Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

Ông Dương Trung Quốc nói về nhân vật Trần Dân Tiên 


Danlambao - Nhà sử học Dương Trung Quốc, đại biểu quốc hội, đồng thời cũng là Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam vừa có bài viết nói về quyển sách ‘Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch’ của nhân vật mang tên Trần Dân Tiên.

Bài viết ngắn ‘Cuốn sách nhỏ về một người vĩ đại’ của ông Dương Trung Quốc được đăng trên báo Tuổi Trẻ Online, ngày 4/2/2013, trong chuyên mục “Quyển sách thay đổi cuộc đời”.

Trần Dân Tiên chính là bút hiệu của ông Hồ Chí Minh dùng để tự viết sách ca tụng mình trong ‘tác phẩm’ có tên: ‘Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch’. Sự thật này đã được tác giả Vũ Thế Phan nêu ra bằng chứng trong bài viết Một bức hình, nghìn lời nói đã được đăng trên Danlambao.

Danlambao xin đăng lại nguyên văn bài viết của ông Dương Trung Quốc từ báo Tuổi Trẻ để bạn đọc tùy nghi nhận định.

*
Cuốn sách nhỏ về một người vĩ đại

TT - Chuyên mục “Quyển sách thay đổi cuộc đời” kỳ này giới thiệu bài viết của nhà sử học Dương Trung Quốc.

Dương Trung Quốc - Tôi có một lý lịch nghề nghiệp rất đơn giản: sinh ra, lớn lên, đi học, thi học sinh giỏi môn sử phổ thông rồi tốt nghiệp khoa sử Đại học Tổng hợp Hà Nội, về Viện Sử học công tác cho đến khi về hưu vẫn tiếp tục hoạt động trong một hội nghề nghiệp của giới sử học và làm một tờ báo của Hội Sử. Có hơn một thập kỷ làm đại biểu Quốc hội thì ngẫm kỹ điều mình thể hiện trên diễn trường ấy cũng luôn là những vấn đề có liên quan đến lịch sử, lấy chuyện xưa vận vào chuyện nay, tựa như người nhắc vở vậy.

Với người làm nghề sử thì việc đọc sách là chuyện đương nhiên, như nông dân cày cấy, thợ may cắt vải nên khó chọn được một cuốn sách nào lại đủ sức “làm thay đổi cuộc đời” của mình. Nhưng ngẫm nghĩ kỹ có thể nhắc tới một cuốn sách dường như nó đã “bẻ ghi” khiến đời mình nghiêng về cái ngả đường mà đến thời điểm đã U-70 rồi thì có thể nói được rằng sẽ theo nghiệp nghề ấy đến lúc xuống... mồ.

Cú hích vào nghề

Nhà sử học Dương Trung Quốc
"Sau này, ngày càng có nhiều sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch vẫn được coi là cuốn sách sớm nhất, được tin cậy nhất và sách này luôn được tham khảo như một nguồn tư liệu gốc"

Tôi đến với nghề sử rất ngẫu nhiên, không hề có một hứng thú hay năng khiếu gì đặc biệt đối với cái môn dễ là khổ sai trí nhớ ấy. Đến lớp 10 niên khóa 1963-1964, Hà Nội tổ chức thi học sinh giỏi môn lịch sử. Chẳng biết vì sao cô giáo dạy sử lại chọn tôi với câu động viên: “Cô thấy em đi thi được đấy!”. Có lẽ vì nể trọng cô giáo mà tôi nhận lời.

Chuẩn bị cho cuộc thi, cô giáo hướng dẫn: ngoài sách giáo khoa, nên tìm đến một người nào đó am hiểu lĩnh vực này để hỏi han thêm. Lớp tôi có một anh bạn có bố làm ở Viện Sử học. Tôi đến xin được ông chỉ giáo. Ông đưa cho tôi mấy số tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử bảo mang về nhà đọc thử một vài bài, rồi hẹn gặp lại để ông hướng dẫn. Trước lúc về tôi thấy trên bàn của ông có một cuốn sách không dày. Tôi vừa động tay vào thì nhà sử học đầu tiên mà tôi được gặp trong đời bảo: “Cuốn ấy không phải là sử đâu cháu ơi. À, nhưng đọc được lắm...”.

