Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

Đầu năm Tỵ - Các vị bộ trưởng lại “chém gió” 


Thằng Dân (Danlambao) - Trong những ngày đầu năm Quý Tỵ, trên các mặt báo “lề đảng” đăng tải khá nhiều bài của các vị Bộ trưởng. Dịp đầu Xuân, các vị bộ trưởng chộp lấy thời cơ để “chém gió”. Từ bộ trưởng GTVT Đinh La #, bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, đến bộ trưởng bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng không chịu thua kém lại lên chém gió để thể hiện tài năng của mình. Những phát biểu của các vị bộ trưởng y chang một bài văn mẫu được lập đi lập lại trên các báo lề đảng. 

Bộ trưởng Kim Tiến chém: 

Bệnh nhân nằm ở hành lang cũng phải nằm ghép
(Ảnh 24h.com.vn)
Pv: Tình trạng tiêu cực, cụ thể là nạn phong bì trong ngành y tế đã được bà thừa nhận trong kỳ họp Quốc hội vừa qua và vấn đề y đức của một bộ phận cán bộ y tế làm người dân bức xúc. Bà sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào để cải thiện tình hình? 

Bộ trưởng Kim Tiến: Nạn phong bì mà tôi đã đề cập chỉ là những con sâu bỏ rầu nồi canh, làm vẩn đục sự thanh cao của ngành y tế, nhưng quả thực đôi lúc “sâu” cũng hơi nhiều…” [1]

Bà Tiến lại muốn trở thành dũng sỹ diệt “sâu”? Bà quên mất tấm gương diệt sâu Trương Tấn Sang rồi sao? Bà Tiến lại quên mất những thực trạng: “Ba bệnh nhân trên một giường bệnh, bệnh nhân nằm tran lan trên bên ngoài hành lanh; trình độ học vấn của đội ngũ nhân viên của bà đang xuống cấp trầm trọng với nhiều ca tiêm nhầm thuốc, đã giết chết không ít sinh mạng; thực trạng Y đức của nhân viên ngành Y càng tồi tệ hơn, những câu: “Lương Tâm không bằng lương tháng” luôn đúng với ngành của bà; Chưa kể đến chi phí bệnh viện cao ngất đỉnh, những người dân có thu nhập thấp đành vay mượn ngân hàng để đi chữa bệnh, và rồi, nợ chồng nợ, lãi chồng lãi…” 

Không để thua kém, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng trả lời ngay khi được phóng viên báo vietnamnet hỏi: 

PV: 20 tháng trước khi nhận trọng trách làm người đứng đầu Bộ Xây dựng Bộ trưởng có nói sẽ tập trung vào 3 nhiệm vụ. Thứ nhất là rà soát hệ thống văn bản pháp luật, nhiệm vụ thứ hai là tập trung quản lý phát triển đô thị và nhiệm vụ thứ 3 là làm sao đáp ứng được tốt nhu cầu về nhà ở cho mọi đối tượng người dân. Vậy đến nay 3 việc lớn đó đã được thực hiện đến đâu thưa Bộ trưởng? 

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: 

- Trước hết là về quản lý đầu tư xây dựng, trong những năm vừa qua công tác này đã đạt được những thành quả hết sức tích cực. Tuy nhiên tình trạng thất thoát, lãng phí, chất lượng công trình không đảm bảo… vẫn còn tồn tại, gây nhiều bức xúc, cần tiếp tục tập trung để tháo gỡ… 

Cảnh màn trời chiếu đất của người dân oan
đêm 30 Tết. Ảnh: Blog Nguyentuongthuy
- Nội dung thứ hai là về quản lý phát triển đô thị: Đô thị Việt Nam trong những năm vừa qua phát triển rất mạnh cùng với quá trình công nghiệp hóa, thay đổi cả về quy mô và chất lượng, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về nhà ở cũng như điều kiện sống của người dân. Đô thị ngày càng khẳng định vai trò là động lực phát triển kinh tế, là hạt nhân để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi vùng, mỗi địa phương và cả nước… 

