VLADIVOSTOK 7-9 (NV) - Trong khi chủ tịch nước CSVN kêu gọi Bắc Kinh “cần tăng cường sự tin cậy lẫn nhau” thì chủ tịch Trung Quốc khuyến cáo Hà Nội tránh “hành động đơn phương” cũng như tránh “quốc tế hóa” cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Các bản tin của TTXVN và Tân Hoa Xã tường thuật buổi gặp mặt ngày 7 tháng 9, 2012 bên lề Hội Nghị Thượng Ðỉnh APEC tổ chức ở Vladivostok, Liên Bang Nga, giữa ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước CSVN, và ông Hồ Cẩm Ðào, chủ tịch nước Trung Quốc.
Cả hai ông đều được tường thuật “nhất trí”, “coi trọng” “quan hệ hữu nghị truyền thống Việt-Trung được các thế hệ lãnh đạo tiền bối và nhân dân hai nước dày công vun đắp là tài sản quý báu của nhân dân hai nước và cả hai bên đều phải có trách nhiệm kế thừa, giữ gìn và phát huy”.
TTXVN tường thuật, “Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang và tổng bí thư, Chủ Tịch Nước Hồ Cẩm Ðào cho rằng trong tình hình hiện nay, việc không ngừng tăng cường sự tin cậy về chính trị, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng.”
Vấn đề tranh chấp biển Ðông được hai ông đề cập với những lời lẽ tổng quát theo kiểu ai muốn hiểu thế nào thì tùy.
Chủ Tịch Nước CSVN Trương Tấn Sang bắt tay Chủ Tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào trước khi dự Hội Nghị Thượng Ðỉnh APEC ngày 7 tháng 9, tại Vladivostok. (Hình: TTXVN)
TTXVN viết “Về vấn đề trên biển, hai bên cần kiên trì thông qua đàm phán, đối thoại giải quyết thỏa đáng vấn đề biển Ðông bằng biện pháp hòa bình, không để vấn đề biển Ðông ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của quan hệ hai nước.”
Hãng tin chính thức của Việt Nam thuật lời ông Trương Tấn Sang “nêu rõ trong quá trình giải quyết vấn đề biển Ðông, hai bên cần thực hiện nghiêm túc thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, giải quyết thỏa đáng mọi tranh chấp và những vấn đề mới nảy sinh thông qua đàm phán hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, Tuyên Bố ƯÔng Xử của các bên ở biển Ðông (DOC) và tiến tới Bộ Quy Tắc Ứng Xử tại Biển Ðông (COC).”
Ðiều này gián tiếp nói những lời tuyên bố của Bắc Kinh chiếm 80% biển Ðông nằm trong “Lưỡi Bò” là tham lam, sai quấy lại trái với luật pháp quốc tế.
Về phía Bắc Kinh, Tân Hoa Xã thuật lời ông Hồ Cẩm Ðào nói trong hoàn cảnh hiện nay “Hai bên nên cùng thực hiện các điều đồng thuận đã đạt được trong cuộc tham khảo (khi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh hồi tháng 10 năm ngoái) và tránh hành động đơn phương có thể làm căng thêm hay phức tạp hoặc quốc tế hóa tranh chấp”.
Nói khác, ông Hồ Cẩm Ðào lập lại cho ông Trương Tấn Sang nghe lập trường không đổi của Bắc Kinh là chỉ muốn giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo biển Ðông (mà họ gọi là Nam hải) qua đàm phán tay đôi để dễ lấy thế nước lớn áp lực.
Hà Nội và Manila đã nhiều lần vận động nhưng đã thất bại để khối ASEAN hợp nhất với nhau mà đối phó trong cuộc tranh chấp trước các áp lực và mua chuộc gây chia rẽ của Bắc Kinh.
Trước khi tới Vladivostok, bà Ngọai Trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tới Bắc Kinh đưa đề nghị khuyến cáo Trung Quốc nên thương thuyết với các nước tranh chấp theo công thức một khối ASEAN. Giới bình luận chính trị quốc tế cũng cho rằng bà đã thất bại, không thuyết phục được Bắc Kinh đổi lập trường. Chuyến đi của bà chỉ có tác dụng là khuyến cáo Bắc Kinh đừng quá tham lam bá quyền khi ức hiếp các nước nhỏ phía Nam.
