Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

1171. XYRI: CHIẾN SỰ TẠI ĐAMÁT CÓ TẠO RA BƯỚC NGOẶT CÁCH MẠNG?
Posted by basamnews on 29/07/2012
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

XYRI: CHIN SỰ TẠI ĐAMÁT CÓ TẠO RA BƯỚC NGOẶT CÁCH MẠNG?

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 25/7/2012
TTXVN (Pari 22/7)
Báo Le Monde ngày 17/7 đã t chức thảo luận về tình hình Xyri hiện nay với sự tham gia của Ziad Majed, một nhà chính trị học Libăng, chuyên gia v Trung Đông, giáo sư Đại học Américainede Paris, nội dung chính như sau:
+ Các cuộc giao tranh tại Đamát có dấu hiệu tạo bước ngoặt cho cuộc xung đột?
- Đúng vậy. Chắc chắn đang có một chuyển biến lớn khi thành trì an ninh của chế độ đã bị các lực lượng cách mạng tấn công chao đảo. Hơn nữa, chế độ đã không còn lớn tiếng khẳng định cả hai thành phố lớn Alep và Đamát, cũng như vùng ngoại ô của hai thành phố này, nơi tập trung gần 25% dân số Xyri, được miễn trừ khỏi các cuộc giao tranh. Mặt khác, chiến sự tại Đamát cũng chứng minh rằng Quân đội Xyri tự do (FSA) và các chiến binh của phe đối lập đang nhận được sự ủng hộ rất quan trọng của người dân, kể cả về mặt cung cấp hiệu quả các thông tin tình báo. Điều này càng khiến chế độ Assad suy yếu nhanh hơn. Nhưng cũng không vì thế mà nói rằng chế độ này sẽ sụp đổ ngay trong những ngày tới, Đây chỉ là khởi đầu của một tiến trình kéo dài của cách mạng Xyri.

+ Các lực lượng nổi dậy có thực sự được trang bị và tổ chức đầy đủ để đương đầu với quân đội chính quy và đi đến đích cuối cùng?
- Họ không được trang bị tốt, nhưng đã biết áp dụng chiến thuật của chiến tranh du kích. Họ được tổ chức thành những nhóm cơ động để tránh rơi vào các xung đột mà quân chính phủ huy động được hỏa lực. Chiến thuật này “đã phát huy được lợi thế quan trọng tại nhiều vùng chiến sự, nhất là về mặt chiến tranh tâm lý. Theo đánh giá, các lực lượng quân chính phủ hiện chi còn kiểm soát khoảng 50% lãnh thố đất nước và các nhóm nổi dậy đã có thể di chuyển trong một phạm vi rộng lớn, có điều kiện để tìm kiếm và huy động vũ khí dễ dàng hơn, đặc biệt thông qua các binh sĩ chính phủ đào ngũ và các mối tiếp xúc của những người này. Việc gần đây, súng phóng lựu và chống tăng của lực lượng nổi dậy phát huy tốt hiệu quả trong các cuộc giao tranh đã chứng minh nhận định trên.
+ Đã có thành phố lớn nào nằm dưới sự kiếm soát thườmg trực của các lực lượng nổi dậy chưa?
- Chưa có, nhưng ở mỗi thành phố lớn, ngày càng có nhiều khu vực thoát khỏi tầm kiểm soát của lực lượng chính phủ. Ở phía Bắc, ven thành phố Idlib, các lực lượng FSA đang giành quyền kiểm soát một khu vực rất rộng lớn. Tình hình cũng diễn ra tương tự tại thành phố Homs ở miền Trung, tại các khu vực ngoại Ô xung quanh thành phố Hama và tại các vùng khác ở ngoại vi đất nước.
+ Có những kênh nào cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy?
- Đến nay có ba kênh. Có những binh sĩ đào ngũ cung cấp những vũ khí có thể nhất. Và rồi có cả một thị trường vũ khí bên trong lãnh thổ, nhất là các khu vực gần đường biên giới, nơi có rất nhiều vũ khí được lưu hành ngay trước cách mạng. Kênh thứ ba thông qua các hoạt động buôn lậu vũ khí qua một số tuyến biên giới, trong đó chủ yếu là biên giới Irắc, sau đó là biên giới Libăng và cách đây ít tuần là biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên cho đến nay, nhiều nhất vẫn là các loại vũ .khí được cung cấp từ các nguồn bên trong lãnh thổ, kế đó mới là các nguồn bên ngoài.
