Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

1255. “Thông tin ảo” và “hiểm họa thật”
Posted by basamnews on 15/09/2012
Ghi chú-14h5′ ngày 15/9/2012: Độc giả cho biết báo QĐND vừa sửa một số đoạn so với bài được đăng lên đêm qua 14/9. Vậy xin được đối chiếu, đánh dấu những thay đổi này để tiện cho độc giả theo dõi. Những đoạn bị cắt bỏ được tô đậm, những đoạn được thay thế vào có màu đen.
Quân đội nhân dân
Làm thất bại “Chiến lược diễn biến hòa bình”:
.

“Thông tin ảo” và “hiểm họa thật”

Bài 1: Cơn bão “vi rút độc” từ web, blog “đen”

QĐND – Thứ Sáu, 14/09/2012, 23:24 (GMT+7)
.
QĐND - Hàng trăm trang web, blog “đen” do hơn 400 tổ chức phản động trong và ngoài nước lập lên xen lẫn hàng trăm trang web, blog cá nhân với thông tin tốt – xấu, thật – giả lẫn lộn, có loại ẩn chứa âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch; có loại vô tình “nối giáo cho giặc”, “quá mù ra mưa”… Đỉnh điểm của hiểm họa từ những trang web, blog “đen” phải kể đến việc nhiều trang web đưa tin sai lệch, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước gần đây làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Thực trạng vấn đề này như thế nào, quản lý và xử lý loại “nấm độc thông tin” này ra sao? Nhóm phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã điều tra, tìm hiểu, bước đầu làm rõ về hiện tượng này…
Hàng nghìn trang web, blog “đen”

Những ngày vừa qua, giữa lúc Đảng ta đang đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về “Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay” và tình hình kinh tế – xã hội trong nước, thế giới đứng trước nhiều khó khăn thách thức do suy giảm kinh tế, một số trang web, blog “đen” đã lợi dụng tung ra nhiều thông tin “hậu trường” nhạy cảm. Những thông tin này liên quan đến nhiều chính sách kinh tế vĩ mô, đến vấn đề ngân hàng, tài chính và nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước nên đã tạo ra dư luận xã hội tiêu cực, gây hoang mang, lo lắng, suy giảm niềm tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Nhiều tờ báo phản động hải ngoại và báo chí nước ngoài đã thi nhau “tung hứng”, suy diễn hoạt động các trang này giống như chúng được “tiếp tay” từ nội bộ, gắn với các vấn đề nhân sự cấp cao nhạy cảm. Trao đổi với chúng tôi, Đại tá Hà Minh Trân, Phó cục trưởng Cục Phòng chống phản động (A67-Bộ Công an/ phóng viên Báo Quân đội nhân dân, đại diện cơ quan chức năng) cho biết: Rồi đây, sự thật về những trang web, blog “đen” này sẽ được làm rõ nhưng thật ra, đây là hiện tượng không mới và không khó để nhận diện. Ngay từ năm 2000, khi có cái gọi là “Nghị hội liên kết người Việt tự do tại Mỹ” thì các thế lực thù địch đã xác định phải tận dụng công nghệ hiện đại để “phá vỡ sự bưng bít thông tin của cộng sản” và từ đó sự liên kết giữa phản động lưu vong với nội địa ngày càng chặt chẽ, từ chỗ chỉ qua thư tín rồi dần qua internet là chủ yếu. Còn theo thống kê của Cục An ninh Thông tin và truyền thông (A87-Bộ Công an)/ Theo thống kê của cơ quan chức năng thì đến nay, các tổ chức phản động bên ngoài đã lập ra trên 400 trang web để truyền bá, phá hoại tư tưởng chống Việt Nam, trong đó có tới gần 300 trang chống phá ráo riết như Dân làm báo, Đối thoại, X-café. Ngoài ra, còn có khoảng 380 báo, tạp chí và 60 đài phát thanh tiếng Việt cùng nhiều hãng thông tấn, tổ chức tôn giáo ở nhiều quốc gia cũng lập trang web chống phá Việt Nam. Cùng với đó, phải kể đến hàng trăm trang web, blog do một số trí thức, văn nghệ sĩ và các phần tử bất mãn trong nước lập nên lợi dụng danh nghĩa “phản biện xã hội” để xuyên tạc, kích động chống đối Đảng, Nhà nước.
Nhận diện “chiêu thức” hoạt động
Theo Đại tá, PGS, TS Nguyễn Trọng Đạo, Phó cục trưởng Cục A87, hoạt động lợi dụng internet chính là một âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm để truyền bá, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta.
Từ tìm hiểu, khảo sát của nhóm phóng viên Báo Quân đội nhân dân, có thể khái quát một số hình thức hoạt động của các loại web, blog chứa đựng thông tin độc hại như sau:
Thứ nhất, loại blog, trang web tự xưng danh đại diện cho cộng đồng chống tham nhũng, dân oan đấu tranh đòi quyền lợi xung quanh giải phóng mặt bằng, những người đòi tự do thông tin, các nhà dân chủ,… để hoạt động như một tờ báo điện tử, đưa thông tin kích động, xuyên tạc về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Nội dung căn bản của những trang này vẫn là phá hoại tư tưởng, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, bôi nhọ hình ảnh, uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; xuyên tạc, tung tin về sự chia rẽ, phe phái, xung đột trong nội bộ Đảng, Nhà nước, Quốc hội; kích động khiếu kiện đất đai, chính sách dân tộc, tôn giáo… “Bọn phản động lưu vong triệt để lợi dụng internet lập nên các trang web, blog nhưng chúng “lập lờ” thông tin thật giả, tốt xấu nên có khi người dân rất khó biết có phải trang phản động hay không, chỉ cơ quan an ninh mới biết rõ. Chính vì thủ đoạn dùng 50-70% thông tin đúng sự