Phạm Trần - Đảng
và Nhà nước Cộng sản Việt đã thật sự bối rối trước sự bành trướng và
sức mạnh của các trang báo cá nhân đang lấn át và làm mất uy tín các
báo chính thức không còn xứng đáng làm nhiệm vụ thông tin nữa.
Chuyện này đã bộc lộ ngày gần đây qua 2 trường hợp cụ thể:
NGUYỄN THẾ KỶ BÊNH TẦU
Thứ nhất là vụ Tầu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam (PVN) bị 2 tầu đánh cá của Trung Cộng “cắt cáp” trên vùng biển
gần đảo Cồn Cỏ trong vùng Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam ngày 30/11/2012.
Bằng chứng : Báo Năng Lượng Mới (Petro Times) của Tập đòan dầu khí Việt
Nam, trong số ra ngày 3/12/2012, đã trích lời ông Phạm Việt Dũng, phó
trưởng ban Tìm kiếm Phăm Dò của PVN xho biết : “ Lúc 4 giờ 5' sáng ngày
30/11/2012, tàu Bình Minh 02 của Việt Nam khi đang khảo sát đã bị 2 tàu
TQ lao vào phá hoại, cắt cáp địa chấn tại vùng biển cách đảo Cồn Cỏ 43
hải lý.”
Tin này đã được hàng loạt các báo, kể cả Việt Nam Thống Tấn Xã đăng nói rõ tầu Bình Minh 2 bị “cắt cáp”.
Thế mà ông Nguyễn Thế Kỷ,Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, đã vội
vã họp giao ban với các báo để “cải chính dùm cho Trung Cộng” rằng :
“Cái việc mà cái tàu Bình Minh 02 bị đứt cáp ấy. Thì cái việc này là
việc mà hai cái tàu giã cào của Trung Quốc chạy phía sau gây đứt cáp,
chứ không phải là cắt cáp. Cái chuyện này chúng ta đã nói với nhau rồi.
“Cắt” hay là “đứt” cáp thì hai cái chuyện này bản chất nó khác nhau,
bằng hai cái động tác nó khác nhau, và bản chất nó khác nhau. Ở đây
không phải là chúng ta sợ chúng ta nói chệch đi, mà thực sự nó là như
thế.” (BasamNews)
Người dân tin ai ? Tất nhiên ai mà tin được mồm mép của ông Nguyễn Thế
Kỷ. Người ta phải tin lời ông Phạm Việt Dũng, phó trưởng ban Tìm kiếm
Phăm Dò của PVN chứ.
Ông Nguyễn Thế Kỷ bảo ông không sợ để “nói chệch đi” cho khỏi mất lòng
những người “vừa là đồng chí vừa là anh em” Trung Cộng, nhưng chẳng nhẽ
ông Phạm Việt Dũng đã “bịa” ra chuyện Bình Minh 2 bị tầu cá Trung Cộng
“cắt cáp” để “vu oan cáo vạ” cho anh hàng xóm nổi tiếng nói một đàng
làm một nẻo như từng rêu rao trong phương châm 16 chữ “láng giềng hữu
nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tình
thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” ?
Ban Tuyên giáo Trung ương không những chỉ ra lệnh cho báo chí sửa “bị
cắt cáp” thành “gây đứt cáp” mà còn bắt các báo đăng tin “cắt cáp” phải
báo cáo lý do tại sao đã bất tuân lệnh để nhận phạt hành chính (phạ
tiền) và nhận kỷ luật đảng là thứ hình phạt nặng hơn, có thể từ mất
chức, bị giáng cấp hoặc thuyên chuyển.
Trong khi đó thì cũng rất trơ trẽn là phía Việt Nam đã không dám bắt các
tầu đánh cá của Trung Cộng đã gây ra tại nạn để xử phạt và ông Nguyễn
Thế Kỷ cũng không dám bàn đến bất cứ biện pháp trả đũa nào của phiá Việt
Nam.