Hoàn Cầu Thời Báo còn bình luận rằng Mỹ nên “tôn trọng” lập trường của Trung Quốc về các “lợi ích cốt lõi” và vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Mà như vậy phải nhìn nhận cái “Lưỡi Bò” trên biển Ðông và đòi hỏi chủ quyền quần đảo Ðiếu Ngư trên biển Hoa Ðông trong cuộc tranh chấp với Nhật.
Cùng ngày với cuộc gặp mặt Trương Tấn Sang-Hồ Cẩm Ðào với những lời nói kêu gọi lẫn nhau “tăng cường củng cố quan hệ” Tân Hoa Xã lại loan báo mở rộng tuyến du lịch tới Hoàng Sa là một phần trong kế hoạch phát triển du lịch tới cái thành phố mới lập, hồi tháng 7 vừa qua, trên biển gồm hai quần đảo của Việt Nam.
Sự việc này cho thấy lời kêu gọi của ông Hồ Cẩm Ðào ngược lại hoàn toàn với những gì diễn ra trong thực tế.
Một bài bình luận trên tờ Nhân Dân Nhật Báo ở Bắc Kinh ngày 6 tháng 9, 2012 kêu gọi các cuộc thương thuyết giữa Mỹ và Trung Quốc nên tránh “nói chuyện giữa hai người điếc”.
Cuộc tiếp xúc giữa ông Trương Tấn Sang và Hồ Cẩm Ðào ở Vladivostok cho người ta cảm tưởng đúng là “nói chuyện giữa hai người điếc”. (T.N.)
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/09/bac-kinh-lai-oi-ha-noi-am-phan-tay-oi.html#more
======================================================================
“Tư tưởng xa lạ” của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
“Tư tưởng xa lạ” của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Dân Làm Báo - Ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phán: “Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để “chọc gậy bánh xe”, thậm chí để “cõng rắn cắn gà nhà”... Vậy thì cái vụ này có được liệt vào loại “tư tưởng xa lạ”, “cõng rắn cắn gà nhà” không hở bà con?: Trương Tấn Sang bắt tay Hồ Cẩm Đào: Không để Biển Đông ảnh hưởng quan hệ Việt-Trung.
Báo lề đảng ta đưa tin, bên lề APEC 20 tại Vladivostok, vào ngày 7 tháng 9 đồng chí Chủ tịch nước của đảng ta đã gặp xếp sòng đảng lạ là đồng chí Hồ Cẩm Đào - Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc.
Trong buổi gặp gỡ, lại-vẫn-cũng cái “tư tưởng xa lạ” nhưng đảng ta cùng đảng lạ nhấn mạnh, nhất trí, khẳng định, xác quyết mãi riết thành quen, mãi quen thành chán..., một lần nữa lại được đồng chí Chủ tịch “phải biết hổ thẹn với tiền nhân” tiếp tục... nhấn mạnh, nhất trí, khẳng định, xác quyết:
“Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Trung được các thế hệ lãnh đạo tiền bối và nhân dân hai nước dày công vun đắp là tài sản quý báu của nhân dân hai nước, cả hai bên đều phải có trách nhiệm kế thừa, giữ gìn và phát huy.”
Phối hợp cái tinh thần nhất trí này của 2 ngài cộng sản phương nam + phương bắc, với chủ trương “Không để Biển Đông ảnh hưởng quan hệ Việt-Trung” thì phải chăng: Tài sản hữu nghị của của 2 nước đảng là quý báu, còn gia sản của tổ tiên, đất sống của nhân dân Việt Nam là đồ bỏ!?
Đảng cộng sản TQ có cướp đảo, cướp biển, treo bảng Tam Sa lên vùng biển đảo của cha ông thì đảng cộng sản VN cũng không để ảnh hưởng quan hệ Việt-Trung?
Đảng cộng sản TQ có kéo cả mấy chục ngàn tàu đánh cá, nườm nượp tạo sự chiếm đóng trở thành một sinh hoạt bình thường và cướp đi nguồn sống bao đời của ngư dân VN thì đảng cộng sản VN cũng không để ảnh hưởng quan hệ Việt-Trung?
Đảng cộng sản TQ có đấu thầu hết lô dầu này đến lô khí khác, hút sạch tài nguyên dưới lòng biển của mẹ Việt Nam thì đảng cộng sản VN cũng không để ảnh hưởng quan hệ Việt-Trung?