thật nên nhiều người dễ dàng bị lôi cuốn theo chúng ” – Đại tá Hà Minh Trân/ Đại diện cơ quan chức năng cho biết. Đến nay, theo điều tra của Cục Phòng, chống phản động, đã có cơ sở cho thấy, tổ chức phản động lưu vong Việt Tân là một trong những nơi sản sinh ra nhiều web, blog phản động, trong đó có trang “Dân làm báo”. Hiện nay, tổ chức này đang chuẩn bị “đại hội” nên càng ráo riết lợi dụng web, blog để “diễu võ dương oai”. Còn một trang mạng khác gần đây đang được tung hô đình đám, theo Cục A67 lại là sản phẩm của cái gọi là Đảng Dân chủ Việt Nam do Nguyễn Sĩ Bình đứng đầu chứ không phải có nguồn gốc từ trong nước như thông tin suy đoán/ cơ quan chức năng đây cũng là sản phẩm của phản động lưu vong chứ không phải có nguồn gốc từ trong nước như thông tin suy đoán. Có trang web do tổ chức phản động lưu vong đứng sau chỉ trong 3 tháng qua đã đăng tới hơn 80 bài về Thủ tướng, 120 bài về ngân hàng/ hàng trăm tin, bài xuyên tạc. Những âm mưu ấy là không mới. Nguyễn Sĩ Bình/ phản động lưu vong đã dùng “chiêu” này từ lâu. Gần đây, chúng cho “kích nổ” dồn dập hơn nhằm phá hoại việc triển khai Nghị quyết Trung ương 4 của ta.
Thứ hai, cũng có không ít trang đi theo hướng “chuyên đề” như trang của ông N.X.C tự xưng là “chuyên gia kinh tế”, “Thủ tướng tương lai”, “nhà tiên tri tài chính”. Trang này chủ yếu đưa thông tin liên quan đến tình hình kinh tế nhưng thực chất là xuyên tạc, phá hoại về kinh tế. “Nhà tiên tri” này đưa ra nhiều dự báo sai, lạc lõng so với thực tế, giống như một “nhà kinh tế… hoang tưởng” mà một số người tin theo, làm theo đã bị thiệt hại nghiêm trọng. Lại có trang lượm lặt thông tin từ báo chí Việt Nam và nước ngoài, thậm chí cả các blog kèm theo những bình luận, suy diễn thiên lệch…
Thứ ba, phải kể đến loại web, blog của một số nhân sĩ, trí thức, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu, trong đó có cả một số người đang công tác (hoặc đã từng công tác) tại các cơ quan Nhà nước nhưng thường xuyên đăng tải, phát tán thông tin tốt xấu lẫn lộn, có nhiều tin bài không chính xác, thậm chí sai trái, phản động…Hiện nay, có một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cả những người từng là cán bộ quản lý cấp cao viết bài, phát tán nội dung trái với đường lối quan điểm của Đảng, Nhà nước và bị lôi kéo, lợi dụng. Cùng với đó phải kể đến một số trí thức, văn nghệ sĩ và thành phần bất mãn, chống đối lợi dụng danh nghĩa “phản biện xã hội” để phê phán, phản đối chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong giải quyết quan hệ Việt – Trung ở Biển Đông, dự án Bô-xit Tây Nguyên, thổi phồng, bôi đen những tiêu cực xã hội… Đáng chú ý là những trang web, blog này được các thế lực thù địch phản động thường xuyên lấy lại tin bài, thậm chí “tài trợ” để tạo dựng ngọn cờ, tạo dư luận, tập hợp lực lượng chống đối. Theo Cục A87, điển hình như vụ việc xảy ra ở Tiên Lãng – Hải Phòng, một đối tượng thông qua blog cá nhân đã viết hàng trăm tin bài sau đó tập hợp xin xuất bản cuốn sách “Tiên Lãng” nhằm phê phán, kích động thiếu căn cứ.
Thứ tư, các thế lực thù địch và cực đoan đang triệt để lợi dụng các diễn đàn, mạng xã hội, nhiều nhất là trên facebook, youtube là những mạng có khả năng phát tán nhanh, tác động mạnh đến nhiều tầng lớp trong xã hội để chống phá, kêu gọi biểu tình, tán phát tài liệu phản động, hình ảnh, phim, clip bôi nhọ, xuyên tạc…
Thứ năm, xuất hiện nhiều trang web, blog có máy chủ đặt tại nước ngoài mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước tuy chưa có nhiều thông tin sai trái nhưng đều không phải là trang tin chính thức, có thể gây nhiễu loạn thông tin và ẩn chứa những động cơ đen tối. Những trang này số lượng lên tới hàng trăm, riêng các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị mỗi đồng chí có tới 4-5 trang bị mạo tên, trang nào cũng rất nhiều tin, bài, hình ảnh, clip cập nhật, lượm lặt từ báo chí và nhiều nguồn khác nhau. Đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Bí thư thành ủy Đà Nẵng là một trong những nạn nhân của những trang tin giả mạo này đã phải chính thức lên tiếng trên báo chí nói rõ sự thật. Cục A67/ Cơ quan chức năng cho biết, đứng đằng sau những trang web mạo danh này, không ai khác, vẫn chính là tổ chức “Đảng Dân chủ” do Nguyễn Sĩ Bình cầm đầu/ phản động lưu vong.
Đánh giá về tác hại nguy hiểm của các trang web, blog phản động, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn cho rằng: “Việc tiếp tục phát tán thông tin như vậy vào Việt Nam là hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng, gây hoài nghi trong nhân dân về vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, gây tác động rất xấu trong dư luận xã hội”.
(Còn nữa)
NGUYÊN MINH, NGUYỄN HÒA, NGỌC HƯNG
Nguồn: Quân đội nhân dân
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2012/09/15/1255-thong-tin-ao-va-hiem-hoa-that/#more-75225
======================================================================
1255. “Thông tin ảo” và “hiểm họa thật”
Posted by Administrator on September 15th, 2012

