"Đội ơn Đảng Chính Phủ" hay "đội ơn bọn tư bản giãy chết" đây?
“Chắc hắn nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết một số quyền căn bản
được "tạo hóa ban cho" mà dân Việt Nam chúng ta được hưởng trên thực tế,
chứ không phải trên sách vở hiện nay là do tư bản mang lại, theo đúng
nghĩa đen. Tôi đã từng rất ngạc nhiên khi được biết quyền tự do đi lại
và cư trú, đặc biệt là quyền tự do xuất nhập cảnh dành cho chính công
dân Việt là điều kiện tiên quyết mà Chính phủ Việt Nam phải chấp nhận để
nhận được các khoản vay từ World Bank. Luật doanh nghiệp thống nhất với
việc tạo một sân chơi bình đẳng giữa nhà nước và tư nhân mà nhà nước
thiết lập cũng là một điều kiện khác do tư bản áp đặt.
Nên cũng không có gì ngạc nhiên khi tham gia TPP Việt Nam sẽ phải hiện thực hóa quyền lập hội cho chính dân Việt vốn chết lâm sàng từ năm 1957. Còn không ít quyền căn bản khác dành cho người Việt mà chính phủ Việt Nam phải thực thi theo các điều kiện để vay, để xin tiền của tư bản không được công khai và được tung hô là thành tích cải cách của Việt Nam.”
(Thạc sĩ, NCS. Trần Kiên, Đại học Glasglow, Anh)
* * *
- “Nhân việc anh Trần Kiên nhắc đến quyền tự do đi lại và cư trú, mình nhớ từng được nghe vài cô chú đứng tuổi kể một chuyện khó tin. Đó là vào thập niên 90s, mặc dù ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn đã có khách sạn, nhà nghỉ, song bạn sẽ không được phép lưu trú tại đó nếu có hộ khẩu trong thành phố.
'Có nhà sao không ở, mà lại chui vào khách sạn, nhà nghỉ? Hẳn là có gì đó mờ ám.' là lối tư duy của các nhà quản lý thời đó. Nhãn quan quản lý của họ lúc ấy dường như chưa có bóng dáng quyền con người.
Thôi thì cái thời ấu trĩ (tới mức đó) cũng đã qua. Song, điều quan trọng mà chúng ta cần nhận rõ là những quyền tự do [còn ít ỏi] chúng ta nhận được tới thời điểm này không đến từ thiện ý của chính quyền, mà từ các cuộc mặc cả trong đó chính quyền cực chẳng đã phải chiều ý các nước phương Tây để đạt được thỏa thuận với họ (cũng nhằm kiếm tiền thôi).
Nhận rõ để làm gì? Để hành xử cho đúng từ việc nhỏ đến việc lớn. Nhỏ, là mỗi khi vào nhà nghỉ nhớ niệm 'Đội ơn World Bank' [thay cho 'Ơn Đảng ơn Chính phủ'] cho hợp với truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Lớn, là thúc ép chính quyền hội nhập với phương Tây hơn nữa, mà sắp tới đây là TPP”.
(Blogger Nguyễn Anh Tuấn, cựu sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia)
* * *
"Vấn đề thứ ba, đó là ta phải cam kết trao cho người lao động Việt Nam "quyền lập hội". Công nhân, người lao động tự tụ tập với nhau, tự lập hội để "nói chuyện" với giới chủ, để "cưu mang" nhau lúc khó khăn.
Quyền lập hội là một trong những quyền "tạo hóa ban" cho những người có sức lao động, đi lao động để tự vệ. Đó là một trong những chuẩn mực quy định của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) mà Việt Nam là một thành viên. Đó cũng là một quy phạm phổ quát trong đời sống xã hội văn minh. Trong cuộc đàm phán BTA với Hoa Kỳ trước đây, Việt Nam kiên trì đòi phía Hoa Kỳ dành cho phía Việt Nam Quy chế ưu đãi phổ cập (GSP) (áp dụng thuế bằng 0 đối với mấy ngàn mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ chủ yếu là hàng thủ công nghiệp, mây tre, cói ngô...)
