Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

Chôn nó đi 
|


Chuyện kể rằng: Cả nhà bà đội Lộc choàng tỉnh giấc vào lúc nửa đêm, rồi cùng chạy về phía giưòng của thằng bé Nam khi nghe tiếng la hét đầy hoảng loạn của nó:
- Thối qúa, chôn nó đi. Chôn nó đi!
-
Đến nơi, bà đội Lộc, vợ chồng An vội vàng vén cái mùng lên. Họ ngạc nhiên nhìn nhau khi thấy thằng bé vẫn nằm ngủ yên lành như chẳng có chuyện gì xảy ra. Bà đội Lộc chừng như chưa yên tâm, bà ngồi xuống mép giường, đặt tay lên trán nó. Không thấy một dấu khác lạ nào. Chợt có tiếng An bảo chồng.
- Em nghĩ, anh đừng ép con học qúa sức nó. Có học cũng chưa chắc gì đi đến đâu!
- Mẹ cũng nghĩ vậy. Cho nó nghỉ ngơi vài ngày xem sao.
Bằng đưa mắt nhìn bà đội Lộc. Cái câu “chẳng đi đến đâu” bỗng nhiên như khoét sâu vào nỗi đau trong lòng của anh. Bằng nhìn mẹ, bà đội Lộc, người sắp bưóc vào lớp tuổi “cổ lai hy”, có khuôn mặt thanh thản, phúc hậu, cũng ngước nhìn con. Bà được gọi theo tên chồng trong phong cách tập tục của dân gian xưa. Thời ấy, dù không phải kỵ húy, người ta phần vì để dễ phân biệt với người khác trùng tên, phần vì nể thân danh của người ra làm việc cho làng cho nước, nên họ thường gọi thêm chữ lót chỉ chức vụ, hay công việc mà ngưòi đó đang làm. Bà đội Lộc là một điển hình. Bà được láng giềng gọi bằng cái tên và chức phận của chồng bà. Gọi riết, tên thật của bà có lẽ con bà cũng chẳng nhớ.
Năm ấy, bà đội vừa đôi tám là lập gia đình. Bà làm dâu nhà cụ tú chưa được bao lâu thì cậu ấm Lộc, chồng bà gia nhập đội nghĩa binh chống Pháp. Phần vì thân danh gia đình, phần vì có học thức, cậu ấm Lộc được đề cử làm đội trưởng đội dân binh. Khi chiến tranh lan rộng, đội dân binh rời làng, đi kháng chiến. Sau mùa chinh chiến, ông đội không về. Rồi bà Đội nhận được bản tin ông đã tử trận và được nhà nưóc Việt cộng phong cho hàm Liệt Sỹ. Cái bảng liệt sỹ thì vẫn để trong nhà, bên cạnh tâm hình bán thân của ông để nhát khỉ. Vì gia đình bà chẳng ăn lộc gì từ cái tấm bảng ấy. Phần bà, theo bản tin, bà để tang cho chồng vào lúc con bà mới lên ba.
Còn nhớ trước đó, nếu không chờ bản tin từ ông đội Lộc, chắc bà đã bế con vào nam theo thân nhân họ hàng bên ngoại. Kết qủa bà ở lại, bà lỡ chuyến đò vào nam và Bằng cũng chẳng nhìn thấy mặt bố. Có lẽ, vì thông cảm được những nỗi lòng u uẩn của bà đội Lộc, Bằng chẳng bao giờ dùng tấm bảng ấy như một thế lực chống lưng hay tiến thân. Tệ hơn, Bằng không hề bon chen vào đoàn, đảng để kiếm chữ công danh, quan cán. Trái lại, Bằng tìm nguồn vui trong nghề gõ đầu trẻ ở trong làng đề sớm tối được kề cận bên bà đội. Đây cũng là một trong những lý do, sau này Bằng lập thân với An, một thiếu nữ chân chất. Nàng có nhan sắc, hiền thục, là cháu ngoại của viên chánh Tổng lừng lẫy thời trưóc, nhưng gia đình bị quy vào án thành phần [địa chủ] trong mùa đấu tố. Cũng may, đám cưới của họ được tổ chức vào thời người ta nói đến từ đổi mới, nên tránh được những gáo nước lạnh từ phía nhà nước và chính quyền tại địa phương.
Câu chuyện trong đêm chỉ có thế. Sáng hôm sau, thằng bé vẫn tỉnh táo và đi học bình thường. Tuy nhiên, buổi chiều thì có dấu khác lạ. Đi học về, Nam đi lục hết từ nhà trong ra nhà ngoài, hết phòng này đến góc kẹt khác. Bà đội Lộc thấy lạ, nhưng không lên tiếng. Tuy thế, bà khó để bụng lâu hơn.
- Cháu tìm cái gì vậy?
- Nội à, chắc có con gì chết ở nhà mình, cháu thấy có mùi hôi lắm.
- Làm gì có con gì chết ở đây.
- Bà trả lời chắc như thế, nhưng chân vẫn lần đi theo thằng bé như có ý theo dõi câu chuyện trong đêm.
- Có mà, chắc phải có cái gì? Hay là nó ở trong buồng của bà?
- Bà có thấy gì đâu.
Thằng bé mở to đôi mắt như vừa phát giác ra sự bí mật:
- Vậy là đúng rồi. Bà nội ở nhà cả ngày, bà không thấy có mùi gì khác. Cháu ở ngoài về là ngửi thấy ngay.
Nói xong, nó tiếp tục đi tìm. Đến lúc ấy, bà đội tuy miệng nói rất cứng, qủa quyết là chả có con gì chết ở trong nhà, nhưng lòng trí bắt đầu nghi hoặc. Bà đảo mắt nhìn đến những cái gầm tủ, gầm giường, chỗ nào xem ra cũng khả nghi. Để chắc bụng, bà mở toang mấy cái cửa sổ ra cho ánh sáng chiếu vào. Bà lấy cái chổi quyét nhà, quyét rê thật chậm và ấn nặng tay ở dưới gầm giường, gầm tủ, các khe kẹt xem có tìm được dấu vết con chuột, con bọ nào chết ở trong nhà hay không. Bà phải cẩn thận như thế là vì ở miền quê thì nhà nào chả có chuột. Có khi là ngủ chung với chuột! Vất vả một lúc, bà chỉ quyét được vài cái rác và tìm thấy cái kim băng gài túi áo, bà làm rơi hôm nào.
- Chả làm gì có con ạ.
- Trả lời xong, bà mất tự tin ở đôi mắt. Bởi lẽ, bà như thấy cái mùi hôi thối khá nặng nó ập vào mũi. Bà chép miệng:
- Lạ thật, chẳng thấy như thế bao giờ. Hay là có con gì chết ở ngoài sân?
Nghĩ vậy, bà cầm theo cái chổi, bước ra sân trưóc. Tay quét vài cọng rác, gom mấy cái lá rơi trên sân, mắt thì không ngừng nhìn sâu vào phía chân hàng rào, hay dưới đáy cái chậu hoa kê trên viên gạch. Nhìn chưa đủ, bà còn bảo thằng bé.
- Nào giúp bà, nâng cái bình hoa này lên xem có gì ở dưới ấy không?
- Nội cũng thấy muì hôi à?
- Thay vì trả lời, hai bà cháu cùng nâng cái bình hoa ra khỏi viên gạch. Bà nghĩ bụng, rõ thật trông gà hóa quốc. Nào có cái gì đâu, vài cái lá tre khô nằm ờ đây lại tưởng chuột bọ chết. Bà chép miệng, vài cái lá thì lấy gì mà hôi với thối. Bà tính quay ra phía nhà sau thì An, rồi Bằng cũng về tới. Chị An thấy bà mẹ chồng cầm cái chổi đứng trên sân. Chị nhanh nhảu đến đỡ lấy cái chổi trên tay bà:
- Mẹ vào nghỉ đi để con thu dọn cho.
Thay vì đưa cái chổi cho con dâu, bà bảo:
- Mợ vào trong buồng của cậu mợ xem có con chuột con bọ gì chết ở trong ấy hay không? Chiều nay tôi thấy hôi lắm.
Bằng đứng lại, bán tín bán nghi nhìn bà đội, rồi bước nhanh vào trong buồng. Cùng những động tác như bà đội, nhưng nhanh nhẹn và mạnh tay hơn. Một lúc sau, Bằng bước ra phía của sau, bảo bà:
- Không thấy gì mẹ ạ.