Bổ sung, hồi 10h30′, ngày 17/9/2012: độc giả NQT
email cho biết bài viết gọi là phỏng vấn Nhà văn Nguyên Ngọc nhưng theo kiểu “tự chế” , nhan đề  Tây Nguyên thương nhiều, yêu nhiều và ưu tư cũng nhiều, bị nhà văn viết bài phê phán đăng trên Ba Sàm (1250. Một cách làm báo kỳ lạ), rồi cái đài của tụi “tư bản giãy chết” mà ngày xưa “ta” xỉ nó là ”Bê Ba Xu” lôi lên bêu riếu ra cả thế giới, lại còn bị phát hiện ăn cắp ảnh của Nhiếp ảnh gia nổi tiếng Nguyễn Đình Toán, đã được ông TBT-Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên cho lặng lẽ rút xuống mà không một lời xin lỗi, đính chính. Khi độc giả bấm vào đường dẫn thì xuất hiện cái “Thông báo lỗi”. Tuy nhiên, trên mạng vẫn để lại đầy vết tích về bài này (mời xem dưới đây hình chụp lại trên màn hình).
Thật đáng hổ thẹn cho một tờ báo lớn nhất của Quân đội NDVN, giữa lúc to mồm lên tiếng dạy thiên hạ về đạo đức làm báo, rủa xả cả bao nhiêu trí thức, nhân sĩ đáng kính, thì chính mình lại liên tiếp vi phạm trắng trợn đạo đức nghề báo.