Thưa ông Chủ tịch nước kiêm ủy viên Bộ Chính trị đảng cộng sản VN - “Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để “chọc gậy bánh xe”, thậm chí để “cõng rắn cắn gà nhà”: Chúng tôi đã nghe rõ, thấy rõ, rất rất rõ.
*
Không để Biển Đông ảnh hưởng quan hệ Việt-Trung
- Lãnh đạo cấp cao Việt - Trung khẳng định kiên trì thông qua đàm phán, đối thoại giải quyết thỏa đáng vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của quan hệ hai nước.
Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC lần thứ 20 tại Vladivostok hôm nay (7/9), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có cuộc gặp song phương với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư,
Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Ảnh: THX
Tại cuộc gặp, lãnh đạo hai nước nhất trí cho rằng, quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Trung được các thế hệ lãnh đạo tiền bối và nhân dân hai nước dày công vun đắp là tài sản quý báu của nhân dân hai nước, cả hai bên đều phải có trách nhiệm kế thừa, giữ gìn và phát huy.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định không ngừng tăng cường và củng cố quan hệ hữu nghị Việt-Trung là chủ trương nhất quán, lâu dài mang tầm chiến lược của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng tình hữu nghị với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Ông bày tỏ vui mừng trong những năm qua, với sự nỗ lực của cả hai bên, quan hệ giữa hai nước không ngừng tiến lên phía trước.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho rằng trong tình hình hiện nay việc không ngừng tăng cường sự tin cậy về chính trị, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Hai vị lãnh đạo nhất trí về nhiều phương hướng lớn thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới như duy trì và tăng cường các chuyến thăm, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; thúc đẩy hợp tác thực chất cùng có lợi trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về kinh tế - thương mại; tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân, nhất là giữa thế hệ trẻ hai nước; tăng cường tuyên truyền về tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước; phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Về vấn đề trên biển, hai bên cần kiên trì thông qua đàm phán, đối thoại giải quyết thỏa đáng vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của quan hệ hai nước.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ trong quá trình giải quyết vấn đề Biển Đông, hai bên cần thực hiện nghiêm túc Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, giải quyết thỏa đáng mọi tranh chấp và những vấn đề mới nảy sinh thông qua đàm phán hòa bình, trên cơ sở Luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về Luật Biển 1982, Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC).
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/09/tu-tuong-xa-la-cua-ong-chu-tich-nuoc.html#more
======================================================================
Có phải nhà nước Việt Nam ngầm công nhận “Đường Lưỡi Bò” ngoài biển Đông là của Trung Quốc?
“Tư tưởng xa lạ” của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/09/co-phai-nha-nuoc-viet-nam-ngam-cong.html#more
======================================================================
Biển Đông là ao nhà của Trung Quốc?
Việt Nam và Trung Quốc mới đây đã tái khẳng định ý muốn giải quyết những vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông thông qua các cuộc thương thuyết. Trong cuộc gặp gỡ hôm thứ 6 (07-09-2012) ở Vladivosktok, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang nói với người tương nhiệm phía Trung Quốc Hồ Cẩm Đào rằng Hà Nội sẵn sàng làm việc với Bắc Kinh để giải quyết vụ tranh chấp thông qua các cuộc hiệp thương hòa bình và hữu nghị. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng không có nhiều hy vọng vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết thông qua đàm phán vì sự chênh lệch quá lớn giữa sức mạnh của Trung Quốc với các nước láng giềng và mục tiêu của Trung Quốc là làm cho mọi nước trong khu vực chấp nhận vị thế lãnh đạo của Trung Quốc, chứ không giới hạn ở chỗ đòi chủ quyền biển đảo.
