Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Ngô Văn Hải - Bản tham gia góp ý dự thảo Hiến Pháp

Ngô Văn Hải
Căn cứ: Nghị quyết số 38/2012/QH13 Ngày 23/11/2012 của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII; Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 28/12/2012 của bộ chính trị; Quyết định số 136/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi hiến pháp.
TÊN TÔI: Ngô Văn Hải 46 tuổi. Nghề nghiệp: Thợ nguội 3/7, (bằng cấp ngày 12/6/1988). Trình độ: Cử nhân kế toán (bằng cấp ngày 4/10/2011).
TRÚ QUÁN: Tổ 56a, Phường Nguyễn Thái Học – Thành phố Yên Bái – Tỉnh Yên Bái. Chứng minh thư nhân dân số: 060xx5289. Điện thoại cố định: 029.xx60212, Di động: 094xx16562, Email: NgovaHai@yahoo.com.vn
Hiện nay các trí thức, các chuyên gia luật và nhân dân đã có nhiều ý kiến tham gia về dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng như những kiến nghị về sửa đổi hiến pháp, nhất là bản lấy ý kiến kiến nghị sửa đổi hiến pháp của trang mạng bauxite đang lan truyền trên mạng. Tôi hoàn toàn đồng ý và có thêm một vài ý kiến góp ý sau:
Bản dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 chưa thống nhất được tư tưởng dân chủ chưa thể hiện được tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, cũng như ý trí của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập 2/9/1945. Còn mâu thuẫn về sự dân làm dân chủ và quyền lực chưa được ràng buộc kiểm soát tốt nhất. Cách mạng tháng 8/1945, ngày chiến thắng 30/4/1975 nhằm đem lại sự độc lập tự do cho đất nước và mong muốn xóa bỏ áp bức bóc lột trong kinh tế, nhưng với người dân có được thực sự độc lập tự do và có được “xóa bỏ áp bức bóc lột” trong chính trị hay không?
Các quốc gia luôn coi sự không can thiệp về chính trị, kinh tế, văn hóa… có quyền tự quyết về chính trị, kinh tế, văn hóa… mới là quốc gia độc lập tự do. Vậy cá nhân một người dân muốn được độc lập tự do có sự tương đồng đó không?
Về chính trị theo Wikipedia nghĩa rộng: “Chính trị theo nghĩa rộng hơn là hoạt động của con người nhằm làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực tiếp lên cuộc sống của những người góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung đó”. Nghĩa hẹp: “Chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước”.
Tôi không dẫn chứng, chứng minh nhiều vì nhà văn Trần Mạnh Hảo đã có bài phân tích rất kỹ sự mẫu thuẫn của dự thảo hiến pháp, tôi chỉ nêu 1 vài điều để làm rõ sự mâu thuẫn để sự góp ý làm bản dự thảo hiến pháp đúng tư tưởng cơ bản.
Ngay điều 2 hiến pháp năm 1992 và dự thảo sửa đổi hiến pháp quy định: “…nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân…
Về nghĩa dân chủ theo Wikipedia: “Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thông qua một hệ thống bầu cử tự do.” Hiểu đơn giản dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân và nhân dân có quyền lực tham gia thiết chế chính trị xã hội.
Điều 83 hiến pháp năm 1992, điều 74 dự thảo sửa đổi hiến pháp quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Năm.
Về nghĩa lãnh đạo theo Wikipedia: “Người lãnh đạo là người mà mọi người sẽ tuân theo và có khả năng hướng dẫn, định hướng cho người khác.” Như vậy lãnh đạo gồm 2 vế, có quyền lực để mọi người tuân theo và có khả năng hướng dẫn, định hướng cho người khác.
Chế độ chính trị nhà nước theo Wikipedia: “Chế độ chính trị của nhà nước có hai dạng:
- Chế độ chính trị dân chủ;
- Chế độ chính trị phản dân chủ: “bao gồm các hình thức nhà nước phát xít, nhà nước độc tài, nhà nước chuyên chế.
