Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

BÁO ĐỘNG ĐỎ: ĐIỆN GIÁ RẺ- CHẤT " GÂY NGHIỆN " MÀ TRUNG QUỐC ĐANG " CHÍCH " CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
'Trung Quốc bán điện cho Việt Nam rẻ bằng nửa cho dân họ' ???
Phamvietdao.net: Đây là một thông tin cực kỳ đáng quan tâm ? Tại sao Trung Quốc lại bán điện cho Việt Nam với giá bằng 1/2 bán cho dân họ? Đây là chính sách biệt đãi giống như khi còn Cộng đồng khối SEV chăng; Lâu ngày chủ blog quên mất tiếng Việt tên dịch của SEV; Đây là khối kinh tế do Liên Xô đứng đầu thời còn hệ thống xã hội chủ nghĩa; Thời đó có những chính sách giá cả điều chỉnh các quan hệ thương mại trong nội bộ khối...
Còn nhớ, hồi đó, chủ blog đang công tác tại Fafilm Việt Nam nên đã vài lần đi nhập phim về: đối với phim Liên Xô bán cho Việt Nam với giá thấp nhất so với giá bán cho các nước khác trong khối xã hội chủ nghĩa...Không những thế, nếu Việt Nam bán cho Liên Xô thì được Liên Xô trả cho một cái giá gấp mấy chục lần ( lâu ngày chủ blog quên số liệu cụ thể) mà Liên Xô bán cho Việt Nam; giá phim được tính theo mét...Tóm lại nếu xuất sang Liên Xô được một phim có thể đổi mang về được mấy chục bộ...
Thế còn bây giờ tại sao Trung Quốc lại thi hành chính sách bán điện rẻ cho Việt Nam với giá phi thị trường vậy ? Đây là điều bí hiểm, tại sao những thương gia gian ngoan và tham lam như Trung Quốc tự nhiên lại xử sự không giống ai trong chuyện bán điện cho Việt Nam? Không rõ có điều khoản nào kèm theo việc bán rẻ này mà ngành điện, Bộ Công thương đã ém nhẹm chuyện này không? Tỷ như để đối giá điện rẻ, Việt Nam chấp nhận miễn thuế xuất khẩu than sang Trung Quốc như cách đâu không lâu báo chí đã nêu ? Hay chấp nhận xuất khẩu Titan, một loại quặng quý hơn vàng qua con đường tiểu ngạch chẳng hạn...Chuyện này, chủ blog với vị thế của ốc ngồi đáy giếng chỉ dám đoán mò vậy thôi...
Nhưng điều gây hại dễ nhìn thấy: với việc bán giá điện thấp hơn giá thành là một thao tác gian thương mà Trung Quốc đang tiến hành nhằm một mục tiêu thâm độc nào đó chứ không thể coi đây nhưng những chuyện buôn bán biệt đãi như khi còn khối SEV...
Hãy hình dung, khi nền công nghiệp năng lượng Việt Nam giống như những bọn phàm phu, tục tử, con cái nhà giàu chuyên ăn ngon xài sang, không chịu làm ăn, quen chơi bời nghiện với điện giá rẻ Trung Quốc rồi thì chỉ cần Trung Quốc cúp cầu giao là cả cái nền kinh tế này trở thành " con tin " nằm trong tay Trung Quốc...

Rất có thể đây là cung cách để Trung Quốc biến Bộ Công thương, Tập đoàn EVN, thành bọn siêng ăn biếng làm, phá gia chi tử để rồi đây nghiễm nhiên trở thành một thứ "ngựa thành Troa " ??? Bộ này chẳng là kẻ đầu têu trong việc lôi cái dự án bauxite, Tàu cao tốc về là gì...
PHẢI THẤY: TRUNG QUỐC CỐ TÌNH BÁN ĐIỆN GIÁ RẺ CHO VIỆT NAM KHÔNG PHẢI LÀ MỘT SỰ ƯU TIÊN ƯU ĐÃI TỬ TẾ GÌ; RẤT CÓ THỂ ĐÂY LÀ MỘT ĐÒN THÂM ĐỘC CỦA ĐÁM BUÔN BÁN CHẤT GÂY NGHIỆN ?!

Con nghiện phải không ?Trong khi mua điện trong nước từ các nhà máy thủy điện nhỏ với giá 800-900 đồng/kWh thì giá mua điện của EVN từ Trung Quốc ở mức 1.300 đồng/kWh. Song, phía "nhà đèn" cho biết, mức giá đó vẫn chỉ bằng một nửa so giá điện Trung Quốc bán cho dân sở tại.