Biển Ðông là ao nhà của Trung Quốc
Hôm thứ 6 (07-09-2012), Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, trong khi đến dự hội nghị thượng đỉnh APEC ở Nga, đã có một cuộc họp riêng với người tương nhiệm phía Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Theo tin của Tân Hoa Xã, tại cuộc họp này ông Trương Tấn Sang nói với ông Hồ Cẩm Đào rằng Việt Nam “sẵn sàng làm việc với Trung Quốc dựa trên lợi ích chiến lược của cả hai nước để thực thi nhận thức chung của các nhà lãnh đạo Việt-Trung và sẽ cố gắng để nhanh chóng giải quyết những vụ tranh chấp ở Biển Đông thông qua hiệp thương hòa bình và hữu nghị.” Về phần mình, ông Hồ Cẩm Đào thừa nhận quan hệ hai nước hồi gần đây đã gặp phải một số khó khăn vì những vụ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và đề nghị đôi bên “tránh thực hiện những hành động đơn phương làm cho vụ tranh chấp bị khuyếch đại hóa, phức tạp hóa và quốc tế hóa.” Ông Hồ Cẩm Đào cũng nói rằng đôi bên nên tìm kiếm giải pháp chính trị cho vụ tranh chấp, tiến hành đàm phán song phương và hiệp thương hữu nghị, và kiên quyết theo đuổi chủ trương “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác.” Tân Hoa Xã không cho biết ông Hồ Cẩm Đào có nhắc tới tiền đề “chủ quyền thuộc về Trung Quốc” của chủ trương “cùng nhau khai thác” hay không.
Hai ngày trước đó, trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ở Bắc Kinh, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì cũng đã nhắc lại lập trường “đàm phán trực tiếp và hiệp thương hữu nghị” để giải quyết những vụ tranh chấp ở Biển Đông, nơi mà ông nói rằng Trung Quốc có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo và vùng biển lân cận. Ông Dương Khiết Trì đã gián tiếp bác bỏ đường lối đàm phán đa phương mà Hoa Kỳ và các nước Đông Nam Á cổ xướng, trong lúc báo chí nhà nước Trung Quốc tố cáo Washington “khuấy động những vụ tranh chấp” ở Biển Đông để đạt mục tiêu “đục nước béo cò.” Ông Dương Khiết Trì tuyên bố như sau:
“Vụ tranh chấp chủ quyền đối với một số đảo thuộc quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) và những đòi hỏi chồng chéo nhau về quyền lợi hải dương đối với một số vùng biển ở Nam Hải (Việt Nam gọi là Biển Đông) nên do các nước có liên hệ trực tiếp giải quyết với nhau, thông qua đàm phán trực tiếp và hiệp thương hữu nghị, dựa trên cơ sở của sự thực lịch sử và luật pháp quốc tế.”
Về phần mình, Ngoại trưởng Clinton đã nhắc lại lập trường của Hoa Kỳ là không nghiêng về bên nào trong vụ tranh chấp, nhưng các bên liên hệ cần phải giải quyết vụ tranh chấp bằng các phương tiện hòa bình.
Bà nói: “Chúng tôi tin rằng các nước trong khu vực nên hợp tác với nhau để giải quyết các vụ tranh chấp mà không có sự cưỡng ép, không có sự hăm dọa, không có sự đe dọa và dứt khoát là không có sự sử dụng vũ lực.”
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cũng một lần nữa thúc giục Trung Quốc đàm phán với khối ASEAN để ký kết một bộ qui tắc ứng xử nhằm xử lý vụ tranh chấp. Sau đây là phát biểu của Ngoại trưởng Clinton:
“Lợi ích của chúng tôi nằm ở chỗ duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, tự do hải hành, và hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở. Và với tư cách là một nước bạn của các quốc gia có liên hệ trong vụ tranh chấp, chúng tôi thật tâm tin rằng việc Trung Quốc và ASEAN cùng nhau tiến hành các hoạt động ngoại giao để tiến tới mục tiêu chung là một bộ qui tắc ứng xử là phù hợp với lợi ích của tất cả các nước.”
Ông Dương Khiết Trì đã lập lại lời hứa mà ông đưa ra với bà Clinton hồi tháng 7 là Trung Quốc “rốt cuộc” sẽ đồng ý thương thảo với các nước thành viên ASEAN về một bộ qui tắc ứng xử.
Tuy nhiên, các nhà phân tích tình hình Á châu cho rằng không có nhiều hy vọng vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết thông qua đàm phán. Ông Robert Kaplan, một nhà nghiên cứu chiến lược ở Washington, nói rằng Trung Quốc hiện đang nắm trong tay mọi lá bài và việc thương thuyết khó lòng mang lại kết quả mong muốn vì “các vấn đề liên hệ quá phức tạp trong khi sự mất cân bằng quyền lực giữa Trung Quốc với mỗi nước láng giềng của họ lại quá lớn.”