+ Có đúng là một số cường quốc phương Tây đang đào tạo, huấn luyện và tham gia cuộc nội chiến tại Xyri?
- Cho đến nay, các nước phương Tây vẫn tỏ ra do dự trong việc can thiệp vào Xyri. Họ hoàn toàn không muốn một cuộc xung đột vũ trang kéo dài có thể mang lại những hậu quả khôn lường đối với các nước láng giềng của Xyri. Nhưng đồng thời, các nước phương Tây cũng không thể đưa ra một chính sách thực sự rõ ràng đối với Xyri do vấp phải lập trường của Nga và Trung Quốc hoặc do thiếu tin tưởng vào các lựa chọn thay thế chính quyền hiện nay tại Xyri.
Hơn nữa, chưa ai đánh giá đúng bản chất những gì đang xảy ra trong cuộc nội chiến hiện nay. Đành rằng có những diện mạo của một cuộc nội chiến, nhưng rõ ràng chúng ta đang được chứng kiến những dữ kiện của một cuộc cách mạng, bởi các cuộc giao tranh diễn ra giữa một bên là phe đối lập, được quân sự hóa từ cách đây một năm, và một bên là các lực lượng của chế độ đang tìm mọi cách đàn áp, oanh tạc các khu dân cư và làng mạc để trừng phạt. Nhưng nếu tình hình tiếp diễn trong một thời gian dài, e rằng sẽ ngày càng xuất hiện nhiều cuộc đụng độ hoặc phản ứng của người dân, Có nghĩa là chính các thường dân cũng bị kéo vào nội chiến.
+ Liệu lực lượng nổi dậy có thể lật đổ chính quyền mà không cần viện trợ của quốc tế?
- Có thể. Nhưng cần thận trọng với cái cách mà sự việc diễn tiến trên thực địa những ngày tới và những tuần tới, nhất là trong tháng Ramadan của người Hồi giáo. Đó là thời điểm sẽ diễn ra những cuộc huy động lớn hòa bình đồng thời với các chiến dịch quân sự. Có một điều chắc chắn, đó là nền tảng xã hội của chế độ – gồm khả năng kinh tế, biểu tượng quyền lực – đang dần bị xói mòn và vì vậy, chỉ riêng sức mạnh súng ống thôi sẽ không đủ để chế ngự cuộc cách mạng.
Đơn giản hơn, chính quyền sẽ không còn bất cứ cơ hội nào giành thắng lợi trong cuộc chiến chống lại xã hội của chính mình, chỉ có điều xã hội này cũng cần có thời gian để diễn biến. Đáng tiếc là để kết thúc chính quyền hiện nay, xã hội Xyri sẽ phải chịu rất nhiều tổn thất. Trong mọi trường hợp, người Xyri luôn nhấn mạnh rằng họ sẽ trông cậy vào chính mình chứ không phải dựa vào bên ngoài, nơi các nước phương Tây đang tỏ ra rất chậm chạp trong việc đưa ra các sáng kiến khả thi và việc gây sức ép đối với chế độ Assad.
+ Đến nay, phe của Chính phủ Xyri vẫn chưa cho thấy bất cứ dấu hiệu bất ổn nào… Có đúng là họ đang bị lung lay?
- Không hẳn là như vậy. Nhưng Chính phủ Xyri đã thay đổi phần nào cấu trúc an ninh và quân sự trong việc đàn áp phong trào nổi dậy, bởi họ không còn tin tưởng các tướng lĩnh và các nhân vật chức trách vốn không thuộc gia đình Assad hoặc các gia đình và các nhóm thân cận nhất xét ở cấp độ quan hệ.
Cũng nên hiểu rằng phe Assad đang ra sức hàn gắn nền tảng xã hội đang ủng hộ ông ta bằng cách thổi bầu không khí sợ hãi đến khắp nơi, hòng duy trì một mối đe dọa thường trực đối với các nhóm sắc tộc và cộng đồng rằng chế độ đương quyền là một bảo đảm đối với sự tồn tại của họ. Nhưng cũng phải nói rằng với những vụ đào ngũ xảy ra liên tục và việc mất dần quyền kiểm soát đối với nhiều vùng, trong nội bộ phe cánh và nhóm hạt nhân của Assad chắc chắn sẽ có những rạn nứt ngày càng sâu rộng.
+ Sức ép của người dân Xyri liệu có hiệu quả?