- Thôi, anh đi tắm rửa đi rồi còn cơm nước, kẻo trễ.
Trong bữa cơm chiều, chẳng ai nhắc đến chuyện ấy. Sau đó chị em Nam vui câu chuyện nhà trường tuyển chọn học sinh xuất sắc để đi tham quan Hà Nội, chúng kéo nhau vào giường và đi ngủ sớm. Hôm sau, nhằm ngày cuối tuần, cả hai chị em Nam ra cái sân sau nhà và cuộc chiến chừng như không phân thắng bại:
- Như vậy là mũi của Bắc bị tỹ rồi!
- Tỹ mũi à, khéo mà có người ngủ mơ nói, la hét làm người ta hết hồn!
- Nam mơ nói à? Đừng có mà điêu nhá!
Lúc ấy, bà đội Lộc bước ra sân. Bà nhìn thấy thằng Nam quơ tay múa chân, phùng mang lên. Thế rồi cả ba bà cháu cùng đi tìm kiếm khắp mặt sân và các gốc cây sau nhà. Một lúc sau, Bắc lại đem chuyện ngủ mơ ra nhạo cậu em. Phần bà đội thì chống cán chổi đứng ưỡn người ra sau cho thẳng cái lưng. Bà không biết giải quyết câu chuyện giữa cái mũi và đôi mắt thế nào. Từ phía bên kia của hàng rào thấp, có tiếng nói lanh lảnh hỏi vọng sang?
- Bà đội bị mất trộm hay đánh rơi cái gì mà đi tìm sớm thế?
- Chào chị Lúa. Nào có mất cái gì đâu. Thấy có mùi hôi, bà cháu tôi đi tìm xem có con chuột con bọ gì chết ở trong vườn không?
- Nó thối lắm à? Bên đây thì chẳng thấy gì, chắc là ở bên bà đội đấy!
- Nói xong, thị Lúa thích chí, chu cái mỏ lên rồi bước quay vào. Đây là mẫu người đàn bà sát vách mà không sát tình bên nhau. Thật ra, thị Lúa, người hàng xóm của bà đội chỉ đáng tuổi con cháu bà thôi, bà chả chấp. Nhưng xem ra chị ta càng ngày càng hỗn láo với người lớn tuổi. Sự hỗn láo của thị Lúa cũng có nguồn từ một nguyên do khá sâu sắc. Chồng thị đã nắm công an xã, một chức vụ hét ra lửa ở làng Kim Đại. Nhưng dân làng cứ lôi tên tục của thị ra mà gọi. Đã thế, còn nhìn thị bằng nửa con mắt.
Việc dân làng có đôi mắt đại bất kình với thị cũng có một lý do riêng. Bố chồng của thị nhân mùa đấu tố đã đấu láo nhiều ngưòi, khiến một số ngưòi trong làng bị chết oan. Kế đến chồng thị học chỉ qua mặt chữ, trước kia sang học nhờ bên nhà cụ Tú, sau vào đội thiếu nhi, đi tiên phong chỉ điểm từng nhà từng nguời cho đội đấu. Nhờ thời đấu tố, cả hai bố con tranh công, cùng ra tay đấu tố người. Sau này ông bố chế sớm, Báo vào công an. Lúc gần đây, Báo được đề bạt lên nắm công an xã. Riêng bản thân, thị Lúa cũng có cái lý lịch khá u buồn. Lúa thuộc thành phần bần cố nông. Gia phả mấy đời không có lấy mảnh đất cắm dùi, luôn theo nhau đi ở đậu, làm canh điền cho cánh Lý,Tổng ở trong vùng. Dĩ nhiên, không phải vì cái lý lịch nghèo mà thị Lúa bị dân làng khinh miệt, nhưng vì cái tính phản phúc của cả bên chồng và bên thị trong mùa đấu tố mà tạo ra thành kiến cho cả làng. Để ra oai, đã nhiều lần thị nói khích chồng.
- Ông làm công an xã mà không trị được cái lão gíao không biết điều sát vách à?
- Gớm, sao mà mình lắm nhời thế. Ngưòi ta được cả làng, cả xã nể vì. Nhà người ta có làm gì động đến mình đâu mà gây chuyện?
Nói thế, không phải vì Báo là người tử tế. Cũng có lúc nốc ly rượu vào, Báo thấy nóng mặt thêm vì lời nói khích của vợ. Nhưng khi hạ hỏa, Báo biết, dù có ghen tuông vì sự việc không được dân làng kính nể như bà đội Lộc, hay ông gíao Bằng, Báo cũng không thể làm gì hơn được. Bởi lẽ, sức học thì kém, thân danh thì không. Có nắm công an xã là do con dao mã tấu chỉ đạo, nên phải biết điều nhường người như bà đội. Đây là phương cách đánh đĩ chín phương còn một phương để lấy chồng, Báo không dám vi phạm. Riêng thị Lúa, vợ Báo thì rất kém trí khôn, lúc nào cũng muốn nhẩy lên bàn độc, hoặc so găng với bà Đội!
Câu chuyện với thị Lúa vừa dứt, bà đội bước dần sang phía hàng rào đối diện:
- Chào bà đội, bà có khoẻ không? Nắng mới lên ấm qúa bà nhỉ?
- Phải, chào bà Mõ, ăn sáng xong bà cháu tôi ra ngoài sân hong tý nắng bà ạ.
- Trả lời xong, hai bà đứng sát bên nhau chuyện trò ra chiều tương đắc lắm. Họ tương đắc bên nhau cũng là phải. Bởi vì đây là hai người đàn bà không phải chỉ là hàng xóm, nhưng đã sống cùng thời, có chung một nỗi lo âu, đợi chờ. Chuyện này kể ra khá dài, vì nó đã trải qua mấy chục năm! Thời ấy, mới 16 bà đã đi lấy chồng. Bà lấy chồng được vài năm thì ông ấm Tiên mất. Tội cho bà ấm, người ta cứ đồn với nhau là cô gái trẻ làm chết ông chồng gìa, yếu! Mấy năm sau, bà gá nghĩa với Mõ. Từ đó bà được gọi theo tên chồng mới. Chẳng mấy ngưòi còn nhớ đến bà ấm Tiên, hay là cái tên riêng của bà.
Ở trong làng, bà Mõ ba được đánh gía là người đơn giản và lắm hạnh phúc. Tuy thế, nếu đem so với ông, bà còn kém đôi phần. Chồng bà tên Được, trước mùa chinh chiến giữ chân mõ làng, chiều chiều, Mõ chân thấp chân cao, tay cầm cái mõ, gõ kêu coong cóc, đi dọc làng thông báo tin tức của làng, của Tổng:
- Nghe đây nghe đây, nam phụ lão ấu nghe đây, làng xã có lệnh truyền….
- Công việc của thằng mõ nghe ra vô bổ. Vậy mà chiều nào vắng tiếng mõ của Mõ thì làng xóm nghe như thấy thiếu hẳn một cái gì. Mõ là người vui vẻ, hay chuyện. Chả nhà nào, người nào Mõ gặp mà không đứng lại chuyện trò mấy câu. Nhưng điều đáng nể và Mõ được coi là người hạnh phúc nhất làng, và làm cho nhiều ngưòi phải ghen tương với Mõ là y có đến ba bà vợ! Đa phần là các bà góa trẻ, lại có của ăn của để. Mà lạ lắm, những bà vợ này hết mực chiều chuộng Mõ và chẳng dám ghen tương với nhau bao giờ. Mõ có lệ, ngày ngày lên Tổng lấy tin, chiều chiều thì đi gõ mõ thông báo cho các thôn. Cứ đến thôn nào thì Mõ ở lại thôn ấy. Lâu thành thói quen, cứ nghe thấy tiếng mõ gần nhà là các bà biết đến phiên mình nên rộn ràng cơm nước. Riêng việc làm ăn, đồng áng, Mõ để cho các bà vợ tự túc, tự quản, Mõ chả giúp được phần việc gì. Nếu không có việc đi kháng chiến có lẽ các bà chả biết “lão Mõ” anh hùng thế. Dám bỏ ba bà mà đi!