Ghi chú-14h5′ ngày 15/9/2012: Độc giả cho biết báo QĐND vừa sửa một số đoạn so với bài được đăng lên đêm
qua 14/9. Vậy xin được đối chiếu, đánh dấu những thay đổi này để tiện cho độc giả theo dõi. Những đoạn bị cắt bỏ được tô đậm, những đoạn được thay thế vào có màu đen.
0h45′, ngày 16/9/2012: Các phần tiếp theo của bài viết được đăng liền ở cuối trang.
Bổ sung, hồi 12h30′, ngày 16/9/2012, phản hồi của độc giả Trực Ngôn_ABS, đáng để gửi tới các tác giả loạt bài này:
Mấy “đồng chí nhà báo CM” hôm nay đã đưa ra khái niệm thông tin sạch và thông tin bẩn. Theo suy nghĩ của mấy “đồng chí” này thì bất cứ thông tin nào mang nội dung chống đảng, chống chính phủ thì là bẩn. Bịa đặt, vu khống nói không thành có thì là bẩn, v.v.. Và chỉ có thông tin được định hướng chính thống Nhà nước là thông tin sạch.
Ôi, mấy “đồng chí nhà báo“ quên mất là bản chất của Thông tin chỉ có một tiêu chí : đó là SỰ THẬT ĐƯỢC THÔNG TIN. Và thuộc tính của Thông tin là sự đa dạng. Còn ở đâu mà có sự đồng nhất tuyệt đối ngự trị, thì sẽ không có sự xuất hiện của thông tin. Mấy đồng chí không tin định nghĩa đó, thì cứ giở lại tạp chí Triết học số tháng 8/2005, bài của “đồng chí” TS Phùng Văn Triết, mà xem cho rõ.
SẠCH HAY BẨN, là phải dựa vào hàm lượng SỰ THẬT của thông tin, dù góc nhìn có đa chiều và đa dạng. Lấy một thí dụ ở ngay tờ báo của các đồng chí. Khi phịa ra một bài báo phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc, dù hàm ý là ca ngợi ông nhà văn này, thì đó chính là Thông tin BẨN. Chưa nói đến việc có Đài truyền hình chính thống còn vu cáo một số trí thức, mà trong đó có nhà văn này là quấy rối trật tự công cộng, nhận tiền nước ngoài để đi biểu tình v.v.., đó cũng là thông tin BẨN khi cố tình bóp méo sự việc, xuyên tạc bản chất một hành vi cụ thể.
Một thí dụ khác của thông tin quá BẨN là khi một số truyền thông vu cáo bà cụ Lê Hiền Đức “gây rối” ở Sở 4T, ông TS Diện “vi phạm về internet”, nông dân Văn Giang “vi phạm luật đất đai”, dù dư luận hiểu rỏ bản chất vụ việc không phải là vậy. Chưa nói đến những thông tin gây bức xúc cho người dân kiểu định hướng. Trong tình hình kẻ cướp tăng cường chiếm đoạt Biển Đông bằng đường lưỡi bò, thì các “đồng chí” rất mặn mà cố nhét vào đầu óc của bà con hàng ngày đại loại như: tình hữu nghị hai anh em đời đời bền vững, không để biển Đông ảnh hưởng đại cục, 4 tốt- 3 song phương…thì đó là những thông tin cực BẨN.

Rất nhiều thông tin mà các “đồng chí” đưa ra, không chỉ bẩn mà còn đen thùi lùi, kiểu như “thu phí là yêu nước, hãy tin thống đốc để mua ngoại tệ, chứng khoán đang lên, kinh tế ổn định, lạm phát vẫn kiểm soát được v.v..” đã làm cho đời sống người dân điêu đứng, kinh tế suy sụp, an ninh quốc phòng bị suy yếu. Các “đồng chí” có biết tác hại của thông tin một chiều, chính là thông tin mà không có tin tức, là cố ý bưng bít thông tin, là “công” của các “đồng chí” đó.
Ở thời đại này, thông qua xa lộ thông tin thì Dân trí của nhân dân không phải là “thấp” như mấy thằng nghị Đương, nghị Phước, Thống đốc Bình đã nhận xét. Nên người dân rất tinh tế và nhanh nhạy để biết ra đâu là BẨN, đâu là SẠCH, và đâu là món ăn tinh thần cần thưởng thức. Sự ế ẩm của hàng loạt tờ báo chính thống, việc nhiều trang mạng điện tử chính thống phải“ lá cải “ hóa để câu khách, là sự trả lời thẳng thắn của nhân dân. Vì người dân rất hiểu quan điểm, cách tác nghiệp báo chí chỉ có định hướng MỘT CHIỀU của hệ thống báo chí “các đồng chí”. Nên người dân phải tự làm báo, làm blog, làm web… chỉ đế thỏa mản nhu cầu thông tin ĐA CHIỀU, không phiến diện và chủ quan. Đó là cái quyền tối thiểu của nhân dân, mà bất cứ xã hội văn minh nào cũng tôn trọng.
Nói để các “đồng chí QĐND” nghe, khi mà 700 báo đài chính thống tự nhận mình “là công cụ đắc lực, chiến sĩ xung kích trên mặt trận thông tin”, thì chính các đồng chí đã xác định chiến tuyến, đã đạp vào yêu cầu KHÁCH QUAN- TRUNG THỰC – CHÍNH XÁC mà Luật Báo chí của “ các đồng chí” đã ban hành từ năm 1992.

Các “đồng chí” đừng viết tiếp nữa. Vì qua hai bài đầu, người đọc chỉ thấy NỖI SỢ HÃI của hệ thống báo chí chính thống, như bầy dơi trước ánh sáng mặt trời. Từ việc “chửi đổng” cả làng như Chí Phèo mà không dám tranh luận công khai với báo lề Dân, thấy rõ là “các đồng chí” đã thua trắng, khi thất bại trước cuộc cách mạng thông tin toàn cầu, khi không phát huy tác dụng được “tính Đảng, tính thời sự, tính trung thực, tính chiến đấu của báo chí cách mạng Việt Nam”… vì không có độc giả.
Quân đội nhân dân
Làm thất bại “Chiến lược diễn biến hòa bình”:
.