Đó là cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, tác giả Trần Dân Tiên. Về nhà, đọc các bài tạp chí thấy dài lằng nhằng càng đọc càng khó hiểu nên tôi chuyển sang cuốn sách và đọc một mạch từ trang đầu đến trang cuối. Hồi đó Bác Hồ còn sống, một đôi lần tôi được gặp, sách vở viết về Bác chưa nhiều như bây giờ nhưng hình tượng của con người còn sống ấy đã là thiêng liêng lắm. Cuốn sách ấy không thể nói là đã “làm thay đổi cuộc đời tôi”, song đã tạo một cái hích nhẹ và hướng tôi bước vào ngả đường nghề nghiệp mà vào thời điểm đó tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Cuốn sách “không phải là sử” ấy thật sự gây ấn tượng với tôi.

Cuốn Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch chắc nhiều người đã đọc vì từ khi được xuất bản lần đầu vào cuối thập kỷ 1940 đến nay đã qua gần bảy thập kỷ, đã được nhiều nhà xuất bản tái bản rất nhiều lần. Thông qua lời kể của một nhà báo có bút danh Trần Dân Tiên, người đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh vào những ngày đầu nước nhà độc lập (1945), cuộc đời của nhà cách mạng và là người đứng đầu nhà nước Việt Nam độc lập được kể lại qua “những mẩu chuyện” như tên gọi của sách. Mục đích sách ra đời vào thời điểm đó dường như chỉ để trả lời câu hỏi “Hồ Chí Minh là ai?”, kể cả với những người nước ngoài.

Sau này, khi đã thâm niên trong nghề nghiệp, tôi có nhiều cơ hội đọc và gặp nhiều người nước ngoài, có người thuần túy là nhà nghiên cứu, có người là nhân chứng lịch sử, cũng có người là cả hai. Tôi đã nghe và đọc được rất nhiều cách tiếp cận, cách đánh giá khác nhau về cuốn sách này và nhân vật của sách...

Đam mê tìm kiếm sự thật

Hồi Liên Xô “mới đổ”, tôi là một trong những người Việt Nam sớm “mò đến” Lưu trữ cũ của Quốc tế Cộng sản ở thủ đô nước Nga để khai thác tài liệu về Hồ Chí Minh. Tôi được biết cách đó không lâu có một phụ nữ quốc tịch Mỹ cũng đã đến đây và cũng có mối quan tâm đến nhân vật lịch sử này. Rồi các đồng nghiệp Nga cho biết người phụ nữ ấy đã “lần mò” đến tận Leningrad để tìm kiếm những chi tiết liên quan đến cuộc đời của Hồ Chí Minh trong thời gian ở Liên Xô (cũ). Người phụ nữ ấy tên Sophie Quinn Judge.

Bẵng đi một thời gian tôi gặp bà ở Aix en Provence, nơi có một trung tâm lưu trữ quan trọng của Bộ Thuộc địa Pháp, ở đó có nhiều tư liệu liên quan đến Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Nhưng nếu người ta chỉ quan tâm đến học thuyết hay sự nghiệp chính trị của Hồ Chí Minh thì bà lại muốn tìm hiểu đời sống riêng tư, một phần không thể thiếu được nếu muốn tiếp cận một chính khách cũng như một nghệ sĩ. Theo bà, thật đáng tiếc chưa mấy ai quan tâm đến điều đó vì thế bà sẽ cố gắng lấp chỗ trống này.

Hồi đó bà mới chỉ đưa ra nhận xét bước đầu là càng nghiên cứu càng thấy nhân vật này có nhiều điều hấp dẫn. Vài năm sau Sophie Quinn Judge cho xuất bản ở Singapore một luận văn nghiên cứu về Hồ Chí Minh trong quãng thời gian ở châu Âu 1919-1940. Bà có gặp để trao đổi và gửi bản thảo cho tôi đọc trước. Cuốn sách của bà có thể có sự đánh giá khác nhau từ những người có quan niệm khác nhau, nhưng giữa những dòng chữ có thể thấy được thiện chí của một người muốn thỏa mãn đi tìm sự thật, công việc của một người làm sử.

