Tân Ước hậu hiện đại…
Đức Giê-su cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ:
“Ai trong các ngươi cảm thấy mình có công với dân tộc Việt Nam hơn Phạm Duy thì hãy chỉ trích ông ấy.
“Còn nếu ai trong các ngươi cảm thấy công lao của mình thua kém Phạm Duy thì hãy im lặng, suy gẫm.
“Và kẻ nào đang cướp đất của nhân dân, cướp tiền bạc, mồ hôi nước mắt của nhân dân, cướp tự do của nhân dân thì hãy cúi mặt xuống. Các ngươi không có tư cách để đánh giá Phạm Duy.
“Ta phong thánh cho người nhạc sĩ tài hoa ấy. Các ngươi sẽ bị nhân dân quên lãng nhưng Phạm Duy thì luôn ở trong hoài niệm của dân tộc Việt Nam. Các ngươi sẽ bị lịch sử ném vào sọt rác nhưng Phạm Duy đã được dựng tượng đài trong mỗi trái tim.”
(Gioan (8,3-11) Tân Ước hậu hiện đại)/ Daohieu
Tiến sỹ Mỹ gọi Phạm Duy là 'Đại vương'
Một trong số những người
nước ngoài yêu nhạc Phạm Duy và gửi lời chia buồn tới gia đình và người
hâm mộ Việt Nam là Tiến sỹ Eric Henry, người vừa hoàn thành việc dịch
hồi ký của nhạc sỹ sang tiếng Anh.
Trong thư chia buồn bằng tiếng Việt ông Henry gọi Phạm Duy là "BỐ".BBC: Xin Tiến sỹ cho biết bối cảnh nào khiến ông tới với nhạc của Phạm Duy và ông thích các ca khúc nào của Nhạc sỹ?
Tiến sỹ Eric Henry: Tôi sinh năm 1943. Thời thơ ấu đã tập dương cầm, và sau đó bắt đầu đánh dương cầm (và dạy dương cầm) làm sinh kế, nhưng không biết gì hết về Việt Nam.
Năm 1968 tôi nhập vào lục quân Mỹ và được huấn luyện 12 tháng về tiếng Việt.
Đến năm 70-71, tôi được đóng ở Việt Nam (Củ Chi, Xuân Lộc, rồi đến tỉnh Quảng Trị) với lục quân Mỹ.
Thuở đó tôi đã làm quen với Truyện Kiều và một số tiểu thuyết của Khái Hưng, Nhất Linh, Duyên Anh, nhưng vẫn không biết nhiều về nhạc phổ thông Việt Nam.
Có lần tôi chép ra cái giai điệu của bài “Tôi Đưa Em Sang Sông” (Nhật Ngân sáng tác).
Tôi cũng đã nghe nói một chút về tên tuổi của Phạm Duy và Trịnh Công Sơn. Như thế là hết.
Phong phú như Picasso
Sau đó tôi làm nghiên cứu sinh (graduate student) về văn chương Trung Quốc ở đại học Yale, và năm 1980 bắt dầu dạy Trung văn, hồi trước tại Dartmouth, và từ 1982 trở đi tại University of North Carolina."Nói chung, tôi thấy là các giai đoan trong dòng nhạc Phạm Duy nhiều và phong phú như các giai đoạn (“periods”) trong nghề nghiệp Picasso!"
Tiến sỹ Eric Henry
Tôi rất ngạc nhiên khi thấy là trong những ca khúc Paris by Night, có khoảng 40 phần trăm có giá trị nghệ thuật; vả lại, lối hát của nhiều ca sĩ trên đó hấp dẫn lắm, điêu luyện lắm!
Từ năm 2000 trở đi tôi đã không ngừng tìm hiểu bằng mỗi cách về âm nhạc Việt Nam. Và mấy năm gần đây cũng đã tìm cách hiểu được một chút về nhạc phổ thông của Nhật Bổn, Đại Hàn, Trung Quốc, Đài Loan, Phi Luật Tân...