Khi có điều 4 đã làm mất đi tính dân chủ của điều 2, điều 74 của dự thảo hiến pháp, không còn sự tham gia của nhân dân về chính trị trực tiếp “lãnh đạo nhà nước”. Cũng như tham gia gián tiếp về chính trị qua quốc hội không còn, vì hầu hết đại biểu quốc hội là đảng viên đại diện cho tổ chức chính trị cộng sản. Đồng thời làm chế độ chính trị thành nhà nước chuyên chế không còn chế độ chính trị nhà nước dân chủ. Với quan điểm chính trị rộng và hiến pháp là bản khế ước giữa xã hội và nhà nước thì trong xã hội bao gồm nhân dân, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội dân sự - tôn giáo, các dân tộc, tổ chức, tập thể, cá nhân văn hóa – lịch sử - công luận báo chí, lên quyền lực xã hội được ràng buộc kiểm soát như sau:
1: Nhân quyền - Dân quyền
2; Nhà nước
3; Văn hóa - lịch sử - công luận báo chí
4; Các tổ chức chính trị, xã hội, dân sự, tôn giáo
Vậy dự thảo hiến pháp phải thể hiện những điều cơ bản về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức cơ bản của 4 quyền lực xã hội này, cùng với tiêu chí chân, thiện, mỹ, bản (bản sắc).
Với tất cả con người ở mọi tổ chức nhân quyền, chính trị, xã hội dân sự, tôn giáo, văn hóa, lịch sử, công luận báo chí đều có quyền tham gia lãnh đạo nhà nước.
Mọi người ở các tổ chức chính trị có quyền tham gia làm hội viên các tổ chức xã hội, tôn giáo, văn hóa, lịch sử, báo chí nhưng không được tham gia lãnh đạo và các hội viên các tổ chức xã hội, tôn giáo, văn hóa, lịch sử, báo chí có quyền tham gia làm thành viên, lãnh đạo các tổ chức chính trị.
Mọi người và các tổ chức chính trị, xã hội dân sự, tôn giáo, văn hóa, lịch sử, công luận báo chí, nhà nước có sự độc lập tự do tương đối và sự thống nhất là chỉ tuân theo hiến pháp, pháp luật.
Ở phần nhân quyền nhất quyết phải có điều luật: “Công dân có quyền soạn thảo, góp ý và phúc quyết hiến pháp và pháp luật”.
Về việc tư hữu trong phần nhân quyền theo tôi đất phải được tư hữu, sẽ do cá nhân, tập thể và nhà nước sở hữu tách biệt đó mới đúng quy luật muôn đời.
Ngay một quốc gia muốn độc lập, tự chủ trước tiên quốc gia đó phải có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ… Vậy cá nhân phải có quyền sở hữu đất thổ cư, đất tư liệu sản xuất, chỉ có tài nguyên trong đất sẽ do nhà nước sở hữu để phân phối toàn xã hội. Cũng như cặp phạm trù cái riêng, cái chung, cái đơn nhất đã chỉ rõ: “Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung được lặp lại trong nhiều sự vất, hiện tượng, quá trình riêng lẻ”. Mà sở hữu là thuộc tính được lặp lại của nhiều cá nhân con người, cũng như hàng nghìn năm lịch sử nhân loại. Vậy sở hữu là thuộc tính chung chứ không phải mang cái riêng gom lại là thành cái chung.
Vấn đề cơ bản là quyền lực nhà nước được ràng buộc kiểm soát như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất cho xã hội, theo tôi quyền lực nhà nước được ràng buộc kiểm soát như sau:
1; Lập pháp
2; Hành pháp
3; Tư pháp
4; Xã hội dân sự
Như vậy nhà nước không những tam quyền phân lập ràng buộc kiểm soát nhau mà quyền lực thứ tư là xã hội dân sự gồm nhân quyền, dân quyền, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội dân sự, tôn giáo, văn hóa - lịch sử - công luận báo chí của nhân dân sẽ ràng buộc kiểm soát cả 3 nhánh quyền lực nhà nước.
Hiến pháp phải thể hiện những điều cơ bản về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, cơ cấu tổ chức cơ bản của 3 nhánh quyền lực nhà nước này. (nhánh quyền lực 4 đã có ở trên)
Phải có điều luật quy định rõ: “Các lực lượng vũ trang phải duy trì tính trung lập về chính trị, đặt lợi ích của nhân dân, của tổ quốc lên trước bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào”.
Cả 4 nhánh quyền lực này đều độc lập tương đối và sự thống nhất là chỉ tuân theo hiến pháp, pháp luật. Đồng thời hiến pháp, pháp luật đều phải do nhân dân có quyền soạn thảo, góp ý và phúc quyết nó mới thể hiện được quyền lực thực sự thuộc về nhân dân. Về kỹ thuật ràng buộc kiểm soát quyền lực nhà nước, nhà trí thức Mai Thái Lĩnh đã phân tích trong bài: “Những khuyết điểm nghiêm trọng của hiến pháp 1946” tôi hoàn toàn đồng ý không trình bày lại ở đây.