Nhân dịp 110 năm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, có một nhóm làm phim đến phỏng vấn Sophie, bà vẫn nhắc lại cái điều bà từng nói với tôi khi mới bắt tay vào viết sách: “Lúc đầu tôi đã nghĩ rằng Hồ Chí Minh không tuyệt vời và thú vị như hình ảnh mọi người vẫn tuyên truyền, nhưng hóa ra ông ấy thật sự thú vị... Con người thật của Hồ Chí Minh rất thú vị”.

Cuốn sách nhỏ mà tôi nhắc đến trong bài viết này thật sự đã “dẫn tôi vào đời” nghề nghiệp để hướng tới cái khao khát muốn tìm ra những gương mặt thật đã tạo nên một lịch sử thật. Thỏa mãn cái khao khát ấy thật là khó, có khi cả đời nghề chưa làm được là bao nhưng lại vô cùng hấp dẫn. Nghiệm lại đời mình thấy cái làm được trong nghề không nhiều nhưng niềm say mê khiến mình đã theo nghiệp nghề này trọn đời lại làm mình thỏa mãn.
Xuân 2013
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2013/02/ong-duong-trung-quoc-noi-ve-nhan-vat.html#more
======================================================================
Trần Dân Tiên: Một nhân cách bất thường 



Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Tết nhất đến nơi, đất nước lại gặp lúc nổi cơn gió bụi “góp ý” cho “dự thảo” đảng (CSVN) Pháp; bao nhiêu điều phải bận tâm. Ai dè bị “cú hích...”* của “nhà sử học” Dương Trung Quốc, người viết lại buộc phải “...vào nghề”*, khuơ vài đường về Trần Dân Tiên, kẻ có một nhân cách “phi thường”, trắng ra là bất thường một cách đặc biệt.

Hồi tiếng Tây còn thông dụng - thông dụng đến độ Bác “ra đi tìm đường cứu nước”, nhưng cũng phải làm đơn bằng tiếng Tây, xin Tây cho vào học Trường Tây để sau này phục vụ Tây (vào Gú Gồ đọc copy thư Bác) - người ta thường dùng chữ “a- noọc-man” (anormal) để chỉ một kẻ không được bình thường, tức đầu óc tàng tàng.

Người có đầu óc tàng tàng khắp năm châu bốn biển không phải là ít, nhưng cho đến nay các nhà chuyên nghiên cứu về những kẻ “khuyết tật” thuộc “diện” này chưa thấy có ai đạt tới “trình độ” viết sách để ca ngợi mình, dù chỉ là một “cuốn sách nhỏ về một người vĩ đại”* như “nhà sử học” họ Dương người Việt tên Trung Quốc đánh giá.

Vua Hùng có công dựng nước, ai cũng biết. Trần Dân Tiên, tức Bác Hồ của các cháu có công leo lên “đỉnh cao chói lọi” của cái mức bất bình thường phi thường chỉ có một không hai như vậy lại còn được tiếng là “bác khiêm tốn nhường ấy”, mà không ghi lại vào sách cho “các cháu” muôn đời mai sau lấy đó làm tự hào, là một thiếu sót lớn lao của “nhà sử học”.


* http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/533184/cuon-sach-nho-ve-mot-nguoi-vi-dai.html
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2013/02/tran-dan-tien-mot-nhan-cach-bat-thuong.html#more
======================================================================
Bà Sophie Quinn Judge thú vị chú Trần Dân Tiên 



Sử gia ôi hổi "sử gia" (DTQuốc)
Cá mè một lứa cùng hồ giả tiên
Gặp hồi vận nước đảo điên
"Sử gia" cùng với giả tiên một phường


“Nhà sử học” họ Dương người Việt tên Trung Quốc viết tiểu luận “Đam mê tìm kiếm sự thật”, trong đó ông nhấn mạnh đến một người phụ nữ tên Sophie Quin Judge rất thú vị “con người thật của Hồ Chí Minh”, nhưng “nhà sử học” quên khuấy giải thích “con người thật” là thật thế nào của ông bác làm bà Mỹ “ thú vị” tuyệt vời hơn trước đây chỉ nghe qua hình ảnh mọi người tuyên truyền.