Tính về tuổi tác thì Mõ sinh trước ông đội Lộc gần mười năm. Với số tuổi và gia cảnh đùm đề lắm vợ con như Mõ, chẳng mấy ai muốn tham gia vào đội binh. Trường hợp Mõ có khác, thứ nhất là hàng xóm, kế đến là đang giữ chân Mõ làng. Mõ muốn đi xa một chuyến để lấy điểm với các bà, nên xin với ông đội Lộc cho Mõ được theo đội kháng chiến để làm liên lạc. Nói riết, ông đội Lộc nể tình, ông thuận. Đến khi đội dân binh có lệnh rời làng, đi tập trung, lão Mõ cũng hăng hái xin đi. Thời gian đầu, Mõ chính là bản tin sống, liên lạc giữa đội binh với làng thôn. Ai có con theo kháng chiến cũng muốn gặp Mõ hỏi thăm và nhắn gởi đôi điều. Đắc thời, các bà Mõ xem chừng rất hài lòng về ông chồng đa năng của mình. Sau này, Mõ nghe lời bà ba, dự kiến chỉ đi liên lạc vài chuyến nữa rồi xin kiếu ông đội Lộc, trở về giữ chân Mõ Làng như truớc. Không ngờ, khi vừa đến trại binh thì có lệnh di chuyển, đổi vùng hoạt động. Rồi vì lý do an ninh, Mõ không được quay về làng xưa. Từ lúc ấy, Mõ thành binh mõ, ngưòi như bóng với hình luôn theo sát bên ông đội Lộc.
Khi hết chiến tranh, dân làng Kim Đại được lệnh tổ chức ngày mừng chiến thắng và đón đoàn binh kháng chiến trở về. Nghe tin, ai cũng nôn nao trông ngóng. Bởi lẽ, đến hôm ấy, chẳng một ngưòi nào trong làng biết là đội binh ấy ai còn, ai mất. Bà đội Lộc, bà Mõ ba cũng không có ngoại lệ. Trước đây hai bà đã có những giờ lo lắng, thót ruột, rồi cùng chạy giặc bên nhau. Nay nghe tin hòa bình đến, cả hai lại được dịp ngôi bên cái đèn dầu leo lét mà chờ đêm xuống và chờ bản tin của chồng. Kết qủa, cuộc đợi chờ xem ra không có nhiều niềm vui. Bởi vì từ nhiều ngày trước, chả biết có phải là do thằng địch tung tin, hay tại ủy ban bất cẩn, mà cả làng đều rúng động về bản tin là chẳng còn mấy người trở về.
Con đường làng dẫn vào đến cửa đình, nơi dựng tạm cái đài làm lễ đón binh hôm ấy rợp bóng cờ. Các viên chức, đội thiếu nhi, rồi cán bộ, quan cán đi lại rầm rập trên đường. Hai bên đài thì nam phụ lão ấu trong làng có đủ mặt. Mãi đến gần trưa mới có một đoàn xe, gồm hai chiếc chở đoàn cán bộ huyện, và các chiến binh trở về đậu cách đài chừng hơn trăm thước. Khi đoàn xuống xe, cán bộ khung của từng khu xóm, đội thiếu nhi bắt đầu hô hoán những khẩu hiệu vang trời để chào mừng.
Ngày đón binh là ngày ngập nứớc mắt. Lúc đi thì có đến năm, bẩy chục ngừời thanh niên trai tráng. Lúc về, đếm đi đếm lại cũng không qúa năm bẩy người! Dẫn đầu đoàn quân chiến thắng về làng là một ngưòi nom hom hem, dấu thân trong một bộ quần áo màu cứt ngựa rộng qúa khổ. Đi giữa những tráng pháo tay, ông ta không dấu được những ngượng ngùng trong lúc cái mũ cối, là bỉểu tượng cho sự đần độn, phủ lấp tương lai của đất nưóc ở trong tay ông ta không ngừng quơ bên tả, quơ bên hữu như một dấu hiệu chào mừng đáp lễ. Đi sau lão là ba người một tay và bốn người khác bó chân. Nhìn đoàn hùng binh ấy dân làng rớt nước mắt.
- Ai nom như lão Mõ?
Một người, rồi hai ba ngưòi lên tiếng chuyền tai nhau. Người ta nhận ra lão không phải vì cái mõ ở trong tay lão, cũng không phải vì cái giọng thông tin của lão ngày nào. Nhưng vì cái tướng đi chân thấp chân cao, mà có người đùa rằng, lão có tướng đi nghiêng trời lệch đất!
- Ông Mõ, ông Mõ, phải Mõ làng không?
- Phải, Mõ đây, Mõ làng đây. Chào dân, chào làng. Nói rồi lão òa lên khóc và khuất vào trong lễ đài.
Chiều đến, lão về thẳng nhà bà đội thay vì về nhà. Vừa nom thấy bà đội là lão lăn ra nức nở.
- Khổ thân tôi bà đội ôi, ông đội bỏ tôi rồi…
- Bà đội Lộc, không cầm được nước mắt, mời lão vào nhà. Lão kể trong tiếng nấc chân thành của lão:
- Suốt từ ngày ra đi, lúc nào tôi cũng hầu bên mình ông đội. Những tưởng ngày hòa bình , tôi theo ông về với dân làng. Nào ngờ, khi vào chiến dịch Điện Biên, đội đưọc trên điều đi tiếp tế. Một nửa đi trước, chúng tôi đi sau. Trời thì mưa như trút nước. Súng đạn ngày đêm còn kinh hoàng hơn thế. Rồi lúc tinh mơ, tôi theo ông ra khỏi hầm trú. Thương đau lắm bà Đội ôi. Vừa ra khỏi hầm, ông ngã xuống, tôi ôm lấy ông… Đạn pháo cứ ầm ầm xung quanh. Lúc tôi tỉnh dậy thì đã đưọc anh em khiêng trên cáng. Binh Mão hậu cần cũng là ngưòi đưa ông đội đi và đưa tôi về. Chẳng may sau này lại bị thương nặng. Mất một chân rồi…
Câu chuyện đau thương ấy như chảy dài mãi, chảy dài đến hết cuộc đời của Mõ. Sau này, Mõ được điều lên làm chủ tịch hội thương binh liệt sỹ trong làng, nhưng Mõ vẫn muốn được dân làng, người thân quen gọi Mõ là Mõ làng, hơn là ông chủ tịch hội thương binh! Cách riêng, cái tình cảm của Mõ đối với bà Đội lúc nào cũng được Mõ rất tôn qúy. Hơn thế, còn đậm đà tình nghĩa hơn cho đến lúc lão ra đi vào cái tuởi ngoài 70 cách đây mấy năm. Từ đó, hai bà góa lại càng có dịp kề sát bên nhau.
Rồi giữa lúc câu chuyện về cái mùi hôi mà bà đội Lộc, với sự tiếp tay của bà Mõ ba, lan sang cả lối xóm chưa tìm ra lời giải thích. Một cuộc chiến ngắn ngủi, nhưng đậm nét, bỗng bùng nổ trong nhà công an Báo. Sau gần một tuần lễ Báo không về nhà, thị Lúa đi ra đi vào như người sắp đi đánh lộn. Thị tự hứa, lành làm gáo vỡ làm môi, thị không thể chấp nhận cái cảnh đi ngang về tắt của Báo. Lửa giận vốn đã bốc sẵn lên đầu, nên vừa thấy Báo bước vào nhà theo kiểu chân tả đá chân hữu với mùi hôi nồng nặc, thị liền khai chiến:
- Ông đi đâu, ăn phải cái gì, hay dẵm vào phẩn của ai mà mang về nhà cái mùi thối như là chuột chết thế?
Báo quắc đôi mắt đỏ lên nhìn Lúa một cái, rồi lẳng lặng đi ra phiá cái chum đựng nước sau hè. Gã toan cởi quần áo ra dội vài gáo nước, thị Lúa bước ra theo. Cái mồm của thị vẫn ong ỏng vươn cao. Thật là cây muốn lặng, gió chẳng ngừng. Suốt cả tuần lễ Báo phải phục dịch bên cái quan tài đã rỉ nước của viên quan hoạn ở đầu làng đã trăm cay nghìn đắng, Báo mong về nhà dội vài gáo nước cho bớt mùi. Không ngờ còn bị Lúa xỉa xói. Máu uất bốc lên, Báo cao giọng như thằng… Chí Phèo:
- Đéo mẹ mày, có câm cái mồm thối lại không thì bảo?