Trao đổi với phóng viên tại buổi tọa đàm với báo chí chiều 20/7, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, hiện Tập đoàn vẫn mua điện từ Trung Quốc theo hợp đồng kinh tế và chỉ mua lúc thiếu điện phục vụ nhu cầu trong nước.
Hợp đồng mua điện này được ký 5 năm 1 lần với giá mua được tính từ thời điểm ban đầu song hoàn toàn phụ thuộc phía Trung Quốc.
Ông Tri khẳng định, giá điện mua từ Trung Quốc rẻ hơn so với điện tự sản xuất ở trong nước khi chạy dầu FO và chạy khí Cà Mau. Trong khi đó, tại Trung Quốc, năm 2009, 2010 và 2011, nước này đều bị thiếu điện ở khu vực Vân Nam và không muốn bán cho Việt Nam, ép EVN hạ yêu cầu.
Tuy nhiên, sau khi đàm phán giữa lãnh đạo Bộ Công Thương, EVN và phía Trung Quốc thì đối tác vẫn đồng ý chấp thuận đáp ứng nhu cầu về mua điện của Việt Nam trong khi tại thời điểm năm 2009, 2010, bản thân Trung Quốc vẫn cắt điện luân phiên.
Điều bất ngờ cho báo giới tham dự buổi Tọa đàm chiều nay đó là ông Tri cho biết, "giá điện họ bán cho Việt Nam còn rẻ hơn bán cho dân của họ". Cụ thể, nếu mức giá mà nước này bán cho người tiêu dùng trong nước là 10 cents thì giá bán cho EVN trong thời gian đầu chỉ khoảng 4,5 cents, tức bằng 1 nửa.


Trong phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội hồi tháng 6, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng từng cho biết, nếu năm ngoái, Việt Nam ký hợp đồng mua điện của Trung Quốc với giá 5,8 cents/kWh thì năm nay giá điện nhập khẩu từ nước này đã tăng lên 6,08 cents/kWh, tương đương khoảng 1.300 đồng/kWh.
Trong khi đó, giá mua điện từ các nhà máy thủy điện nhỏ trong nước chỉ ở mức 800-900 đồng/kWh, giá mua điện từ các nhà máy nhiệt điện than khoảng 1.280 - 1.300 đồng/kWh và giá mua từ điện chạy dầu đắt hơn, từ 5.500 - 6.000 đồng/kWh.
Như vậy, mức giá mà EVN bỏ ra để mua điện từ Trung Quốc đang cao hơn giá mua điện từ các nhà máy thủy điện nhỏ trong nước từ 400 - 500 đồng/kWh.
Vấn đề này cũng đã được đưa ra tại Hội thảo "Phát triển thủy điện nhỏ và kiến nghị từ doanh nghiệp" được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức mới đây. Trước thực trạng EVN bỏ tiền ra để mua điện Trung Quốc với giá cao hơn so với mua trong nước, không ít vị đại biểu đã tỏ ra bức xúc.
Ông Vũ Ngọc Cừ, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Lào Cai nói, mức chênh lệch giữa giá điện mua vào trong nước và từ Trung Quốc của EVN là quá lớn và đòi hỏi các cơ quan chức năng phải xem xét lại sự bất hợp lý này.

Trong khi đó, điều nghịch lý là, theo đại diện đến từ Tập đoàn Hưng Hải, chủ đầu tư một số nhà máy điện phản ánh, theo hợp đồng mua bán điện giữa EVN với Trung Quốc, nếu phía Việt Nam phát được điện nhưng rủi ro thừa công suất, chảy ngược về phía Trung Quốc quá 5% thì EVN không những mất lượng điện trên còn phải chịu nộp phạt.
Ông Hoàng Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT CTCP Nam Tiến giãi bày, từ năm 2006 tới nay, giá điện EVN bán ra đã tăng tới 57% thì mức giá mà tập đoàn này mua vào vẫn dẫm chân tại chỗ với mức trung bình 650 đồng/kWh.
Song, do EVN là người mua duy nhất trên thị trường nên các nhà máy thủy điện nhỏ không còn con đường nào khác là vẫn phải bán, mà theo ông Tuấn, "mỗi lần đàm phán không dưới 3 lần".
Việt Nam bắt đầu nhập khẩu điện Trung Quốc bắt đầu từ năm 2004 với 5 tỷ kWh điện mỗi năm. Bộ Công thương cho biết, 5 tháng đầu năm, riêng số lượng mua từ Trung Quốc là 1,16 tỷ kWh, còn báo cáo cập nhật mới đây, 6 tháng, lượng điện mua ngoài (bao gồm cả Trung Quốc) là 31,6 tỉ kWh.

( Theo Dân Trí )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001