Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

CHIẾN DỊCH NĂM 1979: CÁC SỰ BỐ TRÍ BINH SĨ

Edward C. O’Dowd

Marine Corps University, Quantico
Ngô Bắc dịch
09.04.2012
Trong khi các nhà lãnh đạo đảng và các nhà ngoại giao Trung Hoa và Việt Nam đang trong tư thế điều đình, và đang cân nhắc trong các tháng giữa năm 1978, quân đội của cả hai bên đều đã chuẩn bị cho chiến tranh.

Vào giữa Tháng Bảy, Sư Đoàn 3 của Việt Nam di chuyển đến Lạng Sơn và bắt đầu tổ chức các sự phòng vệ của nó, đào hào chiến đấu. 16 Sư Đoàn 3 được thành lập hồi đầu thập niên 1960 trong Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nhì chống lại Hoa Kỳ, khi nó là một trở ngại bền bỉ chống lại “chương trình bình định” tại các tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi thuộc Nam Việt Nam.  Các sĩ quan và binh sĩ của nó là các chiến sĩ dày dạn, và nhiều người trong họ, xuyên qua sự can dự của họ vào các cuộc tấn công quan trọng của Bắc Việt trong các năm 1972 và 1975, có kinh nghiệm về các cuộc hành quân trên quy mô rộng lớn.

Sư Đoàn đã mau chóng được liên kết tại Lạng Sơn bởi Trung Đoàn Pháo Binh 166 và Trung Đoàn Phòng Không 272.  Trong Tháng Tám, Sư Đoàn Vận Tải 571 bắt đầu phái các đoàn xe vận tải đông đảo với đồ tiếp liệu cho Quân Khu Một và Quân Khu Hai, 17 và trong suốt nửa sau của năm 1978, nhiên liệu, binh sĩ, và đạn dược tiếp tục được di chuyển lên phía bắc trên Quốc Lộ 1 đến Lạng Sơn.  Súng phòng không được bố trí tại các địa điểm then chốt dọc theo biên giới, và binh sĩ được biệt trú tại các làng dọc theo Quốc Lộ 4 giữa Đinh Lập và Lạng Sơn.  Các thanh niên Việt Nam sinh sống tại khu vực biên giới cũng được huấn luyện về các kỹ năng quân sự căn bản.  Trong Tháng Mười Một, các xe tăng Việt Nam được nhìn thấy gần Ải Hữu Nghị (Hữu Nghị Quan trong tiêng Việt, Youyi guan trong tiếng Hán), nơi Quốc Lộ 1A băng qua biên giới tại Đồng Đăng.18

 Hồi đàu Tháng Hai 1979, Sư Đoàn 346 và Sư Đoàn 311 tập hợp tại Cao Bằng, nơi chúng được kết hợp với các Trung Đoàn 567 và 852. 19 Vào cuối năm 1978 hay trong các tuần lễ đầu tiên của năm 1979, Sư Đoàn 316A và Trung Đoàn 254 được bố trí đến khu vực Lào Cai, 20 nơi mà theo các phân tích viên tình báo Hoa Kỳ, chúng cũng được kết hợp với Sư Đoàn 345. 21

Không có các dấu hiệu về các sự bố trí không và hải quân Việt Nam trong các tuần lễ ngay trước cuộc xâm lăng. 22  
   
Các sự bày binh bố trận của Trung Hoa đến biên giới khởi sự trễ hơn sự bố trí đã có của QĐNDVN, nhưng chúng rộng lớn hơn nhiều, liên can đến khoảng ba mươi sư đoàn tính đến Tháng Hai 1979.  Các quân đoàn của Quân Khu Côn Minh và Quân Khu Quảng Châu đã là các đơn vị đầu tiên thiết lập các vị trí gần biên giới, với Quân Đoàn 55 và Quân Đoàn 42 của Quân Khu Quảng Châu bố trí trong Tháng Mười và Quân Đoàn 41 trong Tháng Mười Một. 23 Các đơn vị từ bên ngoài Quảng Châu và Côn Minh đã di chuyển đến bằng đường bộ và đường xe hỏa trong suốt khoảng từ Tháng Mười Một 1978 cho đến Tháng Hai 1979.  Một số đến từ rất xa: Quân Đoàn 20, thí dụ, đã di chuyển 1,200 cây số từ các căn cứ của nó tại Quân Khu Vũ Hán (Wuhan).  Các du khách ở xa mãi tận miền trung Trung Hoa có nhìn thấy các đoàn xe hỏa với trang bị quân sự hướng xuống phía nam 24 và đã tường thuật rằng nhiều đoạn của mạng lưới đường bộ và đường xe hỏa bị đặt ra ngoài giới hạn đối với các du khách ngoại quốc.  Một trong các đơn vị cuối cùng đảm nhận vị trí là Quân Đòan 13, đến từ Quân Khu Thành Đô (Chengdu).  Quân Đoàn 13 đã được bố trí dọc theo biên giới đối diện với Lào Cai trong Tháng Một hay Tháng Hai 1979. 25

