Chương trình ca nhạc “Cám Ơn Người”
tại Harrah’s Philadelphia hôm Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012 đã giải tỏa
những thắc mắc về ca sĩ Khánh Ly trước những lựa chọn sẽ về Việt Nam
hát. Khác với những lần phỏng vấn trước đây, Khánh Ly đã trả lời với ký
giả BBC Việt Ngữ Lê Quỳnh rằng cô muốn “kết thúc ở nơi bắt đầu.”
“Cám Ơn Người” cũng chính là lời cám ơn của giới hâm mộ đến ca sĩ Khánh Ly để ghi nhận những đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam trong suốt 50 năm qua. Người tổ chức chương trình, ông Nguyễn Thanh Hà đã dùng sân khấu này để vinh danh ca sĩ Khánh Ly: “Cho dù những ngả rẽ sắp tới như thế nào thì ca sĩ Khánh Ly cũng vẫn luôn là một tượng đài lớn trong lòng người hâm mộ.”
Ca sĩ Khánh Ly cho biết đây là một quyết định khó khăn của cô lúc về già. Một mặt cô cảm thấy có một món nợ tinh thần đối với những gì thuộc về hải ngoại. Một mặt có những tiếng gọi thân thiết từ bạn bè thân hữu bên trong không thể nào tránh né. Cho dù cô không chủ động đến với quyết định này nhưng do thiện chí của những thân hữu ngày xưa đã dần dần hoàn thiện những bước chọn lựa, có thể nói là rất quan trọng cho quãng đường cuối cuộc đời.
Và cũng như là một ý nguyện mang dấu ấn của lương tri khí chất “rất Khánh Ly,” ca sĩ sẽ có sự chuyển hướng về tư tưởng – sẽ dùng tiếng hát lúc cuối đời cho những công việc từ thiện và phụng sự đức tin tôn giáo. Như là lời trần tình sâu thẳm trong tâm hồn và nhằm bảo chứng cho tấm lòng phục vụ nhân sinh và xã hội, Khánh Ly nói rằng phụng vụ cho công việc từ thiện chính là lý do để cô cảm thấy bình yên hơn trước những lời chỉ trích từ các phía trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại.
Ca sĩ Khánh Ly đã để lại một di sản ca hát đồ sộ coi như là “Nhất Ðại Ca Hậu” của Việt Nam tương tự như Ðặng Lệ Quân của thế giới Hoa Ngữ giữa lằn ranh Quốc-Cộng như ở Trung Quốc-Ðài Loan trong thập niên 60-70. Cùng với tên tuổi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, vận mệnh và tên tuổi của họ gắn chặt vào nhau một cách tràn đầy kịch tính hơn nữa. Trịnh Công Sơn chọn ở lại Việt Nam kêu gọi “nối vòng tay lớn” trong lúc đó Khánh Ly sang Hoa Kỳ và trở thành một thành trì niềm tin mới.
Nhiều ca sĩ đã về Việt Nam như Hương Lan, Chế Linh, Lệ Thu… Tuy nhiên, trường hợp Khánh Ly có điều khác biệt. Ðúng ra cô là một di sản mang tính tượng đài nghệ thuật tiêu biểu trước năm 75 ở miền Nam. Khi Khánh Ly về nước ca hát rồi thì nhiều người mang di sản Việt Nam Cộng Hòa vẫn cảm thấy có sự mất mát nào đó không thể nói ra được.
Cũng có người nói rằng, trường hợp Khánh Ly như một bình rượu ngon đã được chưng cất gần 40 năm ở hải ngoại, càng để lâu (không về) thì càng quý. Không về nước thì đó sẽ như là bình rượu có giá trị mang tính bảo tàng – kịch tính về lịch sử thật sẽ lưu lại cho nhiều hậu thế trầm tư.
Nhưng ở một mặt khác, một thế giới khác của Việt Nam quốc nội cũng cần thưởng thức hương vị này. Ở vị trí của một ca sĩ muốn đem dâng tiếng hát cho đời làm sao có thể kiên trì với khán giả hâm mộ mình mãi được.
Nhất Ðại Ca Hậu
Ở Ðài Loan, Ðặng Lệ Quân chết trẻ vào thập niên 90 cho nên không cần phải lựa chọn khi thị trường âm nhạc của Hoa Lục mở rộng và gọi mời. Khánh Ly của Việt Nam phải đối diện phải trào lưu văn nghệ giữa hai làn sóng khán giả mới. Ở một vị trí rất mong manh của người ca sĩ, không ai muốn làm mất mát khán giả của bên nào.
