạc Cửu - một cựu thần Nhà Minh chạy loạn sang Việt Nam khi nhà Thanh chiếm gọn Trung Quốc. Vốn dĩ vùng Hà Tiên là nơi rất nhạy cảm giữa người Khmer và người Việt, nhưng Mạc Cửu với tài năng của mình đã xây dựng nơi đây thành một nơi sầm uất và được Chúa Nguyễn Phúc Chu phong làm Tổng trấn Hà Tiên vào năm 1708. Đây chính là phép dùng người hiệu quả để giúp bảo vệ phiên dậu phía tây nam của đất nước - giống như cho được "Tự trị" thời bây giờ vậy.
Có thể nói trong 9 đời Chúa Nguyễn (không tính Nguyễn Phúc Ánh), Đàng Trong của nước Việt đã được mở rộng ra rất nhiều về phía nam. Trong quãng thời gian đó các Chúa Nguyễn đã phải huy động nhiều lực lượng, công sức và tiền bạc để đầu tư cho công cuộc khai phá Đồng bằng sông cửu long bây giờ. Việc đầu tư lâu dài và tốn kém đã ảnh hưởng tiêu cực đến ngân sách Quốc gia, dẫn đến sưu cao,thuế nặng đánh vào dân, những người đang sinh sống ở hậu phương (như Quảng Nam, Quãng Ngãi, Phú Yên,v,v.). Hậu quả của chính sách này là sự oán thán của nhiều dân nghèo và cụ thể hóa bằng khởi nghĩa Tây Sơn - cuộc khởi nghĩa đã làm chấm dứt sự ngự trị của Nhà Lê và Chúa Trịnh ở phương Bắc và Chúa Nguyễn ở phương nam. Cũng chính sự đầu tư và các chính sách khai khẩn vùng ĐBSCL mà phần lớn dân nơi đây đã thấy mình chịu ơn họ (chúa) Nguyễn; vì vậy trong mấy năm bị quân Tây Sơn truy đuổi, Nguyễn Ánh đã được người dân nơi đây che chở và trung thành phò tá. Nhiều người còn kể rằng trong lúc chạy loạn, đôi khi Nguyễn Ánh đã phải bỏ lại một số cung tần, mỹ nữ tại các tỉnh Vĩnh Long hay Đồng Tháp nên bây giờ ở các vùng mà Ngài đã đi qua này con gái đẹp nổi trội hơn các vùng khác.
Năm 1802 là năm Nguyễn Ánh, sau hơn 20 năm lưu lạc đã chiếm lại thành Phú Xuân từ quân Tây Sơn để lên ngôi Hoàng Đế và nhanh chóng trong năm đó, tiến quân ra Bắc, bắt vua Quang Toản nhà Tây Sơn và thống nhất đất nước. Để ghi nhớ và nhắc nhở sự nghiệp thống nhất đất nước hay thu giang sơn về một mối của mình, Nguyễn Ánh đã lấy niên hiệu là Gia (trong từ Gia Định) và Long (trong từ Thăng Long). Thời điểm này cũng là mốc đánh dấu một nước Viêt thống nhất có lãnh thổ lớn nhất kể từ khi chúng ta giành được độc lập từ tay người Hán.
Vua Gia Long là một người kỳ lạ, khi chạy loạn khắp nơi từ Thổ Chu đến Côn Đảo rồi ra Phú Quốc, ngoài sự trung thành bảo vệ của cận thần và dân chúng ra, Ngài còn thực sự là một người gặp may mắn rất nhiều lần. Có lần chạy ra Côn Đảo, Ngài bị quân Tây Sơn vây hãm không còn đường thoát, nhưng bỗng nhiên đến đêm bão tố nổi lên làm chiến thuyền của Tây Sơn tan tác nên Ngài thoát nạn. Lại có lần Ngài chạy và bị lạc ở đất Hà Tiên, đến một con sông mà không thấy có thuyền, quân Tây Sơn đang đuổi đến thì bỗng nhiên có một con Trâu ở đâu xuất hiện và Ngài đã cưỡi trâu bơi qua sông an toàn. Khi còn lưu vong, vua Gia Long đã từng mượn các thế lực ngoại bang (như quân Xiêm) hay hỗ trợ kỹ thuật của Pháp hay Bồ Đào Nha để đánh lại Tây Sơn. Thậm chí ngài còn đưa cả con trai cả là Hoàng Tử Cảnh lúc đó đang còn nhỏ sang Pháp để làm con tin trong việc ký thỏa thuận với Pháp để giúp đánh lại nhà Tây Sơn (nhưng sau đó Pháp không thực hiện thỏa thuận này). Ngài còn bôn ba mấy năm trời ở nước Thái và giúp Vua Thái dùng hỏa công đánh bại quân Miến Điện.