- Về nhiệm vụ thứ ba, Bộ Xây dựng đã tập trung để cụ thể hóa Chiến lược nhà ở quốc gia. Chiến lược nhà ở được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2011, đây cũng là bước đột phá trong tư duy về phát triển nhà ở… Đây sẽ là công cụ hữu hiệu để huy động các nguồn lực của nhà nước, người dân, doanh nghiệp và xã hội tham gia phát triển nhà ở, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu cải thiện nhà ở cho người nghèo.” [2] 

Ông bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thiệt có tài “chém gió”! Có tới hàng trăm, khu đô thị, khu công nghiệp mọc lên như nấm, kéo theo hàng trăm, hàng ngàn dân oan bị mất đất, mất nhà, thậm chí có những người dân không có chỗ nương thân, đã phải ngủ trên manh chiếu nhỏ ở Vườn hoa Lý Thái Tổ để đón tết Quý Tỵ (RFA). Đó cũng chính là hệ lũy từ tệ nạn tham nhũng của ngành XD. 

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận càng cứng rắn hơn khi phát biểu: 

“Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Tôi chưa khi nào hết trăn trở với việc nâng chất lượng giáo dục. Những yếu kém, bất cập của giáo dục vẫn còn. Những chuyển biến của ngành nhất là về chất lượng đã có nhưng chưa đồng đều và chưa mạnh mẽ. 

Một điểm nữa là kỷ cương, kỷ luật và lòng tự trọng. Lòng tự hào về nghề nghiệp, lòng tự trọng của người trí thức trong một bộ phận thầy, cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục vẫn chưa được phát huy…” [3] 

Khi củi vừa cháy thì xoong cơm đã được một bạn đặt lên
Ảnh: giaoduc.net.vn
Ối ôi! Tệ nạn bạo lực học đường vẫn hoành hành trong ngành giáo dục, còn có cảnh giáo viên tát học sinh liên tục trong nhiều giờ học. Thậm chí học sinh lớp một cũng bị ép phải viết bản cam kết “không đi biểu tình” (Danlambao). Chưa kể tới căn bệnh “thành tích” trong ngành, còn nhớ câu slogan chống bệnh thành tích của ngành giáo dục: “Thi đua lập thành tích, chào đón chương trình ‘nói không với bệnh thành tích’”. 

Ông bộ trưởng có bao giờ về Kim Bon – Phú Yên Sơn La để xem các học sinh ở đây đã phải làm gì để sống và học tập không? Ông có biết, bởi vì quá đói, nên các em đã phải đặt “bẫy chuột”, và lấy đó làm thức ăn đế sống qua ngày (Giaoduc.net.vn).

Gs. Hoàng Tụy đã nhận xét về nền giáo dục Việt Nam: “Giáo dục đang lạc hướng, lạc điệu từ cái gốc, tức là từ triết lý giáo dục, từ tư duy, quan niệm cơ bản về mục tiêu, đường lối, cung cách làm giáo dục. Nhà trường không thể chỉ dạy chữ, dạy kiến thức, mà còn dạy làm người.” (gaspace.com.vn). Vậy mà ông Bộ trưởng vẫn ung dung đi chém gió cho được…


Hơn hẳn các vị bộ trưởng khác, bộ trưởng Đinh La # còn tổ chức đi “vi hành” để động viên các nhân viên của mình: “Đến từng xe thăm hỏi người lao động về quê ăn tết và chúc tết các tài xế, phụ xe, Bộ trưởng Đinh La Thăng căn dặn anh em tài xế không được uống rượu trong khi điều khiển xe; đảm bảo an toàn cho hành khách về quê ăn tết; các phụ xe phải có thái độ nhiệt tình, ân cần phục vụ hành khách về quê.” [4] 

Ảnh: Danlambao
Nạn xe khách, tăng giá mỗi dịp tết đến vẫn còn hoành hành những người lao động nghèo mỗi dịp về quê ăn tết, chưa kể tới những dự án rút ruột, đường chưa làm xong đã sữa chữa. Trên ăn, dưới cướp như vụ cầu Nhật Tân… 

Với hàng ngàn thứ Phí + Phí, bộ trưởng Đinh La # tha hồ sung túi riêng, sung công quỹ cho đảng cộng sản, để bù lỗ cho vụ Vinashin, tăng ngân sách chống người yêu nước đi biểu tình, chống lại dân oan biểu tình đòi đất. Bộ trưởng Đinh La # quả xứng đáng là cách tay đắc lực của đồng chí X và đảng. 

