Vận động công chúng, NGO làm việc đúng!
Nghiêm Hoa
Trong bài “vận động chính sách hay đi đêm chính sách?”,
tôi đã trình bày quan điểm cá nhân về những hạn chế trong việc tập
trung vào việc vận động thay đổi nội dung chính sách. Tôi cho rằng cách
vận động bằng chiến thuật lobby, dù đạt được kết quả đề ra trong một số
trường hợp và khá được ưa chuộng ở Việt Nam, không phải là một cách làm
hiệu quả về tổng thể do nó tạo ra tiền lệ tiêu cực, và không có tính bền
vững do phụ thuộc vào các mối quan hệ cá nhân với người ra quyết sách.
Tôi đề xuất rằng việc vận động phải hướng đến hiệu quả chính sách thay vì nội dung chính sách. Một mặt, tôi đồng ý với nhiều quan sát rằng các NGO Việt Nam lựa chọn chiến thuật này do bản thân họ chưa có tính chính danh trong môi trường chính trị và xã hội hiện nay. Cụ thể hơn, NGO Việt Nam không chỉ bị định kiến bởi những người hoạch định và thực thi chính sách, mà còn đang luẩn quẩn trong vòng tự định kiến. Chính điều đó đã đặt họ ra bên lề cuộc hoạch định và thực thi chính sách.
Ảnh: thanh niên tham gia hoạt động "giờ trái đất" (nguồn internet)
Ở bài viết này, tôi sẽ đề xuất một phương án khác về chiến lược và chiến thuật vận động. Cụ thể là đề xuất điểm cốt yếu của việc vận động, theo đó mà việc vận động cần xảy ra ở đâu và với những đối tượng nào. Đề xuất này hình thành từ việc vận dụng một phần lý thuyết cấu trúc quyền lực và không gian quyền lực của John Gaventa để đưa ra một giả thuyết, còn kết luận xem giả thuyết đó được phản ánh ở mức độ nào với tình trạng của các NGO Việt Nam, rất mong được quý vị phản hồi.
Chiến lược vận động: Tạo ra sản phẩm, hay thúc đẩy nhu cầu?
Giả sử, chính sách được nhìn nhận như một phần của một quá trình mà trong đó nội dung chính sách phải được thực hiện, hoặc điều chỉnh để đáp ứng đòi hỏi của xã hội và những nhóm bị ảnh hưởng/có ảnh hưởng. Giả thiết này đặt ra một mục tiêu mới cho vận động: Thay vì vận động người hoạch định chính sách thiết kế chính sách và thực thi nó như một việc tạo ra sản phẩm, các NGO nên vận động để những nhu cầu chính đáng từ phía công chúng hình thành rõ nét và mạnh mẽ hơn. Một khi nhu cầu được xác lập vững vàng, việc hoạch định chính sách như thế nào để đáp ứng nhu cầu đó sẽ trở thành đòi hỏi bức thiết của xã hội, “buộc” các nhà hoạch định chính sách phải tìm ra giải pháp. Nhu cầu ấy sẽ trở thành động lực định hướng hoạch định chính sách và giám sát chính sách. Trong quá trình đó, một chính sách tốt – hay một sản phẩm tốt sẽ được sử dụng, còn chính sách dở – hay sản phẩm dở sẽ bị đào thải. Như vậy, mục đích của NGO khi vận động, thay vì tạo ra sản phẩm, sẽ là góp phần tạo ra nhu cầu. Vận động cho nhu cầu, khi thành công, sẽ bền vững hơn vận động cho sản phẩm. Vì nhu cầu sẽ không mất đi nếu chưa được giải quyết, còn sản phẩm chính sách sẽ hoặc không được dùng đến (nếu người ra quyết sách đổi ý), hoặc không được sử dụng nếu xã hội không có nhu cầu.