Khoảng năm 2002 trong khi đi thăm một nhà sách VN ở Falls Church, Virginia, tôi dã thấy, mua, và đêm về nhà, quyển một Hồi Ký của Phạm Duy, và đã thấy ngay rằng đây là một tác phẩm có giá trị tối cao đối với bất cứ ai muốn hiểu thêm về Việt Nam trong thế kỷ vừa qua.
Đối với câu hỏi về những ca khúc của Phạm Duy mà tôi thích nhất, thì tôi thực sự không có cách nói cho bằng—số ca khúc quá nhiều!
Thuở sớm (khoảng 2001) một bài mà đã gây một ấn tượng sâu trong lòng tôi là “Thuyền Viễn Xứ.”
Tôi cũng thích đặc biệt các bài trong Hoàng Cầm Ca (năm bài) và Thiền Ca (mười bài). Và tôi thấy là các “dân ca mới” mà ông đã sáng tác vào thuở Kháng Chiến cũng có giá trị đặc biệt.
Nói chung, tôi thấy là các giai đoạn trong dòng nhạc Phạm Duy nhiều và phong phú như các giai đoạn (“periods”) trong nghề nghiệp Picasso!
BBC: Ông đánh giá thế nào về nhạc sỹ Phạm Duy với tư cách là một nhạc sỹ và một con người?
Tiến sỹ Eric Henry: Tôi thấy rằng Phạm Duy là “đại vương” của nhạc phổ thông Việt Nam.
Không có một nhà sáng tác nào khác có thể nói là đa dạng, sâu sắc, và đầy sức tưởng tượng bằng ông.
Nhưng tôi nói thế nhất định không có nghĩa là tôi muốn bác bỏ những thành tựu của các người soạn nhạc khác. Trong giới nhạc phổ thông Việt Nam, có rất nhiều nhân vật mà ta chỉ thể nói là “vĩ đại” đến tột độ.
Đối với con người Phạm Duy, thì tôi thấy là ông không những là nhạc sỹ, mà là một vị tư tưởng gia nữa, và rất quan tâm đến tương lai và số mệnh của người Việt Nam.
Điều đó có thể thấy rõ khi đọc bốn quyển Hồi Ký của ông.
Tôi đã được cái may mắn làm quen với nhiều người “không phàm,” nhưng chưa hề gặp một ngưởi nào thông minh hơn, hoặc phức tạp hơn, nhạc sỹ Phạm Duy.
Nếp sống của ông đã bận rộn vô cũng và ông lúc nào cũng phải chuyên tâm về nghề nghiệp của mình—tuy vậy ông luôn luôn đối xử với tôi một cách tử tế, đẹp đẽ không thể tả được.
Tôi không khó mà thấy tại sao những người gọi ông bằng “bố” là nhiều như thế.
Ghét 'lập trường'
BBC: Ông nghĩ tài năng của nhạc sỹ Phạm Duy nhìn trên khía cạnh đóng góp cho âm nhạc thế giới có thể được hiểu như thế nào? Liệu các ca khúc của ông có thể tới được với khán giả quốc tế rộng rãi hơn sau khi ông qua đời?Chính tôi đã mở một vài lớp về âm nhạc Việt Nam và âm nhạc Đông Á ở UNC, và đã khiến sinh viên trong những lớp ấy đọc Hồi Ký của Phạm Duy.
BBC: Việc dịch hồi ký của Phạm Duy giúp ông hiểu thêm về nhạc sỹ như thế nào?
Tiến sỹ Eric Henry: Việc dịch Hồi Ký đã giúp tôi hiểu là: suốt đời ông, Phạm Duy đã rất quyết tâm không công nhận là người Việt Nam có một thứ chia lìa nào cả về chính trị, tư tưởng, nếp sống.
Phần đông người khác cảm thế là mình có bổn phận ủng hộ phe nọ phe kia, nhưng Phạm Duy từ chối làm như thế, và trái lại tiếp tục đứng ở trung gian.
Thái độ đó đã khiến nhiều người đâm ra hoài nghi đối với ông.
Họ đều tin tưởng là bổn phận của mỗi con người là có một thứ “lập trường” chính trị.