Các vị bộ trưởng của chúng ta quả không hổ danh là những tay “chém gió” tài ba với những đoạn văn mẫu được lập đi, lập lại hàng trăm lần, qua tay hàng chục vị bộ trưởng. Những lời chém gió ấy đều như nhau, vô hình chung họ giống như những chú vẹt, hót đi, hót lại một bài ca không bao giờ quên, không bao giờ thay đổi.

____________________________________

Chú thích: 

nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2013/02/au-nam-ty-cac-vi-bo-truong-lai-chem-gio.html#more
======================================================================
Đầu năm các quan nổ pháo đì đùng 



 Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Hỗ trợ làm nhà giá thấp. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: “Trảm” nhà thầu kém. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Xử lý nợ xấu. Bộ trưởng Bộ Y tế: Dẹp phong bì.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Hỗ trợ làm nhà giá thấp 

Ảnh: Ngọc Thắng
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết năm 2013 nhiệm vụ ngành xây dựng hết sức nặng nề, trọng tâm phải tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội theo chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ. Trong đó, cái cần làm ngay là thủ tục đầu tư phải được tiến hành nhanh, đặc biệt các dự án chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, hoặc đầu tư mới, xin đất đầu tư nhà ở xã hội. Hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi dự án và đây cũng là lĩnh vực được nhà nước khuyến khích, xác định là nhiệm vụ chính trị, trong đó có chính sách nhà ở cho người nghèo nông thôn, nhà ở cho người có công, vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long, vùng bão lũ miền Trung. 

Đối với nhà ở xã hội tại đô thị, Bộ Xây dựng sẽ tập trung chỉ đạo giải quyết cho sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, người nghèo ở đô thị, công chức viên chức, văn nghệ sĩ, tri thức và nhà ở công nhân. Tùy theo các vùng, địa phương khác nhau mà xây dựng cho phù hợp từng đối tượng, vùng nào công nghiệp chưa phát triển, tập trung xây dựng nhà ở cho công chức, viên chức, sĩ quan; ở các đô thị phát triển mạnh như Hà Nội và TP.HCM phát triển nhà ở cho người nghèo, công nhân khu công nghiệp. Vùng trọng điểm kinh tế như Đồng Nai, Bình Dương... là xây nhà ở cho công nhân. Các địa phương ở phía bắc như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng và ở miền Trung như Nghệ An, Đà Nẵng... đều phải đầu tư nhà ở cho công nhân, người lao động. Các giải pháp cụ thể đã có, địa phương và đơn vị thuộc Bộ phải tạo điều kiện động viên doanh nghiệp (DN) làm, kể cả bắt buộc phải làm. 

Một điểm mới cũng là lần đầu tiên được triển khai trong năm nay là chủ trương chuyển nhà ở xã hội sang tái định cư, không phải đầu tư bao cấp như ngày xưa, mà có sự điều tiết hỗ trợ của nhà nước. Tức là một thị trường phi hàng hóa, có thị trường, có cung cầu nhưng giá trị của nó làm ra có giá bán thấp hơn, vì phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nhà nước, khi nhà nước không thu tiền sử dụng đất, hỗ trợ thuế... Các chính sách hỗ trợ rất cụ thể nhưng các DN phải cạnh tranh để phát triển nhà ở xã hội. Nếu làm kém chất lượng, giá không cạnh tranh sẽ không bán được nhà. Nhà nước hỗ trợ nhưng khống chế khung giá trần, giá bán của DN không cao hơn khung giá nhà nước khống chế. Hiệu quả được xác định bằng cách so sánh các dự án của DN tương đương nhau xem dự án nào giá thấp hơn. Hiện nay nhà ở giá rẻ trên dưới 300 triệu đồng/căn đã có ở khu công nghiệp Bình Dương hay sắp tới là ở Đồng Nai. Ở Hà Nội, TP.HCM và các thành phố khác, xu hướng phát triển nhà ở xã hội sẽ làm giá rẻ đi rất nhiều so với nhà ở thương mại cùng loại. 