- Hiệu quả trong chừng mực. Bashar Al-Assad đôi khi áp dụng cái mà cha ông ta đã làm như một chiến lược bạo lực trong những năm 1980. Assad sử dụng lực lượng thuộc các đơn vị khác nhau để vấy máu vào tay phần lớn các sĩ quan xung quanh mình, để tất cả trong số họ, gia đình và những người thân của họ đều cảm thấy cùng lênh đênh trên một con tàu và gắn liền với số phận của ông ta. Vì thế mà một phần cộng đồng và một số trung tâm quyền lực trong đất nước này cảm thấy phải cùng chung con tàu với Assad. Nhưng ngay cả điều này cũng có thể vận động và thay đổi nếu trên thực địa và ở cấp độ đàm phán quốc tế giữa Matxcơva và phương Tây và Arập, người ta có thể đưa ra một quyết định dứt khoát về sự ra đi của ông ta. Như vậy, những người xung quanh ông ta sẽ cảm thấy ông ta bị gạt ra rìa và cần phải đàm phán về số phận của họ tách biệt số phận của ông ta.
+ Có đúng Nga cung cấp vũ khí cho chế độ Đamát?
- Chắc chắn là như vậy. Đó không phải là tin đồn mà chính thức là như vậy. Quân đội Xyri được trang bị vũ khí của Nga. Mới đây thôi, một tàu vận tải Nga đã cập sườn phía Tây Xyri và giao vũ khí cho Đamát tại đây. Và cũng như Iran, Nga vẫn đang tiếp tục cung cấp thiết bị gián điệp cho các cơ quan tình báo của chế độ Assad.
+ Nhiều người nói Xyri đang chao đảo trong một cuộc chiến giữa người Alawite và người Sunni, đúng hay sai?
- Đó là một nhận định đơn giản hóa tình hình đi rất nhiều. Đúng là tại Trung Đông, vấn đề cộng đồng đang ngày càng được đặt ra giữa người Sunni và người Shiite nếu xét về chính trị giữa Iran một bên và Arập Xêút một bên. Nhưng những gì đang diễn ra tại Xyri còn lâu mới đơn giản hóa theo góc độ như vậy. Có một chính quyền, một gia đình từ cha đến con thống trị từ năm 1970 đến giờ. Có một chính quyền tồn tại dựa trên nguyên tắc độc đảng, với một tình trạng khẩn cấp tại đất nước bị nghiêm cấm thành lập các chính đảng khác, các tổ chức dân sự và phương tiện thông tin tự do trong suốt 4 thập kỷ qua. Có những cơ quan đặc biệt can thiệp thô bạo vào mọi phương diện của đời sống công chúng. Vì vậy, cách mạng Xyri diễn ra là nhằm lật đổ chế độ Assad, một chế độ đang tìm cách bịt lại các tổn thương mà chính nó gây ra cho người Alawite, để rồi tự giới thiệu là kẻ bảo trợ cho cộng đồng này. Và điều này đã và đang tạo ra những căng thẳng về giáo phái và cộng đồng tại Xyri.
Nhưng ngay từ đầu, trong tất cả các bài báo, diễn văn chính trị và phát biểu chính thức từ các đại diện của mình, cách mạng Xyri luôn cố gắng tránh đề cập đến vấn đề giáo phái mà chỉ nêu vấn đề trên khía cạnh chính trị và nhân đạo. Vì vậy, ngay cả khi có yếu tố căng thẳng cộng đồng, cách mạng Xyri trước hết là một sự nổi dậy vì tự do và phẩm giá, và để kết thúc chế độ chuyên quyền của Assad.
+ Đa số quân nổi dậy có thái độ phục tùng tôn giáo như thế nào?
- Xã hội Xyri là một xã hội gồm những mảnh ghép cộng đồng và sắc tộc thực sự. về sắc tộc, Xyri có người Arập và người Cuốc, ngoài ra còn có người Tuôcmênia và các dân tộc thiểu số khác, về tôn giáo, có đa số người theo Hồi giáo Sunni, đồng thời có các cộng đồng Alawite, Cơ đốc, Dzuze và Ismailite. Cách mạng phản ánh hiện thực xã hội và nếu đứng ở góc độ dân số mà nói thì đa số các công dân Xyri xuống đường hiện nay là ngưòi Hồi giáo Sunni. Nhưng họ nổi dậy không phải vì niềm tin tôn giáo mà vì một mong muốn chính trị, cũng như các công dân thuộc các cộng đồng khác vậy.