Họ đều tin tưởng là “thiếu lập trường” giống như không có nguyên tắc ăn ở nào cả. Nhưng đối với Phạm Duy, trên đời này không có gì đáng ghét hơn “lập trường.”
"Suốt Hồi Ký ông nhắc lại nhặc đi là hai chữ “yêu nước” không thể có nghĩa là “trung thành với một nhóm người cầm quyền nào đó,” “hoặc “trung thành với một nền chính quyền nào đó” hoăc “trung thành với một lý thuyết chính trị nào đó.”"
Tiến sỹ Eric Henry
Theo ông, hai chữ “yếu nước” chỉ thể mang một ý nghĩa thôi; đó là: “trung thành với văn hóa, ngôn ngữ, và cảnh vật của nước mình.” Tôi thấy là cách suy nghĩ đó rất là có lý.
BBC: Ông mất bao nhiêu lâu để dịch hồi ký và liệu nó sẽ được đón nhận ra sao trong thế giới nói tiếng Anh?
Tiến sỹ Eric Henry: Việc dịch Hồi Ký đã kéo dài 13 tháng—từ tháng 5, 2004 đến tháng 6 năm 2005.
Và vài năm sau đó tôi đã tạo ra khoảng 1.500 chú thích về những nhân vật, địa điểm, điển cố...trong sách. Việc đó cũng đã kéo dài gần một năm.
Chưa biết chừng nào bản tiếng Anh sẽ được xuất bản—bản thảo hiện giờ nằm trong tay công ty Phương Nam bên Sài Gòn.
Họ nói là muốn xuất bản, nhưng các điều kiện chính trị trong nước chắc là sẽ làm cho việc này rất khó mà thực hiện.
BBC: Xin ông chia sẻ những kỷ niệm của ông với nhạc sỹ!
Tiến sỹ Eric Henry: Ông Phạm Duy lúc nào cũng có óc khôi hài, cho nên tôi kể lể được nhiều giai thoại đối với ông.
Ở đây tôi chỉ nhắc đến một việc thôi.
Mỗi lần tôi gửi email đến ông để đặt ra vài câu hỏi đối với Hồi Ký, thì ông đều gửi hồi âm rất nhanh—có khi chỉ cần đợi một hai tiếng đồng hồ thôi.
Có lần tôi đã gửi một số câu hỏi đến ông, và trên email đó nói là tôi biết rằng ông lúc ấy rất bận với việc tổ chức một cái sô—cho nên tôi thấy là ông không cần trả lời nhanh—tôi chờ đợi được, không sao.
Sau một hai tiếng, tôi nhận được thư hồi âm của ông. Trên đó ông nói “Đúng như anh nói, tôi hiện giờ bận lắm, nhưng tôi vẫn trả lời nhanh được, tại vì tôi là… TARZAN!!”
Sau đó, trên một bức thư khác cuối ông có câu: “Anh thấy không? TARZAN vẫn đong đưa trong rừng!!"
Phạm Duy: Giấc mơ hòa hợp chưa thành
"Mày phải bỏ cái tính "chơi" của mày đi."
Phạm Duy kể lại những lời này của nhạc sĩ Nguyễn
Xuân Khoát nói với ông năm 1950 lúc ông lên Việt Bắc tham dự Đại hội
Văn nghệ Nhân dân. Điều may cho chúng ta, những người yêu nhạc Việt, là
Phạm Duy đã biết rằng mình không thể nào bỏ "tính chơi" ấy.Còn tính chơi ấy có thật. Lãnh đạo bảo phải "khai tử" một bài ca "chơi" nói về một cuộc tình là "Bên cầu biên giới" nhưng Phạm Duy thấy khó chịu và không chấp nhận. Tất nhiên chỉ nói đến "tính chơi" không thể nào đủ và xứng đáng khi nghĩ đến ông. Ông tôn trọng nghệ thuật của mình, tôn trọng dân Việt Nam và nhân loại nữa. Tôi nghĩ như thế thực sự phải gọi là tính nghiêm túc.