Phía Trung Hoa đã thực hiện mọi nỗ lực để che dấu các sự chuyển quân này.  Sự lưu thông bằng đường bộ và xe hỏa diễn ra trong đêm, khi các đoàn xe hỏa dân sự được di chuyển khỏi đường rày chính để cho phép các đoàn xe chở binh sĩ ngang qua.  Các lệnh giới nghiêm được áp đặt trên các thị trấn và làng xã dọc theo đường chuyển quân, và trong ban ngày, các binh sĩ đã nghỉ ngơi tại các khu vực đã được che chắn khỏi tầm nhìn công khai.  Phần lớn Trung Hoa bị đóng cửa đối với người ngoại quốc trong năm 1978 và 1979, nhưng một số thành phố đã được mở cửa: tại nơi mà những thành phố này thuộc vào các khu vực nhạy cảm, chúng lại tạm thời bị đóng cửa.  Nhiều du khách đã quay trở lại Hồng Kông với các câu chuyện về các kế hoạch du lịch bị làm hỏng và các sự việc kỳ lạ trên các đường xá dẫn đến biên giới Trung Hoa – Việt Nam. 26

Các sự bố trí của Không Lực Trung Hoa [KLTQ, viết tắt trong Anh ngữ là PLAAF, chú của người dịch] diễn ra trong cùng thời khoảng.  Khoảng 1 Tháng Một, 1979, KLTQ đã khởi sự các sự chuẩn bị chiến tranh của nó tại Quảng Tây và Vân Nam, tái tổ chức cơ cấu chỉ huy của nó tại Quân Khu Quảng Châu và Quân Khu Côn Minh, sửa soạn các phi trường, và bố trí các vũ khí phòng không.  Hoạt động chính trị trong giới quân nhân không lực cũng được tăng cường.  Ít nhất 700 máy bay đã được chuyển vào trong khu vực, nâng cao sự bố trí tại hai quân khu lên khoảng từ 800 đến 1000 máy bay, và hơn 20,000 binh sĩ không lực đã được chuyển tới. 27 Để chứa nhập lượng khổng lồ đồ trang bị và số quân này, các nhân viên hậu cần của KLTQ đã dựng hơn 43,000 mét vuông lều tre và sửa chữa hơn 23,000 mét vuông nhà ở cũ.  Họ đã cấp phát 10,000 giường lưu động và đặt 200 cây số đường dây điện, hơn 32 cây số ống dẫn nước, và năm mươi cây số ông dẫn nhiên liệu bán thường trực đến ba phi trường riêng biệt. 28

Tại Biển Nam Trung Hoa, Hạm Đội Nam Hải của Hải Quân Trung Hoa [HQTQ, viết tắt trong Anh ngữ là PLAN, chú của người dịch], có tổng hành dinh đặt tại Zhanjiang thuộc tỉnh Quảng Đông, đã chuẩn bị giao chiến bằng việc tổ chức một lực lượng đặc nhiệm mới bao gồm một số các chiến hạm hùng hậu nhất của nó.  Khu trục hạm hạng Thành Đô (Chengdu-class) Guiyang (Quế Dương?) (treo cờ hiệu số 505) và tàu Thành Đô (Chengdu) (507) được bố trí cùng với một tàu chiến thứ ba, mang cờ hiệu số 48, 29 như một phần của biển đội [?] (biandui) 217. 30 Biển Đội 217 dường như đã hoạt động cùng với các tàu của các Nhóm (Groups, Đại Đội [?]: dadui) 1, 21, và 91.  Hải đội (squadron: dadui) 207, một thành phần của Nhóm Tàu 21, cũng đã tích cực trong các hoạt động của Biển Đội 217.  Thủy thủ và nhân viên hải quân QĐGPNDTQ đã chuẩn bị chiến tranh với việc học tập chính trị, bởi việc thực hiện công tác bảo trì, và với các sự thao diễn tập luyện, và khi Biển Đội 217 vừa mới được tổ chức, tiêu chuẩn về kỹ năng hải hành còn thấp.  Chưa tới 20 phần trăm số đạn phóng ra bởi các xạ thủ trên tàu [số?] bốn mươi tám bắn trúng mục tiêu của họ, và các chiếc tàu của biển đội phối hợp hoạt động kém cỏi: trong ít nhất một trường hợp ghi nhận được, một kẻ phụ trách phát dâu hiệu đã gửi đi sai dấu hiệu, khiến biển đội rơi vào sự rối loạn.  Các trở ngại này đã không báo trước điều tốt đẹp cho chiến sự sắp xảy ra. 31
_____