- Thị Lúa giật mình đứng lại. Từ trước đến nay Báo đã quen nếp, có bao giờ phản ứng ngược như thế? Trái lại, mọi chuyện ở trong nhà này, tuy không có văn bản như tờ giấy hiến pháp chia quyền, chia lợi, chia phe cho nhau như của nhà nước “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Cộng”. Nhưng nó đã thành nếp, giống như một quy luật không tài nào thay đổi là: Bước ra khỏi cửa, Báo muốn hò hét, hiếp đáp, la hét, đàn áp ai, thây kệ, Lúa không cần biết đến. Hoặc gỉa, nếu cần thêm miệng, Lúa sẽ tiếp tay. Nhưng khi đã về cái nhà này thì Lúa là bí thư, định liệu mọi việc. Một người đảng viên như Báo thì phải biết khép mình vào kỷ luật. Không thể chống lệnh!
Thị Lúa có lý luận đỉnh cao như thế cũng là phải. Bởi vì vào mùa đấu tố, Báo và Lúa đều là đội viên trong đội thiếu nhi quàng khăn đỏ, và gia đình thuộc giai cấp bần cố nông, là giai cấp lãnh đạo đảng và nhà nước. Sau nhờ cuộc đấu tố láo, đảng gọi là cải cách ruộng đất, mà cả hai làm nên danh phận. Báo giỏi đấu tố, rình rập, tố cáo gian cho người khác nên được đưa vào công an. Lúa hết thời quấn khăn quàng đỏ thì được kết nạp vào đội sản xuất, rồi nắm chủ tịch hội phụ nữ đã được giải phóng. Đó là hội của những chị em chả còn gì để mất! Lúa còn nhớ rõ, trưóc ngày từ gĩa đội thiếu nhi, Lúa đã đưọc Báo “giải phóng”. Ngày Lúa được Báo “giải phóng” giống như bác giải phóng thị Xuân, thị ngồi khóc rưng rức trong lúc Báo lập lời thề với thị là thà chết, thà mất đảng chứ không dám to tiếng, cãi lời Lúa. Chính vì sự kiện này mà Báo phải ngậm miệng bấy lâu nay. Phần thị Lúa, to mồm riết rồi thành tật. Ít kiêng nể ai. Cho đến chiều nay, Báo có phản ứng mạnh làm thị giật mình. Tuy thế, với bản lãnh của chủ tịch hội phụ nữ đã được giải phóng, thị Lúa không lùi bước dù Báo uống phải thuốc liều, hay nghe theo lời con mẹ góa nào mà về gây chuyện cũng mặc.Thị gào lên:
- Ôi giời đất ơi, bà Đội ơi cứu tôi với, công an nó đánh tôi gần chết rồi. bớ… bớ…
- Nghe tiếng thị la cầu cứu, lại gặp gáo nước lạnh, Báo run cả người, xuống nước:
- Lấy hộ tôi cái áo.
Thị làm lành ngay:
- Đã ăn uống gì chửa?
- Có gì mà ăn với uống?
- Thế mấy hôm nay nhà đi đâu?
Thay vì trả lời, Báo kể:
- Ông quan nhớn ở đầu làng trên lăn ra chết rồi?
- Ai ? cái lão quan hoạn không vợ con ấy à?
- Bé mồm một tý. Ai cũng bảo là lão không vợ. Không ngờ, lão vừa nằm xuống là con đàn cháu đống kéo nhau về.
- Chôn chửa?
- Chảy nước rồi mà lũ gia nhân, đám đầy tớ, con nuôi con nhận của lão còn bàn cứ để lại. Nếu cần thì ướp thuốc!
- Rõ thối, chết không chôn để thối cho cả làng à?
- Thối cũng phải chịu. Đám gia nhân còn đang tính tẩy cả cái hồ sơ gốc Tầu của lão nữa đấy?
- Không phải ngưòi bên ta à?
- Chẳng ai dám quyết. Tôi đang sửa hồ sơ đây. Còn đám mõ đảng thì gõ trống, thổi kèn đưa ông ta lên đến tận đỉnh chói loà!
- Liệu đấy mà làm. Chẳng được ăn cái giải gì, lại khốn vì cái tội sửa hồ sơ cho lão!
- Bạc thế mà nói được à. Cái hàm quan cán này cũng của người ta ban cho. Nó bảo gì mà không phải làm theo. Bà liệu bé mồm một tý. Bức vách có lỗ tai, hàng rào có khe hở đấy…

Chuyện là thế. Rồi cái ngày chị em Bắc đưọc chọn vào đoàn học sinh đi thăm thành phố, và thăm “lăng Bác” cũng có lắm đề tài. Với lũ trẻ thì xem ra có đầy phấn khởi và hãnh diện. Với làng xóm, thật khó tránh tiếng ra tiếng vào. Người thì bảo rằng tại nhà ấy có cái bằng liệt sỹ chống lưng. Kẻ lại bảo vì chúng là con ông giáo! Phía ông giáo Bằng thì chẳng có lấy một chút phấn khởi nào. Riêng chị An, phần thương con đi xa, phần lo lắng cho chúng, nên chị đã sửa soạn từ quần áo, giày dép cho đến nắm xôi, chai nước cho con mang theo ăn đường. Đến lúc nhìn thấy cái khăn đỏ quấn quanh cổ của đứa cháu lúc trời mờ sáng, tự nhiên bà đội Lộc thở dài. Bà hết nhìn con Bắc, lại đến thằng Nam. Bà không nói lời nào nên không thể diễn tả được ánh mắt của bà vào lúc ấy ẩn chứa những gì? Xót thương hay vui mừng cho tương lai của con cháu?
Sau tuyến đường dài, chiếc xe chở học sinh dừng lại trong khuôn viên quảng trưòng Ba Đình. Đoàn hướng dẫn hùng dũng bước xuống. Họ khoa chân múa tay như những ông thầy bói mù, nay bỗng được sáng mắt nhìn thấy cảnh lạ mà họ từng tưởng tượng trước kia. Riêng đám học sinh thì ôm bụng nhăn nhó. Đứa mót đái, đứa đòi đi ỉa. Chúng nhốn nháo chạy quanh tìm kiếm nhà cầu. Kết qủa, không tìm ra nhà cầu, chỉ thấy đứng sừng sững trước mặt là một cái “lăng” thật lớn. Chúng chỉ chỏ, bảo nhau, như có người thật nằm trong đó mày ạ. Nghe thế, có đứa sợ qúa, lại nhịn không được, đái cả ra quần. Thấy vậy, vị trưởng đoàn liền ra lệnh tập họp học sinh vào đội ngũ để vào viếng “ bác”.
Trong nghiêm trang, yên lặng, đoàn học sinh đếm từng bước một đi về phía “lăng bác”. Khi đến trước những bậc thềm cao dẫn vào trong, trò Nam bỗng nhiên tung tăng nhẩy lên trước mấy bậc, rồi đứng quay mặt về phía đoàn học sinh, nói lớn tiếng:
- Chuột chết, có chuột chết. Thối qúa. Chôn nó đi!
- Chuột chết, đảng hết. Chôn nó đi. Chôn nó đi!
Nói xong, Nam ngã vật xuống trên bậc thềm. Nữ giáo viên dẫn đầu đoàn cũng là vị phụ trách trưòng trò Nam theo học, chạy vội đến đỡ em dậy. Người Nam mềm nhũn ra như một sợi bún, bất tỉnh. Cùng lúc ấy, lũ trẻ hoảng loạn, đứa thì gào thét gọi nhau không thành tiếng. Đứa bình tĩnh hơn thì thuật lại chuyện chính mắt thấy tai nghe về việc của Nam trước khi ngã xuống cho những người đứng sau cùng nghe. Câu chuyện càng lúc càng náo động. Nhưng thật nhanh, viên trưởng đoàn, có giọng nói lơ lớ như kiểu “ngộ ái nỉ” đến. Y nắm bắt tình hình rất nhạy. Y nghiêm mặt ra lệnh. Cấm tuyệt đối không ai được nói câu chuyện này ra ngoài. Nếu có ai hỏi thì bảo là trò Nam được bác giáng, dặn bảo: “Bác Hồ sống mãi trong quần chúng em”!