Lúc bấy giờ mọi người ở vùng kháng chiến đều biết đến ca khúc của Phạm Duy. Vì các bài ca của ông viết hay và kịp thời, và còn nữa vì ông là một diễn viên rất hấp dẫn đi lưu diễn khắp miền Bắc. Dù không mở lớp, Phạm Duy đã thành một thầy giáo dạy môn sáng tác cho bao nhiêu thanh niên thời kháng chiến (và các thế hệ sau). Chính Phạm Duy tìm cách khai thác kho nhạc dân gian làm cho nền nhạc kháng chiến có "tính dân tộc" theo chủ trương của lãnh đạo văn nghệ. Cùng thời với Phạm Duy đa số nhạc sĩ Việt chỉ viết hành khúc, hay ca khúc nửa cổ điển. Tôi nghĩ rằng Phạm Duy dễ gần với nhạc dân gian vì ông dễ hòa với dân, và vì ông có sức quan sát rất tinh tế. Hồi đó, ông chưa thực sự nghiên cứu nhưng được thâm nhập văn hóa dân gian một cách rất tự nhiên.
Chắc vì biết mình có tiếng ham chơi nên ông nhận đi một chuyến đi mạo hiểm vào miền Trung Bắc, khu mà Pháp từng gọi là "la rue sans joie." Điều lạ là người "chịu chơi" này (tôi nói đùa vì biết Phạm Duy không bia rượu chè) sắp lấy vợ nhưng hoãn lại đám cưới của mình để đi thực tế. Trong Hồi ký, Phạm Duy cũng nói rằng ông đã muốn chứng tỏ sự "can đảm" và "vinh dự" của mình cho người vợ tương lai.
Trong vùng miền Trung ấy, Pháp đàn áp quân và dân rất khốc liệt. Trong cuộc chiến chống Pháp không có phóng viên nào vào chiến khu để kể đến nỗi đau khổ ấy. Chỉ có nghệ sĩ với cây đàn.
"Phạm Duy sống cuối đời ở Việt Nam để các ca khúc của ông được cấy lại trong đất phù sa nơi quê hương"
Quân thù đã bắt được con
Đem ra giữa chợ cắt đầu
Nghẹn ngào không nói một câu
Mang khăn gói đi lấy đầu
Bài ca này có quân thù nhưng không có hận thù - và không có lời chiến đấu và căm hờn nữa. Phạm Duy viết về cử chỉ nhân đạo và dũng cảm của bà mẹ này. Tác dụng của lời ca cảm động này quá mãnh liệt và gây được ấn tượng sâu sắc đến bây giờ. Tôi đã nói về bài hát này với một người ái mộ nhạc Phạm Duy mà cũng đã theo Việt Minh đến cùng. Ông ấy nói "ai nghe cũng phải khóc".
Nhưng đây không phải là giọt lệ đầu hàng mà là giọt lệ đồng cảm và thúc đẩy. Trong Hồi ký, Phạm Duy viết rằng bài ca "Bà mẹ Gio Linh" "bị phê bình là tiêu cực." Nhưng ông cũng bị phê bình nữa khi về thành (dinh tê) và đặt lời ca mới với chủ đề "Bà mẹ nuôi." Ông bảo với tôi là lúc về thành nếu hát lời ca nguyên bản ông sẽ bị bắt đi tù. Ông tự hào với giai điệu của mình phản ánh nhạc miền Trung và đặt lời mới vì rất thích giai điệu ấy. Còn bài ca ấy phản ánh thời vẻ vang nhất của ông.
"Bà mẹ Gio Linh" là một trong những tác phẩm sớm nhất của ông được cấp phép phổ biến ở nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 21 tháng 7 2005 theo Quyết định 47 của Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn. Có người ở hải ngoại phê bình Phạm Duy vì ông về quê ở. Song Phạm Duy, dù yêu hòa bình, đã về Việt Nam để tranh đấu - tranh đấu cho sự nghiệp của mình.