“Thông tin ảo” và “hiểm họa thật”

Bài 1: Cơn bão “vi rút độc” từ web, blog “đen”

Thứ Sáu, 14/09/2012, 23:24 (GMT+7)
Hàng trăm trang web, blog “đen” do hơn 400 tổ chức phản động trong và ngoài nước lập lên xen lẫn hàng trăm trang web, blog cá nhân với thông tin tốt – xấu, thật – giả lẫn lộn, có loại ẩn chứa âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch; có loại vô tình “nối giáo cho giặc”, “quá mù ra mưa”… Đỉnh điểm của hiểm họa từ những trang web, blog “đen” phải kể đến việc nhiều trang web đưa tin sai lệch, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước gần đây làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Thực trạng vấn đề này như thế nào, quản lý và xử lý loại “nấm độc thông tin” này ra sao? Nhóm phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã điều tra, tìm hiểu, bước đầu làm rõ về hiện tượng này…
Hàng nghìn trang web, blog “đen”
Những ngày vừa qua, giữa lúc Đảng ta đang đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về “Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay” và tình hình kinh tế – xã hội trong nước, thế giới đứng trước nhiều khó khăn thách thức do suy giảm kinh tế, một số trang web, blog “đen” đã lợi dụng tung ra nhiều thông tin “hậu trường” nhạy cảm. Những thông tin này liên quan đến nhiều chính sách kinh tế vĩ mô, đến vấn đề ngân hàng, tài chính và nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước nên đã tạo ra dư luận xã hội tiêu cực, gây hoang mang, lo lắng, suy giảm niềm tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Nhiều tờ báo phản động hải ngoại và báo chí nước ngoài đã thi nhau “tung hứng”, suy diễn hoạt động các trang này giống như chúng được “tiếp tay” từ nội bộ, gắn với các vấn đề nhân sự cấp cao nhạy cảm. Trao đổi với chúng tôi, Đại tá Hà Minh Trân, Phó cục trưởng Cục Phòng chống phản động (A67-Bộ Công an/ phóng viên Báo Quân đội nhân dân, đại diện cơ quan chức năng) cho biết: Rồi đây, sự thật về những trang web, blog “đen” này sẽ được làm rõ nhưng thật ra, đây là hiện tượng không mới và không khó để nhận diện. Ngay từ năm 2000, khi có cái gọi là “Nghị hội liên kết người Việt tự do tại Mỹ” thì các thế lực thù địch đã xác định phải tận dụng công nghệ hiện đại để “phá vỡ sự bưng bít thông tin của cộng sản” và từ đó sự liên kết giữa phản động lưu vong với nội địa ngày càng chặt chẽ, từ chỗ chỉ qua thư tín rồi dần qua internet là chủ yếu. Còn theo thống kê của Cục An ninh Thông tin và truyền thông (A87-Bộ Công an)/ Theo thống kê của cơ quan chức năng thì đến nay, các tổ chức phản động bên ngoài đã lập ra trên 400 trang web để truyền bá, phá hoại tư tưởng chống Việt Nam, trong đó có tới gần 300 trang chống phá ráo riết như Dân làm báo, Đối thoại, X-café. Ngoài ra, còn có khoảng 380 báo, tạp chí và 60 đài phát thanh tiếng Việt cùng nhiều hãng thông tấn, tổ chức tôn giáo ở nhiều quốc gia cũng lập trang web chống phá Việt Nam. Cùng với đó, phải kể đến hàng trăm trang web, blog do một số trí thức, văn nghệ sĩ và các phần tử bất mãn trong nước lập nên lợi dụng danh nghĩa “phản biện xã hội” để xuyên tạc, kích động chống đối Đảng, Nhà nước.
Nhận diện “chiêu thức” hoạt động
Theo Đại tá, PGS, TS Nguyễn Trọng Đạo, Phó cục trưởng Cục A87, hoạt động lợi dụng internet chính là một âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm để truyền bá, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta.
Từ tìm hiểu, khảo sát của nhóm phóng viên Báo Quân đội nhân dân, có thể khái quát một số hình thức hoạt động của các loại web, blog chứa đựng thông tin độc hại như sau:
Thứ nhất, loại blog, trang web tự xưng danh đại diện cho cộng đồng chống tham nhũng, dân oan đấu tranh đòi quyền lợi xung quanh giải phóng mặt bằng, những người đòi tự do thông tin, các nhà dân chủ,… để hoạt động như một tờ báo điện tử, đưa thông tin kích động, xuyên tạc về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Nội dung căn bản của những trang này vẫn là phá hoại tư tưởng, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, bôi nhọ hình ảnh, uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; xuyên tạc, tung tin về sự chia rẽ, phe phái, xung đột trong nội bộ Đảng, Nhà nước, Quốc hội; kích động khiếu kiện đất đai, chính sách dân tộc, tôn giáo… “Bọn phản động lưu vong triệt để lợi dụng internet lập nên các trang web, blog nhưng chúng “lập lờ” thông tin thật giả, tốt xấu nên có khi người dân rất khó biết có phải trang phản động hay không, chỉ cơ quan an ninh mới biết rõ. Chính vì thủ đoạn dùng 50-70% thông tin đúng sự thật nên nhiều người dễ dàng bị lôi cuốn theo chúng ” – Đại tá Hà Minh Trân/ Đại diện cơ quan chức năng cho biết. Đến nay, theo điều tra của Cục Phòng, chống phản động, đã có cơ sở cho thấy, tổ chức phản động lưu vong Việt Tân là một trong những nơi sản sinh ra nhiều web, blog phản động, trong đó có trang “Dân làm báo”. Hiện nay, tổ chức này đang chuẩn bị “đại hội” nên càng ráo riết lợi dụng web, blog để “diễu võ dương oai”. Còn một trang mạng khác gần đây đang được tung hô đình đám, theo Cục A67 lại là sản phẩm của cái gọi là Đảng Dân chủ Việt Nam do Nguyễn Sĩ Bình đứng đầu chứ không phải có nguồn gốc từ trong nước như thông tin suy  đoán/ cơ quan chức năng đây cũng là sản phẩm của phản động lưu vong chứ không phải có nguồn gốc từ trong nước như thông tin suy đoán. Có trang web do tổ chức phản động lưu vong đứng sau chỉ trong 3 tháng qua đã đăng tới hơn 80 bài về Thủ tướng, 120 bài về ngân hàng/ hàng trăm tin, bài xuyên tạc. Những âm mưu ấy là không mới. Nguyễn Sĩ Bình/ phản động lưu vong đã dùng “chiêu” này từ lâu. Gần đây, chúng cho “kích nổ” dồn dập hơn nhằm phá hoại việc triển khai Nghị quyết Trung ương 4 của ta. 
Thứ hai, cũng có không ít trang đi theo hướng “chuyên đề” như trang của ông N.X.C tự xưng là “chuyên gia kinh tế”, “Thủ tướng tương lai”, “nhà tiên tri tài chính”. Trang này chủ yếu đưa thông tin liên quan đến tình hình kinh tế nhưng thực chất là xuyên tạc, phá hoại về kinh tế. “Nhà tiên tri” này đưa ra nhiều dự báo sai, lạc lõng so với thực tế, giống như một “nhà kinh tế… hoang tưởng” mà một số người tin theo, làm theo đã bị thiệt hại nghiêm trọng. Lại có trang lượm lặt thông tin từ báo chí Việt Nam và nước ngoài, thậm chí cả các blog kèm theo những bình luận, suy diễn thiên lệch…
Thứ ba, phải kể đến loại web, blog của một số nhân sĩ, trí thức, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu, trong đó có cả một số người đang công tác (hoặc đã từng công tác) tại các cơ quan Nhà nước nhưng thường xuyên đăng tải, phát tán thông tin tốt xấu lẫn lộn, có nhiều tin bài không chính xác, thậm chí sai trái, phản động…Hiện nay, có một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cả những người từng là cán bộ quản lý cấp cao viết bài, phát tán nội dung trái với đường lối quan điểm của Đảng, Nhà nước và bị lôi kéo, lợi dụng. Cùng với đó phải kể đến một số trí thức, văn nghệ sĩ và thành phần bất mãn, chống đối lợi dụng danh nghĩa “phản biện xã hội” để phê phán, phản đối chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong giải quyết quan hệ Việt – Trung ở Biển Đông, dự án Bô-xit Tây Nguyên, thổi phồng, bôi đen những tiêu cực xã hội… Đáng chú ý là những trang web, blog này được các thế lực thù địch phản động thường xuyên lấy lại tin bài, thậm chí “tài trợ” để tạo dựng ngọn cờ, tạo dư luận, tập hợp lực lượng chống đối. Theo Cục A87, điển hình như vụ việc xảy ra ở Tiên Lãng – Hải Phòng, một đối tượng thông qua blog cá nhân đã viết hàng trăm tin bài sau đó tập hợp xin xuất bản cuốn sách “Tiên Lãng” nhằm phê phán, kích động thiếu căn cứ.
Thứ tư, các thế lực thù địch và cực đoan đang triệt để lợi dụng các diễn đàn, mạng xã hội, nhiều nhất là trên facebook, youtube là những mạng có khả năng phát tán nhanh, tác động mạnh đến nhiều tầng lớp trong xã hội để chống phá, kêu gọi biểu tình, tán phát tài liệu phản động, hình ảnh, phim, clip bôi nhọ, xuyên tạc…
Thứ năm, xuất hiện nhiều trang web, blog có máy chủ đặt tại nước ngoài mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước tuy chưa có nhiều thông tin sai trái nhưng đều không phải là trang tin chính thức, có thể gây nhiễu loạn thông tin và ẩn chứa những động cơ đen tối. Những trang này số lượng lên tới hàng trăm, riêng các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị mỗi đồng chí có tới 4-5 trang bị mạo tên, trang nào cũng rất nhiều tin, bài, hình ảnh, clip cập nhật, lượm lặt từ báo chí và nhiều nguồn khác nhau. Đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Bí thư thành ủy Đà Nẵng là một trong những nạn nhân của những trang tin giả mạo này đã phải chính thức lên tiếng trên báo chí nói rõ sự thật. Cục A67/ Cơ quan chức năng cho biết, đứng đằng sau những trang web mạo danh này, không ai khác, vẫn chính là tổ chức “Đảng Dân chủ” do Nguyễn Sĩ Bình cầm đầu/  phản động lưu vong.
Đánh giá về tác hại nguy hiểm của các trang web, blog phản động, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn cho rằng: “Việc tiếp tục phát tán thông tin như vậy vào Việt Nam là hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng, gây hoài nghi trong nhân dân về vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, gây tác động rất xấu trong dư luận xã hội”.