Lạ! Câu chuyện chỉ đơn giản thế mà rồi như mưa tuôn, như thác lũ, trở thành chuyện long trời lở đất. Gió thổi đến đâu, tin đến đó. Ở bất cứ nơi nào, từ cái chòi giữa đồng trống, hay căn nhà sàn bên vách núi, đến cái nhà trốc mái với bức vách gió lùa ở làng quê, lên tận những nhà tầng, đỉnh cao chói lọi ở giữa phố. Sang nhà ông quan đầu huyện, đầu tỉnh, đầu xã. Vào trong dinh thự, khách sạn, nhập dinh chủ tịch, tướng phủ, vào trại binh, đồn công an. Không một nơi nào, nhà nào mà không ám cái mùi hôi thối nồng nặc của con chuột chết. Nhà càng cao, dinh thự càng lớn, quan tước càng trọng, mùi hôi thối bốc lên càng nhiều. Người người xanh xao, ho lao thổ huyết vì dị ứng cái mùi ô uế ấy. Riêng phận quan cán vì tranh ăn nên phải qùy mọp đầu xuống đất, bái lạy mà hít lấy cái mùi ấy không một chút hổ ngươi, rồi gây họa cho đời!
Thật là một tai bay vạ gío cho dân, cho nước. May là trong bối cảnh chờ chết, cả muớc điêu linh, cả làng thống khổ, toàn dân chờ ngày khóac áo nô lệ cho giặc Tàu. Bỗng nhiên, em bé ra dấu, trẻ thơ lên tiếng, ngưòi già đứng đậy và ngưòi ngưòi cùng tiến lên: Chôn nó đi.
“Chôn Nó Đi” trở thành một hiệu lệnh. Thành một phong trào làm thay đổi đất nước.
“Chôn Nó Đi” là một giải pháp duy nhất và cấp bách cho toàn bộ mọi vấn đề Chính Trị, Xã Hội, Văn Hóa, và Tôn Giáo tại Việt Nam. Chuột chết, đảng hết. Chôn Nó Đi.
Viết vào mùa thu đau thương thứ 68 của dân tộc Việt Nam.
Tháng tám-2012
© Bảo giang
© Đàn Chim Việt

THEO DÒNG SỰ KIỆN:
  1. Bộ trưởng Nga đề nghị chôn cất Lenin
  2. Đào sâu chôn chặt 3 khái niệm: Thu hồi, đền bù, cưỡng chế
  3. Tại sao tôi chọn con đường hoạt động (Why I am an Activist)
  4. Cử tri đang kì vọng vào đại biểu do mình lựa chọn
  5. Những câu chuyện bên bàn nhậu: 1- Chọn người kế cận
  6. Nước Nga muốn chôn Lenin, còn người Việt thì sao?

nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/64590
===================================================================
Chôn nó đi (phần 2)

|
Chôn nó đi (phần 1)

Ai chôn nó đây?

Câu chuyện “Chôn Nó Đi”, nay không còn là chuyện thầm kín, riêng tư của một ai. Trái lại, đã là chuyện của mọi ngưòi, mọi nhà. Đi đến đâu, trong làng, ngoài ngõ, chợ búa, trường học, nhà thương, công tư sở, đồn binh, dinh thự. Chả có một nơi nào mà người ta không xôn xao bàn tán hay to nhỏ với nhau về chuyện: Chuột chết, Đảng hết, Chôn Nó Đi! Hơn thế, người người còn qủa quyết với nhau rằng: Đây là một giải pháp duy nhất và cấp bách cho toàn bộ mọi vấn đề Viêt Nam. Theo đó:
- Muốn cứu dân, cứu nước, cứu nhà. Phải chôn nó đi,
- Muốn chống xâm lăng, bành trướng, bắc thuộc. Phải chôn nó đi.
- Muốn xây dựng lại đất nước từ trong tang thuơng khốn khổ, vô lề luật thành một đất nước có luật pháp, có chủ quyền, có Độc Lập, có Tự Do, Dân Chủ, có Công Lý, Hòa Bình thì phải Chôn Nó Đi!
I. Tại sao lại phải Chôn Nó Đi?
Xem ra câu trả lời đã có sẵn ở trong lòng mọi ngưòi là:
- Vì Nó là đầu mối, là căn nguyên cản trở mọi sinh hoạt trong sáng của đất nước,
- Vì nó tạo nên những chia rẽ trầm trọng trong mạch sống, trong mọi sinh hoạt ở trong mọi tầng lớp của dân tộc.
- Nó làm suy đồi nền văn hóa nhân bản của dân ta.
- Nó làm băng hoại nền luân lý đạo đức của xã hội, phá hoại sự trang nghiêm lành thánh của tôn giáo.
- Vì Nó là thủ phạm, dìm đất nước vào cơn khủng hoảng tội ác. Là bậc thang đưa rước tàu cộng vào đặt nền móng thống trị trên quê hương Việt Nam ta.
Cơ bản là thế, nhưng không phải chỉ có bấy nhiêu chữ “Nó” là hết. Trái lại, còn rất nhiều những sự việc tồi tệ bắt nguồn từ chữ “Nó” đã tạo ra cho người dân và đất nước Việt Nam. Tuy thế, đó không phải là những lời kết tội vu vơ không chứng cớ, nhưng tất cả được xác minh bằng chính những văn bản còn lưu trữ. Kế đến, quãng dài 80 năm là thời gian qúa đủ để cho hai ba hế thệ nối tiếp nhau, có đủ thời gian để ngắm nhìn, đánh gía về một chế độ mà họ đã phải nếm mùi trên phần đất của mình. Dĩ nhiên, sự đánh gía ấy là sự cân đo của lý trí, của phân tích vì tương lai, vì lịch sử của dân tộc và đất nước, hơn là trả lời theo cảm tính giận hờn, thù ghét hay yêu thích! Nghĩa là, sự đánh gía không chỉ dựa vào những kết qủa có thể khách quan, phát sinh từ những hành động của họ đã gây ra cho dân tộc như tang thương chia lìa, mất mát. Cho xã hội là suy đồi nền đạo lý, văn hóa. Cho đất nước là mất Nam Quan, Bản Giốc, Trường Sa, Hoàng Sa… để họ đổ lỗi cho nhau và bảo đó là do hoàn cảnh xã hội tạo ra. Nhưng là dựa vào những văn bản chủ thể, làm nền, làm hướng đi, làm kim chỉ nam cho các hành động của nhà nước. Kế đến, sự đánh gía này cũng được cân đo bằng chính máu và nước mắt trong cuộc sống của người Việt Nam trong 80 năm qua. Như thế, sự kiện chọn lựa của người dân Việt phải được coi là một sự kiện rõ ràng, có ý nghĩa với lịch sử mai sau. Thí dụ như:
Nếu như ở giữa nhà bạn có một con chuột chết, nó đã sình thối lên, ruồi nhặng đến đậu, rồi dòi bọ sinh ra lúc nhúc sống ở trong đó; Không những thế, dòi bọ và lớp ký sinh từ xác con chuột này, ngày đêm không ngừng tấn công vào đời sống trong gia đình bạn. Để mặt tinh thần, nó gây ra bất hòa giữa cha mẹ, con cái và anh em đấu tố, hoặc là chém giết nhau. Mặt đời sống thì phải đi ra đi vào hít thở, tập làm quen với cái mùi ô uế, tàn độc do chúng tạo ra và đem đến cho cả gia đình bạn cuộc sống bạc nhược, bệnh họan thì bạn sẽ phải làm gì? Chôn Nó Đi hay quăng nó vào nhà cầu ư? Thường thì người ta làm như thế, nhưng xem ra ở Việt Nam lại chỉ xuất hiện hai thái độ, không theo khuôn mẫu bình thường ấy. Trái lại, rất bất bình thường.
1 . Thiểu số được lợi ích: Tiếp tục hò hét để nó ở giữa nhà như là một biểu tượng, hoặc gỉa, là kim chỉ nam cho cuộc sống bất hạnh từ tinh thần đến vật chất của chính gia đình của họ và của đồng loại để kiếm sống. (Gọi là đồng loại cho nó có vẻ sang vậy, chứ thực ra, trong mắt những con ngừoi cộng sản không có đồng loại. Chỉ có bác đảng và bầy nô lệ).
