Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

CUỐI TUẦN TẶNG ĐỘC GIẢ TOA THUỐC DƯỠNG SINH, BẤT LÃO

Sống gần biển giúp khỏe mạnh hơn?

Một nghiên cứu mới phân tích thông tin từ 48 triệu người ở Anh đã cho thấy những người sống ở gần biển có tình trạng sức khỏe tốt hơn.
Sống ở gần biển tốt cho sức khỏe. Ảnh: Live Science
Theo Live Science, các nhà nghiên cứu đã căn cứ vào rất nhiều các yếu tố sức khỏe như tuổi tác, giới tính, tình trạng kinh tế xã hội… Các nhà khoa học cũng cho biết, sự khác biệt về tình trạng sức khỏe này tương đối nhỏ, chỉ có 1% dân số sống cách biển một dặm có báo cáo sức khỏe tốt hơn những người sống cách biển khoảng 30 km.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Ben Wheeler của Đại học Y khoa và Nha khoa Peninsula ở Exeter, Anh cho biết, một hiệu ứng nhỏ khi áp dụng cho toàn bộ nhóm dân cư có thể tạo ra một tác động đáng kể về y tế công cộng.
Sống gần bờ biển có thể giúp sức khỏe tốt hơn do môi trường ven biển làm giảm căng thẳng. Các nhà khoa học cũng đưa ra một nghiên cứu cho thấy, những người tới du lịch ở biển có trải nghiệm thư giãn hơn là những người tới thăm khu đô thị hay vùng nông thôn.
Có nhiều người nhận định, vẫn còn quá sớm để tư vấn cho mọi người về việc hãy tới biển để cải thiện sức khỏe. Nghiên cứu này chỉ đưa ra một mối liên hệ, và nó chưa có đủ bằng chứng để kết luận rằng đây sống ở gần biển sẽ có sức khỏe tốt hơn.
Có thể đó chỉ là một sự ngẫu nhiên, ví dụ như đối tượng khảo sát là một người giàu có, có tiền để chăm sóc sức khỏe của mình, và tình cờ sống ở ven biển. Tuy nhiên, theo Wheeler, nghiên cứu này cũng được tiến hành tại các khu vực thiếu thốn nhất, nơi mà sự giàu có không thể giải thích kết quả.
Tiến sĩ David Katz, giám đốc của Trung tâm nghiên cứu dự phòng tại Đại học Yale tuyên bố: "Tôi tin rằng mùi của đại dương và âm thanh của sóng biển là một loại thuốc bổ tuyệt vời”.
Các nhà khoa học sẽ tiến hành các nghiên cứu sâu hơn để chứng minh môi trường ven biển có lợi cho sức khỏe. Họ hi vọng nghiên cứu sẽ mang lại lợi ích cho những người sống ở các khu vực khác bằng các tạo ra các môi trường ảo.
Nghiên cứu được công bố ngày 16 tháng 7 trên Tạp chí Health & Place.
Hà Nguyễn

I. Sức khỏe:

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa:
“Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”...

II. Bí quyết trường thọ:

1. Chấp nhận với những gì mình đang có
2. Thích nghi với hoàn cảnh của mình
3. Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn.

III. Phòng ngừa bệnh tật:

1. Không vui quá hại tim
2. Không buồn quá
hại phổi
3. Không tức quá
hại gan
4. Không sợ quá hại thần kinh
5. Không suy nghĩ quá
hại tỳ
6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng
tha thứ và lãng quên
7. Với người cao tuổi
tránh tranh luận hơn thua.

IV. Thức ăn & uống trong ngày:

Một củ hành: chống ung thư
Một quả cà chua: chống tăng huyết áp
Một lát gừng: chống viêm nhiễm
Một củ khoai tây: chống sơ vữa động mạch
Một trái chuối: làm phấn chấn thần kinh, bớt lo âu, chống táo bón, giảm được béo
Một quả trứng hay ít thịt nạc: chống suy dinh dưỡng
Uống 1 đến 2 lít nước mỗi ngày: giải độc cơ thể.

V. Triết lý của người Trung Hoa hiện đại:

1. Một Trung Tâm là sức khỏe
2.
Hai Tí: Một tí thoải mái – Một tí nhiệt tình
3.
Ba Quên: Quên tuổi tác – Quên bệnh tật – Quên hận thù
4.
Bốn Có: Có nhà ở – Có bạn đời – Có bạn tri âm – Có lòng vị tha.
5.
Năm Phải:

Phải vận động
Phải biết cười
Phải lịch sự hòa nhã
Phải biết nói chuyện và
Phải coi mình là người bình thường..