Bài 2: “Con rắn Hydra” mang cái đầu “thông tin bẩn”

Thứ Bẩy, 15/09/2012, 22:46 (GMT+7)
.
Trong thần thoại Hy Lạp, rắn Hydra là một con vật nguy hiểm sống trong đầm lầy, nó có rất nhiều đầu. Máu của nó rất độc, hơi thở hôi thối đến mức có thể làm chết người. Chàng dũng sĩ Héc-quyn đã vô cùng gian nan khi tiêu diệt nó vì cứ chặt xong cái đầu này, nó lại mọc ngay cái đầu khác. Việc xử lý, ngăn chặn và loại trừ loại web, blog sai trái, phản động, “tự diễn biến” hiện nay cũng vậy…
“Lách luật” để “thoát hiểm”
Cách đây gần hai năm, một trang web xưng danh “đại diện cho giới trí thức và phản biện xã hội” ra đời đã chớp lấy làn sóng phản đối một số dự án kinh tế chưa được sự đồng thuận trong xã hội để kích động chính trị, cổ xúy cho những thành phần bất mãn. Sau một thời gian dài theo dõi, cơ quan chức năng đã nhận thấy nhiều dấu hiệu sai trái, “phức tạp về chính trị” của trang web này và kiến nghị lên các cơ quan chức năng liên quan, đề nghị xử lý, cần thiết phải đóng cửa nó. Thế nhưng, mọi việc lại không hề dễ dàng, bộ chủ quản liên quan đến vụ việc khi kiểm tra đã cho rằng, chưa đủ căn cứ, cơ sở và chưa có chế tài xử lý trang web này. Lý do rất đơn giản: Chủ nhân trang nói trên giải trình trang của ông ta chỉ là một blog, là một trang cá nhân và lỗi duy nhất của trang này là đang sử dụng máy chủ ở nước ngoài.
Câu chuyện mà phóng viên Báo Quân đội nhân dân ghi nhận như nêu ở trên đây đã cho thấy một thực trạng đáng suy nghĩ trong xử lý web, blog có dấu hiệu sai trái, phản động. Thực tế hiện nay, hệ thống pháp luật quản lý thông tin điện tử ở nước ta còn chưa hoàn thiện, nên đã dẫn đến tình trạng cơ quan quản lý và cả cơ quan pháp luật “lúng túng” khi xử lý những “con rắn Hydra” web, blog. “Nhiều trang web, blog đã đăng tải bài viết xuyên tạc sự thật, vi phạm Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet. Điều 4 của Thông tư số 14 hướng dẫn thực hiện Nghị định này nêu rõ một trong những hành vi bị nghiêm cấm đối với trang web, blog là: “Tạo trang thông tin điện tử giả mạo cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác; thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân”. Thế nhưng, có rất nhiều trường hợp người bị xuyên tạc, bôi nhọ, vu khống lại không có đơn thư tố cáo với cơ quan pháp luật, nên cả Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an đều không thể vào cuộc xử lý” - một cán bộ công an có kinh nghiệm theo dõi nhiều vụ việc cho biết. Mặt khác, tâm lý chung của nhiều người Việt là không muốn đôi co, dây dưa vào những phần tử bất mãn, như gần đây gia đình một cán bộ của quân đội cũng bị vài blog đăng tải nội dung bịa đặt, bôi xấu nhưng đồng chí này cũng không kiến nghị cơ quan chức năng xử lý vì không muốn gây phiền toái. Phải chăng vì thế mà không ít chủ trang web có dấu hiệu sai trái, phản động vẫn ngang nhiên lộng hành, dương dương tự đắc vì đã “lách luật”, “thoát hiểm” một cách ngoạn mục để thực hiện các mưu đồ đen tối.
Hành lang pháp lý chưa hoàn thiện
Khi trao đổi với một số cơ quan liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông, chúng tôi được biết, Nghị định 97 sau 4 năm ra đời đã bộc lộ rất nhiều hạn chế, bất cập so với sự phát triển bùng nổ của internet, web, blog. Ngoài nghị định này, mặc dù còn có cả các văn bản pháp luật về quản lý blog, quản lý tin rác song cũng chưa bao quát, chế tài được những hành vi mà chủ nhân nhiều web, blog thời gian qua thực hiện. Chính vì thế, hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng dự thảo Nghị định 97 sửa đổi, bổ sung theo hướng quản lý chặt chẽ hơn hoạt động thông tin điện tử, tạo hành lang pháp lý để xử lý nghiêm minh những hành vi sai phạm.
Tại một hội thảo do Bộ Công an tổ chức gần đây đã nêu lên thực trạng, việc áp dụng các quy định của Nhà nước đối với các nhà cung cấp dịch vụ internet trong thực hiện ngăn chặn thông tin xấu còn hạn chế. Ở Trung Quốc, có quy định các nhà cung cấp dịch vụ phải đặt máy chủ tại nội địa nên việc quản lý thông tin tốt hơn, còn ở ta, không ít nhà cung cấp đặt máy chủ ở nước ngoài hoặc không có cơ quan đại diện ở Việt Nam, tạo ra “lỗ hổng” quản lý… Theo cơ quan chức năng, hiện nay, việc lập blog rất đơn giản, nếu đối tượng dùng sim 3G loại sim rác thì gần như không kiểm soát được. Trong khi đó, lực lượng hoạt động nghiệp vụ quản lý trên internet của một số bộ, ngành liên quan còn “vừa thiếu, vừa yếu”, hoạt động chồng chéo, bất cập, có tình trạng “không biết ai là chính, ai là phụ, mạnh ai nấy làm”. Một việc đơn giản hơn là rà soát, thống kê, đánh giá toàn bộ thực trạng các web, blog, diễn đàn có nội dung xấu, đánh giá, phân loại, xác minh đối tượng liên quan… một cách tổng thể để có biện pháp đấu tranh ngăn chặn đến nay cũng chưa được triển khai thấu đáo. Vừa qua, khi phóng viên Báo Quân đội nhân dân nắm số liệu ở hai bộ liên quan đến việc này, cơ quan chức năng đều cho biết “chưa đủ thông tin”. “Nếu cần công bố một danh sách web, blog có nội dung xấu, chúng tôi có thể làm được ngay, nhưng theo Nghị định 97 hiện hành thì chưa rõ việc này là của cơ quan nào” - một cán bộ quản lý cho biết.
Quét “thông tin bẩn”
Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội internet Việt Nam, một trong những người có công lớn đưa internet vào Việt Nam trong một lần trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã ví von internet là một cái “chợ trời thông tin”, có “hàng” tốt, “hàng” xấu, thậm chí cả hàng… ăn cắp. Tư duy “quản lý được đến đâu mở ra đến đấy” đã lỗi thời so với nhu cầu phát triển của xã hội. Tuy nhiên, ông Liên cũng cho rằng không vì thế mà thả nổi nó thành một cái “chợ trời” bát nháo thực sự mà phải có quy củ. Chung quan điểm trên, một cán bộ ngành tuyên giáo có kinh nghiệm theo dõi, chỉ đạo xử lý các hoạt động liên quan đến vấn đề này cho rằng: “Việc quản lý, xử lý loại web, blog này là vô cùng khó khăn. Về mặt kỹ thuật không phải cứ muốn là có thể làm được. Về pháp luật, chúng ta chưa có hệ thống quy phạm đầy đủ và chặt chẽ để xử lý những sai phạm này. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế là những hiện tượng như tham nhũng là hiện thực, chạy chức chạy quyền, sai sót, khuyết điểm trong giải phóng mặt bằng, quản lý kinh tế là có. Trong khi đó, hệ thống báo chí, truyền thông còn một số hạn chế, chậm trễ trong phản ánh, định hướng dư luận, thông tin một chiều ở nhiều vụ việc “nóng” nên đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho những trang web, blog kia kích thích vào sự hiếu kỳ, cơn khát thông tin hậu trường… Song đây cũng là một hiện tượng xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, khó kiểm soát, điều quan trọng là thái độ và trình độ nhận thức, xử lý thông tin của công chúng; không nên cường điệu hóa về sự nguy hiểm của loại web, blog này. Về lâu dài, cái gốc để hạn chế thông tin xuyên tạc vẫn là nâng cao năng lực quản lý, điều hành, hạn chế tiêu cực xã hội, tăng cường dân chủ và kỷ luật, tạo sự đồng thuận, phát triển”.
Chiều 15-9, phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã tìm gặp Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, một người khá nổi tiếng với nhiều phản biện được nhiều web, blog đăng tải. Tuy nhiên, ông cho biết có nhiều thông tin ông không phát biểu, không tham gia “nhóm nọ”, “nhóm kia” song đã bị kẻ xấu đơm đặt, xuyên tạc trắng trợn. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước gọi đó là những “thông tin bẩn”. “Tôi thấy có nhiều người tốt nhưng vì khía cạnh nào đó họ chưa được giải tỏa dẫn đến họ bức xúc và phát tán gửi thông tin đi nhiều nơi là không có lợi. Bản thân tôi cũng có nhiều ý kiến, nhiều góp ý và từng rất bức xúc khi không được phản hồi. Gần đây, tôi rất phấn khởi sau khi được gặp gỡ, đối thoại với đồng chí Thường trực Ban Bí thư, đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và được phát biểu hết các bức xúc, không hạn chế thời gian. Đồng chí Tổng bí thư cũng đã tiếp xúc với tôi, sau đó cho cán bộ cấp dưới đến nhà riêng, nắm thêm nhiều vấn đề tôi chưa phát biểu hết. Trước đó, bụng tôi “sôi sùng sục” nhưng sau đó thấy rất thanh thản. Chính vì thiếu sự đối thoại, phản hồi nên dẫn đến nhiều bức xúc, bị kẻ xấu lợi dụng để cho có người bị lợi dụng, lôi kéo, sinh ra nhiều trang “thông tin rác, thông tin bẩn” - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý cần phân biệt rõ người góp ý phê bình vì dân, vì nước, để xây dựng Đảng với kẻ lu loa để “phá Đảng”. Ông cho biết, ông cũng rất thận trọng, nhiều nội dung không đi đánh máy, phô-tô mà trực tiếp viết tay để tránh bị kẻ xấu sao chép, xuyên tạc.  “Gần đây, có người bạn thân hỏi đùa ông có “tham gia” cho mấy trang mạng đang được đồn thổi đình đám kia không, ông nói thẳng: “Cái gì cần góp ý tôi viết cho báo chính thống chứ cái bọn nhân danh web nọ, blog kia, phản biện này nọ nhưng động cơ xấu xa, không vì nước, vì dân mà chỉ đả kích để phá hoại thì là có tội. Phản biện, đấu tranh gì nếu làm cho Đảng mạnh lên, cho dân được nhờ thì mới đáng đọc, đáng xem, còn đăng tải để kích động dẫn đến mâu thuẫn, phá Đảng, hại dân, cõng rắn cắn gà nhà, gây ly tán, chiến tranh như ở Li-bi, I-rắc thì phải coi đó là rác, là bẩn, đều phải quét nó đi, không để nó làm hại” - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói.