2. Tuyệt đại đa số, cái giận, cái uất có thể có ở trong lòng. Nhưng cho rằng, ấy không phải là việc của tôi. Ai muốn làm gì thì làm, miễn là tôi được yên hàn trong phận nô lệ hay không nô lệ cho chúng mà sống! (sợ hãi biến thành bạc nhược).
Chuyện tôi viết về con chuột chết với hai thái độ trên, nghe ra nó rờn rợn và đáng ghê tởm qúa. Nếu làm bạn nôn nửa, tôi xin lỗi trước. Nhưng thật ra, cái con chuột “xã hội chủ nghĩa”, hay cái đảng cộng sản do Hồ chí Minh du nhập vào đất nước ta trong hơn 80 năm qua còn đáng kinh tởm, đáng nôn mửa hơn là con chuột sình thối kia rất rất nhiều lần. Nghĩa là, con chuột chết với đầy những dòi bọ chui ra chui vào đó, thật ra, chỉ là một con chuột vẽ trên giấy nếu đem so sánh nó với con chuột “Cộng hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt cộng” của đảng cộng đang áp chế trên phần đất Việt Nam. Bởi vì, chính nhà nưóc cộng sản này đã, đang và còn manh tâm đưa dân tộc ta vào một cõi chết. Chết trong sợ hãi. Chết trong nô lệ. Chết vì mất nền tảng luân lý đạo đức của xã hội. Hoặc gỉa, họ đẩy ta vào sự sợ hãi lớp ký sinh từ con chuột chui ra, chui vào kia, để ta phải bám theo nó, hoặc phải yên lặng mà sống. Sống và chết trong cùng một sự sợ hãi tột cùng. Từ đó, kẻ khóc thì nhiều, người cười thì ít. Nhà nhà, ăn không ngon, ngủ không yên. Trẻ thơ hoảng hốt trong đêm. Người gìa trắng mắt ngồi chờ trời sáng. Đó mới chính là cái phần đáng kinh hãi của con chuột “cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt cộng” gây ra, mà tôi muốn nói đến.
II. Tại sao cái nhà nước “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt cộng” lại là một tai họa lớn cho dân tộc Việt Nam?
Như trên tôi đã viết, ngày nay người ta không dựa vào cảm tính hờn giận, thù oán, yêu thích để mà đưa ra những kết luận về cái xã hội chủ nghĩa Việt cộng đang áp đặt trên phần đất Việt Nam. Nhưng người người nhìn đến tận căn những tư duy, những văn bản làm nền tảng của tổ chức này đối với đất nước trong suốt 80 năm qua mà đánh gía về chúng. Trước hết là :
1. Tư duy của Hồ chí Minh và lá thư gởi Stalin đề ngày 31.10.1952
Sau khi cướp được chính quyền vào ngày 02-9-1945, Hồ chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Trong lúc nhiều ngưòi hy sinh xương máu của mình để bảo vệ tổ quốc thì chính Hồ chí Minh lại là kẻ có manh tâm giết hại nhân dân bằng một mưu kế ác độc lớn, mà Y gọi là đề án cải cách ruộng đất. Manh tâm độc ác này đã được biểu lộ toàn diện trong lá thư của Y gởi cho Stalin vào ngày 31.10.1952. Hồ viết:
“Đồng chí Stalin kính mến, Tôi gởi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của đảng Lao Động Việt Nam (tên của đảng cộng sản lúc bấy giờ). Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi và Van szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này”.
Có ba diểm chính trong lá thư này không tìm ra lời giải đáp:
1. Đề án cải cách ruộng đất của đảng CS được viết ra như thế nào?
2. Tại sao lại hoàn thành đề án này với sự chỉ đạo của hai người Tàu?
3. Tại sao phải xin và chờ chỉ thị của Stalin mới được đem ra thi hành?
Tuy nhiên, chỉ đọc lá thư này thôi, người ta sẽ có câu hỏi là: Khi viết lá thư này, Hồ chí Minh có coi tập thể người Việt Nam cùng nghĩa đồng bào với Y hay không? Hay Y là người Tàu, là tay sai của Stalin và người Việt Nam có tinh thần quốc gia, dân tộc phải bị đôn lên là những tội phạm đối với cộng sản nên phải bị tiêu diệt?
Cho đến nay, tôi cho rằng (dù không có bản thống kê trong tay, tôi chỉ phỏng đoán) có đến trên 90% dân chúng Việt Nam không hề nghe biết đến lá thư này, và càng không thể nắm bắt được cái tính nô lệ và tàn độc của tác gỉa gói ghém trong đó như thế nào. Tuy nhiên, dù không có lá thư ấy trong tay, không tìm hiểu được cặn kẽ chủ đích muốn tiêu diệt tinh thần dân tộc Việt trong là thư ấy của tác giả. Nhưng người Việt Nam là chứng nhân của sự kiện ngay sau khi về đưọc thành phố, Hồ chi Minh đã đem thi hành cái thư xin phép viết từ năm 1952, mà kết quả là có đến hơn 170.000 ngàn người dân Việt Nam bị đề án này giết chết. Nhìn cái kết qủa ấy, mọi ngưòi đều phải khẳng định là: Cái đề án ấy là một tội phạm đến nhân loai, không thể chấp nhận và tha thứ được.
Nói về chuyện này, bà Mõ ba, người có chồng cùng vào kháng chiến với Hồ, cũng phải rùng mình, oán hận. Bà kể: “Họ giết người dễ như giết một con gà. Thích giết là giết chẳng cần luật lệ. Ai có năm ba sào ruộng con trâu là bị kết án. Quê tôi, có đến mấy chục người bị giết. Ông chánh Thông từng tích cóp lương, gạo cho kháng chiến nhiều năm. Hơn thế, có hai con đi kháng chiến, một đứa què, một đứa là liệt sỹ sau chiến tranh, thế mà cũng bị Nó giết. Ông ta chết, cả làng cùng khóc, cùng để tang”. Còn khiếp hơn thế, họ đề ra một hiệu lệnh, “thà giết lầm hơn bỏ sót”. Thật là độc ác khủng khiếp. Người ngưòi trắng mắt chờ tiếng gõ cửa trong đêm! Họ cho con người sự sợ hãi tột cùng. Đó, không phải là lương tri của con người đối với đồng loại”.
Nay nhìn lại, những “trí phú địa hào” ấy, không phải là những “cường hào ác bá” như bị quy án. Trái lại, đều là những thành phần nòng cốt của xã thôn, của dân tộc Việt Nam. Họ đã bao bọc dân làng qua nhiều sóng gío, gần nhất là nạn đói năm 1945. Họ có lòng yêu quê hưong và lo gìn giữ giang sơn của nòi giống. Theo đó, việc Hồ chí Minh tiêu diệt những ngưòi này, không phải chỉ vì muốn cướp đoạt tài sản của họ mà thôi. Nhưng còn vì mưu đồ muốn tiêu diệt cho hết những phần tử dân tộc của Việt Nam. Hồ chí Minh là ngưòi Tàu hay người Việt Nam đây? Liệu Y có phải là một ngừơi Tàu gốc Hẹ được dịch thành Hồ chí Minh sau khi Nguyễn ái Quốc, theo tin của sở mật thám là đã chết vì bệnh lao phổi vào năm 1932 ở Hồng Kông hay không? Nếu phải thì việc hai ngưòi Tàu chỉ đạo cho HCM lập ra đề án giết dân Việt theo lá thư gởi cho Staline đã tìm ra câu trả lời.
Đó là chuyện còn dài. Nhưng nay, nếu thân nhân hậu duệ của những nạn nhân trong cuộc đấu tố, những thân nhân, gia đình liệt sỹ của các kháng chiến quân, hay liệt sỹ trong suốt thời kỳ chiến tranh 45-75 như bà đội Lộc, bà Mõ ba, hoặc gỉa, các cán bộ, đoàn đảng viên, và mọi tầng lớp Việt Nam đọc được lá thư này công khai qua báo chí, điện đài với những lời phê bình đứng đắn, hỏi xem, họ sẽ có đánh gía gì về Hồ chí Minh và các hành động của Y?
A. Đây là người thương dân thưong nước? Là kẻ tích cực lo cho sự Độc Lập của tổ quốc và lo toan cho sự ấm no, hạnh phúc của người dân?