Ông Tăng Nhuệ Sinh (Steve Tsang), Giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc của Đại học Notingham ở Anh, cũng có một nhận định tương tự. Ông cho biết như sau trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA:
“Điều mà Trung Quốc đang thật sự theo đuổi chẳng phải là chủ quyền lãnh thổ mà là làm thế nào để cho khu vực này chấp nhận đó là khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc, để tất cả các nước trong khu vực chấp nhận vị thế lãnh đạo, ngôi vị bá chủ của Trung Quốc. Và khi họ đã chấp nhận như vậy, họ sẽ không muốn Hoa Kỳ can dự vào công việc trong khu vực, và như thế khu vực này sẽ trở thành ao nhà của Trung Quốc.”
Các nhà quan sát tình hình Biển Đông cho biết giữa lúc việc thương thuyết chưa được khởi sự, những cuộc khẩu chiến giữa các bên — nhất là giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines, đã trở lên kịch liệt hơn trong thời gian gần đây và đã xảy ra những vụ đối đầu của tàu bè vũ trang trong vùng biển có tranh chấp. Ông David Arase, giáo sư chính trị học của Đại học Pomona ở California, nói “Vấn đề là hai bên đang tiến gần hơn tới những lằn ranh đỏ đã được vạch, nên không gian cho phép lầm lẫn đang thu hẹp dần.” Ông Rory Medcalf, Giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế của Viện Lowy ở Australia, cho rằng mối rủi ro xảy ra xung đột quân sự đang mỗi ngày một tăng, mặc dù rất khó tưởng tượng là sẽ có một cuộc chiến tranh toàn diện vì vấn đề Biển Đông.
Ông Medcalf nói: “Có một mối rủi ro nhỏ và tôi nghĩ rằng đây là một mối rủi ro ngày càng tăng là một vụ việc trên biển có thể leo thang thành một vụ xung đột giữa Trung Quốc với một trong các lân bang của họ. Và đây chính là điều khiến cho mọi người ai nấy cũng đều cảm thấy lo ngại.”
Ông Ian Storey, một nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cho đài VOA biết rằng những sự mâu thuẫn về quyền đánh cá và khai thác dầu khí có thể dẫn tới một vụ đụng độ quân sự. Ông nói: “Phát sinh từ việc tính toán lầm, cảm nhận lầm hoặc việc liên lạc tiếp xúc không hiệu quả, sớm muộn gì thì một trong những vụ đụng độ này sẽ đưa tới thiệt hại nhân mạng.”
Theo voatiengviet.com
nguồn:http://www.anhbasam.eu/2012/09/08/bi%E1%BB%83n-dong-la-ao-nha-c%E1%BB%A7a-trung-qu%E1%BB%91c/
======================================================
Có phải nhà nước Việt Nam ngầm công nhận “Đường Lưỡi Bò” ngoài biển Đông là của Trung Quốc?
Trần Mạnh Hảo (Danlambao) - Mới thấy lời lên án bọn “CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ” của chủ tịch nước Trương Tấn Sang hôm kỷ niệm quốc khánh 2-9-2012 vừa qua là chuyện thật như đùa hay chuyện đùa như thật? Do đó, ông Trương Tấn Sang mới thấy mình và các đồng chí của ông lấy làm “HỔ THẸN VỚI TIỀN NHÂN” lắm lắm...
*
Sáng nay, vào đọc các báo mạng lề phải (mà không phải), lề trái (mà không trái) đều thấy in bài của Thông tấn xã Việt Nam nhan đề: “Việt Nam và Trung Quốc cần tăng cường sự tin cậy” nói về cuộc gặp gỡ giữa chủ tịch nước Trương Tấn Sang và chủ tịch nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa kiêm chủ tịch - tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại diễn đàn APEC 20 Vladivostok (Nga). Riêng báo Tuổi Trẻ đặt lại “tít-đầu đề”: “Không để biển đông ảnh hưởng đến quan hệ Việt Trung” đúng nhất với tinh thần nội dung thảo luận của hai vị chủ tịch hai nước: NƯỚC MÔI và NƯỚC RĂNG, xin trích:
Không để biển Đông ảnh hưởng quan hệ Việt - Trung
Thứ Bảy, 08/09/2012, 08:12 (GMT+7)
TT - Ngày 7-9 tại Vladivostok (Nga), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng trong tình hình hiện nay, việc không ngừng tăng cường sự tin cậy về chính trị, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí về nhiều phương hướng lớn thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới như duy trì, tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; thúc đẩy hợp tác thực chất cùng có lợi trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về kinh tế - thương mại; tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân, nhất là giữa thế hệ trẻ hai nước; tăng cường tuyên truyền về tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước; phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Về vấn đề trên biển, hai bên cần kiên trì thông qua đàm phán, đối thoại giải quyết thỏa đáng vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình, không để vấn đề biển Đông ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của quan hệ hai nước.” (hết trích)
Khi hai vị đứng đầu nhà nước đã bỏ ĐƯỜNG LƯỠI BÒ là phần đường ranh biển Đông do Trung Quốc đã vẽ tấm bản đồ xâm lược cướp hết biển Đông của Việt Nam ra ngoài nghị sự, ra ngoài các cuộc đàm phán song phương, thì thôi rồi Lượm ơi, chủ tịch Trương Tấn Sang coi như đã công nhận ĐƯỜNG LƯỠI BÒ ăn cướp hết biển Việt Nam của Trung Quốc là biển của Trung Quốc rồi...
Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa và mấy đảo Trường sa, lại đưa 23.000 tàu vũ trang treo lưới đánh cá tràn ngập hai quần đảo của Việt Nam, bắn giết ngư dân Việt Nam như cơm bữa, cướp tàu cướp cá, cướp hết ngư trường của dân Việt Nam trên chính biển của Việt Nam mà quan hệ hai nước vẫn tốt đẹp à?
Đã thế, Trung Quốc sẽ nâng mối quan hệ hai nước tốt đẹp lên bội phần là sau đại hội đảng cộng sản Trung Quốc tháng 11 này, Trung Quốc sẽ cho biển người, biển tàu, biển hạm đội tràn ngập chiếm hết quần đảo Trường Sa của Việt Nam; vì theo thỏa thuận này, Việt Nam vẫn sẽ vui vẻ phấn khởi vỗ tay hoan hô 4 tốt và 16 chữ vàng (khè), vẫn ngồi im xem NƯỚC RĂNG CHIẾM HẾT BIỂN NƯỚC MÔI sao mà nhanh rứa (không phải Tô Huy…)?
Dù Trung Quốc có chiếm hết biển Đông thì mối quan hệ hai nước vẫn tốt đẹp, đúng như thỏa thuận của ông Trương Tấn Sang và ông Hồ Cẩm Đào tại Vladivostok hôm qua: bỏ vấn đề BIỂN ĐÔNG ra ngoài các cuốc đàm phán giữa hai nước: KHÔNG ĐỂ BIỂN ĐÔNG LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ HAI NƯỚC. Đến đây thì nhà bình luận quốc tế bất đắc dĩ là Trần Mạnh Hảo cũng phải thốt lên rằng: Chính quyền của đảng cộng sản đang cai trị Việt Nam đã ngầm công nhận ĐƯỜNG LƯỠI BÒ ĂN CƯỚP NGOÀI BIỂN ĐÔNG LÀ CHÍNH THỨC CỦA TRUNG QUỐC rồi! Than ôi, thời oanh liệt (Ngô Lý Trần Lê Nguyễn (Tây Sơn) nay còn đâu...
Người viết bài này hồi còn bé đã được đảng dạy cho bài hát đến giờ còn thuộc: “Việt Nam Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông chung một biển đông mối tình hữu nghị sáng như rạng đông…” Hóa ra, vấn đề lưỡi bò hôm nay hai đảng anh em Trung Việt đã thỏa thuận từ xưa: BIỂN ĐÔNG LÀ CỦA CHUNG HAI NƯỚC: nước tôi lớn tôi lấy phần biển lớn, đồng chí nước bé lấy phần biển bé… trước sau rồi mục tiêu xã hội chủ nghĩa cũng phải đến là xóa bỏ biên giới Việt Trung...
Mới thấy lời lên án bọn “CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ” của chủ tịch nước Trương Tấn Sang hôm kỷ niệm quốc khánh 2-9-2012 vừa qua là chuyện thật như đùa hay chuyện đùa như thật? Do đó, ông Trương Tấn Sang mới thấy mình và các đồng chí của ông lấy làm “HỔ THẸN VỚI TIỀN NHÂN” lắm lắm...
Sài Gòn 08-9-2012
__________________________________
Bài liên quan đã đăng:
“Tư tưởng xa lạ” của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/09/co-phai-nha-nuoc-viet-nam-ngam-cong.html#more
======================================================================
Biển Đông là ao nhà của Trung Quốc?