+ Quan điểm của các cộng đồng Cơ đốc giáo, đặc biệt là người Ácmênia thì sao?
- Có những cá nhân thuộc tất cả các cộng đồng, Cơ đốc giáo hay các tôn giáo khác, tích cực tham gia cách mạng. Nhưng nếu xét ở chừng mực cộng đồng theo đúng nghĩa, là một cộng đồng nhỏ ở Xyri, họ quan tâm đến việc chấm dứt bạo lực nhiều hơn. Nói cách khác, cũng như những người đồng bào Xyri khác, họ mong muốn tự do và ổn định, cần phải nói rằng trong nhiều thập kỷ qua, người nhập cư ở Xyri, đặc biệt là người Cơ đốc giáo cũng như người Ácmênia, luôn có một vai trò rất quan trọng. Vì vậy hiện nay, cũng như các cộng đồng khác, họ mong muốn hòa bình cho đất nước.
+ Cựu đại sứ Xyri tại Irắc từng tuyến bố với BBC rằng chế độ Xyri đang sở hữu các loại vũ khí hóa học và rất có thể họ sẽ đem ra sử dụng. Có đúng họ có một kho vũ khí như vậy? Và nếu có, họ có sẵn sàng sử dụng không?
- Đúng là chế độ Xyri có một kho vũ khí hóa học. Thực tế các nhà nghiên cứu và giới ngoại gỉao thường băn khoăn về cách quản lý kho vũ khí này trong giai đoạn chuyển tiếp chính trị tại Xyri hoặc trong trường hợp chính quyền Assad sụp đổ. Ngược lại, việc sử dụng các vũ khí này sẽ rất phức tạp xét về khía cạnh kỹ thuật, và điều này cũng đồng nghĩa với việc chế độ này muốn tự sát tập thế. Hy vọng tình huống này sẽ không xảy ra.
+ Nên nói thế nào về tình hình thánh chiến tại Xyri? Các phần tử này có đông không và chúng từ đâu đến?
- Kể từ khi cách mạng bùng nổ, chế độ Đamát và các đồng minh của họ thường nêu lên mối nguy hiểm của thánh chiến để đe dọa xã hội Xyri và dư luận các nước phương Tây. Nhưng đến nay, 17 tháng trôi qua kể từ ngày đầu cách mạng, chỉ có rất ít bằng chứng cho thấy sự hiện diện của các phần tử thánh chiến tại Xyri. Chắc chắn là có các nhóm Hồi giáo Xyri cũng tham gia cách mạng và một số nhóm được trang bị vũ khí. Và sau nhiều tháng chịu đựng cơ cực, tra tấn, tử hình, tại Xyri đã hình thành tình cảnh người dân bị phó mặc cho cỗ máy giết người và chính điều này đà khích lệ tình cảm tôn giáo trong các cộng đồng người Xyri. Điều này được thể hiện qua các khẩu hiệu, lời cầu nguyện và sự có mặt thường xuyên của tín đồ trong các nhà thờ Hồi giáo. Nhưng điều đó không có nghĩa là tư tưởng thánh chiến đang kiểm soát thực địa Xyri.
Công bằng mà nói, trong nhiều năm qua, chế độ Đamát đã chi phối nhiều nhóm thánh chiến và gửi chúng sang đất Irắc và Libăng, và các cơ quan đặc biệt của Xyri cũng thường xuyên giới thiệu về các phần tử thánh chiến trong khu vực với các cơ quan tình báo phương Tây và Arập. Nói như vậy để biết rằng Xyri biết rất rõ các cơ cấu, tổ chức thánh chiến trong khu vực và nếu thực sự có bằng chứng quan trọng về sự hiện diện của các đối tượng này trên lãnh thổ của mình, họ sẽ phơi bày ngay lập tức Điều đó nói lên rằng nếu xung đột vũ trang tiếp diễn, sự tàn bạo không được phơi bày và nếu chế độ Đamát tiếp tục các hành động đàn áp và thảm sát, sẽ có nguy cơ các phần tử thánh chiến và các nhóm vũ trang từ nhiều nước kéo đến Xyri với những bao biện khác nhau.