Gặp ông ở Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2009 tôi không thể nào quên Phạm Duy tâm sự với tôi bằng tiếng Anh - "How I suffer!" (Tôi đau khổ biết bao!). Được về quê là một niềm hạnh phúc, nhưng ông cũng phải xa cháu chắt yêu quý của ông, không được hưởng niềm an ủi của tổ ấm gia đình. Ông hiến thân cho các con tinh thần của mình.
Con đường cái quan
Một bạn của Phạm Duy là Phạm Thiên Thư soạn lời ca cho bài "Một cành mai" nói về Nhất Chí Mai (tức Phan Thị Mai). Nhất Chí Mai là một trong những đệ tử ban đầu của Dòng tu Tiếp Hiện của Thích Nhất Hạnh sáng lập. Là tín đồ của Phật giáo nhập giới, cô theo gương mẫu của người Mỹ phái Quaker Norman Morrison và tự thiêu để đòi hòa bình. "Sống mình không thể nói / Chết mới được ra lời!" là lời di chúc của cô.
Phạm Thiên Thư soạn lời ca cho Phạm Duy viết bài ca này (và bài ca này nói) về sự bắt nguồn của tàn phá trong chiến tranh là nằm ở trong thái độ mỗi chúng ta.
Ôi máu đã thành sông, xương người đã thành non
Hận thù như trời bể, hờn căm vẫn còn nghe.
Loài người chỉ tìm được ân tình và hòa bình khi không còn "hận thù" và "hờn căm" với nhau. Như thế thật sự là "đạo làm người." Hai ông sử dụng đến ngôn ngữ và hòa âm với ý giúp người được hòa với người.
Đền nhau chỉ có chút lệ thôi!
Có lẽ tác phẩm kiệt tác của Phạm Duy là bản cantata (trường ca) Con Đường Cái Quan. Một kỷ niệm khó quên là lúc cách đây hơn 15 năm tôi được xem các sinh viên của University of California at Berkeley Vietnamese Student Association (Hội Sinh Viên Việt Nam Đại Học California tại Berkeley) làm một Chương trình Văn nghệ theo tác phẩm này. Đại học California tại Berkeley là một trong những trường đại học uy tín nhất trên thế giới. Các sinh viên trường này rất giỏi, nhưng tất nhiên các sinh viên gốc Việt được "Mỹ hóa" khá nhiều rồi. Họ (các diễn viên và tổ chức chương trình ấy) chắc đã thành những bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp trong xã hội Mỹ. Họ làm các chương trình này để tỏ sự tự hào về quê mình và văn hóa mình, và để chia sẻ với các bạn hữu, nhất là bạn hữu người Mỹ chính gốc.
"Chính chúng ta cũng phải lên tiếng cho quyền nghe các tác phẩm của Phạm Duy"
Hòa bình đến cũng đã khá lâu rồi, nhưng chưa chắc hận thù và căm hờn đã hết. Con Đường Cái Quan đã được cấp phép được phổ biên ở xứ Việt theo Quyết định số 8 ngày 21 tháng 11 2005 (tất nhiên tác phẩm này đã được hát thoải mái ở không biết mấy chục nước khác rồi). Rồi tác phẩm này bị rút phép vài tháng sau với Quyết định số 35 ngày 8 tháng 5 năm 2006.
Đã có những người với tấm hiểu biết sâu rộng về lịch sử và văn hóa Việt Nam như các giáo sư Trần Văn Khê và Dương Trung Quốc viết thư cho Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thông tin và Du lịch xin kiệt tác của Phạm Duy được đến với quần chúng trên quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của tác giả. Tôi thì đề nghị Bộ Văn hóa, Thông tin và Du lịch làm một chương trình truyền hình Con Đường Âm Nhạc để tưởng niệm Phạm Duy và biểu diễn toàn bộ tác phẩm này.
Người rong chơi
"Ngôn ngữ dung tục của vỉa hè, các hẻm, các ngõ thuộc văn hóa dân gian của thời đại này mà chỉ dược nghe trong những tác phẩm rap hiện nay. Phạm Duy một lần nữa là kẻ tiền phong mặc kệ các "đạo đức giả.""