Tại sao vận động lại hướng đến nhu cầu thay vì hướng đến biện pháp đáp ứng nhu cầu? Thứ nhất, vận động cho nhu cầu tạo ra những đòi hỏi bền vững, mà nếu can thiệp chưa thành công, nhu cầu ấy sẽ đòi có một can thiệp khác cho đến khi vấn đề được giải quyết. Thứ hai, hoạch định chính sách không phải là việc của NGO. Người hoạch định chính sách cũng ít khi nhìn nhận NGO như “đồng minh” của họ. Không gian hoạch định chính sách ở Việt Nam trước nay chưa bao giờ là một không gian quyền lực mở cửa cho NGO. Đó là một Không gian đóng (closed space – xem bài viết Không gian quyền lực và sự tham gia của người dân của Bích Tâm). Về bản chất, NGO sẽ không bao giờ là một phần của không gian này cho dù là ở Việt Nam hay ở bất cứ đâu. NGO có thể lên tiếng khi họ được “mời” vào “Không gian dân chủ đại diện” (invited space) để trao đổi với những Ủy ban mang tính chuyên môn hoặc diễn đàn chính thức như Mặt trận Tổ quốc, nhưng trường hợp này vẫn chưa phổ biến thành tiền lệ, và không phổ biến với các tổ chức, trừ phi họ có mối quan hệ chặt chẽ với Nhà nước.
Như vậy, hai không gian quyền lực vốn là không gian hoạch định chính sách truyền thống lại không phải là không gian mà các NGO được công nhận như một bên tham gia. Còn lại không gian thứ ba, không gian tự tạo (claimed space), không gian này chính là công chúng và dư luận. Các NGO phải tự vận động cho chỗ đứng và tiếng nói của họ trong không gian này. Điều thú vị là, trong khi hai không gian hoạch định chính sách đầu loại trừ hoặc không thuận lợi cho sự có mặt của NGO, không gian thứ ba tạo ra trong lòng công chúng lại có thể bao gồm các cá nhân là những người hoạch định chính sách. Như vậy, thông điệp các NGO gửi đến không gian thứ ba, hoặc làm sắc nét hơn trong không gian thứ ba này, sẽ gián tiếp được đưa đến nhà hoạch định chính sách mà không cần phải dựa hoàn toàn vào việc “đi đêm” trực tiếp. Quan trọng hơn cả, đây là không gian chính đáng mà các NGO có thể hành động một cách công chính.
Chiến thuật vận động: Vận động chính sách (và nhà hoạch định chính sách) hay Vận động công chúng?
Xét về ảnh hưởng gián tiếp của không gian thứ ba lên hai không gian còn lại (vốn dĩ không có ghế cho NGO hay các nhóm họ ủng hộ), về bản chất, việc vận động của NGO cần tạo ra sự ủng hộ ở công chúng, từ đó có ảnh hưởng lên không gian hoạch định chính sách. Hướng đi này là ngược lại với hướng đi truyền thống lâu nay của các NGO Việt khi kỳ vọng những nhà hoạch định chính sách sẽ lập kỳ tích vừa tạo ra một công cụ chính sách hoàn hảo, vừa sử dụng công cụ ấy hiệu quả trong một xã hội còn rất nhiều bất cập như Việt Nam. Cách tiếp cận bắt đầu từ người hoạch định và thực thi chính sách cũng giống như “đổ” tất cả trách nhiệm lên vai họ, trong khi năng lực hoạch định và thực thi chính sách còn hạn chế. Cách tiếp cận theo hướng ngược lại có thể mang tính xây dựng, khi NGO cùng công chúng ra đề bài cụ thể và sự đồng thuận về nhu cầu sẽ giúp các bên hợp tác trong quá trình tìm ra giải pháp và thực hiện. Như vậy, người hoạch định chính sách có công việc vừa sức hơn là đưa ra các công cụ khác nhau để đáp ứng đòi hỏi của xã hội thay vì phải gánh mọi bước từ xác định nhu cầu đến “nâng cao nhận thức” để thực hiện chính sách. Tóm lại, nếu cần thúc đẩy nhu cầu để làm động lực và thang chuẩn cho tính hiệu quả của chính sách, các NGO nên tập trung vào “Vận động công chúng” (Public Advocacy) thay vì tập trung nguồn lực vào “Vận động chính sách” (Policy Advocacy). Việc nâng cao nhận thức chung, vì thế, cần là bước đầu tiên và cần duy trì ở mọi bước vận động.
Vượt qua định kiến để khám phá chính không gian của mình
Có hai lý do có thể được đưa ra để giải thích cách tiếp cận truyền thống của NGO Việt Nam trong cuộc chơi chính sách: đặc điểm nguồn lực của NGOs, và đặc điểm môi trường vận động. Việc lập trình hoạt động theo chu trình dự án, với nhiều khoản tài trợ chỉ có giá trị trong vòng 12 tháng khiến hoạt động của nhiều tổ chức mất đi tính chiến lược. Sự thay đổi trong xã hội, đặc biệt với những vấn đề mang tính gốc rễ sâu xa như sự phân biệt đối xử với một nhóm là khó có thể đạt được trong một chu kỳ tài trợ. Vì thế các kết quả đầu ra dễ đo đếm hơn được lấy làm căn cứ lập dự án, trong đó có kết quả đầu ra về thay đổi nội dung chính sách. Cách sắp xếp như vậy tiện lợi cho cả nhà tài trợ và NGO, nhưng lại không đảm bảo hiệu quả tốt.