Phía Hoa Kỳ kiên quyết không chấp nhận vì Luật GSP của Hoa Kỳ đòi đòi hỏi một số yêu cầu cao trong đó có quyền lập hội.
Tại vòng đàm phán cuối cùng, trong buổi gặp riêng hai trưởng đoàn, tôi bảo ông JOE Damond - Trưởng đoàn đàm phán Hoa Kỳ: ta cứ ghi vào BTA "phía Hoa Kỳ sẽ xem xét dành GSP cho Việt Nam" còn khi nào xem xét, được hay không ta sẽ bàn sau. Ông Damond thấy đề xuất hợp lý, đồng ý ghi vào.
Về nước tôi không dám khoe thành tích đó vì tôi hiểu đó chỉ là một cụm từ "làm đẹp" BTA cho "cả nhà đều vui" nhưng có người lại báo cáo rằng vòng đàm phán này ta đã giành thắng lợi, ta đã kiên trì đấu tranh đã bắt Mỹ dành cho ta GSP!
Nghe nói sau này, qua nhiều năm đàm phán, đến nay Hoa Kỳ vẫn chưa chấp nhận cho hàng Việt Nam được hưởng GSP vì Việt Nam chưa có điều kiện để thực thi quyền lập hội.
Kỳ này, muốn vào TPP, Việt Nam không thể tránh khỏi điều khoản này. Theo tôi, phía Hoa Kỳ và các nước khác có nhân nhượng thì cũng chỉ ở mức cho một thời hạn bảo lưu vài ba năm để Việt Nam xử lý những vấn đề thuộc cơ chế trong nước.
Chấp nhận "Quyền lập hội" cho người lao động thì công đoàn Việt Nam sẽ phải đổi mới cả về chức năng nhiệm vụ, cả về phương thức hoạt động, và sau đó có thể là các đoàn thể quần chúng khác cũng sẽ noi gương.
Và còn nhiều ví dụ nữa..."
(Ông Nguyễn Đình Lương, Nguyên trưởng đoàn đàm phán hiệp định thương mại Việt Nam – Mỹ trả lời phỏng vấn tờ VietnamNet về TPP)
[Koala]
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130918/doi-on-dang-chinh-phu-hay-doi-on-bon-tu-ban-giay-chet-day
=======================================================================
Nên cũng không có gì ngạc nhiên khi tham gia TPP Việt Nam sẽ phải hiện thực hóa quyền lập hội cho chính dân Việt vốn chết lâm sàng từ năm 1957. Còn không ít quyền căn bản khác dành cho người Việt mà chính phủ Việt Nam phải thực thi theo các điều kiện để vay, để xin tiền của tư bản không được công khai và được tung hô là thành tích cải cách của Việt Nam.”
(Thạc sĩ, NCS. Trần Kiên, Đại học Glasglow, Anh)
- “Nhân việc anh Trần Kiên nhắc đến quyền tự do đi lại và cư trú, mình nhớ từng được nghe vài cô chú đứng tuổi kể một chuyện khó tin. Đó là vào thập niên 90s, mặc dù ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn đã có khách sạn, nhà nghỉ, song bạn sẽ không được phép lưu trú tại đó nếu có hộ khẩu trong thành phố.
'Có nhà sao không ở, mà lại chui vào khách sạn, nhà nghỉ? Hẳn là có gì đó mờ ám.' là lối tư duy của các nhà quản lý thời đó. Nhãn quan quản lý của họ lúc ấy dường như chưa có bóng dáng quyền con người.
Thôi thì cái thời ấu trĩ (tới mức đó) cũng đã qua. Song, điều quan trọng mà chúng ta cần nhận rõ là những quyền tự do [còn ít ỏi] chúng ta nhận được tới thời điểm này không đến từ thiện ý của chính quyền, mà từ các cuộc mặc cả trong đó chính quyền cực chẳng đã phải chiều ý các nước phương Tây để đạt được thỏa thuận với họ (cũng nhằm kiếm tiền thôi).