B. Hay đây là tên đồ tể cuồng sát đã phạm vào những tội đại ác đối với nhân loại? Phải loại trừ Y ra khỏi cuộc sống của con người?
2. Giấy bán nước của Phạm văn Đồng.
Bên trong thì Hồ chí Minh tàn sát đồng bào Việt Nam, nhưng đối với Tàu cộng, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc ta thì Hồ một lòng cung kính. Việc thứ hai Hồ làm sau khi vào được thành phố là chỉ thị cho Phạm văn Đồng trong vai trò Thủ Tướng của nhà nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” ký văn bản công nhận chủ quyền trên biển của Trung cộng thuộc phạm vi các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Việc công nhận này có ý nghĩa gián tiếp cho rằng hai quần đảo ấy không phải là của Việt Nam. Trung Quốc tuyên bố đây là lãnh địa của họ thì Việt Nam tuân theo ý chỉ! Đồng viết:
CHÍNH PHỦ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ CÔNG NHẬN QUYẾT ĐỊNH VỀ HẢI PHẬN CỦA TRUNG-QUỐC
Thưa đồng chí Chu Ân-lai,
Tổng lý Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa,
Chúng tôi xin trân trọng thông báo tin để đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.
Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa trên mặt biển.
Chúng tôi xin kính gửi đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958
PHẠM VĂN ĐỒNG”

Bản văn này đã chứng minh một cách rõ ràng bản chất bán nước cầu vinh của hàng ngũ Việt cộng. Và nó cũng đủ chứng minh lý do tại sao cái nhà nước gọi là “Việt Nam dân chủ cộng hòa” do Hồ lãnh đạo đã hoàn toàn im lặng, nếu như không muốn nói là đã vui mừng nhảy múa, reo hò khi Tàu cộng chiếm được hai quần đảo này từ tay quân đội của Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974. Để rồi, tiếp theo cái công hàm quái gở này là những Hiệp Định, Hiệp Thương biên giới do Nguyễn văn Linh, Lê đức Anh, Lê khả Phiêu, Đỗ Mười, Nguyễn mạnh Cầm, Phan văn Khải, Võ văn Kiệt… tiếp nối quy hàng Trung cộng. Kết qủa, nhờ có những tên tuổi này mà những vùng đất của quê hương Việt Nam như Bản Giốc, Nam Quan, Lão Sơn, Tục Lãm và hàng ngản Km2 vịnh bắc bộ nay đã là phần nội địa của tàu cộng từ năm 1999 và 2000.
Và tệ hại không kém những phần đất đã bị bán đứt ấy, Nguyễn Tấn Dũng, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Minh Triết… đưa rước tàu cộng sang thầu và trúng thầu tất cả mọi công trình xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng từ cầu đường, đến các nhà máy điện từ bắc đến nam. Có thể nói, không còn một nơi chốn nào trên mảnh đất quê hương Việt thiếu dấu chân của quan cán Trung cộng vào ra mà không cần phải có giấy thông hành. Ấy là chưa kể đến việc tập đoàn VC còn đưa rước Tàu cộng vào xây dựng cơ sở (bí mật?) ở cao nguyên trung phần và được che dấu bằng cái mỹ từ khai thác Bauxite ở Đak Nông, Tân Rai, Nông Cơ? Hay những rừng đầu nguồn với khế ước thuê mướn dài hạn, không thuế hay thuế nhẹ, mà không một quan cán nào của VC đuợc phép bước chân vào đây nữa. Hỏi, sau 50 năm, vùng đất ấy là của Tàu hay của ta đây? Trong khi đó, dân ta không có một mảnh đất làm nhà? Tệ hơn thế, bị coi là bọn nô lệ ngay trên quê hương của mình!
3.Việt Minh Vận Động cho Việt Nam làm Chư Hầu Trung Quốc
Như thế, người Việt Nam phải làm gì để sống còn đây? Đặng xuân Khu, có tên chữ là Trưòng Chinh, tổng bí thư của cái đảng cộng sản này đã ra hiệu lệnh rồi: Xin làm nô lệ, làm chư hầu cho Trung cộng mà sống! Cùng theo tôn chỉ này, Phạm vũ Luận, viên bộ trưởng được gọi là bộ trưỏng văn hóa giáo dục của Việt cộng thì khuyên dân ta học tiếng tàu mà sống! Qủa là những nỗi tang thương và bất hạnh cho người dân Việt nam hôm nay. Bởi vì, sau đề án đấu tố của Hồ chí Minh, đến công hàm bán nước công khai của Phạm văn Đồng và những hiệp định hiệp thương về biên giới lén lút của những quan cán gọi là lãnh đạo của cái nhà nước “cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt cộng”. Tổ quốc Việt Nam đã mất đất, mất biển, nay dân Việt vẫn chưa hết tai ương. Trái lại, còn có cái văn bản chỉ đạo làm nền tảng căn bản cho hưóng đi của đảng Cộng sản Việt Nam do Đặng Xuân Khu, kẻ mở hội múa dao đấu tố người Việt Nam năm 1954 đề ra. Và theo chỉ đạo này Phạm vũ Luận, Ủy Viên TU muốn đem vào áp dụng từ trong học đường. Trường Chinh, một lãnh tụ, lý thuyết gia của VC, viết:
“Việt Minh vận động cho Việt Nam làm chư hầu cho Trung Quốc.
ỦY BAN HÀNH CHÁNH KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Hỡi đồng bào thân mến!
Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào! Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ ải Nam Quan đến mủi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế ?
Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối âu tây ấy – một cách viết rõ ràng có mau thật đấy – và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc.
Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta – mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế – có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không?
Còn nói gì đến y khoa của Âu Mỹ: Chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo! Có thế thôi! Hỡi đồng bào yêu mến! Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn Ðế quốc phương Tây đem qua xứ ta! Ta hãy bỏ nhà bảo sinh của chúng, bỏ bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu. Ta hãy trở về phương pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa hoc, phát minh v.v.
Ta hãy quét sạch lũ “trí thức” đã xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế quốc và thực dân! Chúc “Tổng phản công” và “Thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân”.
Trường Chinh , Tổng thư ký đảng Lao Ðộng ( cộng sản)”

Tôi khẳng định trong sự hiểu biết của mình rằng, Trong suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam, không có một văn bản nào làm xỉ nhục cho Quốc Gia và dân tộc Việt Nam như cái văn bản thối tha này. Tuy thế, đây lại là một văn bản làm nở mày nở mặt cho đảng cộng sản và nhà nước “Cộng hòa xã hội chủ Nghĩa Việt cộng” đấy. Nên, sau bao nhiêu năm nó nằm chìm trong đống rác đầy mùi ô uế, nay đến phiên Phạm Vũ Luân, theo lệnh đảng cộng sản… tàu, lại lôi nó ra và toan tính đem vào áp dụng tại học đường, bằng cach đưa chương trình học tiếng Tàu vào bậc tiểu học trên toàn quốc! Hỏi xem, đã đủ tủi nhục cho non sông và đất nước Việt chưa?
Hỡi người dân nô lệ, hãy cố gắng giữ lấy tiếng nói của mình. Đất ta có thể mất, nhưng dân tộc ta vĩnh viễn tồn tại khi ta còn tiếng nói và ngôn ngữ riêng của mình.
Thật vậy, ngày nay chúng ta còn tiếng nói riêng và còn có giang sơn sau cả ngàn năm bị bắc thuộc là vì, trong những thời kỳ ấy, tuy ta chưa có văn tự riêng cho mình, nhưng cha ông ta, đặc biệt, các ngừơi mẹ Việt Nam đã luôn luôn ngày đêm bồng bế, nâng niu con trên tay, đã ru con từ trong giấc ngủ thơ bằng tình tự quê hương qua những lời Ca Dao Việt. Đã ngày đêm dạy dỗ đàn con cùng nói tiếng Việt mà tiếng Việt còn, và đất nước Việt Nam còn. Nay cộng sản, qua Đặng xuân Khu rồi đến Phạm vũ Luận, kẻ thì xin làm nô lệ, chư hầu, kẻ thì công khai toan tính giáo dục trẻ thơ Việt Nam học tiếng Tàu ngay từ bậc tiểu học. (khởi đầu là vài, ba giờ, sau là năm, mười tiết. Hết tiểu học thì tiếp lên trung học?) Qúy vị hãy tự hỏi xem. Khi những con trẻ được dạy tiếng Tàu từ tuổi thơ ngây như thế, lớn lên, tiếng Việt có thể đã là ngôn ngữ phụ, chúng sẽ dậy dỗ những thế hệ kế tiếp bằng ngôn ngữ nào đây? Ta hay là Tàu?