Như đã trình bày ở trên, môi trường hoạch định chính sách sẽ không bao giờ có chỗ chính thức cho NGO dù ở bất kỳ thể chế nào. Một thể chế thân thiện với NGO cùng lắm có thể chấp nhận sự xuất hiện của NGO ngoài hành lang không gian hoạch định chính sách. Với khó khăn thứ hai – không tiếp cận được công chúng – thì kể cả NGO có vận động thành công việc hoạch định chính sách, chính sách đẹp cũng không thể xoay sở thực hiện được nếu không có nhu cầu và sự ủng hộ từ số đông. Các NGO, thay vì đổ lỗi cho người hoạch định chính sách bất tài (trong thiết kế chính sách) và bất lực (trong thực thi chính sách), cần đảm nhiệm vai trò thông tin và chuyển hóa các nhu cầu xã hội cũng như xoay chuyển dần những trở lực phát triển. Đôi khi, các NGO, cũng như bất kỳ cá nhân nào trong xã hội, có thể đóng góp các giải pháp chính sách, nhưng đó không phải là việc chính của họ. Việc chính của họ là thúc đẩy những nhu cầu chính đáng cho sự phát triển của xã hội ở mọi cấp độ và tạo ra sự đồng thuận về nhu cầu. Từ đó sẽ có nhiều giải pháp được lựa chọn.
Cuối cùng, hiểu rõ những rào cản và khó khăn khách quan đối với hoạt động của NGO là một điều cần thiết. Nhưng lựa chọn tự giam mình trong khuôn khổ những rào cản đó lại là một câu chuyện khác. Nó giống như việc một NGO làm về thúc đẩy bình đẳng giới hiểu rõ những bất công một phụ nữ phải đối mặt, nhưng đồng thời cũng tư vấn cho người ấy gắng chịu đựng những bất công ấy để phù hợp với hoàn cảnh chung. Quan niệm “ở mình không làm thế được đâu” đã tự trói buộc khả năng của chủ thể trong nhiều trường hợp, vì rào cản ở đâu cũng có, cái làm nên sự khác biệt chính là khả năng vượt qua rào cản.
Khách gửi hôm Thứ Năm, 19/09/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130919/van-dong-cong-chung-ngo-lam-viec-dung
=======================================================================
Tôi đề xuất rằng việc vận động phải hướng đến hiệu quả chính sách thay vì nội dung chính sách. Một mặt, tôi đồng ý với nhiều quan sát rằng các NGO Việt Nam lựa chọn chiến thuật này do bản thân họ chưa có tính chính danh trong môi trường chính trị và xã hội hiện nay. Cụ thể hơn, NGO Việt Nam không chỉ bị định kiến bởi những người hoạch định và thực thi chính sách, mà còn đang luẩn quẩn trong vòng tự định kiến. Chính điều đó đã đặt họ ra bên lề cuộc hoạch định và thực thi chính sách.
Ở bài viết này, tôi sẽ đề xuất một phương án khác về chiến lược và chiến thuật vận động. Cụ thể là đề xuất điểm cốt yếu của việc vận động, theo đó mà việc vận động cần xảy ra ở đâu và với những đối tượng nào. Đề xuất này hình thành từ việc vận dụng một phần lý thuyết cấu trúc quyền lực và không gian quyền lực của John Gaventa để đưa ra một giả thuyết, còn kết luận xem giả thuyết đó được phản ánh ở mức độ nào với tình trạng của các NGO Việt Nam, rất mong được quý vị phản hồi.
Chiến lược vận động: Tạo ra sản phẩm, hay thúc đẩy nhu cầu?