Chữ "chơi" thường có nghĩa như giải trí hay nghỉ ngơi thì cũng dễ bị coi như lười biếng hay vô tích sự. Phạm Duy lại là một người sống và làm việc hết mình và suốt đời vì nghệ thuật mình. Song chữ "chơi" cũng kết hợp với sự gần gũi của người với người, với sự vui chung. Là thêm một kiểu để loài người được hòa hợp với nhau.
Phạm Duy đã sáng tạo hai thể loại nhạc chơi đặc biệt phải gọi là "thí nghiệm" vì hình như chưa được nhiều nhạc sĩ khác khai thác là các Vỉa Hè Ca và Tục Ca. Việt Nam cần đến những ca khúc như thế vượt qua cái khuôn khổ thiên nhiên - rừng, gió, mưa, sông / mây trôi và không đề cập đến đời thực của các thành phố. Tất nhiên chắc phải đợi lâu đến khi các Vỉa Hè Ca và Tục Ca được cấp giấy phép ở xứ Việt. Nhưng ngôn ngữ dung tục của vỉa hè, các hẻm, các ngõ thuộc văn hóa dân gian của thời đại này mà chỉ dược nghe trong những tác phẩm rap hiện nay. Phạm Duy một lần nữa là kẻ tiền phong mặc kệ các "đạo đức giả."
Phạm Duy sống cuối đời ở Việt Nam để các ca khúc của ông được cấy lại trong đất phù sa nơi quê hương. Hiện nay, ai sẽ nuôi trồng các ca khúc của ông? Nhạc của Phạm Duy chủ yếu còn sống và sẽ sống trong trái tim của mọi người yêu nhạc Việt. Tình yêu đó được chứng minh qua thị trường âm nhạc. Về nước Phạm Duy làm một việc rất khôn là bán tác phẩm của mình cho một công ty đủ vốn để đầu tư và đấu tranh cho sự nghiệp ông. Còn các ca sĩ làm một vai trò rất quan trọng để nuôi trồng vườn âm nhạc này lúc nào họ xin phép sử dụng đến các tác phẩm. Nhưng chính chúng ta cũng phải lên tiếng cho quyền nghe các tác phẩm của Phạm Duy. Dù đã xa khuất ông để lại một kho tàng âm thanh sẽ lưu lại mãi với chúng ta.
Bài viết được viết tác giả viết thẳng bằng tiếng Việt. Ông là một tiến sĩ âm nhạc người Mỹ, nghiên cứu âm nhạc Việt Nam từ thời tiền chiến cho tới nay. Tác phẩm Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long – Câu chuyện âm nhạc Việt Nam được dịch và in ở Việt Nam năm 2008.
'VN hai câu nói sau cùng khi lìa đời'
Thùy dương rũ bến tơi bời
Làn mây hồng pha rán trời
Sóng Đà giang thuyền qua xứ người…
Lời ca theo tôi trên một hành trình vô định. Cho đến khi tới được Hoa Kỳ và biết rằng nhạc sĩ Phạm Duy, tác giả của “Thuyền viễn xứ”, cũng đã bỏ nước ra đi.
Với ông, đó là một lần nữa bỏ quê hương, sau lần rời Bắc vào Nam sinh sống hơn 20 năm trước đó. Lần xa quê này ông chỉ mang theo được người bạn đời là ca sĩ Thái Hằng và những cô con gái là Thái Hiền, Thái Thảo và Thái Hạnh, còn các con trai Duy Quang, Duy Minh, Duy Hùng, và Duy Cường đều kẹt lại.
Nơi quê người, khởi đầu định cư ở Pensacola, tiểu bang Florida. Sau một thời gian ngắn Phạm Duy đưa gia đình về Midway City – mà ông gọi là “Thị trấn Giữa đàng” – nằm ngay cạnh Westminster, thủ phủ của người Việt ở miền nam California. Ở đó gia đình Phạm Duy thường đi rong hát xẩm, là cách gọi của ông khi nói về những chuyến ôm đàn đi hát cho đồng hương ở Mỹ nghe.
