Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

NGỤY LÝ "PHÁO HẠM" CỦA HỌ CHU


Trung Quốc diễn tập vũ khí hiện đại trên Biển Đông
NGỤY LÝ “PHÁO HẠM” CỦA HỌ CHU
Trên trang web http://www.philstar.com, tại xứ Tàu, ngày 6-7, có đăng bài: “Học giả Trung Quốc:Chính phủ cần bỏ chính sách ngoại giao pháo hạm” (Chinese scholar urges China to abandon gunboat policy).Và ngay sau đó, trang blog http://gocsan.blogspot.com đăng lại. Thấy vụ này có sự “cài bẫy” với các nước ASEAN, trang blog “Điểm tin & tưliệu” (Người Lót Gạch): http://dttl-nguoilotgach.blogspot.com/- NLG - đã đăng lại bài này bằng song ngữ Anh-Việt. Cuối bài này, NLG có lời bình như sau: “Một bài viết của ông Chu rất thâm hiểm trong việc chia rẽ Philippines-Việt Nam với ASEAN đồng thời không đẩy ASEAN nghiêng về phía Mỹ để tìm kiếm một sự đối trọng trước sức ép bằng pháo hạm của TQ, kêu gọi nhà nước TQ nên có sách lược hòa dịu với ASEAN không có nghĩa là kêu gọi TQ từ bỏyêu sách phi lý về chủ quyền ở biển Đông mà ngược lại, đồng thời tạo ấn tượng tốt rằng TQ nên tập trung vào “quyền lực mềm” duy trì nền tảng đạo lý, tăng cường lòng tin của các nước láng giềng để họ tin rằng sự nổi lên của Trung Quốc là hòa bình và xây dựng uy thế của Trung Quốc… Đây là một cách lừa bịp, ông Chu Hạo quả là quá ngây ngô và vụng về ngỡ rằng "vải thưa có che được mắt thánh " chăng ?!”.
Đúng vậy, đọc bài viết mới nhận diện ra chính học giả Chu Hạo, (chuyên gia quan hệ quốc tế, Học viện Quan hệ quốc tế hiện đại ở Bắc Kinh), mới là một thứ “pháo hạm” cần phải cảnh giác, bởi vì những lời lẽ của ông Chu có qúa nhiều ngụy lý để nịnh bợ thêm cho chính sách “giải pháp mềm”, cái trò “cây gậy và củcà rốt” của nhà cầm quyền Bắc Kinh, đồng thời khuấy đục thêm dư luận về tình hình Biển Đông. Với bài viết này, ông Chu đã mượn kế hai mặt, vừa như “khuyên nhủ” các nhà lãnh đạo Bắc Kinh rằng: “Đừng cốuốn gãy tre, già néo đứt dây”, mà phải đi theo sách của Lưu Bị “lạt mềm buộc chặt”. Đàng sau đó, ông Chu cũng đánh tiếng với các nước ASEAN nhân đang có Hội nghị ASEAN 45 tại Campuchia, rằng: Hãy ủng hộ Trung Quốc, đừng ủng hộ Mỹ và các cường quốc khác, vì Trung Quốc rất tốt, rất hữu hảo, muốn “cùng khai thác BiềnĐông” với các nước láng giềng, Trung Quốc không hề có ý định xâm lấn, xâm lược…Và cùng qua đây khiến người ta nhận ra rằng cái cách trở bàn tay “giải pháp mềm”của Trung Quốc hô hào, trong khi vẫn đe dọa, tráo trở những cam kết trên BiểnĐông là do cái thứ học giả, chuyên gia, như ông Chu tham vấn.
Pháo hạm trên chiến hạm Tương Phàn của TQ ra uy với VN tại Đà Nẵng 12-2010
Trong bài viết này, học giả Trung Quốc (Trung Quốc ) Chu Hạo đã đề nghị Chính phủ Trung Quốc từ bỏ chính sách “ngoại giao pháo hạm”để giải quyết hang loạt các xung đột và tranh chấp trên biển Đông (biển Tây Philippine) với các nước láng giềng.
Ông Chu cũng thừa nhận rằng: Kể từ năm 2010, tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông đã ảnh hưởng đến hình ảnh của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Và, việc Trung Quốc sử dụng vũlực chống Việt Nam và Philippines chỉ đẩy hai nước này - và có thể tất cả các thành viên ASEAN – vào vòng tay của phương Tây, và làm cho những nỗ lực ngoại giao đạt được nhiều thập kỷ qua ở Đông Nam Á trở thành số không.”
Ông Chu nói rằng “hình ảnh khó khăn mới tao dựng được của Trung Quốc như là một cường quốc có trách nhiệm ở Đông Nam Á đã đối mặt với sự khủng hoảng lòng tin do các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực. Theo ông Chu, các nước liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông lo ngại rằng, việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự cùng với tình cảm dân tộc chủ nghĩa đang gia tăng có thể khiến Trung Quốc giải quyết tranh chấp bằng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. Và điều này, khiến các nước có yêu sách chủ quyền phải chủ động tìm kiếm để đa phương hóa tranh chấp sự tham gia của ASEAN và Mỹ”.