Trong khi các báo nhà nước phải “ngậm đắng nuốt cay” thì báo mạng xã
hội,hay truyền thông xã hội, của nhiều cá nhân ở Việt Nam đã đồng loạt
nổi lên tấn công lập luận “đổi trắng thay đen” của Ban Tuyên giáo Trung
ương, qua lời ông Nguyễn Thế Kỷ, trước hành động xâm phạm chủ quyền lãnh
hải và khiêu khích, phá họai của các tầu cá Trung Cộng đang công khai
đánh bắt tự do trên vùng biển của Việt Nam.
Chuyện hàng ngàn tầu đánh cá Trung Cộng được các tầu Hải quân ngụy
trang là tầu Hải giám có võ trang hộ tống bảo vệ xâm nhập đánh bắt dọc
bờ biển Việt Nam từ lâu không xa lạ gì với ngư dân Việt Nam, nhưng cũng
cái “Ban Tuyên giáo sợ Tầu” của Việt Nam đã ra lệnh cho báo nhà nước
chỉ được viết là “các tầu lạ” khi chúng tấn công thuyến cá của Việt Nam
trong vùng Hòang Sa và Trường Sa.
Sự sợ hãi nêu tên các tầu thủ phạm của Trung Cộng đã để lộ một tinh thần
nhu nhược của nhà nước Việt Nam trước áp lực của Bắc Kinh.
BIỀU TÌNH CHỐNG TẦU
Thứ hai là chuyện báo nhà nước không dám viết gì về hai cuộc biểu tình
chống Trung Cộng diễn ra tại Sài Gòn và Hà Nội ngày 9/12/2012. Tuy
chuyện này không mới nhưng đã gây chú ý cho các báo ngọai quốc của mặt ở
Việt Nam, sau một thời gian vắng bóng các cuộc biều tình chống Trung
Cộng của người dân.
Càng được dư luận bên ngòai Việt Nam quan tâm theo dõi khi một nhóm 42
nhà Trí thức ở Sài Gòn, phần đông trong số họ đi theo Cộng sản và đã
từng hoạt động trong hàng ngũ Thanh niên, sinh viên, trí thức miền Nam
chống Chính quyền Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ trong thời gian chiến
tranh trước năm 1975, tiêu biểu như Bác sỹ Huỳnh Tấn Mẫm, Luật sư Lê
Hiếu Đằng và cựu Dân biểu VNCH Hồ Ngọc Nhuận đã phản đối mãnh liệt khi
họ bị bao vây, giam tại nhà và bị cấm xuống đường biều tình chống Tầu
ngày 9/12/2012.
Báo chí của nhà nước cũng không viết một chữ về hành động lịch sử của 42 Trí thức
Phản ứng của 42 Trí thức rất rõ ràng. Họ phản đối là chuyện tất nhiên,
nhưng họ còn cam kết tiếp tục “đấu ranh” như lời viết của Luật sự Lê
Hiếu Đằng (nguyên Phó Tổng Thư ký UB TƯ Liên minh các Lực lượng Dân tộc,
Dân chủ và Hòa bình VN, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
TPHCM. Hiện là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật
thuộc UBTƯMTTQVN)
Ông Lê Hiếu Đằng nói : “ Rõ ràng những hành động ngăn chặn, trấn áp nêu
trên đối với những người tham gia các cuộc biểu tình, mitting chống bành
trướng Bắc kinh là đi ngược lại ý chí, nguyện vọng của nhân dân TP, là
xem thường lợi ích của đất nước, xem thường nền độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của VN.
Điều cuối cùng tôi xin nói ở đây là dù đứng trước bạo lực, cường quyền
nào anh em chúng tôi cũng không nao núng,lùi bước vì một khi đã dấn thân
là chấp nhận hy sinh.” (ngày 16.12.2012).
SỰ THẬT VÀ GỈA DỐI
Tất nhiên lời tuyên bố của ông Lê Hiếu Đằng cũng như của nhiều người
khác cũng chỉ được các báo cá nhân của “truyền thông xã hội” ở trong
nước truyền đi. Các nhà báo tự do này cũng là tác gỉa của các bản tin,
hình ảnh tường thuật diễn tiến của hai cuộc biều tình tại Sài Gòn và Hà
Nội ngày 9/12 và các cuộc biều tình trong suốt hai năm 2011 và 2011 từ
Sài Gòn ra Hà Nội.