Nhưng trước khi “tiếp thu” phần bổ túc của chòi “sử học” Bá Chổi cho sự thiếu sót vô tình hay cố ý của nhà “sử học chi học học giả”, xin mời quý vị đọc “Đam mê tìm kiếm sự thật” dưới đây của Dương Trung Quốc (trích):

“Hồi Liên Xô “mới đổ”, tôi là một trong những người Việt Nam sớm “mò đến” Lưu trữ cũ của Quốc tế Cộng sản ở thủ đô nước Nga để khai thác tài liệu về Hồ Chí Minh. Tôi được biết cách đó không lâu có một phụ nữ quốc tịch Mỹ cũng đã đến đây và cũng có mối quan tâm đến nhân vật lịch sử này. Rồi các đồng nghiệp Nga cho biết người phụ nữ ấy đã “lần mò” đến tận Leningrad để tìm kiếm những chi tiết liên quan đến cuộc đời của Hồ Chí Minh trong thời gian ở Liên Xô (cũ). Người phụ nữ ấy tên Sophie Quinn Judge.

Bẵng đi một thời gian tôi gặp bà ở Aix en Provence, nơi có một trung tâm lưu trữ quan trọng của Bộ Thuộc địa Pháp, ở đó có nhiều tư liệu liên quan đến Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Nhưng nếu người ta chỉ quan tâm đến học thuyết hay sự nghiệp chính trị của Hồ Chí Minh thì bà lại muốn tìm hiểu đời sống riêng tư, một phần không thể thiếu được nếu muốn tiếp cận một chính khách cũng như một nghệ sĩ. Theo bà, thật đáng tiếc chưa mấy ai quan tâm đến điều đó vì thế bà sẽ cố gắng lấp chỗ trống này.

Hồi đó bà mới chỉ đưa ra nhận xét bước đầu là càng nghiên cứu càng thấy nhân vật này có nhiều điều hấp dẫn. Vài năm sau Sophie Quinn Judge cho xuất bản ở Singapore một luận văn nghiên cứu về Hồ Chí Minh trong quãng thời gian ở châu Âu 1919-1940. Bà có gặp để trao đổi và gửi bản thảo cho tôi đọc trước. Cuốn sách của bà có thể có sự đánh giá khác nhau từ những người có quan niệm khác nhau, nhưng giữa những dòng chữ có thể thấy được thiện chí của một người muốn thỏa mãn đi tìm sự thật, công việc của một người làm sử.

Nhân dịp 110 năm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, có một nhóm làm phim đến phỏng vấn Sophie, bà vẫn nhắc lại cái điều bà từng nói với tôi khi mới bắt tay vào viết sách: “Lúc đầu tôi đã nghĩ rằng Hồ Chí Minh không tuyệt vời và thú vị như hình ảnh mọi người vẫn tuyên truyền, nhưng hóa ra ông ấy thật sự thú vị... Con người thật của Hồ Chí Minh rất thú vị”.

Cuốn sách nhỏ mà tôi nhắc đến trong bài viết này thật sự đã “dẫn tôi vào đời” nghề nghiệp để hướng tới cái khao khát muốn tìm ra những gương mặt thật đã tạo nên một lịch sử thật. Thỏa mãn cái khao khát ấy thật là khó, có khi cả đời nghề chưa làm được là bao nhưng lại vô cùng hấp dẫn. Nghiệm lại đời mình thấy cái làm được trong nghề không nhiều nhưng niềm say mê khiến mình đã theo nghiệp nghề này trọn đời lại làm mình thỏa mãn.”
(ngưng trích)

Nhà “sử học” Dương Trung Quốc không viết ra cái chi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm bà Sophie Quinn Judge “thú vị” sau khi người phụ nữ này “lần mò” ra sự thật của ông “bác”. Nhưng cái chi chi đó ai cũng đoán biết: tác giả “ Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” mang tên Trần Dân Tiên không ai khác hơn là... Hồ Chủ Tịch, nên người ta còn gọi ông bác là Hồ Giả Tiên.

Ngày nay, không chỉ có bà Sophie của Mỹ cút thú vị, mà người dân Việt Nam ai cũng “thú vị” Hồ Chí Minh. “Thú vị Hồ Chí Minh”, vì do sự phát hiện ra “sự cố” hồ giả tiên, và do nhiều phát hiện lý thú khác về “bác” nữa. Gracias Gu Gồ; tạ ơn Internet.

nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2013/02/ba-sophie-quinn-judge-thu-vi-chu-tran.html#more
======================================================================
Thông điệp của Dương Trung Quốc!? 