Khi thống nhất giang sơn và lên ngôi Hoàng Đế, Vua Gia Long bỗng như trở thành một con người khác - một ông vua mang đậm chất Nho giáo. Tất cả các cải cách của nhà Tây Sơn đều bị bãi bỏ và hệ thống hành chính, giáo dục đều bắt chước mô hình nhà Thanh bên Trung Quốc. Chúng ta có tên nước Việt Nam bây giờ cũng là do vua Gia Long sai sứ sang Nhà Thanh xin phong là nước Nam Việt và được vua Gia Khánh nhà Thanh phong là Việt Nam (để khỏi gợi nhớ đến nước Nam Việt của Triệu Đà) vào năm 1804. Tuy vẫn đối xử tốt và ban bổng lộc cho những người Pháp có công giúp mình thủa hàn vi, nhưng Ngài không trao cho họ bất cứ quyền lực gì để có thể gây ảnh hưởng. Ngài lấy cớ người Pháp thất tín để không thực hiện thỏa thuận đã ký ngày trước về mở cửa thương mại, đồng thời không giao lưu với các nước Phương Tây khác. Dưới thời Gia Long, nước ta hầu như không phát triển thương mại mà chủ yếu phát triển nông nghiệp và tiểu thủ công.
Nhiều người cho rằng chính các chính sách của vua Gia Long đã làm cho Việt Nam chúng ta bỏ mất rất nhiều cơ hội để học hỏi và tận dụng các tiến bộ của Phương Tây để phát triển. Tuy nhiên xét về mặt khách quan thì nhìn ra xung quanh các nước khác vẫn còn rất lạc hậu vào thời điểm đó (trừ Trung Quốc). Thời vua Gia Long và Minh Mạng quân sự Việt Nam được xem là mạnh nhất trong khu vực và thậm chí khi lên ngôi, vua Minh Mạng đã không ghe lời vua cha đem binh đánh Cao Miên và đổi thành một tỉnh của Việt Nam (Tây Quận). Ngài còn cho quân đi đánh Bồn Man (Lào bây giờ) và trước khi người Pháp chiếm Đông Dương thì tỉnh Hủa Phăn vẫn là đất của nhà Nguyễn. Vua Thiệu Trị lên ngôi vẫn còn giữ được sức mạnh của đất nước mà cụ thể là hòa ước mà nước Xiêm phải ký sau khi quân Việt Nam nhiều lần tiến qua cả Ubon để đánh nước Xiêm trong cuộc chiến tranh kéo dài 5 năm liền. Tuy thời vua Thiệu Trị, nhà vua có trả lại độc lập cho Cao Miên, nhưng các nước láng giềng vẫn tuần tự tiến cống. Chỉ đến thời vua Tư Đức thì nước ta mới thực sự yếu đi và kết hợp với các yếu tố khác như "không khôn khéo trong ngoại giao" và “vị trí địa chính trị quan trọng" nên chúng ta mới bị Thực dân Pháp chiếm và đô hộ trong khoảng 80 năm. Mặc dù vậy trong thời gian này vẫn xuất hiện các ông vua như Hàm Nghi, Duy Tân kêu gọi cần vương để cứu nước.
Như vậy, qua dòng lịch sử có thế đúc kết mấy điểm chính sau đây về sự nghiệp của nhà Nguyễn đối với nước ta:
Thứ nhất, Họ Nguyễn (cho dù là gốc hay do các họ khác đổi sang) là họ có công lao lớn nhất trong việc mở mang bờ cõi cho nước Việt chúng ta. Quá trình nam tiến của người Việt có thể không đạt được như ngày hôm nay nếu Nguyễn Hoàng không chạy vào nam và các đời chúa Nguyễn sau đó không dốc sức khai phá. Quá trình khai phá ĐBSCL không những làm cho nước ta rộng hơn ra mà còn làm cho số lượng người mang họ nguyễn tăng lên.