Nhưng tất cả vẫn còn là trong chữ “NẾU,” nếu không đặt cô vào vị trí quá khó xử. Những người tổ chức chương trình ở Việt Nam cũng biết cô có những ưu tư và cố gắng hết sức sắp xếp những điều này.
Rồi cũng như là một sự sắp xếp khéo léo của đêm tổ chức chương trình “Cám Ơn Người,” một số nhân vật trong cộng đồng tại Philadelphia đã có mặt và trao cho Khánh Ly những món quà kỷ niệm với ngụ ý nhắn gởi rằng, cho dù sau này sự nghiệp của Khánh Ly có chuyển hướng như thế nào thì 50 năm ca hát của cô vẫn là một kho tàng nghệ thuật không thể nào phai nhạt. Người hâm mộ Khánh Ly ghi nhận dấu mốc này.
Xem Khánh Ly hát càng thấy rõ tố chất thiên phú có một không hai, tràn ngập – vang dội, như làm tan vỡ không gian. Cho đến giờ này nhiều người vẫn thắc mắc Khánh Ly và Trịnh Công Sơn ai làm nên tên tuổi cho nhau. Không có Trịnh Công Sơn thì không có Khánh Ly. Ðiều này có thể đúng. Nhưng không có Khánh Ly thì chưa chắc họ Trịnh có động lực sáng tác nhiều vì Khánh Ly đã làm những ca khúc lan tỏa ngoài kỹ thuật của một ca sĩ.
Khánh Ly còn là một ngòi bút với giọng văn xuôi ngẫu hứng có giai điệu đặc sắc, hiếm có trong giới ca sĩ.
Lý tưởng kiên trì tạo thành kịch tính. Phong cách của một “Diva” chính hiệu tạo nên sức thu hút vô bờ. Ðường nét rất tài tử của Khánh Ly dù qua làn hơi thuốc lá vẫn chưa hề phai nhạt. Nhưng rồi “người người đều quy lão.”
Khánh Ly cho biết nay cô cũng đã già, trở về nơi bắt đầu cũng là một lời cám ơn và là một điều hợp đạo lý.
Theo Nguoi-viet.com
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/68584
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
“Cám Ơn Người” cũng chính là lời cám ơn của giới hâm mộ đến ca sĩ Khánh Ly để ghi nhận những đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam trong suốt 50 năm qua. Người tổ chức chương trình, ông Nguyễn Thanh Hà đã dùng sân khấu này để vinh danh ca sĩ Khánh Ly: “Cho dù những ngả rẽ sắp tới như thế nào thì ca sĩ Khánh Ly cũng vẫn luôn là một tượng đài lớn trong lòng người hâm mộ.”
Ca sĩ Khánh Ly cho biết đây là một quyết định khó khăn của cô lúc về già. Một mặt cô cảm thấy có một món nợ tinh thần đối với những gì thuộc về hải ngoại. Một mặt có những tiếng gọi thân thiết từ bạn bè thân hữu bên trong không thể nào tránh né. Cho dù cô không chủ động đến với quyết định này nhưng do thiện chí của những thân hữu ngày xưa đã dần dần hoàn thiện những bước chọn lựa, có thể nói là rất quan trọng cho quãng đường cuối cuộc đời.
Và cũng như là một ý nguyện mang dấu ấn của lương tri khí chất “rất Khánh Ly,” ca sĩ sẽ có sự chuyển hướng về tư tưởng – sẽ dùng tiếng hát lúc cuối đời cho những công việc từ thiện và phụng sự đức tin tôn giáo. Như là lời trần tình sâu thẳm trong tâm hồn và nhằm bảo chứng cho tấm lòng phục vụ nhân sinh và xã hội, Khánh Ly nói rằng phụng vụ cho công việc từ thiện chính là lý do để cô cảm thấy bình yên hơn trước những lời chỉ trích từ các phía trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại.