Về các nguồn lực kinh tế quốc gia có sự ràng buộc kiểm soát như sau:
1; Nhân lực
2; Tri thức, khoa học, công nghệ
3; Lãnh thổ, môi trường, tài nguyên
4; Tài chính, nguồn vốn, ngân sách
Hiến pháp phải thể hiện những điều cơ bản về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, cơ cấu tổ chức cơ bản của các cơ quan nhà nước quản lý về các nguồn lực kinh tế quốc gia.
Sự quan lý phải đem lại hiệu quả cao nhất và phải chịu trách nhiệm khi thất thoát kém hiệu quả bằng trách nhiệm chính trị, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự. (trách nhiệm chính trị là phải từ bỏ quyền lực đúng nghĩa chính trị hẹp)
Nhân lực không phải chỉ thể hiện bắng số lượng mà phải bằng chất lượng, chất lượng không chỉ thể hiện ở thể lực mà còn bằng chí tuệ. Để có nhân lực tốt thì cầu phải tuyển dụng đúng nhân lực tốt mới tạo nền tảng cho giáo dục, học tập của nhân lực. Đồng thời nhà nước phải đảm bảo và phát triển thể lực cho nhân lực tốt, đủ, không những hiện tại mà còn ở tương lai.

Tri thức, khoa học, công nghệ phải được phát triển theo kịp thế giới và phải được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, quản lý… Khi mua tri thức, khoa học, công nghệ phải ở dạng tiên tiến hiện đại nhất mới tạo năng suất cao, để tạo tiền đề phát triển xã hội.
Nhà nước phải đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo mà cha ông để lại, cũng như về môi trường (môi trường sống, môi trường làm việc) phải trong lành, ổn định, công bằng… Sử dụng tài nguyên phải đạt hiệu quả kinh tế cao nhất cho đất nước nếu không hiệu quả và nguy cơ nguy hiểm lớn phải nghiêm cấm không được khai thác.
Về nguồn vốn khi sử dụng, vay phải bảo tồn được nguồn vốn nếu thất thoát, kém hiệu quả phải chịu trách nhiệm chính trị, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự. (trách nhiệm chính trị là phải từ bỏ quyền lực đúng nghĩa chính trị hẹp). sử dụng ngân sách phải phù hợp đem lại sự ổn định, an sinh và tạo tiền đề phát triển xã hội, nghiêm cấm sử dụng ngân sách cho các tổ chức chính trị.
Với tư tưởng dân chủ, quyền lực thuộc về nhân dân, hiến pháp là bản khế ước giữa xã hội và nhà nước: Thì hiến pháp phải đảm bảo về nhân quyền,dân quyền của nhân dân, đảm bảo quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế của nhà nước được ràng buộc kiểm soát tốt nhất để đem lại sự phát triển của xã hội.
Như vậy dự thảo hiến pháp về bố cục kết cấu gồm: Lời nói đầu (theo kiến nghị và dự thảo hiến pháp 2013 của trang mạng Bauxite việt Nam) “Kế tiếp nền văn hiến và truyền thống bất khuất của các thế hệ tiền nhân đã dựng xây và bảo vệ đất nước, đã đấu tranh vì tự do và độc lập của dân tộc, vì một xã hội công bằng, dân chủ và tôn trọng pháp quyền, vì mục tiêu hạnh phúc và tự do của các thế hệ hiện tại và tương lai, chúng tôi, nhân dân Việt Nam, thông qua các đại diện của mình, xây dựng bản Hiến pháp này”.
Chương I: Quy định chung. Chương II: Nhân quyền. Chương III: Các cơ quan hiến định độc lập. (Ủy ban bảo vệ nhân quyên; Ủy ban bảo vệ sự độc lập, bản sắc văn hóa, lịch sử, công luận; Ủy ban bảo vệ sự độc lập các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, dân sự, tôn giáo; Ủy ban bầu cử; Ủy ban bảo vệ nguồn lực kinh tế quốc gia; Ngân hàng trung ương; kiểm toán và Hội đồng hòa giải dân tộc) Chương IV: Lập pháp. Chương V: Hành pháp. Chương VI: Tư pháp. Chương VII: Tự quản địa phương. Chương VIII: Quản lý các nguồn lực xã hội. Chương IX: Sửa đổi hiến pháp. Chương X: Điều khoản chuyển đổi.
Với kiến thức còn hạn hẹp, cũng như thời gian không cho phép tôi vẫn mong muốn góp một vài ý kiến để bản dự thảo hiến pháp được hoàn thiện và sống mãi với thời gian.
Công dân Ngô Văn Hải
Yên bái ngày 4 tháng 2 năm 2013

Khách gửi hôm Thứ Ba, 05/02/2013          
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20130204/gop-y-du-thao-hien-phap
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001