CHÚ THÍCH

17. Trong Tháng Tám, Sư Đoàn 51 đã phái một đoàn gồm 174 xe vận tải đến Quân Khu Hai để hỗ trợ các cuộc hành quân phòng thủ dọc biên giới phía bắc (Ban Khoa Học, Tổng Cục Hậu Cần, Lịch Sử Đoàn Ôtô 57 (History of the 51st Transportation Division) (Hà Nội: Tổng Cục Hậu Cần1981: 182).  Mức độ bảo mật: “Chỉ dành cho lưu hành nội bộ quân đội”.

18. Phỏng vấn với một cựu sĩ quan tình báo quân đội Hoa Kỳ, kẻ đã phát biểu với điều kiện một ẩn danh, April 17, 2001.

19. Viện Quân Sử Việt Nam, 55 Năm Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 1999), trang 403. Sự dàn quân của Sư Đoàn 346 được xác nhận trong quyển Zhong Yue Bienjing Ziwei Huanji Zuozhan Zhengzhi Gongzuo Jingyan Xuanbian: Shangce (Biên Soạn Về Các Kinh Nghiệm về Công Tác Chính Trị Trong Cuộc Phản Kích Để Tự Vệ Tại Biên Giới Trung Hoa – Việt Nam: Quyển 1) (Bắc Kinh: Tổng Cục Chính Trị Quân Đội Nhân Dân Giải Phóng, 1980), trang 394.  Quyển sách kể tên sau cùng với quyển thứ nhì cùng bộ từ giờ về sau được viết tắt là ZGJX-1 và ZGJX-2.

20. Lý lịch của Sư Đoàn 316A tại khu vực Lào Cai được tìm thấy trong ZGJK-1, trang 54.  Trung Đoàn 254 được xác định có mặt tại khu vực Lào Cai trong quyển ZGJK-1, trang 215.

21.  Phỏng vấn với một cựu sĩ quan tình báo quân đội Hoa Kỳ, kẻ đã phát biểu với điều kiện ẩn danh, April 17, 2001.  Sư Đoàn 345 được chỉ định thuộc về Quân Đoàn 6 mới được thành lập ngày 16 Tháng Tư, 1979.  Quân Đoàn 6 được bố trí tại Quân Khu Hai (55 Năm Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, trang 406).  Nhiều phần là đơn vị đã ở đó sớm hơn nhiều và rằng sự thành lập quân đoàn chỉ là một biện pháp để cải thiện sự kiểm soát các lực lượng đã sẵn được bày bố tại khu vực.  Li Jian, trong quyển Xin Zhongguo Liuce Fan Qinlue Zhanzheng Shilu (Lịch Sử Chân Thực Của Sáu Trận Đánh Của Nước Trung Hoa Mới Để Chống Lại Sự Xâm Lược), trang 327, phát biểu rằng Sư Đoàn 345 là một trong các sư đoàn mà Trung Hoa đã tiêu diệt.  Li Man Kin (The Sino-Vietnamese War) chấm định Sư Đoàn 345 có giao chiến tại khu vực Lào Cai vào ngày 17 Tháng Hai, 1979.