Bài 3: Sức mạnh từ sự đồng thuận

Chủ Nhật, 16/09/2012, 22:9 (GMT+7)
QĐND – Dù rắn độc Hydra trong truyền thuyết tưởng như không thể tiêu diệt vì chém đầu này mọc đầu khác nhưng cuối cùng, để chiến thắng, dũng sĩ Héc -quyn đã nghĩ ra cách dùng lửa đốt ngay chỗ vết thương của những cái đầu vừa bị chặt. Vậy đâu là “lửa” để diệt “rắn Hydra – thông tin bẩn trên internet”?
Bài học quốc tế
Sự bất ổn tại Trung Đông, châu Phi mấy năm qua khiến nhiều người nhớ tới câu chuyện “Mùa Xuân A -rập”, khởi đầu từ cuộc biểu tình của lực lượng lao động Tuy -ni-di vào ngày 14-1-2011 nhằm bày tỏ sự đoàn kết và cảm thông với một thanh niên bán trái cây trẻ tuổi tên là M. Bu -a-di-di (Mohamed Bouazizi), người đã tự thiêu vì tuyệt vọng để phản đối cảnh sát. Hình thức bày tỏ của “sự cảm thông” qua các trang thông tin cá nhân, mạng xã hội đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa phản kháng vốn đã âm ỉ do sự bức xúc đang “ứ” lên ở Tuy -ni-di vì thất nghiệp, tham nhũng, biến thành những cuộc biểu tình lật đổ chế độ. Phong trào được tiếp sức từ các thế lực trong ngoài, tiếp tục lan rộng, gây sụp đổ thể chế ở nhiều quốc gia. “Trái đắng” của cái gọi là “mùa xuân” ở chỗ, chẳng có “thành công của cuộc cách mạng” nào ngoài cuộc sống bất ổn hơn, khó khăn hơn cho người dân. Các cuộc bạo động đường phố ở Anh, xuống đường “chiếm phố Wall” ở Mỹ và nhiều nước khác, cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử ở Nga năm 2011 và phản đối ông Pu -tin đầu năm 2012… được giới truyền thông quốc tế phản ánh đều liên quan tới việc các thế lực đối lập sử dụng mạng xã hội như Facebook, Twitter, youtube và cả điện thoại di động để kích động. 
Câu chuyện ấy đã được các thế lực thù địch âm mưu sử dụng ở Việt Nam. Vụ việc điển hình là đúng vào thời điểm biểu tình bạo động chính trị ở Trung Đông – Bắc Phi lên đến cao trào, các tổ chức phản động lưu vong như Việt Tân, Đảng Dân chủ… liên tục phát tán thông tin xuyên tạc về vụ tự thiêu của Phạm Thành Sơn, kỹ sư công nghệ thông tin ở Đà Nẵng trước trụ sở UBND thành phố để kích động giống như vụ người thanh niên bán hoa quả tại Tuy -ni-di.