Thứ hai, Họ Nguyễn, với công lao của rất nhiều thế hệ và cũng chỉ vì do đầu tư quá nhiều cho việc mở mang bờ cõi nên bị mất về tay nhà Tây Sơn, vậy chúng ta cần nhìn lại tính chính danh của vấn đề này và qua đó có cái nhìn đa chiều hơn về sự nghiệp của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Điều này có thể thấy rõ khi chúng ta nghiên cứu những năm tháng Nguyễn Ánh chạy loạn và sau này khởi binh ở ĐBSCL để đánh lại Tây Sơn.
Thứ ba, tuy Nguyễn Ánh có đôi lúc mượn thế lực ngoại bang để đánh lại quân Tây Sơn, nhưng đó cũng chỉ là trường hợp bất khả kháng khi trong tay không có gì ngoài mấy người hầu cận mà trên mình mạng nặng sứ mệnh của 9 đời Chúa Nguyễn để lại - giành lại cơ đồ mấy trăm năm của họ nguyễn mới bị mất vào tay nhà Tây Sơn. Các chính sách của vua Gia Long sau khi đánh bại Tây Sơn cho thấy Ngài hoàn toàn không có ý đính "bán nước" một tý nào cả. Chẳng qua cũng chỉ là đôi bên cùng có lợi mà thôi.
Cuối cùng, cũng giống như vấn đề "ái quốc hay phản quốc" sự nghiệp của nhà Nguyễn ở nước ta cần phải được nhìn nhận bằng nhiều lăng kính khác nhau để từ đó đưa ra các phân tích khách quan hơn và công bằng hơn. Công hay tội của một triều đại cần được nhìn nhận và đánh giá bằng bờ cõi được mở rộng hay thu hẹp, nhân dân được phồn vinh hay đói khổ, tự do được tôn trọng hay bóp nghẹt, phẩm giá được gìn giữ hay chà đạp. Những tư tưởng cai trị được sử dụng hay liên kết ngoại bang được xây dựng, cũng chỉ là công cụ chứ không phải công/tội của một triều đại trong con mắt của nhân dân. Và dù thế nào đi nữa, tuy không phải người họ Nguyễn, tôi vẫn thấy tự hào mỗi khi nghĩ đến giai đoạn hoàng kim của nước Đại Nam vào thời Minh Mạng.
Thuốc Lá gửi hôm Thứ Tư, 18/09/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130918/tuan-tran-cong-ran-can-ga-nha-hay-cong-toi-nha-nguyen
=======================================================================
Có rất nhiều nguyên nhân và kể cả các giả định lý giải tại sao họ Nguyễn ngày nay lại hùng hậu đến như vậy, trong đó nguyên nhân chính là Triều đại phong kiến của Việt Nam gần đây nhất mang họ Nguyễn. Xung quanh Triều đại này có nhiều đánh giá khác nhau về công lao và tội lỗi đối với đất nước ta. Có lẽ, để có cái nhìn khách quan hơn, chúng ta hãy điểm qua các sự kiện quan trọng liên quan đến triều đại nhà Nguyễn.
Khi nhà Lê bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi vào năm 1527, Nguyễn Kim, với tước Hầu và là tướng của nhà Lê đã từ đất Gia Miêu Ngoại Trang, Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) hiệu triệu hào kiệt, lên biên giới và sang cả đất Lào để chuẩn bị phò Lê diệt Mạc. Tuy bị đầu độc và mất vào năm 1545 để rồi cơ nghiệp rơi vào tay họ Trịnh, nhưng Nguyễn Kim chính là người đặt nền móng cho sự phát triển của Nguyễn Tộc. Sau khi chết, ông được Vua Lê phong làm Chiêu Huân Tĩnh Vương.
Nguyễn Hoàng (con trai thứ hai của Nguyễn Kim) đưa ra một quyết định sáng suốt để có thể "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân". Năm 1558, ông xin vào trấn ải xứ Thuận Hóa có thể được xem là một sự kiện làm thay đổi lịch sử Việt Nam ta. Sau này Nguyễn Hoàng tuy có về Bắc và phục vụ Trịnh Tùng một thời gian, nhưng do không thỏa chí nên đã mượn bài dẹp phản loạn để đem gia quyến cùng hơn 1000 binh sỹ dong buồm đi thẳng vào Thuận Hóa (năm 1600) và từ đó không bao giờ về Bắc nữa. Sau sự kiện này, họ Nguyễn và họ Trịnh đã phân chia đất nước thành hai miền trong khoảng 200 năm. Trong giai đoạn đầu từ 1627 đến 1672, hai bên đã tổng cộng giao tranh 7 lần chính thức cùng một số xung đột nhỏ khác.