22. Phỏng vấn với một cựu sĩ quan tình báo quân đội Hoa Kỳ, kẻ đã phát biểu với điều kiện ẩn danh, April 17, 2001.

23. Phỏng vấn với một cựu sĩ quan tình báo quân đội Hoa Kỳ, kẻ đã phát biểu với điều kiện ẩn danh, April 17, 2001. Nguồn tin đã không thể nhớ lại hay từ chối không xác định các đơn vị của Quân Khu Côn Minh đã di chuyển hồi cuối năm 1978.

24. Phỏng vấn với một cựu sĩ quan tình báo quân đội Hoa Kỳ, kẻ đã phát biểu với điều kiện ẩn danh, April 17, 2001.

25. Phỏng vấn với một cựu sĩ quan tình báo quân đội Hoa Kỳ, kẻ đã phát biểu với điều kiện ẩn danh, April 17, 2001.

26. Phỏng vấn với một cựu sĩ quan tình báo quân đội Hoa Kỳ, kẻ đã phát biểu với điều kiện ẩn danh, April 17, 2001.

27. Các phi trường chính của Trung Quốc trong vòng 100 dặm (160 kilomét) đối với biên giới là Nanning (Nam Ninh) và Ningming (Ninh Minh) thuộc Quân Khu Quảng Châu, và Simao, Mengzi (Mông Tự) và Jinghong thuộc Quân Khu Côn Minh.  Phía Việt Nam có các phi trường có khả năng yểm trợ các hoạt động quân sự tại Kép, Phúc Yên (Hà Nội – Nội Bài), Gia Lâm, và Yên Bái.  Ngoại trừ Yên Bái, tất cả các phi trường này đều nằm trong phạm vi 100 dặm đối với biên giới.

28. Kenneth W. Allen, China’s Air Force Enters the 21st Century (Santa Monica, California: The Rand Corporation, 1995), các trang 94-6.

29. Con số 48 không phù hợp với số cờ hiệu đuôi nheo của bất kỳ tàu nào của Trung Quốc được liệt kê trong quyển Jane’s Fighting Ships (London: Jane’s Publishing Company, 1983) trong năm 1979.  Tàu hải quân Trung Quốc duy nhất liệt kê trong quyển Jane’s với các mã số “48” theo số trên cờ hiệu của nó là một tàu ngầm hạng Romeo-class, số cờ hiệu là 248.  Có thể là người viết bản báo cáo đã sai lầm bỏ sót mã số “2” ra khỏi số cờ hiệu; cùng có thể mã số 2 được bỏ sót vì các lý do an ninh.  Điều rõ ràng từ bản văn rằng chiếc tàu có các khẩu súng, nhưng điều này không loại trừ khả tính rằng nó là một chiếc tàu ngầm. Quyển sách của Jean Labayle Couhat nhan đề Combat Fleets of the World 1986/1987 (Annapolis, Maryland: Naval Institute Press, 1987), trang 333 trưng bày một ảnh chụp của Tân Hoa Xã năm 1971 về một tàu ngầm hạng Romeo với một cặp súng 25 milimét được gắn trên đài chỉ huy .  Tuy nhiên cũng có thể rằng tàu chiến 48 là một tàu đánh cá vũ trang nhưng quá nhỏ để gồm vào trong quyển Jane’s, hay nó có thể là một chiếc tàu của Bộ Ngư Nghiệp hay tàu dân sự khác bị trưng dụng cho công tác khẩn cấp.

30. Tố chức của Đội Hình 217 Formation như được trình bày trong ZGJX-1, trang 359.  Điều không rõ từ nguồn tin này rằng liệu các chiếc tàu khác được giao phó hay hoạt động một cách nào khác với đội hình.  Nguồn tin đề cập đến các đội và nhóm tàu hải quân khác (cả hai cấu hình được gọi chung trong Hán tự là dadui, nhưng trong cuộc nghiên cứu này, một nhóm (group) được xem bao gồm nhiều hơn một đội tàu) nhưng không nói rõ mối quan hệ của chúng với Đội Hình 217.
31. ZGJX, các trang 364-6.
____

Nguồn: Edward C. O’Dowd, Chinese Military Strategy In The Third Indochina War, The Last Maoist War, Routledge: New York, 2007, Chapter 4: The 1979 Campaign, các trang 45-73; Chapter 5: The Battle of Lang Son, February – March 1979, các trang 74-88; Chapter 0: Conclusion: the legacy of an “incredible, shrinking war”, các trang 159-166.       

Ngô Bắc dịch và phụ chú

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001