Vũ Đông Hà (Danlambao) - Bài viết Cuốn sách nhỏ về một người vĩ đại vừa được đăng lại trên Danlambao chưa được 1 ngày đã có hơn 100 phản hồi, đa phần ném đá ông Quốc. Năm nay phải nói là năm ông Quốc phát tài đi buôn đá. Ông hốt một đống đá vụ Thủ tướng làm an dân, sau đó đến màn mà nhiều người cho là dàn dựng để đồng chí X khoe mẽ theo đảng 51 năm từ ngày Ếch còn cởi truồng tắm ao. Bây giờ, năm cùng tháng tận ông hốt hụi chót với vụ bác Hồ chủ tịch giả làm anh Trần Dân Tiên thọt quần tự sướng. Nhưng thử bắt chước blogger Trương Duy Nhất có “một góc nhìn khác” giùm cho ông Quốc họ Dương xem sao. Trong tinh thần đa nguyên dù chưa đa đảng - bà con đọc không ưng, có ném xin dùng cục đá nho nhỏ dùm.

Trước hết thử phân tích cái tít: Cuốn sách nhỏ về một người vĩ đại. Cái này cả ông Quốc lẫn Tuổi Trẻ online đều... đểu chăng. Chém chết thì các đồng chí sử gia lẫn báo gia sở hụi chủ nghĩa đều biết rõ cuốn sách là do bác ngồi buồn gắn ống (vào đâu đó) bơm xình xịch để anh cóc thành bác bò vĩ đại một cách cực kỳ... khiêm tốn. Hành động hạ cấp, tiểu nhân đó dẫn đến một kết quả là "cuốn sách NHỎ” làm nên một tên siêu lừa VĨ ĐẠI


Từ cái tiền đề nhỏ mà thành vĩ đại - thử mở cái công án Dương Trung Quốc - Trần Dân Tiên - Hồ Chí Minh dựa vào nội dung bài viết của ông Quốc xem sao: 

Lan man chi địa một hồi, ông Quốc thực sự nhập cuộc vào đề với cái vụ Cú hích vào nghề. Bà con tạm thời quên hình ảnh của ông sử gia kiêm ĐBQH tóc râu trăng trắng mà chịu khó theo ông trở về hình ảnh của cậu sinh viên mê lịch sử, bị đụng vào mái hiên lịch sử lần đầu tiên trong đời “Cuốn sách nhỏ về một người vĩ đại” thì được một nhà sử học bảo: “Cuốn ấy không phải là sử đâu cháu ơi. À, nhưng đọc được lắm...” 

Dưới một “góc nhìn khác” phải chăng ông Quốc mượn hơi một ông già râu trắng tóc bạc sử học nào đó để nói về sản phẩm của:

- một con người vào LÚC ẤY mà: “sách vở viết về Bác chưa nhiều như bây giờ nhưng hình tượng của con người còn sống ấy đã là thiêng liêng lắm.; 

- một con người mà BÂY GIỜ không riêng gì sử gia Dương Trung Quốc, những anh nhà báo chữ nghĩa một bụng, mà từ bờ cho đến bụi, từ trong nhà ra tới ngoài ngỏ - ai cũng biết bác Hồ ta đó cũng là anh Tiên. Vì thế cho nên: không phải là sử. Vì thế cho nên: nhưng đọc được lắm. Được cái gì thì tùy mức độ đểu cảm nhận được.

Ông Quốc đã có ý gì khi viết: “song đã tạo một cái hích nhẹ và hướng tôi bước vào ngả đường nghề nghiệp mà vào thời điểm đó tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Cuốn sách “không phải là sử” ấy thật sự gây ấn tượng với tôi.” 

Nếu cầm cục đá trong tay ta có thể nghĩ rằng ông nội này lại bị bùa lú anh Tiên bác Hồ. Ném cho một cú! Nhưng tạm bỏ cục đá xuống vì đây là anh Quốc ngày xưa còn bé. Và cũng cần tự hỏi: sao cậu sinh viên Dương Trung Quốc này cứ để trong cái ngoặc kép để nói về cuốn sách nhỏ bé ấy là “không phải là sử” vậy cà!? Bộ anh Tiên ngồi chồm hổm viết đời bác Hồ hổng phải là sử sao!? Ông Quốc có ý gì đây?

Tiếp nghe bà con. 