Trong suốt thời gian được xem là Nam - Bắc phân tranh ấy, để củng cố và tăng cường sức mạnh Quân sự của mình, họ Nguyễn ở Đàng Trong đã tiến hành hàng loạt các chính sách được cho là tiến bộ như mở cửa giao lưu và buôn bán với Tây phương và người nước ngoài (nhật Bản v.v.). Đặc biệt là chính sách sử dụng người Hoa một cách hiệu quả như cho người Hoa và người Nhật đến lập phố và sinh sống. Với lợi thế xuất khẩu các sản vật quý như Kỳ Nam, hồ tiêu, các Chúa Nguyễn không những có tiền để mua vũ khí, mua đồng thau để đúc súng thần công mà còn giúp Đàng Trong trở thành điểm đến của các Quốc gia có nền thương mại và Hàng hải mạnh vào thời đó. Việc cho phép thành lập các đô thị buôn bán như Hội An hay Thanh Hà, cộng với ưu tiên cho việc phát triển các cảng (nước mặn) làm nơi buôn bán và xuất khẩu các sản phẩm bản địa đã góp phần làm cho các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong dần dần thịnh vượng.
Với tinh thần cởi mở và cầu thị, các Chúa Nguyễn đã học hỏi được nhiều những tiến bộ của nước khác để xây dựng và mở mang bờ cõi rộng thêm về phía nam. Trong công cuộc nam tiến này, có rất nhiều người là tù nhân hoặc dân thường bị bắt từ các huyện phía nam Nghệ An và các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình (ngày nay), đã bị quân họ Nguyễn bắt đưa về phương nam và sử dụng họ như những người tiên phong trong việc thành lập ra các đơn vị hành chính mới. Hầu hết những người này đều chủ động đổi thành họ Nguyễn để được đối xử tốt hơn so với khi còn mang họ cũ. Trong số những người này có tổ tiên của Nguyễn Huệ, bị đưa vào nam từ năm 1655 vốn khi đấy vẫn mang họ Hồ (dòng dõi Hồ Quý Ly!).
Trong công cuộc chinh phục Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) , các Chúa Nguyễn đã rất thành công trong việc sử dụng Mạc Cửu - một cựu thần Nhà Minh chạy loạn sang Việt Nam khi nhà Thanh chiếm gọn Trung Quốc. Vốn dĩ vùng Hà Tiên là nơi rất nhạy cảm giữa người Khmer và người Việt, nhưng Mạc Cửu với tài năng của mình đã xây dựng nơi đây thành một nơi sầm uất và được Chúa Nguyễn Phúc Chu phong làm Tổng trấn Hà Tiên vào năm 1708. Đây chính là phép dùng người hiệu quả để giúp bảo vệ phiên dậu phía tây nam của đất nước - giống như cho được "Tự trị" thời bây giờ vậy.
Có thể nói trong 9 đời Chúa Nguyễn (không tính Nguyễn Phúc Ánh), Đàng Trong của nước Việt đã được mở rộng ra rất nhiều về phía nam. Trong quãng thời gian đó các Chúa Nguyễn đã phải huy động nhiều lực lượng, công sức và tiền bạc để đầu tư cho công cuộc khai phá Đồng bằng sông cửu long bây giờ. Việc đầu tư lâu dài và tốn kém đã ảnh hưởng tiêu cực đến ngân sách Quốc gia, dẫn đến sưu cao,thuế nặng đánh vào dân, những người đang sinh sống ở hậu phương (như Quảng Nam, Quãng Ngãi, Phú Yên,v,v.). Hậu quả của chính sách này là sự oán thán của nhiều dân nghèo và cụ thể hóa bằng khởi nghĩa Tây Sơn - cuộc khởi nghĩa đã làm chấm dứt sự ngự trị của Nhà Lê và Chúa Trịnh ở phương Bắc và Chúa Nguyễn ở phương nam. Cũng chính sự đầu tư và các chính sách khai khẩn vùng ĐBSCL mà phần lớn dân nơi đây đã thấy mình chịu ơn họ (chúa) Nguyễn; vì vậy trong mấy năm bị quân Tây Sơn truy đuổi, Nguyễn Ánh đã được người dân nơi đây che chở và trung thành phò tá. Nhiều người còn kể rằng trong lúc chạy loạn, đôi khi Nguyễn Ánh đã phải bỏ lại một số cung tần, mỹ nữ tại các tỉnh Vĩnh Long hay Đồng Tháp nên bây giờ ở các vùng mà Ngài đã đi qua này con gái đẹp nổi trội hơn các vùng khác.