Họ cũng đóng vai chính trong việc truyền đi khắp thế giới tin và hình
ảnh các cuộc đàn áp nông dân trong các vụ cưỡng chế đất đai của gia đình
ông Đòan Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng), trong vụ Văn Giang (Hưng
Yên) và Vụ Bản (Nam Định) và mới đây ở Quảng Ninh v.v…
Và cũng nhờ truyền thông xã hội mà thế giới bên ngòai mới nhìn thấy rõ
“nét mặt” của lực lượng Công an, dân phòng và “bọn xã hợi đen”, đòan
viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được nhà nước sử dụng đàn áp đồng
bào Công giáo ở Giáo điểm Con Cuông, ở Đồng Chiêm, Loan Lý, Thái Hà và
tấn công vào đồng bào đi khiếu kiện, dân oan v.v…
Sự “vắng mặt” có lệnh của làng báo nhà nước trong các biến cố lịch sử
này đã được phản ảnh chân thật trong cay đắng tại Cuộc hội thảo về vai
trò của “truyền thông xã hội” đối với báo chí do Trung tâm nghiên cứu
truyền thông phát triển (RED) tổ chức sáng 24/12 tại Hà Nội.
Nhà báo Đào Tuấn, Báo Lao động đã thể hiện tâm tư của ông với tư cách cá
nhân một người làm báo viết blog, sau khi đọc được bản tin của BBC nói
về sự “vắng tin” của làng báo Việt Nam trong cuộc biểu tình ngày
9/12/2012.
Ông nói : “ Lòng tự trọng khiến tôi tin những người làm báo ở Việt Nam
cảm thấy bị tổn thương. Bởi với bất cứ lý do gì, báo chí đang mặc nhiên
coi như không nghe, không biết, không thấy sự kiện người dân xuống đường
phản đối Trung Quốc. Nếu báo chí là người chép sử của hiện tại, thì với
cách thức chúng ta im lặng ngày hôm nay, 100 năm sau, những thế hệ con
cháu sẽ lại gặp những khoảng trống trong lịch sử?” (BasamNews)
DÂN KHÁT TỰ DO
Nhà văn, Blogger Phạm Viết Đào, Nguyên Trưởng phòng Thanh tra, Sở Văn
hóa Thông tin Hà Nội cũng tham gia hội nghị phát biểu : “ Chúng ta đang
sống trong một đất nước, một thể chế mà ngay cả những con người bình
thường nhất, ít phải chịu chức phận xã hội cũng có rất hiếm cơ hội, điều
kiện để bộc bạch, được chia sẻ với những người xung quanh những suy
nghĩ thật lòng trên các phương tiện truyền tin đại chúng; từ con người
bình thường đến những người có những chức phận cao, lớn đều quen rèn và
tự khép mình trong khuôn khổ tổ chức: tổ chức đảng, các đoàn thể, thanh
niên, phụ nữ, phường xã…và cứ cuối năm cuối quý, từ bé cho đến lớn, từ
trẻ cho tới già khi bình bầu xếp loại thành viên của tổ chức bao giờ
cũng có một mục, mục tự đánh giá về ý thức tổ chức, ý thức chấp hành kỷ
luật của cái tổ chức mà anh tự nguyện hoặc buộc phải tham gia…; trong
khi đó thì ý thức chấp hành luật pháp lại không phải là thứ lúc nào cũng
được đề cao, phổ cập…
Đó chính là lý do khi mà inernet phát triển, tạo cửa mở cho mỗi cá nhân
có điều kiện giao lưu, giao tiếp với thế giới bên ngoài, bày tỏ chính
kiến của mình; chính vì thế nên Internet nó có sức hấp dẫn mãnh liệt.
