Nguyễn Anh Tuấn - Giáo dục Việt Nam đi về đâu?
Nguyễn Anh Tuấn
Một hệ thống giáo dục - đào tạo (GDĐT) luôn luôn đáp ứng nhu cầu phát triển quốc gia và ít nhiều nâng cao tầm hiểu biết và đáp ứng nhu cầu ứng phó với đà phát triển trong khu vực và thế giới. Một quốc gia đang phát triển rất cần một nguồn nhân lực dồi dào kiến thức và sinh khí khoa học và kinh tế. Một quốc gia đã phát triển rất cần một nguồn nhân lực dồi dào để giử bền vững nền kinh tế của mình và để vươn ra với nhân loại.
Các nhà hoạch định giáo dục tài giỏi còn có thể tiên đoán trong tương lai gần và xa đất nước cần những thành phần chuyên viên nào để có thể đưa ra chính sách. Có ba loại hệ thống GDĐT để đáp ứng ba nhu cầu: phát triển kỹ nghệ, tài chánh - xã hội, công nông nghiệp. Hiện tại ở các nước tiên tiến như Úc người ta đã và đang triển khai thêm hai nhu cầu: giao dịch thế giới và tương lai bền vững.
Các nước như Nhật và Hàn Quốc đòi hỏi số lượng chuyên viên đông đảo và chất lượng cao để cung cấp cho kỹ nghệ tiên tiến và kỹ nghệ nặng. Họ cũng đòi hỏi chuyên viên có tư duy sáng tạo cao. Ở đó họ đặt nặng và đầu tư cho các môn học khoa học và nghệ thuật. Họ ít đặt nặng về ngoại ngữ. Họ không chú trọng về chủ nghĩa, chính trị. Họ đặng nặng về một thế hệ dồi dào sinh lực, có tinh thần hy sinh cao, thông hiểu luật pháp, môi trường và trật tự xã hội.
Hoa Kỳ xưa nay chú tâm đào tạo chuyên viên cho nền sản xuất nội địa và đã có khuynh hướng đào tạo một thế hệ mới có khả năng giao lưu với thê giới. Họ muốn dân họ học hỏi cái hay cái đẹp của thế giới, mang về để hoàn thiện.
Giáo dục Việt Nam đi về đâu khi mà các nhà hoạch định giáo dục bị nhốt vào cái lồng Nghị quyết đảng, bị cái chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng HCM che tai, bịt mắt, bị cấm có tư duy. Ngay cả cái Nghị quyết đảng cũng nói mông lung về kinh tế, công nông nghiệp, kỹ nghệ nặng nhẹ, thì sao Bộ GDĐT dám có một chính sách đủ để cung ứng nhân lực cho sự phát triển của quốc gia. Không có mục đích rõ ràng thì dù ra 100, hay 1000 chính sách đi nữa cũng chỉ để đào tạo một thế hệ không có tư duy, không có thiên chức năng, thậm chí là một thế hệ nô dịch. Nô dịch cho chủ ngoại quốc, cho đảng và nhà nước, cho côn đồ.
Tôi xin trích đoạn nói về giáo dục trong Nghị quyết đảng XI (ở phần 4):
"Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức".
Như vậy Nghị quyết đảng XI không đề cập đến chuyện bắt hay chỉ tiêu
"Hàng năm, 90% thanh niên thuộc lứa tuổi học sinh, sinh viên được học nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước liên quan đến đời sống, học tập".
trong Quyết định 3704/QĐ-BGDĐT được ban hành ngày 10/9/2013 và có hiệu lực tức thì. Có phải Quyết định 3704/QĐ-BGDĐT đã đi quá đà, thể hiện ý chí của Bộ chính trị, hay bị cái tư duy CS cố hữu đưa đường dẫn lối? Có phải Quyết định 3704/QĐ-BGDĐT đã đi ngược lại Nghị quyết đảng XI?
Đáng lẽ Bộ GDĐT phải tạo điều kiện để chí ít thệ hệ tới có được những tư duy: độc lập, tích cực, phê phán và sáng tạo. Đằng này Bộ GDĐT đương nhiên và cố ý đào tạo các tư duy: thành tích, sao chép, ban cho, quan hệ, quan liêu và ăn cắp/cướp.
Một đất nước mà thành phần GS Tiến sĩ chính trị chính em, duy ý chí, tư duy cụt cẩng ngày càng sinh sôi nẩy nở thì đất nước đó sẽ đi về đâu?
Phạm Anh Tuấn
Sydney, Úc, 19/09/2013
Thuốc Lá gửi hôm Thứ Năm, 19/09/2013
nguồnhttps://danluan.org/tin-tuc/20130919/nguyen-anh-tuan-giao-duc-viet-nam-di-ve-dau
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001