Người thuộc diện tái định cư, người nằm trong đối tượng được hỗ trợ có nhu cầu đương nhiên được mua nhà ở xã hội. Nhà nước dành một khoản tiền mua nhà thương mại làm tái định cư theo cơ chế cạnh tranh, minh bạch để giá giảm. Tuy nhiên sẽ hạn chế tối đa việc dùng tiền ngân sách đầu tư nhà tái định cư, vì lâu nay người dân nghe rất nhiều dự án có liên quan đến bao cấp thì chất lượng thấp, dư luận đang không đồng tình. Phát triển nhà ở xã hội theo cơ chế thị trường minh bạch nhưng có sự hỗ trợ của nhà nước là vấn đề khó. Lần đầu tiên nhà nước đưa ra cơ chế bằng nghị định phát triển nhà ở xã hội, sẽ ban hành trong thời gian tới. Đây là công cụ quản lý, vừa thu hút nguồn lực để phát triển. Ai làm nhà cho người nghèo thì được ưu tiên hỗ trợ, DN nào tập trung phát triển nhà xã hội thì được hỗ trợ đó là một thông điệp mà Bộ Xây dựng muốn gửi đi trong năm nay. 

Anh Vũ 
*

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: “Trảm” nhà thầu kém 

Ảnh: Ngọc Thắng
Tiếp nối những lần “trảm tướng” trong năm 2011, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng sáng mùng 2 tết (11.2), trong khi kiểm tra tiến độ thi công dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đã phê bình tổng thầu ở gói thầu số 5, và yêu cầu phải đưa nhà thầu khác vào thay thế nếu tiến độ không đúng kế hoạch, nhằm đưa dự án này về đích vào cuối năm 2013. Cuối năm 2012, khi kiểm tra dự án này, Bộ trưởng Thăng cũng đã yêu cầu nhà thầu chính phải kiên quyết thay ngay các nhà thầu phụ kém năng lực. Đúng tinh thần này, nhiều dự án lớn do Bộ GTVT làm chủ đầu tư đã thay thế nhà thầu kém, như dự án cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên từng thay thế hơn 20 nhà thầu không đủ năng lực.

Nhiều đề xuất của Bộ GTVT đã gây phản ứng trái chiều, chưa nhận được đồng thuận trong dư luận, như đề xuất “đổi giờ” tại Hà Nội, đặc biệt là đề xuất thu phí hạn chế xe cá nhân. Đề xuất này sau đó đã được gác lại nhằm khoan sức dân, bởi chủ một phương tiện giao thông đã bị gánh quá nhiều loại thuế, phí. Hồi đầu năm 2012, Bộ trưởng Thăng cũng từng đề xuất: “Nếu tai nạn giao thông tăng 3 năm liên tiếp, Bộ trưởng và trưởng các ban an toàn giao thông địa phương (chủ tịch hoặc phó chủ tịch tỉnh) cùng chịu trách nhiệm”, có thể bị kỷ luật, tùy mức nặng nhẹ khác nhau, cao nhất là cách chức. 

Mai Hà 
*

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Xử lý nợ xấu 

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho rằng năm 2013, nền kinh tế vẫn đối mặt những rủi ro và nhiều thách thức khi kinh tế vĩ mô tuy ổn định nhưng chưa thật vững chắc, lạm phát vẫn tiềm ẩn nguy cơ quay lại, nợ xấu và hàng tồn kho đang gây ách tắc cho dòng vốn lưu thông, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, giải quyết công ăn việc làm và các nhu cầu về an sinh xã hội trở thành thách thức lớn, trong nguồn lực lại hạn chế. “Tuy nhiên, tôi tin rằng năm 2013 nền kinh tế sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều mảng sáng hơn. Đương nhiên, hoạt động của hệ thống ngân hàng (NH) cũng sẽ có nhiều khởi sắc. Sang năm 2013, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và linh hoạt nhằm mục tiêu hàng đầu là kiểm soát lạm phát, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Trong đó, điều hành lãi suất phải phù hợp với diễn biến lạm phát, các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường tiền tệ, ngoại hối và tỷ giá. Nếu lạm phát cả năm 2013 kiểm soát ở mức 6%, thì dự kiến đến cuối năm 2013, mặt bằng lãi suất huy động khoảng 7%/năm và lãi suất cho vay khoảng 10-11%/năm”, ông Bình nói.