Internet đã thật sự tạo nên một cuộc cách mạng về quan hệ xã hội không
chỉ đối với một xã hội khép kín như ở Việt Nam mà cả thế giới đã có
truyền thống dân chủ cởi mở hơn… Bởi nhu cầu giao tiếp, nhu cầu trao
đổi, chia sẻ thông tin, chính kiến, cảm xúc là một nhu cầu không có điểm
dừng đối với thế giới văn minh; xã hội càng phát triển, nhu cầu này
càng phát triển theo cấp lũy thừa…”
Vì vậy, ông đề nghị : “Chúng ta phải tìm cơ chế, giải pháp để các nhà
báo khi viết tin bài được bộc lộ chính kiến của mình, cảm xúc của mình
như các blogger, có như thế báo chí mới gần với độc giả, mới truyền tải,
cập nhật được hơi thở gấp gáp của đời sống xã hội.”
Nhà văn còn thẳng thắn bảo rằng : “Việt Nam không có báo tư nhân, mỗi tờ
báo kể cả báo điện tử đều là tiếng nói của một cơ quan cấp Bộ và Hội
đoàn thể có vai vế; tiếng nói, tôn chỉ mục đích đã được mặc định kể cả
báo Nhân Dân có đề thêm vào Tiếng nói của nhân dân cũng chỉ là đề mang
tính xã giao, hình thức, đãi bôi…Do nét đặc thù này của đời sống báo chí
Việt Nam như vậy nên dẫn tới tình cảnh người dân Việt phải cam chịu cái
sự đói khát, khô hạn dài dài về về nhu cầu chia sẻ thông tin, chính
kiến, xúc cảm cá nhân…Chưa kể có lúc những ý kiến trái chiều với một cơ
quan chức năng nhà nước, chức năng nào đó của Đảng bị xem như là một thứ
hành vi vi phạm Luật hình sự và bị kỵ húy thậm chí còn bị truy cứu…”
(BasamNews)
Tuy nhiên, đối với nhà nước CSVN thì việc để cho các nhà báo của truyền
thông xã hội tự do “hòanh hành” không thể nào chấp nhận được nên cần
phải có luật để kiểm soát.
Đó cũng là ý kiến của ông Lưu Đình Phúc, Trưởng phòng quản lý báo chí
Trung ương- Cục Báo chí- Bộ Thông tin-Truyền thông đưa tại hpội nghị
này.
Ông đề xuất cần phải : “ Tăng cường hơn nữa công tác thanh, kiểm tra, xử
lý vi phạm, đặc biệt là sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên
quan và của cả hệ thống chính trị; cần xây dựng kế hoạch đấu tranh phản
bác các luận điệu tuyên truyền sai trái, phản động trên các blog, mạng
xã hội, theo đó, mặt công tác này phải được triển khai thường xuyên, có
trọng tâm, trọng điểm, có tính chiến lược và chiến thuật.”
Tuy nhiên nhà nước đã hòan tòan thất bại trong việc thi hành Nghị định
số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về “quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet”.
Do đó, một Nghị định mới đã được sọan thảo và phổ biến lấy ý kiến của
các giới chuyên môn, kể cả Bộ Công an và Ban Tuyên giáo nhưng xem ra
cũng chưa tìm ra giải pháp nào chấp nhận được.
Trong khi đó thì các mạng báo cá nhân của Truyền Thông Xã Hội tiếp tục
phát triển ngày một nhanh và lan rộng sang nhiều tầng lớp trong xã hội
khiến cho đảng và nhà nước không sao chống đỡ được.
Vũ khí duy nhất đang được Bộ Công an áp dụng là coi tất cả những bài
viết không hợp mắt đảng là âm mưu chống phá Việt Nam của các “thế lực
thù địch” hay “diễn biến hòa bình”, dù rằng tất cả mọi người trong hệ
thống cai trị, kể cả Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, chỉ biết
lơ-tơ-mơ “diễn biến hòa bình” là biện pháp lật đổ không cần võ trang!
Nhưng tuyệt nhiên giới cầm quyền ở Việt Nam lại không phân biệt được
nguy hiểm nào hơn giữa 3 lực lượng : “thế lực thù địch”, “kẻ nội thù”
và những kẻ đang “cõng rắn cắn gà nhà” .
Ấy là chưa kể loại “nuôi ong tay áo” đang ra rả hô hào nhớ ơn kẻ đã “xâm lăng đất nước mình” đến mấy chục lần !
(12/012)
Phạm Trần
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/12/ang-ien-len-voi-truyen-thong-xa-hoi.html#more
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001