Những năm ở nước ngoài Phạm Duy viết được một số ca khúc và đã thu âm vào những băng, đĩa nhạc: Ngục ca, Bầy chim bỏ xứ, Rong ca, Thiền ca, Hàn Mặc Tử ca.
Sống đời lưu vong ông luôn hướng về quê nhà. Năm 1978 ông viết lên ca khúc “Ở bên nhà em không còn đứng chờ đợi anh” là những cảm xúc sâu lắng được nhiều người tị nạn chia sẻ:
Ở bên nhà đôi môi mềm thu vạn tủi oán
Ở bên này sống với ác mộng
Từng đêm ngày anh ra biển rộng khóc thương em.
Hai lần phải bỏ quê hương ra đi được ông ghi lại trong ca khúc: “54 cha bỏ quê, 75 con bỏ nước”:
Một ngày 54, cha lìa quê hương
Lánh Bắc vô Nam, cha muốn xa bạo cường
Một ngày 75, đứng ở cuối đường
Loài quỷ dữ xua con ra đại dương!...
Một ngày 75, con bỏ hết giang sơn
Hai mươi năm tình, yêu người yêu cuộc sống
Giờ nơi nước mình niềm đau thay nỗi vui
Sài Gòn đã chết rồi, phải mang tên xác người…
Đời hai lần ta bỏ quê bỏ nước
Phải nuôi ngày sau về ôm Tổ Quốc.
Đầu năm 2004 trong một cuộc phỏng vấn dành cho người viết bài này, khi hỏi cảm nhận và so sánh giữa bỏ quê hương ra đi trong “Thuyền viễn xứ” và “54 cha bỏ quê, 75 con bỏ nước”, Phạm Duy từ chối trả lời câu hỏi này như để tránh rắc rối cho việc nhạc sĩ đang chuẩn bị chuyến trở về sống hẳn ở cố hương.
Sau ba mươi năm lưu vong, tháng 5-2005 Phạm Duy đã “về ôm tổ quốc”. Quyết định của ông được nhà nước Việt Nam hoan nghênh. Một số người Việt hải ngoại lên án ông.
"Một ngày 54, cha lìa quê hương Lánh Bắc vô Nam, cha muốn xa bạo cường Một ngày 75, đứng ở cuối đường Loài quỷ dữ xua con ra đại dương!..."
Phạm Duy, lời bài hát '54 cha bỏ quê, 75 con bỏ nước'
Với cả ngàn bài ca, núi nhạc của Phạm Duy sừng sững như dãy Trường Sơn mà người Việt nào cũng thấy bóng hình mình ẩn hiện trên đó. Đó là “Bà mẹ quê”, “Em bé quê” là “Tuổi ngọc”, Tuổi biết buồn”. Đó là đồng lúa, là tà áo dài, vòng quay xe đạp, là mảnh áo nâu, là quang gánh trên vai. Không như Trịnh Công Sơn viết về thân phận và huyền thoại quê hương trong một giai đoạn chiến tranh nhất định, nhạc Phạm Duy dạt dào tình yêu quê hương, nổi bật với những hình ảnh thật gần gũi với mọi người. Hãy nghe ông viết về đất nước:
Quê hương tôi có con sông đào xinh xắn
Nước tuôn trên đồng vuông vắn
Lúa thơm cho đủ hai mùa
Dân trong làng trời về khuya vẳng tiếng lúa đê mê.
Quê hương ơi bóng đa ôm đàn em bé
Nắng trưa im lìm trong lá
Những con trâu lành trên đồi nằm mộng gì
Chờ nghe tôi thổi khúc sáo chơi vơi…
Không nhạc sĩ nào đã đưa sông nước, đồng lúa, trâu cày, bóng đa đầu làng vào lòng người một cách êm đềm và tình tự như Phạm Duy để rồi những ai sống xa quê hương khi nghe mà không thương, không nhớ.
Hay như hình ảnh tà áo dài, chiếc xe đạp của tuổi thơ sao thật dễ thương:
Cho em đi mùa xuân tới rồi
Mặc vào người rồi ra
Ngồi lạy chào mẹ cha
Hàng lụa là thơm dáng tiểu thơ.