Nhưng thực tế Xyri hiện chưa đến mức đó, và các chiến binh FSA đều có xuất thân từ các đơn vị của quân đội Xyri và nhận được sự ủng hộ của nhiều người tình nguyện và các thanh thiếu niên đến từ các thành phố hoặc các khu vực nông thôn đang bị quân đội chính phủ bao vây kìm kẹp.
+ Nếu chế độ Assad sụp đổ, điều gì sẽ xảy ra tại Xyri
- Rất khó để dự báo thực trạng sau khi chế độ Assad sụp đổ. Thứ nhất, tất cả phụ thuộc vào cách thức chế độ này sụp đổ và những tổn thất do sự sụp đổ này gây ra xét ở khía cạnh các mối quan hệ xã hội và hạ tầng cơ sở nhà nước cũng như sức khỏe kinh tế của đất nước… Thứ hai, cũng như tất cả các nước thoát khỏi ách độc tài kéo dài khác, Xyri cần có thời gian để đứng dậy và tiến hành các chương trình tái thiết. Và chính người Xyri sẽ tự quyết định mô hình chính trị cần thiết cho công cuộc tái thiết đất nước họ.
+ Các tín đồ Hồi giáo có thể nắm chính quyền tại Xỵri?
- Những người nắm chính quyền tại Xyri sẽ phải là những người giành thắng lợi qua các phiếu bầu của cử tri. Nếu người Xyri theo xu hướng Hồi giáo cho một nhiệm kỳ 4 năm thì đó là lựa chọn của họ. Nhưng cũng có thể nói cụ thể rằng thực tế dân số, cộng đồng sắc tộc và tôn giáo tại Xyri, như đã nêu trên đây, sẽ làm giảm cơ hội của các tín đồ Hồi giáo và thúc đẩy họ, cũng như các cộng đồng khác, tham gia một chính trường với tầm nhìn thực dụng và ôn hòa hơn. Tất nhiên, tất cả phải diễn ra trong một giai đoạn quá độ hòa bình.
+ Trở lại tình hình chiến sự liệu chế độ Assad có thể mất quyền kiếm soát tại thủ đô Đamát?
- Có thể điều này sẽ không đến trong những ngày tới, nhưng sẽ diễn ra cùng với thời gian. Hiện nay, không chỉ các khu vực ngoại vi mà ngay cả các khu phố ơ trung tâm thủ đô Đamát cũng bắt đầu được huy động vào cuộc nổi dậy. Quan trọng hơn, tại các khu phố này đã xuất hiện nhiều sáng kiến đoàn kết với quân nổi dậy. Điều này được thể hiện ở sự ủng hộ bằng cách dựng chướng ngại vật trên các đường phố, đốt lốp xe, tập họp biểu tình để ngăn chặn sự di chuyến của các lực lượng chính phủ và để chứng minh rằng ngay cả các khu phố không có chiến sự cũng sẵn sàng hỗ trợ các khu phố láng giềng đang có chiến sự. Tháng Ramadan của người Hồi giáo bắt đầu và ý nghĩa xã hội quan trọng của nó có thể sẽ là cơ hội để lực lượng nổi dậy và các công dân ủng hộ cách mạng tăng cường tổng động viên. Chính quyền Assad đang lo lắng hơn bao giờ hết và điều này được thể hiện ở toan tính bằng mọi giá phải bóp nghẹt phong trào phản kháng tại các thành phố trước tháng Ramadan.
+ Nhưng cũng có ý kiến cho rằng tháng Ramadan sẽ kìm hãm cách mạng và có lợi cho chế độ Assad?
- Không, hoàn toàn không phải như vậy. Kinh nghiệm năm qua đã chứng minh điều ngược lại. Các cuộc biểu tình trước tháng Ramadan năm 2011 đã diễn ra vào ngày thứ sáu hàng tuần nhưng trong tháng Ramadan đã diễn ra hàng ngày. Hơn nữa, việc các công sở chính quyền đóng cửa sớm trong ngày làm việc càng tạo điều kiện để nhiều người có thể tham gia tập hợp hoặc biểu tình. Cuối cùng, phải nêu ra ý nghĩa biểu tượng của tháng Ramadan, bởi nó có thể thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần của các binh sĩ nổi dậy và gây nhiều mối lo sợ hơn cho chế độ.