Ca sĩ Khánh Ly đã để lại một di sản ca hát đồ sộ coi như là “Nhất Ðại Ca Hậu” của Việt Nam tương tự như Ðặng Lệ Quân của thế giới Hoa Ngữ giữa lằn ranh Quốc-Cộng như ở Trung Quốc-Ðài Loan trong thập niên 60-70. Cùng với tên tuổi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, vận mệnh và tên tuổi của họ gắn chặt vào nhau một cách tràn đầy kịch tính hơn nữa. Trịnh Công Sơn chọn ở lại Việt Nam kêu gọi “nối vòng tay lớn” trong lúc đó Khánh Ly sang Hoa Kỳ và trở thành một thành trì niềm tin mới.
Nhiều ca sĩ đã về Việt Nam như Hương Lan, Chế Linh, Lệ Thu… Tuy nhiên, trường hợp Khánh Ly có điều khác biệt. Ðúng ra cô là một di sản mang tính tượng đài nghệ thuật tiêu biểu trước năm 75 ở miền Nam. Khi Khánh Ly về nước ca hát rồi thì nhiều người mang di sản Việt Nam Cộng Hòa vẫn cảm thấy có sự mất mát nào đó không thể nói ra được.
Cũng có người nói rằng, trường hợp Khánh Ly như một bình rượu ngon đã được chưng cất gần 40 năm ở hải ngoại, càng để lâu (không về) thì càng quý. Không về nước thì đó sẽ như là bình rượu có giá trị mang tính bảo tàng – kịch tính về lịch sử thật sẽ lưu lại cho nhiều hậu thế trầm tư.
Nhưng ở một mặt khác, một thế giới khác của Việt Nam quốc nội cũng cần thưởng thức hương vị này. Ở vị trí của một ca sĩ muốn đem dâng tiếng hát cho đời làm sao có thể kiên trì với khán giả hâm mộ mình mãi được.
Nhất Ðại Ca Hậu
Ở Ðài Loan, Ðặng Lệ Quân chết trẻ vào thập niên 90 cho nên không cần phải lựa chọn khi thị trường âm nhạc của Hoa Lục mở rộng và gọi mời. Khánh Ly của Việt Nam phải đối diện phải trào lưu văn nghệ giữa hai làn sóng khán giả mới. Ở một vị trí rất mong manh của người ca sĩ, không ai muốn làm mất mát khán giả của bên nào.
Nhưng tất cả vẫn còn là trong chữ “NẾU,” nếu không đặt cô vào vị trí quá khó xử. Những người tổ chức chương trình ở Việt Nam cũng biết cô có những ưu tư và cố gắng hết sức sắp xếp những điều này.
Rồi cũng như là một sự sắp xếp khéo léo của đêm tổ chức chương trình “Cám Ơn Người,” một số nhân vật trong cộng đồng tại Philadelphia đã có mặt và trao cho Khánh Ly những món quà kỷ niệm với ngụ ý nhắn gởi rằng, cho dù sau này sự nghiệp của Khánh Ly có chuyển hướng như thế nào thì 50 năm ca hát của cô vẫn là một kho tàng nghệ thuật không thể nào phai nhạt. Người hâm mộ Khánh Ly ghi nhận dấu mốc này.
Xem Khánh Ly hát càng thấy rõ tố chất thiên phú có một không hai, tràn ngập – vang dội, như làm tan vỡ không gian. Cho đến giờ này nhiều người vẫn thắc mắc Khánh Ly và Trịnh Công Sơn ai làm nên tên tuổi cho nhau. Không có Trịnh Công Sơn thì không có Khánh Ly. Ðiều này có thể đúng. Nhưng không có Khánh Ly thì chưa chắc họ Trịnh có động lực sáng tác nhiều vì Khánh Ly đã làm những ca khúc lan tỏa ngoài kỹ thuật của một ca sĩ.
Khánh Ly còn là một ngòi bút với giọng văn xuôi ngẫu hứng có giai điệu đặc sắc, hiếm có trong giới ca sĩ.
Lý tưởng kiên trì tạo thành kịch tính. Phong cách của một “Diva” chính hiệu tạo nên sức thu hút vô bờ. Ðường nét rất tài tử của Khánh Ly dù qua làn hơi thuốc lá vẫn chưa hề phai nhạt. Nhưng rồi “người người đều quy lão.”
Khánh Ly cho biết nay cô cũng đã già, trở về nơi bắt đầu cũng là một lời cám ơn và là một điều hợp đạo lý.
Theo Nguoi-viet.com
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/68584
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001