Ông Quốc viết tiếp: 

“Cuốn Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch chắc nhiều người đã đọc vì từ khi được xuất bản lần đầu vào cuối thập kỷ 1940 đến nay đã qua gần bảy thập kỷ, đã được nhiều nhà xuất bản tái bản rất nhiều lần. Thông qua lời kể của một nhà báo có bút danh Trần Dân Tiên, người đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh vào những ngày đầu nước nhà độc lập (1945), cuộc đời của nhà cách mạng và là người đứng đầu nhà nước Việt Nam độc lập được kể lại qua “những mẩu chuyện” như tên gọi của sách. Mục đích sách ra đời vào thời điểm đó dường như chỉ để trả lời câu hỏi “Hồ Chí Minh là ai?”, kể cả với những người nước ngoài. 

Cái này thì thật là bó tay chấm còm, bó chiếu đem chôn. Ném đá sử gia một cú! Nhưng khoan... xin bệ hạ hãy dừng tay lại!... Thử hỏi: Bộ ông Quốc giống ngài tổng bí thư ở độ đến nỗi giờ này không biết chuyện Tiên-Hồ chăng!? Bộ ông Quốc giống ngài thủ tướng ở tầm tự trọng đến mức viết điều này không sợ thiên hạ chửi cho nát cái nhà... sử học!?

Nếu ai nghĩ là thì cứ việc ngưng cái dừng tay lại và tiếp tục ném đá ông Quốc - người viết vô can. Còn không thì...

Ông Quốc nhất định phải có một thông điệp đểu gì đây. Và NẾU HIỂU như vậy thì cũng cần hiểu cái câu mà ông Quốc viết: 

Mục đích sách ra đời vào thời điểm đó dường như chỉ để trả lời câu hỏi “Hồ Chí Minh là ai?”, kể cả với những người nước ngoài.” 

nó PHẢI CÓ NGHĨA là: 

“Mục đích bác Hồ Chí Minh giả dạng anh Trần Dân Tiên viết cuốn sách nhỏ đó là để cho mọi người trong lẫn ngoài nước biết: tao là ai, tao vĩ đại như thế nào.”

Vì thế cho nên, mới là: Cuốn sách nhỏ về một người vĩ đại!!! 

Và (một lần nữa, xin hiểu giùm cho là ông Quốc râu trắng đầu bạc đang viết lại, viết giùm cho anh thanh niên tóc xanh họ Dương từ thuở trong tôi bừng nắng hạ, mặt trời của bác chiếu qua trym), ông già sử gia đại biểu kể lại chuyện cậu sinh viên ngày xưa cuốn sách ấy tạo một cái hích nhẹ và hướng tôi bước vào ngả đường nghề nghiệp mà vào thời điểm đó tôi chưa bao giờ nghĩ tới.” 

Phải chăng ông già Quốc muốn nói rằng thằng nhóc họ Dương nó đã bị hích vào con đường sử học bằng cú hích nhẹ nhàng của một cuốn sách nhỏ về một con người vĩ đại láo khoét nhất - một cuốn sử-mà-không-phải-là-sử của anh Tiên bác Hồ!? 

Phải chăng ông Quốc muốn tỉ tê rằng: ngay cả một thằng sử gia như tao mà còn bước vào sự nghiệp sử bằng một cú hích láo khoét thì còn nước nôi gì cho cái sự thật ở xứ sở này?

Và vì thế, từ cái Tiểu đề 1 Cú hích vào nghề ông Quốc mới bước sang tiểu đề 2 Đam mê tìm kiếm sự thật

Nhưng khi trình làng cái chuyện tìm kiếm sự thật thì ông Quốc lại chơi thêm cú đểu khác. Bao nhiêu chuyện đi tìm sự thật đến trắng râu bạc tóc ông không kể, ông chỉ kể có chuyện (và lôi lại vết thương lòng của thế giới đại đồng của anh Tiên bác Hồ ra)“Hồi Liên Xô “mới đổ”, tôi là một trong những người Việt Nam sớm “mò đến” Lưu trữ cũ của Quốc tế Cộng sản ở thủ đô nước Nga để khai thác tài liệu về Hồ Chí Minh.”

