Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

THIÊN HẠ BAO GIỜ CHO HẾT ĐĨ ?

THIÊN HẠ BAO GIỜ CHO HẾT ĐĨ ? 

Bài thơ Nôm “Bài hát đĩ” của Nguyễn Khuyến (bản R.1061)


Nguyễn Khuyến (1835-1909) có 2 bài thơ viết về gái đĩ rất nổi tiếng, đó là bài “Tây kĩ” (Đĩ Tây – thơ chữ Hán) và bài “Đĩ Cầu Nôm” (thơ chữ Nôm). Về bài “Đĩ Cầu Nôm” (ĐCN) thì rất nhiều trang thơ đã đưa ra nội dung. Tuy nhiên, bài “Đĩ Cầu Nôm” lại có nhiều dị bản khác nhau, trong đó có 1 bản ghi tựa đề là “Bài hát đĩ”.

Bài viết này Blog Người hiếu cổ xin giới thiệu nội dung bài “Bài hát đĩ” trích trong sách “Tam nguyên Yên Đổ thi ca” 三 元安 堵 詩 歌, bản khắc in năm Khải Định thứ 10 (1925) do Liễu Văn Đường tàng bản (Kí hiệu thư viện Quốc gia R.1061). Bài này so với các bản “Đĩ Cầu Nôm” phổ biến có nhiều sự sai dị, cũng xin chú thích cả phần sai dị để quý độc giả tiện theo dõi.
.
Trang 7b-8a (Click để phóng to)

























Bài Hát Đĩ ***


Trong thiên hạ, bao giờ cho hết đĩ,
Trời sinh ra vốn[1] để mà chơi.
Cho lở đất long trời, âu mới thích.[2]
Đĩ bào tử, nghề chơi càng lịch,
Tha hồ cho khúc khích chị em cười.
Người ba đấng, của ba loài,
Ngao ngán nhẽ như ai, thì đĩ mốc.[3]
Có tàn, có tán, có hương án bàn đọc,[4]
Ấy mới biết rằng đĩ có tông.
Giang hồ chẳng thú nào không,
Khắp Nam Bắc Tây Đông đều nức tiếng.
Đĩ mười phương, đĩ[5] cho đủ chín,
Còn một phương, để nhịn lấy chồng.
Chém cha cái số[6] đào hồng,
Chọn một kẻ anh hùng cho đáng số.[7]
Vợ bợm, chồng quan đành sự[8] đó,
Mai sau ngày giỗ có văn Nôm.[9]
_____________________________

[1] ĐCN: cũng
[2] ĐCN: Dễ mấy khi làm đĩ gặp thời, Chơi thủng trống long dùi âu mới thích
[3] ĐCN: Nếu những như ai thì đĩ mốc
[4] ĐCN: Đĩ mà có tàn, có tán, có hương án, có bàn độc
[5] ĐCN: chơi
[6] ĐCN: kiếp
[7] ĐCN: Bạn với kẻ anh hùng cho đứng số.
[8] ĐCN: phận
[9] ĐCN: thêm 1 câu “Cha đời con đĩ Cầu Nôm”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001