Với những chứng cứ này, nếu chúng ta vẫn yên lặng, coi việc lên tiéng hay hành động chống lại những chủ trương của nhà nước cộng sản không phải là việc của mình, là chính chúng ta đã ngầm đồng thỏa thuận và đồng ý với họ trong hướng đi “môi hở răng lạnh” mà họ đã và đang theo đuổi. Khi đó, chúng ta cũng khó trách họ tự chuyên đưa đất nước vào lòng bắc thuộc. Hoặc gỉa, một ngày nào đó, quan cán Việt cộng, con cháu ta đem cuốn sử Việt viết bằng chữ Tàu đặt ngay trươc cửa nhà mình, hẳn không phải là chuyện chỉ có trong cơn ác mộng!
III. Ai chôn nó đây?
Có một câu chuyện nhỏ là, nếu bạn thấy một con chuột chết sình thối trong góc nhà, bạn làm gì?
- 1. Đem chôn nó đi? Đem vất nó vào trong nhà cầu, ấn nước?
- 2. Để đó cho anh, cho chị, cho em, hay cho cha mẹ, ông bà nội, ngoại quyét dọn. Việc ấy không phải là của tôi!
- 3. Nhằm gì, thối sình vài hôm rồi nó cũng hết!
Trách nhiệm đối với đất nước hôm nay cũng thế. Nó không chỉ lệ thuộc vào chuyện, ngưòi mang nó về thì phải triệt nó đi. Hay là đùn, đẩy cho ông A bà B. Nhưng là sự tự nhận lấy trách nhiệm trước lịch sử, trước tương lai của đất nước của tất cả mọi thành phần dân tộc, không kể gìa trẻ, chính kiến, tôn giáo. Đảng viên cộng sản hay là ngưòi ngoài đảng. Người trong nưóc hay người đang sống ở ngoài nước. Nghĩa là, trách nhiệm trước lịch sử trong giai đoạn này thuộc về chúng ta. Chúng ta không thể lẩn tránh trách nhiệm, đùn đẩy cho ngưòi khác, hay cho thế hệ khác. Bởi vì:
Hơn ai hết, chúng ta biết rõ ràng rằng: Với những văn bản căn bản làm nền xây dựng cho tổ chức cộng sản và những hành động thực tế của họ trong suốt 80 năm qua mà chúng ta còn hão huyền trông chờ vào một cuộc tự diệt, tự hủy hay thay đổi của cộng sản Việt Nam như các đảng cộng sản Liên Sô hay Đông Âu là chúng ta đang triệt tiêu chính quê hương và dân tộc của mình. Lý do, ở những nơi đó, họ luôn có ý thức và động lực tìm kiếm sự tiến bộ, phát triển về nhân cách và phẩm hạnh đạo đức của con người và của xã hội. Họ luôn muốn tìm đến ý nghĩa của sự Tự Do, Dân Chủ, Công Lý và hạnh phúc cho con người. Nghĩa là, họ luôn muốn tìm đến thế đứng vững vàng cho đất nước và cho ngưòi dân của họ trong xã hội.
Trong khi đó, đảng cộng sản tại Việt Nam, nguyên từ đầu đến cuối, bằng tất cả vốn liếng ấu trĩ trong suy luận, kém cỏi về mặt văn hóa của những quan cán trong hàng lãnh đạo, nên họ chỉ luôn luôn tìm phương cách quy hàng để ngoại bang ban cho họ được một chỗ dựa tốt. Cái chỗ dựa an toàn và tốt nhất mà quan cán Việt cộng luôn nhắm đến để ẩn thân, cậy nhờ ấy là thế “Môi hở răng lạnh”.
Theo cái thế này, đảng cộng sản và hàng quan cán cộng tại Việt Nam tự đánh gía mình là những cái răng sâu, răng thối, răng lung lay, răng gỉa, không khả năng đứng vững, nên cần phải có cái môi dầy của Trung cộng che chở bên ngoài cho khỏi lạnh. Với tư duy “đỉnh cao chói lọi” như thế, Việt Nam có mất Hoàng Sa, Trường Sa, Bản Giốc, Nam Quan, Lão Sơn, biển Tục Lãm, phần vịnh bắc bộ hay nhượng địa cho Trung cộng ở Tân Rai, Nông Cơ, Dak Nông, rừng đầu nguồn… không có gì là lạ! Bởi vì, đi theo tư duy đỉnh cao này, các quan cán Việt cộng càng lúc, càng phải quên nhân dân và đất nước Việt Nam mà phấn đấu, để cho Trung cộng chấm điểm. Muốn được chấm điểm tốt, thì phải phục vụ cho quyền lợi của bành trướng bắc phương. Như thế, việc người này lên, kẻ kia xuống chẳng qua chỉ là những vai đóng làm cái răng thối, răng sâu, răng gỉa trong một giai đoạn theo nhu cầu của TC muốn mà thôi? (vụ đấu đá nhau qua trường hợp ND Kiên, cũng không ngoài mục đích này. Tệ hơn, nó còn chủ trương làm lu mờ, làm tan biến đi phong trào bài bành trướng đang lên cao. Đây là điều tối nguy khác cho đất nước!). Riêng phần hại dân, mất nước, họ không hề biết đến. Và dĩ nhiên, họ cũng không thể biết được cái số phận thảm khốc của những chiếc răng thối, răng sâu kia sẽ ra sao sau khi cái vành môi dày kia đã ngậm chặt lại!
Như thế, nếu còn Việt cộng, Việt Nam sẽ không có một lối thoát, hay một đổi thay nào khác, (trừ một trưòng hợp có Ngô Quyền xuất hiện). Ngoài ra chỉ là kịch bản Trung cộng sẽ thay lớp răng thối, răng gỉa sắp rụng, ít có lợi cho mẫu quốc bằng lớp răng sâu khác, nhưng đem lại lợi nhuận cho họ nhiều hơn mà thôi
Khổ rồi bà Mõ ôi, nếu số phận Việt Nam ra như thế, chúng ta phải làm gì đây?
Nghe gọi hỏi, Bà Mõ Ba đứng dậy, với tay lên bàn thờ, cầm lấy cái mõ luôn để bên cạnh tấm hình bán thân của ông Mõ xuống. Bà ngắm nghía thật cẩn thận trên cái mõ, rồi chân thấp chân cao, bước đi theo dáng điệu của Mõ làng chân thật năm xưa. Vừa đi, tay bà vừa gõ đều trên cái mõ, kêu cóc…cóc…cóc… miệng bà truyền đi âm vang như ông hôm nào:
- Nghe đây nghe đây, làng xóm nghe đây: Muốn cứu dân cứu nước, cứu nhà. Muốn chống xâm lăng, bắc thuộc. Muốn đất nước có luật pháp, có chủ quyền có Độc Lập, có Tự Do, Dân Chủ, có Công Lý, An Bình thì phải chôn nó đi.
Phải chi, khi nghe tiếng mõ, người người, nhà nhà, cùng dứt khoát tiến lên. Tôi chôn nó… Anh chôn Nó… Chị chôn nó… Chúng ta chôn nó đi. Sau khi “Chôn Nó Đi”, chắc chắn tương lai nước Việt sẽ bước sang một trang sử mới. Trang sử của Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý, Hóa Bình, Thịnh Vượng. Mong lắm thay.
Phần 3, phần quan trọng nhất. Mời qúy bạn cho ý kiến: Chôn nó bằng cách nào đây?
Mùa thu 2012.
© Bảo giang
© Đàn Chim Việt

THEO DÒNG SỰ KIỆN:
  1. Chôn nó đi
  2. Ngụy quyền, phản động và phản quốc
  3. Tại sao tôi chọn con đường hoạt động (Why I am an Activist)
  4. Phản biện và phản kháng với trí thức Việt Nam
  5. Những câu chuyện bên bàn nhậu: 1- Chọn người kế cận
  6. Về mối quan hệ giữa Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường

nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/64687
======================================================================

Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001