BBT Phía Trước
Cùng với một số cộng tác viên ở nhiều nơi, trong năm qua Phía Trước
tiếp tục có thêm sự cộng tác của nhiều cây bút giá trị – từ sinh viên,
giáo viên, nhà báo, bloggers, Facebookers, cho đến nhà văn, các chuyên
viên kinh tế, sử gia và nhiều chuyên ngành khác.
Nhưng những bài viết nào được độc giả Phía Trước thích nhất? Dưới đây là Top 10 các bài được đọc nhiều nhất trong năm 2012.
Theo thứ tự ngược lại (không được nhìn trộm!):
10. Bình đẳng giới ở Việt Nam: Bức tranh nhiều gam màu sáng – Đoàn Lan, TCPT số 17: “Hàng
ngàn năm chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo “trọng nam khinh nữ”, cả
cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam chỉ được coi như
là “cái bóng” của người đàn ông với những quan niệm như “xuất giá tòng
phu, phu tử tòng tử”. Hơn 60 năm kể từ khi quyền của người phụ nữ Việt
Nam lần đầu tiên được khẳng định “nam nữ bình quyền” trong bản Hiến pháp
1946, bức tranh bình đẳng giới ở Việt Nam đã có thêm nhiều gam sáng
màu”.
9. Thống đốc Nguyễn Văn Bình? (Phần 3) - Thường Sơn: “Vào
cuối tháng 5/2012, lần thứ hai kể từ khi nhậm chức, Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã công bố tỷ lệ nợ xấu. Lúc này, điều đáng
ngạc nhiên đối với các đại biểu Quốc hội là tỷ lệ nợ xấu đã lên đến 10%
chẵn, so với tỷ lệ chỉ có 3,4% mà ông Bình công bố cũng trước Quốc hội
vào tháng 11/2011. Như vậy chỉ trong thời gian 6 tháng, tỷ lệ nợ xấu
trong hệ thống ngân hàng đã tăng gấp ba lần. Chỉ có điều trong suốt thời
gian đó, Ngân hàng nhà nước đã không một lần thông tin về diễn biến
“tăng trưởng” đáng kinh ngạc như thế”.
8. Lãi suất và tín dụng: Ai đã “qua mặt” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng? – Thường Sơn: “Giờ
đây, giới phân tích kinh tế và giới bình luận chính trị ở Việt Nam có
lẽ đang hướng đến câu hỏi: Làm thế nào mà Nguyễn Tấn Dũng lại bị Nguyễn
Văn Bình qua mặt? Người đóng vai trò “tổng đạo diễn” sau lưng Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ai – ‘bố già’ nào?”.
7. Thống đốc Nguyễn Văn Bình? (Phần 2) – Thường Sơn:
“Hơn bất kỳ một quan chức nào, Nguyễn Văn Bình đã trở thành “Nhân vật
của năm 2011” như trang tin VnExpress bình chọn, với những kết quả rõ
rệt phục vụ cho nhóm tài phiệt ngân hàng chỉ trong chưa đầy nửa năm nhậm
chức. Thành quả lớn nhất mà nhóm tài phiệt ngân hàng đã đạo diễn trên
sân khấu thôn tính có lẽ là cái tên Phương Nam. Từ vị thế một kẻ hành
khất, ngân hàng này đã được biến thành một đế vương”.
6. Chiến lược bất đối xứng của Việt Nam: Địa thế mang lại nhiều thuận lợi hơn phía Trung Quốc – Đặng Khương chuyển ngữ: “Về
mặt chiến lược, Việt Nam thực sự có lợi thế hơn nhiều so với Trung
Quốc. Lâu nay Việt Nam miêu tả mình như một kẻ yếu trước thế giới, nhưng
thực sự họ lại sở hữu phần lớn các đảo tại quần đảo Trường Sa đang có
nhiều nước tranh chấp, trong khi Trung Quốc chỉ có một nửa các rạn san
hô và các bãi đá ngầm. Trong khi hạm đội Trung Quốc không ngừng mở rộng
cùng với kỹ thuật tiên tiến thì họ phải cũng trải qua một khoảng cách
[đường biển] khá rộng để có thể đặt chân lên các vùng mà họ tuyên bố có
chủ quyền”.
5. Trận chiến chính trị Việt Nam nóng dần giữa lúc nền kinh tế chao đảo – Hồng Phúc chuyển ngữ: “Một
vòng đấu đá mới giữa các phe nhóm đã bắt đầu và ‘chiến trường chính là
cải cách kinh tế và tính trung thực bao gồm cả khu vực doanh nghiệp nhà
nước, hệ thống ngân hàng, và thanh trừng tham nhũng ở quy mô lớn’”.
4. Thống đốc Nguyễn Văn Bình? - Thường Sơn: “Sự
thay đổi khá bất ngờ về nhân sự chủ chốt trong đảng đã khiến cho con
tàu chính quyền chao đảo. Đó và đây đang diễn ra một cuộc “chạy loạn”
khá quyết liệt. Không có gì dễ hình dung hơn việc những cấp dưới thân
cận và thường xuyên phục vụ cho quyền lợi nhóm của gia đình Nguyễn Tấn
Dũng đang phải tìm đường thoát thân, trước khi nghĩ đến một bến đỗ mới
và cũng trước lúc mọi chuyện trở nên tồi tệ không lường trước. Một trong
những người được xem là thủ hạ thân tín nhất của thủ tướng đương nhiệm
là Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình”.
3. Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng? (Phần 2) – Thường Sơn: “Dường
như sự tương phản trong một nhân vật – có thể được coi là có ngoại hình
“chính khách” nhất trong Bộ Chính trị Việt Nam – với tật nói vo thiếu
tư duy đang biểu hiện rõ hơn. [...] Sự tồn tại của Nguyễn Tấn
Dũng như thể đang giữa ngã ba đường, khi cả hai ngả đường rẽ về Trung
Quốc và Mỹ đều đã bị án ngữ bởi những vật cản tăng tiến theo cấp số
nhân”.
2. Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng? (Phần 3) – Thường Sơn: “Mọi
chuyện đang bị đẩy đến trạng thái “quyết liệt” – từ ngữ mà Nguyễn Tấn
Dũng hay dùng để mô tả những cố gắng mang sắc màu mị dân của ông. Nhưng
làm sao tình thế sẽ trở thành sự đồng điệu giữa các phe phái tranh chấp
như một cơ chế “win – win”, cả hai cùng thắng? [...] Dù còn khá sớm để
khẳng định, nhưng chính trường Việt Nam đang manh nha một không khí “hồi
tố” nào đó. Liệu trong tương lai không quá xa, bầu không khí ấy có thể
hướng đạo một sự kiện lịch sử: Vụ án Nguyễn Tấn Dũng?”.
1. Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng? – Thường Sơn: “Với
vai trò độc tôn trong hệ thống chính quyền và gần như độc tôn trong cả
hệ thống đảng, những gì mà Nguyễn Tấn Dũng cần làm giờ đây và trong
tương lai là gìn giữ được quyền lực và tài sản của ông và của gia đình
ông. Về việc này, những người như Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn đã suy ngẫm
một cách hết sức nghiêm túc, vì khác với các nước phương Tây, Việt Nam
lại quá gần Trung Quốc, luôn kế thừa quốc gia khổng lồ này không chỉ vô
số thủ đoạn chính trị mà cả những hậu quả chính trị không thể lường
trước”.
nguồn:http://phiatruoc.info/top-10-nam-2012-muoi-bai-duoc-doc-nhieu-nhat-tren-phia-truoc/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001