Việt Nam và Trung Quốc mới đây đã tái khẳng định ý muốn giải quyết những vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông thông qua các cuộc thương thuyết. Trong cuộc gặp gỡ hôm thứ 6 (07-09-2012) ở Vladivosktok, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang nói với người tương nhiệm phía Trung Quốc Hồ Cẩm Đào rằng Hà Nội sẵn sàng làm việc với Bắc Kinh để giải quyết vụ tranh chấp thông qua các cuộc hiệp thương hòa bình và hữu nghị. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng không có nhiều hy vọng vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết thông qua đàm phán vì sự chênh lệch quá lớn giữa sức mạnh của Trung Quốc với các nước láng giềng và mục tiêu của Trung Quốc là làm cho mọi nước trong khu vực chấp nhận vị thế lãnh đạo của Trung Quốc, chứ không giới hạn ở chỗ đòi chủ quyền biển đảo.
Biển Ðông là ao nhà của Trung Quốc
Hôm thứ 6 (07-09-2012), Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, trong khi đến dự hội nghị thượng đỉnh APEC ở Nga, đã có một cuộc họp riêng với người tương nhiệm phía Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Theo tin của Tân Hoa Xã, tại cuộc họp này ông Trương Tấn Sang nói với ông Hồ Cẩm Đào rằng Việt Nam “sẵn sàng làm việc với Trung Quốc dựa trên lợi ích chiến lược của cả hai nước để thực thi nhận thức chung của các nhà lãnh đạo Việt-Trung và sẽ cố gắng để nhanh chóng giải quyết những vụ tranh chấp ở Biển Đông thông qua hiệp thương hòa bình và hữu nghị.” Về phần mình, ông Hồ Cẩm Đào thừa nhận quan hệ hai nước hồi gần đây đã gặp phải một số khó khăn vì những vụ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và đề nghị đôi bên “tránh thực hiện những hành động đơn phương làm cho vụ tranh chấp bị khuyếch đại hóa, phức tạp hóa và quốc tế hóa.” Ông Hồ Cẩm Đào cũng nói rằng đôi bên nên tìm kiếm giải pháp chính trị cho vụ tranh chấp, tiến hành đàm phán song phương và hiệp thương hữu nghị, và kiên quyết theo đuổi chủ trương “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác.” Tân Hoa Xã không cho biết ông Hồ Cẩm Đào có nhắc tới tiền đề “chủ quyền thuộc về Trung Quốc” của chủ trương “cùng nhau khai thác” hay không.
Hai ngày trước đó, trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ở Bắc Kinh, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì cũng đã nhắc lại lập trường “đàm phán trực tiếp và hiệp thương hữu nghị” để giải quyết những vụ tranh chấp ở Biển Đông, nơi mà ông nói rằng Trung Quốc có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo và vùng biển lân cận. Ông Dương Khiết Trì đã gián tiếp bác bỏ đường lối đàm phán đa phương mà Hoa Kỳ và các nước Đông Nam Á cổ xướng, trong lúc báo chí nhà nước Trung Quốc tố cáo Washington “khuấy động những vụ tranh chấp” ở Biển Đông để đạt mục tiêu “đục nước béo cò.” Ông Dương Khiết Trì tuyên bố như sau:
“Vụ tranh chấp chủ quyền đối với một số đảo thuộc quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) và những đòi hỏi chồng chéo nhau về quyền lợi hải dương đối với một số vùng biển ở Nam Hải (Việt Nam gọi là Biển Đông) nên do các nước có liên hệ trực tiếp giải quyết với nhau, thông qua đàm phán trực tiếp và hiệp thương hữu nghị, dựa trên cơ sở của sự thực lịch sử và luật pháp quốc tế.”
Về phần mình, Ngoại trưởng Clinton đã nhắc lại lập trường của Hoa Kỳ là không nghiêng về bên nào trong vụ tranh chấp, nhưng các bên liên hệ cần phải giải quyết vụ tranh chấp bằng các phương tiện hòa bình.
Bà nói: “Chúng tôi tin rằng các nước trong khu vực nên hợp tác với nhau để giải quyết các vụ tranh chấp mà không có sự cưỡng ép, không có sự hăm dọa, không có sự đe dọa và dứt khoát là không có sự sử dụng vũ lực.”