Để không còn “khoảng trống” thông tin
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng, bản chất của các thế lực thù địch thì không bao giờ thay đổi, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh, không mơ hồ, ảo tưởng. “Họ giả nhân giả nghĩa, đã đóng góp gì cho đất nước, dân tộc đâu. Phá Đảng, phá chính quyền cũng chính là “phá dân”. Nếu ai đó bị mê hoặc tưởng họ tốt thì cứ đặt câu hỏi sao họ không ra trực diện mà phải chui lủi ở đâu. Tuy nhiên, không nên quy chung một rọ những người có ý kiến trái chiều với các thế lực phản động. Đối với những người còn có nhận thức khác, cần chủ động tăng cường đối thoại, thông tin hai chiều. Cung cấp thông tin đúng đắn, chính xác, khách quan phản hồi kịp thời các kiến nghị của cán bộ, đảng viên và nhân dân là cách tốt nhất đẩy lùi thông tin “bẩn”. Ví dụ như vừa qua, một bản kiến nghị của tôi đã được đồng chí Tổng biên tập Báo Nhân Dân tiếp thu, trao đổi phản hồi và cho đăng tải là cách làm rất đáng ghi nhận” – Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói.
Theo một cán bộ ngành tuyên giáo có kinh nghiệm, không phải tất cả web, blog đều là xấu độc và cũng không nên quá cường điệu hóa nguy cơ từ web, blog có nội dung xấu, nên coi nó như một phần “tối”, phần “rác” không đáng kể trên con đường chúng ta đang lựa chọn để đi. Cùng với việc xử lý nghiêm hơn về pháp luật, nên xác định rõ mục tiêu của chúng ta không phải chỉ là xử lý vài trang mạng cụ thể mà cần đấu tranh kiên trì, thường xuyên, có hệ thống với chiến lược “Diễn biến hòa bình” cũng như nguy cơ “tự diễn biến”, nhìn nhận vấn đề ở tầm cao hơn, toàn diện hơn.
TS Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng: “Cần phải có một cơ chế cung cấp thông tin thật nhanh và chính xác cho báo chí trong nước. Các phương tiện truyền thông trong nước phải đưa thông tin thật nhanh nhạy, hấp dẫn, bổ ích để đáp ứng nhu cầu bạn đọc. Khi công chúng được đáp ứng đủ nhu cầu thông tin thì họ không cần phải tìm kiếm ở bên ngoài. Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ có một cơ chế cung cấp thông tin cho báo chí nhanh hơn, nhạy hơn và đầy đủ hơn. Chúng ta cần phải nhanh chóng nói đúng bản chất sự việc, nói có tính định hướng để công chúng hiểu”.
Quản lý và xử lý
Đồng chí Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, trong một cuộc giao lưu trực tuyến gần đây đã khẳng định: “Những thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc cần được kiểm soát chặt chẽ và có chế tài cụ thể. Đây là hành vi mà không chỉ Luật Báo chí mà cả những luật khác phải có chế tài vì nó vi phạm đến nhân phẩm, quyền tự do của người khác, uy tín cá nhân. Bộ đang hoàn thiện dự thảo thay thế Nghị định 97 theo hướng làm sao vừa tạo điều kiện tự do cho mọi người, đồng thời cũng để hạn chế những hành vi lợi dụng để xâm phạm tự do cá nhân, vi phạm pháp luật”. Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, một số cán bộ thuộc Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết thêm: Dự thảo nghị định này sẽ bổ sung một số quy định và khái niệm như “thông tin công cộng”, “thông tin riêng”, “trang thông tin điện tử cá nhân” để có chính sách quản lý phù hợp. Theo đó, những blog nếu cung cấp thông tin công cộng thì phải tuân thủ theo quy định về thông tin công cộng, không thể tùy tiện thông tin sai trái.
Còn theo các cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an, cần sớm xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật bảo đảm an ninh, an toàn trong lĩnh vực internet, trước mắt, cần ban hành Luật An ninh thông tin, thông tư của Bộ Công an về quản lý hoạt động thông tin điện tử cùng các quy định khác phục vụ công tác đấu tranh, xử lý tội phạm trên môi trường internet. Cần bổ sung chức năng thanh kiểm tra về an ninh thông tin để cơ quan công an có thể trực tiếp thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm. Rà soát, thống kê, đánh giá toàn bộ các trang web, blog, diễn đàn, trang tin, báo điện tử mà các đối tượng dùng làm công cụ truyền bá, phát tán thông tin phản động, sai trái, xác minh, phân loại để có biện pháp đấu tranh ngăn chặn. Kiểm soát, phát hiện việc để lộ, lọt bí mật qua internet, khắc phục các lỗ hổng bảo mật. Mặt khác, cũng cần phải có nguồn kinh phí riêng cho việc xử lý, ngăn chặn, kiểm soát internet, sớm xây dựng dự án kiểm soát internet cấp quốc gia đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiểm soát được các loại hình dịch vụ gia tăng trên internet và mạng xã hội, không phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp dịch vụ như hiện nay.
“Cái kiềng” tư tưởng
Ở đây, cũng cần nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của người đảng viên và quản lý của tổ chức Đảng. Vừa qua, có hiện tượng đảng viên đang công tác tại các cơ quan Nhà nước sử dụng blog, web cá nhân phát tán thông tin xấu nhưng tổ chức cơ sở Đảng chưa nắm bắt, xử lý và thi hành kỷ luật. Quy định số 47-Qé/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về những điều đảng viên không được làm nêu rất rõ các điều cấm như: “Nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép”; “cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công bố; tàng trữ, tuyên truyền, tán phát hoặc xúi giục người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước”; “viết bài, cho đăng tải tin, bài sai sự thật, vu cáo, bịa đặt hoặc quy kết về tội danh, mức án trước khi xét xử… Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật không lành mạnh, mang tính kích động gây ảnh hưởng xấu trong xã hội; tán phát bài viết, hồi ký không đúng sự thật”: “Tổ chức, xúi giục, tham gia các hoạt động bè phái, chia rẽ, cục bộ gây mất đoàn kết nội bộ. Lợi dụng việc phát ngôn, nhân danh việc phản ánh, góp ý kiến đối với Đảng để đả kích, vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tùy tiện đối với người khác…”. Những nội dung nói trên rất cần được thi hành nghiêm túc trong Đảng, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên khi hoạt động trên môi trường internet.
Một bài học đáng tham khảo từ Ai Cập, khi “cách mạng hoa nhài” đã trở thành “lửa gần” vào đầu năm 2011, Tổng thống Mu -ba-rắc mới ra lệnh chặn Facebook, cắt internet… nhưng đã quá muộn. Cho nên, “xây” luôn đi đôi với “chống”, quản lý không có nghĩa là “khóa, cấm” cực đoan mà phải gắn liền với mục tiêu phát triển. Bác Hồ từng căn dặn: “Sự nghiệp làm nên bởi chữ “đồng”. Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí gần đây, nhà báo Hữu Thọ, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã nhắc đến câu của Anh -xtanh mà ông rất tâm đắc, đại ý: Thảm họa của xã hội không phải nằm ở một số kẻ xấu, mà nó nằm ở số đông người im lặng. Mà kẻ xấu thì bao giờ cũng ít hơn rất nhiều so với những người không xấu song im lặng.
Nếu toàn Đảng và toàn xã hội làm tốt hơn việc phát huy dân chủ, đấu tranh phê bình và tự phê bình, đẩy lùi những sự “im lặng đáng sợ” thì chắc chắn sẽ không còn đất sống cho các web, blog có nội dung xấu. Chúng sẽ thực sự lạc lõng, bị “bỏ qua” trước “cái kiềng” tư tưởng và ngọn lửa luôn cháy sáng bởi tình yêu Tổ quốc và sự đồng thuận, phát triển, đúng như câu ca dao mà Bác Hồ từng nhiều lần trích dẫn, căn dặn chúng ta: “Dù ai nói ngả nói nghiêng / Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân!”.
Một số kinh nghiệm quản lý internet trên thế giới:Trung Quốc: Lập những “tường lửa”, ngăn chặn toàn bộ các mạng xã hội bên ngoài nếu xét thấy nguy hại nghiêm trọng. Quy định các nhà cung cấp dịch vụ trên internet phải đặt máy chủ ở Trung Quốc.Nga: Chính phủ kiểm soát chặt chẽ mạng xã hội từ nước ngoài.Bê -la-rút: Cảnh sát tăng cường kiểm soát thông tin trên các mạng xã hội.Mỹ: Các nghị sĩ đang tranh cãi về một dự luật internet mà Tổng thống Mỹ rất muốn ban hành.Các quốc gia khác như: Pa-ki-xtan, I-ran, Xy-ri, Triều Tiên, Băng-la Đét, Các tiểu Vương quốc A -rập thống nhất, Mi-an-ma… đã chặn các mạng xã hội nước ngoài như Facebook, Flickr, Twitter…(Theo TS Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương)
NGUYÊN MINH, NGUYỄN HÒA, NGỌC HƯNG
Nguồn: Quân đội nhân dân
nguồn:http://basamnews.com/blog/2012/09/15/1255-thong-tin-ao-va-hiem-hoa-that/#more-75225
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001