Xin cho em môt chiếc xe đạp
Xe xinh xinh để em đi học
Từng vòng từng vòng xe
Là vòng đời nhỏ bé
Đạp bằng bàn chân gót đỏ hoe.
Ca từ của ông vẽ lên quê hương, lịch sử nước nhà như một bức hoạ đẹp tuyệt vời qua trường ca “Con đường cái quan”:
Tôi đi từ Ải Nam Quan sau vài ngàn năm lẻ
Chia đôi một họ trăm con đã lên đường…
Về Hà Tiên ta tiễn Chúa ra đảo khơi
Về Cà Mau ta đốt biết bao lửa vui.
Nhạc Phạm Duy đến với tôi vào những năm giữa thập niên 1960 khi còn học cấp 2. Đầu tiên là tiếng dân ca “Qua cầu gió bay” với nét vui đùa, là “Giọt mưa trên lá” mang mang buồn, trước khi biết rung động theo những bóng hình ở sân trường, biết mơ mộng một mối tình vu vơ qua “Nghìn trùng xa cách”, “Thà như giọt mưa”, “Trả lại em yêu”, “Còn chút gì để nhớ”, “Con đường tình ra đi”, “Nha Trang ngày về”, “Tóc mai sợi vắn sợi dài”…
Khi có nhận thức và hiểu biết về lịch sử nước nhà, về văn hoá dân tộc thì nhạc Phạm Duy như xoáy xoay vào hồn với trường ca “Mẹ Việt Nam”, trường ca “Con đường cái quan” với 10 bài “Đạo ca” với bài “Tình ca” bất hủ:
Tôi yêu tiếng nước tôi
Từ khi mới ra đời người ơi
Mẹ hiền ru những câu xa vời…
Bốn nghìn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi…
Trong nửa thế kỉ qua, nhạc Phạm Duy đã theo bước chân người Việt đi khắp nơi với yêu thương qua những cuộc tình, với quê hương biết bao niềm nhớ, với tình tự dân tộc nơi quê người hay ngay cả trên quê hương đã sinh ra ông, dù vẫn còn những ngăn cấm.
Nhạc sĩ Phạm Duy tên thật Phạm Duy Cẩn, sinh ngày 5-10-1921 tại phố Háng Cót, Hà Nội và qua đời tại Sài Gòn hôm 27-1-2013, thọ 93 tuổi.
Như thế ông đã trọn vẹn với ước nguyện thể hiện khi ông viết bản đồng ca – mà ông gọi là chung khúc “Việt Nam, Việt Nam” – trong trường ca “Mẹ Việt Nam” đã được rất nhiều người Việt biết đến:
Việt Nam, Việt Nam nghe từ vào đời
Việt Nam, hai câu nói bên vành nôi
Việt Nam nước tôi…
Việt Nam, Việt Nam tên gọi là người
Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời.
Năm 1995, trong dịp đến Đại học Berkeley nói chuyện với sinh viên nhạc sĩ Phạm Duy đã phát biểu: "Nhạc của tôi đi vào lòng người thì dễ, nhưng đi vào lòng ông Đỗ Mười sao khó thế!”. Lúc đó ông Đỗ Mười là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mười tám năm sau, hầu hết nhạc của ông dường như vẫn chưa dễ gì lọt được vào lòng giới lãnh đạo Hà Nội.
Dù ông đã hồi tịch, được cấp chứng minh nhân dân, mua nhà ở. Dù ông đã nhiều lần phát biểu hết lòng ca ngợi chính sách hoà giải của nhà nước, nhưng cho đến lúc nhắm mắt lìa trần, gia tài âm nhạc của Phạm Duy với cả ngàn bài ca cũng mới chỉ có chưa đến 100 bài được phép phổ biến trong nước.
Tác giả hiện dạy đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do sống tại vùng Vịnh San Francisco. Độc giả có thể đọc bài phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Duy trên Blog Buivanphu.
nguồn:http://tranhung09.blogspot.com/2013/02/pham-duy-tren-oi-nay-khong-co-gi-ang.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào
“nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001