Theo Thống đốc, trong năm 2013 sẽ tiếp tục cơ cấu lại NH mà trước hết là các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém. Triển khai Đề án xử lý nợ xấu theo hướng đánh giá lại chính xác tổng mức nợ xấu, tiến hành phân loại các khoản nợ theo khách hàng và đối tượng vay; chủ động cơ cấu lại nợ với các hình thức thích hợp, kiềm chế nợ xấu phát sinh mới. Nợ xấu của TCTD cũng chính là nợ xấu của nền kinh tế. Kinh tế vĩ mô bất ổn, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hàng ngàn DN phá sản, trong khi hệ số đi vay nợ NH bình quân của DN đã là gần 2 lần, nhiều DN vay gấp tới 10 lần vốn tự có... Đây là nguyên nhân chính yếu gây ra nợ xấu của TCTD. Bên cạnh đó có những nguyên nhân chủ quan từ phía TCTD như thẩm định còn sơ sài, việc quản trị yếu kém, đạo đức của một bộ phận cán bộ NH. 

“Theo nguyên tắc thị trường, trước tiên nợ xấu phải xử lý bằng chính nguồn dự phòng đã trích của TCTD. Nguồn này đến nay khoảng 90.000 tỉ đồng, về nguyên tắc có thể xử lý được khoảng 60.000 tỉ. Thứ hai, các TCTD thanh lý bán tài sản thế chấp hoặc cùng khách hàng thỏa thuận bán thì nguồn thu về cũng là từ người có nhu cầu mua của nền kinh tế; sau cùng mới dùng nguồn từ NHNN. 

Cuối năm 2012, NHNN đã trình Bộ Chính trị và Chính phủ Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD, trong đó có Đề án thành lập công ty quản lý tài sản. Theo đó, nợ xấu của TCTD sẽ được xử lý thông qua TCTD trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; xử lý tài sản đảm bảo; bán nợ; cơ cấu lại nợ; bán nợ cho công ty quản lý tài sản... Đồng thời Chính phủ sẽ có các giải pháp thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, xử lý hàng tồn kho, phát triển thị trường bất động sản... nhằm hỗ trợ xử lý nợ xấu của NH. Công ty quản lý tài sản sẽ được thành lập và đi vào hoạt động trong nửa đầu năm 2013 tạo thêm công cụ quan trọng xử lý nợ xấu của hệ thống NH”, Thống đốc Bình cho biết. 

Anh Vũ 
*

Bộ trưởng Bộ Y tế: Dẹp phong bì 

Tại Diễn đàn Quốc gia về chất lượng bệnh viện tổ chức tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: "Bệnh nhân phàn nàn nhiều ở bộ phận làm thủ tục giấy tờ, phàn nàn về thái độ của nhân viên y tế, đặc biệt là với những người thực hiện y lệnh, nơi tiếp đón, hướng dẫn làm thủ tục hành chính. Có nơi bệnh nhân phải qua cả chục bước làm thủ tục khi đi khám, chữa bệnh. Sẽ phát động một phong trào trong toàn ngành nhân viên y tế cương quyết không nhận phong bì, bệnh nhân và người nhà cũng không đưa phong bì. Chấm dứt tình trạng vào viện công phải lo cái nọ cái kia để bôi trơn. Phải thay đổi chân dung người thầy thuốc để nâng cao vị thế của ngành, thay đổi diện mạo bệnh viện công trên toàn đất nước”. 
L.Châu

nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2013/02/au-nam-cac-quan-no-phao-i-ung.html#more
=====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001