VI. Bảo Sinh Thái Ất Chân Nhân:

1. Ít nói năng để dưỡng Nội Khí
2. Kiêng sắc dục để dưỡng
Tinh Khí
3. Bớt ăn hăng mạnh để dưỡng
Huyết Khí
4. Đừng nhổ nước bọt để dưỡng
Tạng Khí
5. Chớ giận hờn để dưỡng
Can Khí
6. Chớ ăn quá độ để dưỡng
Vị Khí
7. Ít lo lắng để dưỡng
Tâm Khí
8. Tránh tà tâm để dưỡng
Thần Khí.
VII. Hãy Dành Thì Giờ - Mẹ Thêrêsa Calcutta :

Hãy dành thì giờ để suy nghĩ
Đó là nguồn sức mạnh.
Hãy dành thì giờ để cầu nguyện
Đó là sức mạnh toàn năng.
Hãy dành thì giờ cất tiếng cười
Đó là tiếng nhạc của tâm hồn.
Hãy dành thì giờ chơi đùa
Đó là bí mật trẻ mãi không già.
Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu Ưu tiên Thiên Chúa ban.
Hãy dành thì giờ để cho đi
Một ngày quá ngắn để sống ích kỷ.
Hãy dành thì giờ đọc sách
Đó là nguồn mạch minh triết.
Hãy dành thì giờ để thân thiện
Đó là đường dẫn tới hạnh phúc.
Hãy dành thì giờ để làm việc
Đó là giá của thành công.
Hãy dành thì giờ cho bác ái
Đó là chìa khóa cửa thiên đàng.

------------------------------------------------------------------------

RỬA HOA QUẢ THẾ NÀO CHO SẠCH?

Có ai bỏ bột mỳ vào nước để rửa nho bao giờ chưa? Bí quyết cả đấy!
1. Nho
Cả chùm nho có nhiều quả bé tí, rửa sao cho sạch bây giờ nhỉ?
Nho

Bề mặt của quả nho thường được phủ bởi một lớp phấn trắng, lại dễ bị dính bùn đất nữa. Nếu bạn sơ ý rửa mạnh tay, vỏ nhỏ dễ bị rách, nát, rửa nhẹ thì lại không sạch. Rốt cuộc phải làm thế nào đây?

Cách rửa:Có một bí quyết rất hay dành riêng cho việc rửa nho. Bạn cho nho vào một chậu nước, sau đó bỏ vào 2 muỗng bột mỳ, không cần phải dùng tay chà từng quả đâu nhé, bạn chỉ cần khuấy nho nhẹ nhàng một lúc là được. Vì trong bột mỳ độ dính nhất định, nó sẽ giữ lại hết các bụi bẩn vương trên quả nho.

2. Táo
Ai cũng thích ăn táo để vỏ, nhưng không phải ai cũng biết cách rửa táo sao cho hết chất bảo quản lưu trên vỏ táo.
Táo

Bình thường, mọi người rất thích ăn táo để cả vỏ. Nhưng ngày nay, táo tươi chứa nhiều chất bảo quản, đặc biệt, các chất hóa học này lưu lại nhiều nhất trên vỏ táo, không dễ để có thể rửa sạch.

Cách rửa:Sau khi rửa táo bằng nước thường, bạn hãy rửa lại bằng nước muối, dùng tay chà vỏ táo cho sạch. Như vậy, chất bụi bẩn sẽ được làm sạch nhanh chóng. Cuối cùng, dùng nước đun sôi để nguội rửa lại lần nữa là có thể yên tâm ăn táo để vỏ rồi.Ngoài ra, có một cách khác cũng hay, đó là dùng một ít kem đánh răng, chà sát vỏ ngoài của táo cho sạch, rồi rửa lại bằng nước, hoặc nước nóng. Với cách này, bạn cũng có thể an tâm ăn cả vỏ mà không phải sợ chất bảo quản.

3. Đào
Vỏ đào có quá nhiều lông tơ. Bạn hãy dùng nước muối chà vỏ đào để lông tơ biến mất.
Đào

Đào được bán trên thị trường rất nhiều trong cả bốn mùa luôn. Nhưng vỏ đào có rất nhiều lông tơ, khó làm sạch vô cùng nếu chỉ rửa bằng nước thường.

Cách rửa:

Trước tiên, bạn ngâm đào trong nước, sau đó cho một ít muối trắng lên bề mặt, nhẹ nhàng chà sạch, rồi lại cho đào vào trong nước ngâm một lúc là được. Lúc này, lông tơ trên vỏ đào đã biến mất hoàn toàn.
4. Dâu tây
Dâu tây nhìn đẹp và ngon thật đấy, nhưng bề mặt không bằng phẳng, phải rửa thế nào đây?
Dâu tây

Dâu tây chín đỏ nhìn đẹp mắt và ăn cũng rất ngon. Nhưng dâu tây không giống đào, táo, có thể gọt vỏ là ăn được. Hơn nữa, bề ngoài của quả dâu tây lại không bằng phẳng, vỏ rất mỏng, khẽ chạm mạnh một tí là có thể bị nát, cho nên rất nhiều người không biết nên rửa dâu tây thế nào cho sạch. Có người "dũng cảm" còn không buồn rửa, ăn trực tiếp luôn, như vậy, rất dễ bị tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm.

Cách rửa:

Trước khi rửa dâu tây, bạn không nên vặt bỏ cuống của nó. Lấy nước sôi để nguội hòa với muối đậm đặc, ngâm dâu tây trong vòng 20 - 30 phút, để ráo nước là bạn có thể ăn được rồi. Rất đơn giản đúng không.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001