Nhận rõ để làm gì? Để hành xử cho đúng từ việc nhỏ đến việc lớn. Nhỏ, là mỗi khi vào nhà nghỉ nhớ niệm 'Đội ơn World Bank' [thay cho 'Ơn Đảng ơn Chính phủ'] cho hợp với truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Lớn, là thúc ép chính quyền hội nhập với phương Tây hơn nữa, mà sắp tới đây là TPP”.
(Blogger Nguyễn Anh Tuấn, cựu sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia)
"Vấn đề thứ ba, đó là ta phải cam kết trao cho người lao động Việt Nam "quyền lập hội". Công nhân, người lao động tự tụ tập với nhau, tự lập hội để "nói chuyện" với giới chủ, để "cưu mang" nhau lúc khó khăn.
Quyền lập hội là một trong những quyền "tạo hóa ban" cho những người có sức lao động, đi lao động để tự vệ. Đó là một trong những chuẩn mực quy định của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) mà Việt Nam là một thành viên. Đó cũng là một quy phạm phổ quát trong đời sống xã hội văn minh. Trong cuộc đàm phán BTA với Hoa Kỳ trước đây, Việt Nam kiên trì đòi phía Hoa Kỳ dành cho phía Việt Nam Quy chế ưu đãi phổ cập (GSP) (áp dụng thuế bằng 0 đối với mấy ngàn mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ chủ yếu là hàng thủ công nghiệp, mây tre, cói ngô...)
Phía Hoa Kỳ kiên quyết không chấp nhận vì Luật GSP của Hoa Kỳ đòi đòi hỏi một số yêu cầu cao trong đó có quyền lập hội.
Tại vòng đàm phán cuối cùng, trong buổi gặp riêng hai trưởng đoàn, tôi bảo ông JOE Damond - Trưởng đoàn đàm phán Hoa Kỳ: ta cứ ghi vào BTA "phía Hoa Kỳ sẽ xem xét dành GSP cho Việt Nam" còn khi nào xem xét, được hay không ta sẽ bàn sau. Ông Damond thấy đề xuất hợp lý, đồng ý ghi vào.
Về nước tôi không dám khoe thành tích đó vì tôi hiểu đó chỉ là một cụm từ "làm đẹp" BTA cho "cả nhà đều vui" nhưng có người lại báo cáo rằng vòng đàm phán này ta đã giành thắng lợi, ta đã kiên trì đấu tranh đã bắt Mỹ dành cho ta GSP!
Nghe nói sau này, qua nhiều năm đàm phán, đến nay Hoa Kỳ vẫn chưa chấp nhận cho hàng Việt Nam được hưởng GSP vì Việt Nam chưa có điều kiện để thực thi quyền lập hội.
Kỳ này, muốn vào TPP, Việt Nam không thể tránh khỏi điều khoản này. Theo tôi, phía Hoa Kỳ và các nước khác có nhân nhượng thì cũng chỉ ở mức cho một thời hạn bảo lưu vài ba năm để Việt Nam xử lý những vấn đề thuộc cơ chế trong nước.
Chấp nhận "Quyền lập hội" cho người lao động thì công đoàn Việt Nam sẽ phải đổi mới cả về chức năng nhiệm vụ, cả về phương thức hoạt động, và sau đó có thể là các đoàn thể quần chúng khác cũng sẽ noi gương.
Và còn nhiều ví dụ nữa..."
(Ông Nguyễn Đình Lương, Nguyên trưởng đoàn đàm phán hiệp định thương mại Việt Nam – Mỹ trả lời phỏng vấn tờ VietnamNet về TPP)
[Koala]
Trích đoạn bài "Chia tay ý thức hệ" của ông Hà Sĩ Phu viết cách đây gần 20 nămAdmin gửi hôm Thứ Tư, 18/09/2013
HỎI: Nhận định gì về tính Tiền phong và Dự đoán Mác xít?