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cũng một lần nữa thúc giục Trung Quốc đàm phán với khối ASEAN để ký kết một bộ qui tắc ứng xử nhằm xử lý vụ tranh chấp. Sau đây là phát biểu của Ngoại trưởng Clinton:
“Lợi ích của chúng tôi nằm ở chỗ duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, tự do hải hành, và hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở. Và với tư cách là một nước bạn của các quốc gia có liên hệ trong vụ tranh chấp, chúng tôi thật tâm tin rằng việc Trung Quốc và ASEAN cùng nhau tiến hành các hoạt động ngoại giao để tiến tới mục tiêu chung là một bộ qui tắc ứng xử là phù hợp với lợi ích của tất cả các nước.”
Ông Dương Khiết Trì đã lập lại lời hứa mà ông đưa ra với bà Clinton hồi tháng 7 là Trung Quốc “rốt cuộc” sẽ đồng ý thương thảo với các nước thành viên ASEAN về một bộ qui tắc ứng xử.
Tuy nhiên, các nhà phân tích tình hình Á châu cho rằng không có nhiều hy vọng vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết thông qua đàm phán. Ông Robert Kaplan, một nhà nghiên cứu chiến lược ở Washington, nói rằng Trung Quốc hiện đang nắm trong tay mọi lá bài và việc thương thuyết khó lòng mang lại kết quả mong muốn vì “các vấn đề liên hệ quá phức tạp trong khi sự mất cân bằng quyền lực giữa Trung Quốc với mỗi nước láng giềng của họ lại quá lớn.”
Ông Tăng Nhuệ Sinh (Steve Tsang), Giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc của Đại học Notingham ở Anh, cũng có một nhận định tương tự. Ông cho biết như sau trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA:
“Điều mà Trung Quốc đang thật sự theo đuổi chẳng phải là chủ quyền lãnh thổ mà là làm thế nào để cho khu vực này chấp nhận đó là khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc, để tất cả các nước trong khu vực chấp nhận vị thế lãnh đạo, ngôi vị bá chủ của Trung Quốc. Và khi họ đã chấp nhận như vậy, họ sẽ không muốn Hoa Kỳ can dự vào công việc trong khu vực, và như thế khu vực này sẽ trở thành ao nhà của Trung Quốc.”
Các nhà quan sát tình hình Biển Đông cho biết giữa lúc việc thương thuyết chưa được khởi sự, những cuộc khẩu chiến giữa các bên — nhất là giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines, đã trở lên kịch liệt hơn trong thời gian gần đây và đã xảy ra những vụ đối đầu của tàu bè vũ trang trong vùng biển có tranh chấp. Ông David Arase, giáo sư chính trị học của Đại học Pomona ở California, nói “Vấn đề là hai bên đang tiến gần hơn tới những lằn ranh đỏ đã được vạch, nên không gian cho phép lầm lẫn đang thu hẹp dần.” Ông Rory Medcalf, Giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế của Viện Lowy ở Australia, cho rằng mối rủi ro xảy ra xung đột quân sự đang mỗi ngày một tăng, mặc dù rất khó tưởng tượng là sẽ có một cuộc chiến tranh toàn diện vì vấn đề Biển Đông.
Ông Medcalf nói: “Có một mối rủi ro nhỏ và tôi nghĩ rằng đây là một mối rủi ro ngày càng tăng là một vụ việc trên biển có thể leo thang thành một vụ xung đột giữa Trung Quốc với một trong các lân bang của họ. Và đây chính là điều khiến cho mọi người ai nấy cũng đều cảm thấy lo ngại.”
Ông Ian Storey, một nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cho đài VOA biết rằng những sự mâu thuẫn về quyền đánh cá và khai thác dầu khí có thể dẫn tới một vụ đụng độ quân sự. Ông nói: “Phát sinh từ việc tính toán lầm, cảm nhận lầm hoặc việc liên lạc tiếp xúc không hiệu quả, sớm muộn gì thì một trong những vụ đụng độ này sẽ đưa tới thiệt hại nhân mạng.”
Theo voatiengviet.com
nguồn:http://www.anhbasam.eu/2012/09/08/bi%E1%BB%83n-dong-la-ao-nha-c%E1%BB%A7a-trung-qu%E1%BB%91c/
======================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001