***
TTXVN (Angiê 24/7)
Ba, có thể là bốn nhân vật cao cấp của chế độ Xyri ngày 18/7 đã thiệt mạng trong một vụ khủng bố tại thủ đô Đamát nhằm vào Trụ sở An ninh Quốc gia Xyri. Nếu các cuộc đụng độ đang diễn ra ác liệt tại thủ đô thì người em trai của Tổng thống Assad là Maher đang tiếp tục chỉ đạo sư đoàn số 4 chống lại lực lượng nổi dậy. Theo “Mạng tin Trung Đông”, hiện không thể khẳng định đó là một bước ngoặt quyết định hay một giai đoạn mới của cuộc nổi dậy. Theo những thông tin mới nhất từ các phương tiện thông tin đại chúng khu vực, chính một vệ sĩ bảo vệ vòng trong của Tổng thống Bashar al- Assad đã đặt bom trong phòng họp trước khi tẩu thoát. Vụ tấn công trên được nhiều nhóm vũ trang chống đối, trong đó có Quân đội Xyri tự do (FSA) nhận trách nhiệm. Mục đích của vụ tẩn công là nhằm tiêu diệt bộ chỉ huy của chế độ Assad. Trong số tướng lĩnh thiệt mạng có Bộ trưởng Quốc phòng Daoud Rajha, tướng Hassan Turmani-chỉ huy đơn vị khủng hoảng và Thứ trưởng Quốc phòng, nguyên Tư lệnh An ninh Quốc gia Xyri, Assef Shavvkat đồng thời là anh rể của Tổng thống Bashar al-Assad. Bộ trưởng Nội vụ Mohammed Al-Shaar cũng bị thương nặng. Mọi đánh giá hiện nay cho thấy những sự kiện vừa mới xảy ra không bảo đảm kết thúc cuộc xung đột. Những binh sĩ trung thành với chế độ đang tiếp tục triển khai các phương tiện tiện tấn công lực lượng nổi dậy. Sư đoàn thiết giáp số 4 đang sử dụng các xe bọc thép được vũ trang súng máy trong khi lực lượng nổi dậy bị phong tỏa. Đơn vị trên cũng đang triển khai các nhóm pháo binh bắn phá một số khu phố để tiêu diệt phiến quân.
Ngay từ đầu cuộc chiến trong thủ đô, việc huy động sư đoàn số 4 đã cho thấy tình hình diễn biến nghiêm trọng và chế độ đang gặp khó khăn. Sư đoàn sô 4 có phương tiện quân sự quan trọng để chống lại các nhóm phiến quân có tổ chức, song không được vũ trang đầy đủ. Quân đội cũng đã bắt đầu sử dụng trực thăng vũ trang để tấn công. Thủ đô Đamát từ lâu không xảy ra các trận đánh. Các lực lượng trung thành với chế độ luôn chứng minh kiểm soát được tình hình. Lần này các nhóm phiến quân đã ẩn náu trong các khu dân cư. Ngoại Ô Đamát là nơi sinh sống của những người dân nghèo, có thể một phần đã ủng hộ lực lượng nổi dậy. Họ cung cấp chỗ trú ẩn, lương thực cho các nhóm phiến quân, trong đó sự bí mật và tốc độ là vũ khí quan trong của lực lượng này chống lại các đơn vị quân đội chính quyền. Trung tâm thủ đô gồm đa số thương nhân có mức sống khá giả, theo đạo Cơ đốc hay các các nhóm tôn giáo thiểu số có ảnh hưởng, lúc này vẫn ủng hộ Tổng thống Assad.
Trả lời tạp chí “Le Figaro”, một số nhà ngoại giao phương Tây đánh giá các trận đánh trên chưa thể đảo ngược tình hình hiện nay. Trước hết đó chỉ là một hình thức quấy rối mới bên trong thủ đô. Các vụ tấn công đã nhằm vào những điểm nhạy cảm đối với chính quyền. Tuy nhiên, chế độ lúc này vẫn có khả năng hành động. Ziad Majed, chuyên gia về Trung Đông, đánh giá: “Những vụ bạo lực mới đây tại trung tâm thủ đô Đamát cho thấy một cấp độ phát triển mới. Đó là sự yếu kém về khâu an ninh của chế độ trước phong trào nổi dậy. Các trận đánh tại Đamát chứng minh FSA và phe đối lập nhận được một sự ủng hộ đáng kể. Những diền biến mới đang làm suy yếu chế độ Assad. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa sự thất bại của chế độ xảy ra trong những ngày tới”./.
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2012/07/29/1171-xyri-chien-su-tai-damat-co-tao-ra-buoc-ngoat-cach-mang/#more-69933
--------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001