ĐÁP: Tính khoa học, tính tiền phong và khả năng dự đoánlà một bộ ba liên hoàn. Nếu có tính khoa học thật sự, ắt có tính tiền phong và khả năng dự đoán. Ngược lại nếu Dự đoán luôn luôn sai hay chủ yếu là sai thì bản chất khó lòng là tiền phong và khoa học được. Một khi chủ nghĩa Mác-Lê đã tự xác định mình là "Chủ nghĩa Xã hội khoa học" thì việc tự xưng là Đảng Tiền phong và tiến hành Dự đoán như đinh đóng cột cũng là hợp với tư duy lôgic và phép biện chứng tự nhiên. Nhưng ngược lại, nếu dự đoán như đinh đóng cột ấy đổ thì đương nhiên không ai dám nhận mình là khoa học và tiền phong nữa, vì đó cũng là lôgic tự nhiên và là sự tự trọng tối thiểu. Người Cộng sản rất tài giỏi trong thực tế tranh đấu trong đó có sự ứng dụng khoa học thật sự, do đó dự đoán chiến thuật thường là đúng, nếu không thì sao thắng được. Nhưng dự đoán chiến lược, lại là một vấn đề khác hẳn.
Dự đoán Mác xít có tính chiến lược bao trùm nhất, kết tinh của tư duy Cộng sản toàn thế giới là tuyên bố của 81 đảng Cộng sản về nội dung thời đại: "Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ Chủ nghĩa Tư bản lên Chủ nghĩa Xã hội trên phạm vi toàn thế giới mở đầu bằng Cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng 10 vĩ đại; là sự sụp đổ của chủ nghĩa Đế quốc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa; là sự xuất hiện ngày càng nhiều dân tộc tiến lên con đường XHCN. Giai cấp Công nhân quốc tế, mà đại diện là Đảng Mácxít Lêninít chân chính, đang đứng ở vị trí trung tâm của Thời đại mới đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa Xã hội". Đảng Cộng sản Việt nam còn đi xa hơn không phải dự đoán nữa mà đã nhìn thấy "ba dòng thác" : dòng thác tan rã của chủ nghĩa Tư bản, dòng thác sinh sôi của chủ nghĩa Xã hội và dòng thác của thế giới thứ ba. Đối chiếu với thực tế ngày nay liệu còn gì để bình luận?
Hãy chú ý rằng đây là trí tuệ tập trung của cả thế giới Cộng sản, trí tuệ ở vào lúc khá nhất của phong trào Cộng sản (khá nhất vì trong đó tính giai cấp kiêu ngạo cực đoan phi thực tế đã được điều chỉnh đi rất nhiều), khá đến mức bị người Cộng sản khác lên án là "xét lại" mà còn sai đến mức lộn ngược như thế thì hệ thống lý thuyết ấy ở dạng chân chính còn khủng khiếp biết chừng nào? Vậy mà đến hôm nay, trí thức gọi là tiên tiến nhất của thế giới tư duy Cộng sản vẫn chưa nhìn ra được cái sai từ nơi gốc rễ, vẫn cứ xưng là "Khoa học", là "Tiền phong" thì đủ biết khả năng "ngu hóa" của lý thuyết ấy đã đến độ tuyệt hảo vậy. Có người không đồng ý với tôi, lại bảo người ta chẳng dốt đâu, người ta biết cả đấy!
Nếu vậy thì còn kinh khủng hơn. Đẩy được trí tuệ ra khỏi đầu người vốn thông minh đã là điều tài tình, thì việc đẩy được lương tâm và danh dự ra khỏi trái tim vốn đầy tính lương thiện và lý tưởng quả là một siêu ma lực đáng để loài người muôn đời nghiền ngẫm. Kẻ làm chính trị mà dùng được "ngu lực" hay ma lực này thì lo gì không vô địch ? Và người vô địch không bao giờ ngu dốt, trái lại, tinh khôn tuyệt vời. Thông minh và ngu dốt luôn song song trong mỗi con người, bởi lượng trí khôn mà Tạo Hóa ban cho mỗi con người bình thường gần là một hằng số như nhau (Trừ người bất thường thì không kể. Chỉ số thông minh cũng chỉ là một mặt của trí khôn thôi). Dùng hết tinh khôn cho việc này thì ngu dốt trong việc khác. Vô địch trong điều kiện này đại bại trong điều kiện khác. Thoạt nhìn thì Chân lý mang tính "cù nhầy".