Giả sử, chính sách được nhìn nhận như một phần của một quá trình mà trong đó nội dung chính sách phải được thực hiện, hoặc điều chỉnh để đáp ứng đòi hỏi của xã hội và những nhóm bị ảnh hưởng/có ảnh hưởng. Giả thiết này đặt ra một mục tiêu mới cho vận động: Thay vì vận động người hoạch định chính sách thiết kế chính sách và thực thi nó như một việc tạo ra sản phẩm, các NGO nên vận động để những nhu cầu chính đáng từ phía công chúng hình thành rõ nét và mạnh mẽ hơn. Một khi nhu cầu được xác lập vững vàng, việc hoạch định chính sách như thế nào để đáp ứng nhu cầu đó sẽ trở thành đòi hỏi bức thiết của xã hội, “buộc” các nhà hoạch định chính sách phải tìm ra giải pháp. Nhu cầu ấy sẽ trở thành động lực định hướng hoạch định chính sách và giám sát chính sách. Trong quá trình đó, một chính sách tốt – hay một sản phẩm tốt sẽ được sử dụng, còn chính sách dở – hay sản phẩm dở sẽ bị đào thải. Như vậy, mục đích của NGO khi vận động, thay vì tạo ra sản phẩm, sẽ là góp phần tạo ra nhu cầu. Vận động cho nhu cầu, khi thành công, sẽ bền vững hơn vận động cho sản phẩm. Vì nhu cầu sẽ không mất đi nếu chưa được giải quyết, còn sản phẩm chính sách sẽ hoặc không được dùng đến (nếu người ra quyết sách đổi ý), hoặc không được sử dụng nếu xã hội không có nhu cầu.
Tại sao vận động lại hướng đến nhu cầu thay vì hướng đến biện pháp đáp ứng nhu cầu? Thứ nhất, vận động cho nhu cầu tạo ra những đòi hỏi bền vững, mà nếu can thiệp chưa thành công, nhu cầu ấy sẽ đòi có một can thiệp khác cho đến khi vấn đề được giải quyết. Thứ hai, hoạch định chính sách không phải là việc của NGO. Người hoạch định chính sách cũng ít khi nhìn nhận NGO như “đồng minh” của họ. Không gian hoạch định chính sách ở Việt Nam trước nay chưa bao giờ là một không gian quyền lực mở cửa cho NGO. Đó là một Không gian đóng (closed space – xem bài viết Không gian quyền lực và sự tham gia của người dân của Bích Tâm). Về bản chất, NGO sẽ không bao giờ là một phần của không gian này cho dù là ở Việt Nam hay ở bất cứ đâu. NGO có thể lên tiếng khi họ được “mời” vào “Không gian dân chủ đại diện” (invited space) để trao đổi với những Ủy ban mang tính chuyên môn hoặc diễn đàn chính thức như Mặt trận Tổ quốc, nhưng trường hợp này vẫn chưa phổ biến thành tiền lệ, và không phổ biến với các tổ chức, trừ phi họ có mối quan hệ chặt chẽ với Nhà nước.
Như vậy, hai không gian quyền lực vốn là không gian hoạch định chính sách truyền thống lại không phải là không gian mà các NGO được công nhận như một bên tham gia. Còn lại không gian thứ ba, không gian tự tạo (claimed space), không gian này chính là công chúng và dư luận. Các NGO phải tự vận động cho chỗ đứng và tiếng nói của họ trong không gian này. Điều thú vị là, trong khi hai không gian hoạch định chính sách đầu loại trừ hoặc không thuận lợi cho sự có mặt của NGO, không gian thứ ba tạo ra trong lòng công chúng lại có thể bao gồm các cá nhân là những người hoạch định chính sách. Như vậy, thông điệp các NGO gửi đến không gian thứ ba, hoặc làm sắc nét hơn trong không gian thứ ba này, sẽ gián tiếp được đưa đến nhà hoạch định chính sách mà không cần phải dựa hoàn toàn vào việc “đi đêm” trực tiếp. Quan trọng hơn cả, đây là không gian chính đáng mà các NGO có thể hành động một cách công chính.
Chiến thuật vận động: Vận động chính sách (và nhà hoạch định chính sách) hay Vận động công chúng?