Năm 1802 là năm Nguyễn Ánh, sau hơn 20 năm lưu lạc đã chiếm lại thành Phú Xuân từ quân Tây Sơn để lên ngôi Hoàng Đế và nhanh chóng trong năm đó, tiến quân ra Bắc, bắt vua Quang Toản nhà Tây Sơn và thống nhất đất nước. Để ghi nhớ và nhắc nhở sự nghiệp thống nhất đất nước hay thu giang sơn về một mối của mình, Nguyễn Ánh đã lấy niên hiệu là Gia (trong từ Gia Định) và Long (trong từ Thăng Long). Thời điểm này cũng là mốc đánh dấu một nước Viêt thống nhất có lãnh thổ lớn nhất kể từ khi chúng ta giành được độc lập từ tay người Hán.
Vua Gia Long là một người kỳ lạ, khi chạy loạn khắp nơi từ Thổ Chu đến Côn Đảo rồi ra Phú Quốc, ngoài sự trung thành bảo vệ của cận thần và dân chúng ra, Ngài còn thực sự là một người gặp may mắn rất nhiều lần. Có lần chạy ra Côn Đảo, Ngài bị quân Tây Sơn vây hãm không còn đường thoát, nhưng bỗng nhiên đến đêm bão tố nổi lên làm chiến thuyền của Tây Sơn tan tác nên Ngài thoát nạn. Lại có lần Ngài chạy và bị lạc ở đất Hà Tiên, đến một con sông mà không thấy có thuyền, quân Tây Sơn đang đuổi đến thì bỗng nhiên có một con Trâu ở đâu xuất hiện và Ngài đã cưỡi trâu bơi qua sông an toàn. Khi còn lưu vong, vua Gia Long đã từng mượn các thế lực ngoại bang (như quân Xiêm) hay hỗ trợ kỹ thuật của Pháp hay Bồ Đào Nha để đánh lại Tây Sơn. Thậm chí ngài còn đưa cả con trai cả là Hoàng Tử Cảnh lúc đó đang còn nhỏ sang Pháp để làm con tin trong việc ký thỏa thuận với Pháp để giúp đánh lại nhà Tây Sơn (nhưng sau đó Pháp không thực hiện thỏa thuận này). Ngài còn bôn ba mấy năm trời ở nước Thái và giúp Vua Thái dùng hỏa công đánh bại quân Miến Điện.
Khi thống nhất giang sơn và lên ngôi Hoàng Đế, Vua Gia Long bỗng như trở thành một con người khác - một ông vua mang đậm chất Nho giáo. Tất cả các cải cách của nhà Tây Sơn đều bị bãi bỏ và hệ thống hành chính, giáo dục đều bắt chước mô hình nhà Thanh bên Trung Quốc. Chúng ta có tên nước Việt Nam bây giờ cũng là do vua Gia Long sai sứ sang Nhà Thanh xin phong là nước Nam Việt và được vua Gia Khánh nhà Thanh phong là Việt Nam (để khỏi gợi nhớ đến nước Nam Việt của Triệu Đà) vào năm 1804. Tuy vẫn đối xử tốt và ban bổng lộc cho những người Pháp có công giúp mình thủa hàn vi, nhưng Ngài không trao cho họ bất cứ quyền lực gì để có thể gây ảnh hưởng. Ngài lấy cớ người Pháp thất tín để không thực hiện thỏa thuận đã ký ngày trước về mở cửa thương mại, đồng thời không giao lưu với các nước Phương Tây khác. Dưới thời Gia Long, nước ta hầu như không phát triển thương mại mà chủ yếu phát triển nông nghiệp và tiểu thủ công.