Nhưng nếu lấy sự tiến hóa và hạnh phúc chung của cả nhân quần làm chuẩn thì chân lý có tiêu chuẩn xác định không thể lộn ngược. Trong cuộc chiến tranh Vệ quốc, Đảng Lao động Việt nam gồm người yêu nước nhất, dám hy sinh, biết tổ chức và có sách lược nên có vai trò tiền phong thật sự. Nhưng bước vào giai đoạn "cách mạng" tức cuộc đấu tranh giai cấp nhằm mục đích tối hậu là xây dựng chủ nghĩa Cộng sản thì tình hình dần dần xoay ngược trở lại. Dựa trên một lý thuyết phi khoa học thì chủ trương và hành động sẽ chống quy luật, sẽ bị thực tế phủ định. Bản chất lạc hậu, không tiền phong, nhưng muốn giành vị trí tiền phong thì quy trình giành lấy tiền phong phải diễn ra theo 4 bước tuần tự:
Bước 1: Thấy cái tiền phong thật ngược với mình, nên coi là phản động.
Bước 2: Không chống được, đành buông lỏng, để cái tiền phong thật tồn tại không chính thức.
Bước 3: Thấy cái tiền phong thật hữu hiệu, hợp lý nên phải làm theo.
Bước 4: Tuyên bố cái tiền phong thật ấy là do mình khởi xướng.
Trong thực tiễn Cách mạng Việt nam, từ việc to việc nhỏ đều có thể dẫn ra vô số sự kiện đã diễn ra theo kiểu ấy, tức là lếch thếch chạy theo thực tiễn để đoạt lấy tiền phong, từ chủ trương khoán sản, thị trường tư nhân, tự do luyến ái, y phục thời trang, quan hệ với người nước ngoài, hòa hợp dân tộc, xóa bỏ hận thù, nhân quyền, pháp trị, xã hội công dân, tự do lập hội, trí tuệ là động lực..., rồi chẳng bao lâu nữa sẽ là thứ mà ngày hôm nay đang coi là phản động, như: từ bỏ Chuyên chính Vô sản, Dân chủ đa nguyên, tự do báo chí, tự do truyền bá tư tưởng, thông tin Internet, tự do xuất bản, hủy hệ thống trường Đảng, nhìn nhận lại bản chất tư tưởng Mác-Lê, nhìn nhận lại vấn đề tư tưởng Hồ chí Minh và lăng Hồ chủ tịch, Đảng đối lập, Tổng thống chế, tự do vận động tranh cử vân vân... (xin nhắc lại: nhiều vấn đề ấy đang bị coi là cấm kỵ, nhưng xin chưa thảo luận ở đây).
Ngay bài viết của tôi cũng như của nhiều trí thức tiến bộ, hôm nay còn bị thông báo nội bộ coi là phản động thì rồi đây chắc chắn sẽ được coi là quan điểm của Đảng. Nếu rồi đây Đảng cũng nghĩ như thế thật thì rất đáng mừng, vì điều quan trọng đối với xã hội không phải ở chỗ quan điểm ấy là của ai, mà ở chỗ quan điểm tiến bộ ấy được thực hiện như thế nào, do thực tâm muốn đổi mới vì đất nước hay vì buộc phải thích nghi để duy trì được quyền lợi của tập đoàn. Và từ đó sẽ phát sinh hệ quả rất khác nhau. Trong phần sẽ trình bày sau, có đề cập đến một số Dự đoán mang tính hiện thực vàTiền phong bởi nó dựa trên tư duy khoa học thực sự.
Nguồn: Chia tay Ý Thức Hệ - Hà Sĩ Phu (1995)
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130918/doi-on-dang-chinh-phu-hay-doi-on-bon-tu-ban-giay-chet-day
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001