Bốn tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền VN ở Trường Sa
Trong bài viết này, ít nhất các “đại gia học giả” kiểu như ông Chu cũng nhận biết một quy luật tất yếu: Chính sự gia tăng các hoạtđộng và các tuyên bố lấn chiếm biển Đông, lộ rõ mưu đồ bành trướng, coi BiểnĐông là “cái ao nhà của Bắc Kinh”, đã đưa tới sự “móc nối”, lập lại và tăng cường thêm các mối quan hệ của các nước ASEAN với Mỹ và các siêu cường ngoài khu vực. Nhưng ngay sau đó, cái lối trở ngòi bút “dụ khị” và chơi ngang của ông Chu lại lộ ra ý đồ chia rẽ các nước ASEAN, rằng “với việc Mỹ quay trở lại đến châu Á và ủng hộ các đồng minh, Việt Nam và Philippines đang cố gắng để thểhiện yêu sách của mình về lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông như là tranh chấp giữa Trung Quốc và ASEAN, Biển Đông đã trở thành tâm điểm của quan hệ giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực” (?!).
Sau những ngụy lý hai mặt như động tác giấu đuôi của con sói, ông Chu vừa rung dọa, vừa kêu gọi, khích lệ: “Làn sóng dư luận ở Trung Quốc tin rằng tình hình Biển Đông là nghiệt ngã, trong khi một số tiếng nói cựcđoan lại kêu gọi sử dụng vũ lực và từ bỏ hợp tác với ASEAN. Các nước ASEAN nhưmột khối toàn thể, đánh giá cao chiến lược phát triển hòa bình của Trung Quốc và về cơ bản chấp thuận nguyên tắc của Trung Quốc "gác tranh chấp và tìm kiếm phát triển chung" trong vùng biển Nam Trung Hoa. Nhìn chung, hợp tác vẫn là dòng chính trong quan hệ Trung Quốc-ASEAN, và hầu hết các nước thành viên ASEAN khá tích cực trước sự nổi lên của Trung Quốc”.
Mô hình tàu sân bay cỡ lớn của Hải quân Trung Quốc
Hãy thôi đi cái lối nói một đường làm một nẻo, cái bài “tự khoe, tự khen, tự mãn và rất tự kiêu” vốn là bản chất Tàu mà cả thế giới đều biết. Bây giờ, không riêng Việt Nam, Philippines mà tất cả các nước ASEAN đều không lạ gì cái “bó lạt mềm” mà Trung Quốc tung ra. Ông Chu đừng đưa ra cái ngụy lý đánh lận con đen, đâm bị thóc chọc bị gạo hòng chia các nước Đông Nam Á để trị. Cái chiến lược “Ba bước lấn tới” của Trung Quốc trong mưu đồ chiếm hữu toàn bộ Biển Đông ai còn lạ gì? Cái gọi là “quan điểm chung sống trong hòa bình” mà ông Chu rêu rao lên rằng: “gác tranh chấp và tìm kiếm phát triển chung" chẳng qua chính là sự dấn tới bước thứ hai trong chiến lược “Ba bước lấn tới” theo bài kinh viện học mót qua binh pháp Tôn Tứcủa Đại Hán từ thời xa xưa.
Ông Chu cũng lòi cái đuôi đạo đức giả hô to khẩu hiệu: “Từ giờ Trung Quốc nên tập trung vào quyền lực mềm trên 3 vấn đềkhi giải quyết biển Đông: Tìm kiếm và duy trì nền tảng đạo lý, tăng cường lòng tin của các nước láng giềng để họ tin rằng sự nổi lên của Trung Quốc là hòa bình và xây dựng uy thế của Trung Quốc. Bằng cách này, cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước ASEAN, sẽ biết rằng Trung Quốc cam kết đi theo con đường phát triển hòa bình”. Ai mà tin nổi TQ khi vừa hô lên ầm ĩ với thiên hạ về “giải pháp mềm”, gác tranh chấp, đã nhảy dựng lên khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật biển, rồi hùng hổ gây hấn đủ trò như Chí Phèo say rượu. Và cái lối “phát triển hòa bình” kiểu Tàu cũng không ai dễ dàng chấp nhận được. Cả thế giới từxưa đến nay ai còn lạ gì cái phong cách mới đó tay cười hệch hệch đã lại to tiếng, trơn mát chửi lấn át thiên hạ, vừa bắt tay “hảo hảo” xong đã vội giơ nắmđấm lối ngoại giao Tàu. Đó không đơn thuần là “ngoại giao pháo hạm” mà là cái trò vừa đe dọa vừa xoa dịu để thu mọi cái lợi về tay “ngộ”. Chẳng qua, cái luậnđiểm tưởng như hữu hảo vì “láng giềng thân thiện” mà học giả Chu Hạo ba xạo mới chính là lối ngụy lý “pháo hạm”.
Bùi Văn Bồng
--------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001