Nhiều người cho rằng chính các chính sách của vua Gia Long đã làm cho Việt Nam chúng ta bỏ mất rất nhiều cơ hội để học hỏi và tận dụng các tiến bộ của Phương Tây để phát triển. Tuy nhiên xét về mặt khách quan thì nhìn ra xung quanh các nước khác vẫn còn rất lạc hậu vào thời điểm đó (trừ Trung Quốc). Thời vua Gia Long và Minh Mạng quân sự Việt Nam được xem là mạnh nhất trong khu vực và thậm chí khi lên ngôi, vua Minh Mạng đã không ghe lời vua cha đem binh đánh Cao Miên và đổi thành một tỉnh của Việt Nam (Tây Quận). Ngài còn cho quân đi đánh Bồn Man (Lào bây giờ) và trước khi người Pháp chiếm Đông Dương thì tỉnh Hủa Phăn vẫn là đất của nhà Nguyễn. Vua Thiệu Trị lên ngôi vẫn còn giữ được sức mạnh của đất nước mà cụ thể là hòa ước mà nước Xiêm phải ký sau khi quân Việt Nam nhiều lần tiến qua cả Ubon để đánh nước Xiêm trong cuộc chiến tranh kéo dài 5 năm liền. Tuy thời vua Thiệu Trị, nhà vua có trả lại độc lập cho Cao Miên, nhưng các nước láng giềng vẫn tuần tự tiến cống. Chỉ đến thời vua Tư Đức thì nước ta mới thực sự yếu đi và kết hợp với các yếu tố khác như "không khôn khéo trong ngoại giao" và “vị trí địa chính trị quan trọng" nên chúng ta mới bị Thực dân Pháp chiếm và đô hộ trong khoảng 80 năm. Mặc dù vậy trong thời gian này vẫn xuất hiện các ông vua như Hàm Nghi, Duy Tân kêu gọi cần vương để cứu nước.
Như vậy, qua dòng lịch sử có thế đúc kết mấy điểm chính sau đây về sự nghiệp của nhà Nguyễn đối với nước ta:
Thứ nhất, Họ Nguyễn (cho dù là gốc hay do các họ khác đổi sang) là họ có công lao lớn nhất trong việc mở mang bờ cõi cho nước Việt chúng ta. Quá trình nam tiến của người Việt có thể không đạt được như ngày hôm nay nếu Nguyễn Hoàng không chạy vào nam và các đời chúa Nguyễn sau đó không dốc sức khai phá. Quá trình khai phá ĐBSCL không những làm cho nước ta rộng hơn ra mà còn làm cho số lượng người mang họ nguyễn tăng lên.
Thứ hai, Họ Nguyễn, với công lao của rất nhiều thế hệ và cũng chỉ vì do đầu tư quá nhiều cho việc mở mang bờ cõi nên bị mất về tay nhà Tây Sơn, vậy chúng ta cần nhìn lại tính chính danh của vấn đề này và qua đó có cái nhìn đa chiều hơn về sự nghiệp của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Điều này có thể thấy rõ khi chúng ta nghiên cứu những năm tháng Nguyễn Ánh chạy loạn và sau này khởi binh ở ĐBSCL để đánh lại Tây Sơn.
Thứ ba, tuy Nguyễn Ánh có đôi lúc mượn thế lực ngoại bang để đánh lại quân Tây Sơn, nhưng đó cũng chỉ là trường hợp bất khả kháng khi trong tay không có gì ngoài mấy người hầu cận mà trên mình mạng nặng sứ mệnh của 9 đời Chúa Nguyễn để lại - giành lại cơ đồ mấy trăm năm của họ nguyễn mới bị mất vào tay nhà Tây Sơn. Các chính sách của vua Gia Long sau khi đánh bại Tây Sơn cho thấy Ngài hoàn toàn không có ý đính "bán nước" một tý nào cả. Chẳng qua cũng chỉ là đôi bên cùng có lợi mà thôi.
Cuối cùng, cũng giống như vấn đề "ái quốc hay phản quốc" sự nghiệp của nhà Nguyễn ở nước ta cần phải được nhìn nhận bằng nhiều lăng kính khác nhau để từ đó đưa ra các phân tích khách quan hơn và công bằng hơn. Công hay tội của một triều đại cần được nhìn nhận và đánh giá bằng bờ cõi được mở rộng hay thu hẹp, nhân dân được phồn vinh hay đói khổ, tự do được tôn trọng hay bóp nghẹt, phẩm giá được gìn giữ hay chà đạp. Những tư tưởng cai trị được sử dụng hay liên kết ngoại bang được xây dựng, cũng chỉ là công cụ chứ không phải công/tội của một triều đại trong con mắt của nhân dân. Và dù thế nào đi nữa, tuy không phải người họ Nguyễn, tôi vẫn thấy tự hào mỗi khi nghĩ đến giai đoạn hoàng kim của nước Đại Nam vào thời Minh Mạng.
Thuốc Lá gửi hôm Thứ Tư, 18/09/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130918/tuan-tran-cong-ran-can-ga-nha-hay-cong-toi-nha-nguyen
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001