Đểu là ông không kể tiếp cho nghe ông tìm được gì ở trỏng. Giống như ông lạc động thiên thai mà im re không có chuyện gì gay cấn. Đằng này, ông lôi Sophie Quinn-Judge, một mợ sử gia của đế quốc thù nghịch vào chuyện của bác. Mợ này nổi tiếng với tác phẩm và công trình nghiên cứu “Ho Chi Minh - The Missing Years” - dịch tưới hột sen không cần gù gồ tran-sờ-lấy là “Hồ Chí Minh - Những năm tháng trôi sông giạt chợ”. Và trong những năm tháng giạt trôi, mất tích, missing đó, bác Hồ anh Tiên mần gì, ông Dương không nói hết, chỉ viết “Nhưng nếu người ta chỉ quan tâm đến học thuyết hay sự nghiệp chính trị của Hồ Chí Minh thì bà lại muốn tìm hiểu đời sống riêng tư, một phần không thể thiếu được nếu muốn tiếp cận một chính khách cũng như một nghệ sĩ.” 

Cái mảng riêng tư của bác ấy đảng ta dấu bờ dấu bụi, bấy giờ nhờ có mợ sử gia đế quốc lôi ra - nào là bác nhận Tăng Tuyết Minh làm người tình trăm năm vài năm đã dzọọọọt, bác vừa là bạn đồng hành, đồng chí, đồng chiếu, đồng mùng... nên bác nhẹ nhàng dzơơơớt luôn Nguyễn Thị Minh Khai vợ của đồng chí Lê Hồng Phong - Tổng bí thư đảng cộng sản Đông Dương. 

Và rồi bao nhiêu chuyện hay ho về bác Hồ anh Tiên, ông Quốc không nói, ông lại ẩm ờ ấm ớ một câu nói của mợ sử gia Huê Kỳ “bà vẫn nhắc lại cái điều bà từng nói với tôi khi mới bắt tay vào viết sách: “Lúc đầu tôi đã nghĩ rằng Hồ Chí Minh không tuyệt vời và thú vị như hình ảnh mọi người vẫn tuyên truyền, nhưng hóa ra ông ấy thật sự thú vị... Con người thật của Hồ Chí Minh rất thú vị”

Con người tuyên truyền của bác Hồ không tuyệt vời và thú vị. Con người thật của anh Tiên mới rất thú vị. Hu hu, Thú vị thiệt. Cho nên cả đảng và bắt luôn cả nước hết năm này qua tháng khác ngất ngư sống, chiến đấu và học tập theo gương anh Tiên nhỏ bé nhưng dzĩ đại và kết quả là một đám học trò toàn là sâu, một đám lâu la, một bộ phận không nhỏ thoái hoá từ trên xuống dưới.

Nhìn lại cuộc đời, Dương Trung Quốc kết luận cuối bài, cũng có thể là thông điệp cuối đời của một sử gia xã hội chủ nghĩaCuốn sách nhỏ mà tôi nhắc đến trong bài viết này thật sự đã “dẫn tôi vào đời” nghề nghiệp để hướng tới cái khao khát muốn tìm ra những gương mặt thật đã tạo nên một lịch sử thật. Thỏa mãn cái khao khát ấy thật là khó, có khi cả đời nghề chưa làm được là bao nhưng lại vô cùng hấp dẫn. Nghiệm lại đời mình thấy cái làm được trong nghề không nhiều nhưng niềm say mê khiến mình đã theo nghiệp nghề này trọn đời lại làm mình thỏa mãn.”

Kết luận hay thông điệp gì, ai muốn hiểu sao thì hiểu trong cái xã hội nhiều sắc màu trộn lại chỉ còn là một màu xám xịt và sự thật đã bị bỏ tù cho đến nay đã gần 70 năm. Sự thật bị bỏ tù đó đã làm nên những trang sử kiểu Trần Dân Tiên của đảng mà trong đó ông Quốc là một trong những sử gia hàng đầu - một người bước vào đời, bước vào con đường sử học bằng cú hích Trần Dân Tiên.

nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2013/02/thong-iep-cua-duong-trung-quoc.html#more
======================================================================
Sủa gia


Sủa gia: Gâu gâu... tập sách mỏng làm thay đổi đời tôi...
Sủa gia: Gâu gâu… tập sách mỏng làm thay đổi đời tôi…

nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/73091/sua-gia/2013/02
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001