Xét về ảnh hưởng gián tiếp của không gian thứ ba lên hai không gian còn lại (vốn dĩ không có ghế cho NGO hay các nhóm họ ủng hộ), về bản chất, việc vận động của NGO cần tạo ra sự ủng hộ ở công chúng, từ đó có ảnh hưởng lên không gian hoạch định chính sách. Hướng đi này là ngược lại với hướng đi truyền thống lâu nay của các NGO Việt khi kỳ vọng những nhà hoạch định chính sách sẽ lập kỳ tích vừa tạo ra một công cụ chính sách hoàn hảo, vừa sử dụng công cụ ấy hiệu quả trong một xã hội còn rất nhiều bất cập như Việt Nam. Cách tiếp cận bắt đầu từ người hoạch định và thực thi chính sách cũng giống như “đổ” tất cả trách nhiệm lên vai họ, trong khi năng lực hoạch định và thực thi chính sách còn hạn chế. Cách tiếp cận theo hướng ngược lại có thể mang tính xây dựng, khi NGO cùng công chúng ra đề bài cụ thể và sự đồng thuận về nhu cầu sẽ giúp các bên hợp tác trong quá trình tìm ra giải pháp và thực hiện. Như vậy, người hoạch định chính sách có công việc vừa sức hơn là đưa ra các công cụ khác nhau để đáp ứng đòi hỏi của xã hội thay vì phải gánh mọi bước từ xác định nhu cầu đến “nâng cao nhận thức” để thực hiện chính sách. Tóm lại, nếu cần thúc đẩy nhu cầu để làm động lực và thang chuẩn cho tính hiệu quả của chính sách, các NGO nên tập trung vào “Vận động công chúng” (Public Advocacy) thay vì tập trung nguồn lực vào “Vận động chính sách” (Policy Advocacy). Việc nâng cao nhận thức chung, vì thế, cần là bước đầu tiên và cần duy trì ở mọi bước vận động.
Vượt qua định kiến để khám phá chính không gian của mình
Có hai lý do có thể được đưa ra để giải thích cách tiếp cận truyền thống của NGO Việt Nam trong cuộc chơi chính sách: đặc điểm nguồn lực của NGOs, và đặc điểm môi trường vận động. Việc lập trình hoạt động theo chu trình dự án, với nhiều khoản tài trợ chỉ có giá trị trong vòng 12 tháng khiến hoạt động của nhiều tổ chức mất đi tính chiến lược. Sự thay đổi trong xã hội, đặc biệt với những vấn đề mang tính gốc rễ sâu xa như sự phân biệt đối xử với một nhóm là khó có thể đạt được trong một chu kỳ tài trợ. Vì thế các kết quả đầu ra dễ đo đếm hơn được lấy làm căn cứ lập dự án, trong đó có kết quả đầu ra về thay đổi nội dung chính sách. Cách sắp xếp như vậy tiện lợi cho cả nhà tài trợ và NGO, nhưng lại không đảm bảo hiệu quả tốt.
Như đã trình bày ở trên, môi trường hoạch định chính sách sẽ không bao giờ có chỗ chính thức cho NGO dù ở bất kỳ thể chế nào. Một thể chế thân thiện với NGO cùng lắm có thể chấp nhận sự xuất hiện của NGO ngoài hành lang không gian hoạch định chính sách. Với khó khăn thứ hai – không tiếp cận được công chúng – thì kể cả NGO có vận động thành công việc hoạch định chính sách, chính sách đẹp cũng không thể xoay sở thực hiện được nếu không có nhu cầu và sự ủng hộ từ số đông. Các NGO, thay vì đổ lỗi cho người hoạch định chính sách bất tài (trong thiết kế chính sách) và bất lực (trong thực thi chính sách), cần đảm nhiệm vai trò thông tin và chuyển hóa các nhu cầu xã hội cũng như xoay chuyển dần những trở lực phát triển. Đôi khi, các NGO, cũng như bất kỳ cá nhân nào trong xã hội, có thể đóng góp các giải pháp chính sách, nhưng đó không phải là việc chính của họ. Việc chính của họ là thúc đẩy những nhu cầu chính đáng cho sự phát triển của xã hội ở mọi cấp độ và tạo ra sự đồng thuận về nhu cầu. Từ đó sẽ có nhiều giải pháp được lựa chọn.
Cuối cùng, hiểu rõ những rào cản và khó khăn khách quan đối với hoạt động của NGO là một điều cần thiết. Nhưng lựa chọn tự giam mình trong khuôn khổ những rào cản đó lại là một câu chuyện khác. Nó giống như việc một NGO làm về thúc đẩy bình đẳng giới hiểu rõ những bất công một phụ nữ phải đối mặt, nhưng đồng thời cũng tư vấn cho người ấy gắng chịu đựng những bất công ấy để phù hợp với hoàn cảnh chung. Quan niệm “ở mình không làm thế được đâu” đã tự trói buộc khả năng của chủ thể trong nhiều trường hợp, vì rào cản ở đâu cũng có, cái làm nên sự khác biệt chính là khả năng vượt qua rào cản.
Khách gửi hôm Thứ Năm, 19/09/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130919/van-dong-cong-chung-ngo-lam-viec-dung
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001