Written By Hai Hoang Van on Thứ sáu, ngày 31 tháng tám năm 2012 | 8/31/2012 08:08:00 CH
Cần tỉnh táo chớ chui đầu vào rọ |
Trong các giai đoạn cầm quyền của ĐCS Việt Nam kể từ ngày cướp chính
quyền tới nay, có lẽ chưa có giai đoạn nào bầu không khí chính trị lại
trở nên sôi động và hừng hực nóng như những tuần gần đây. Bầu không khí
“nóng” này không phải là khí thế khẩn trương, sôi động và hào hùng của
một dân tộc sẵn sàng vùng lên đánh đuổi kẻ thù dân tộc ra khỏi bờ cõi
nước Việt, cũng chẳng phải không khí đánh đuổi thù trong, giặc ngoài,
ngược lại nó là không khí của một cuộc nồi da nấu thịt – Không khí của
một cuộc huynh đệ tương tàn – Tranh quyền, đoạt lợi.
Có lẽ đã trở thành một tiền lệ của đảng ta là trước mỗi thềm Đại hội
đảng, đồng chí TBT đương nhiệm sẽ lật lại cuốn “cẩm nang trị quốc” như
các vị tiền nhiệm đã làm, rồi kế đó sẽ phát động một cuộc tổng tẩy rửa
đảng, còn gọi: Phê bình và Tự phê bình!
Đối với người dân đất Việt có lẽ cụm từ: Phê và Tự phê nó đã trở nên
quá nhàm chán. Nhiều người ví: Nó giống hệt như chuyện rao bán báo của
đảng trên đường phố, với đầy đủ những tin tức dã man, rùng rợn, và ghê
tởm nhất.
Phê và tự phê. Hình Thanhnienconggiao. |
Vấn đề cần đặt ra là: Tại sao Phê và Tự phê không được đảng ta thường
đặt ra hằng ngày, hàng giờ, thậm chí tháng, hàng năm, mà cứ phải chờ
tới ngày chuẩn bị bầu bán mới phát động? Nếu nhìn rộng ra các nước “chậm
tiến” trên thế giới như Mỹ, Đức, Anh, Canada, Pháp… người ta có thể
thấy vấn đề trong sạch hoá bộ máy cầm quyền luôn được đưa ra để soi xét
hàng ngày, hàng giờ. Và nếu như đảng cầm quyền chỉ cần có dấu hiệu lạm
dụng, bất tín, gây hoang mang, mất đoàn kết, làm tổn thất tới danh dự,
quyền lợi quốc gia… thì ngay tức những hành vi ấy sẽ được đưa ra điều
trần trước Quốc hội và đương nhiên các hệ thống truyền thông
(đài-báo-truyền hình) cũng sẽ không nương tay trong việc góp phần làm
trong sạch để tìm lại kỷ cương, phép nước.
Nhìn trở ngược Việt Nam – Xứ sở “dân chủ gấp triệu lần” các quốc gia
khác – Những hành vi nói trên dường như chưa bao giờ xuất hiện. Có chăng
cũng chỉ lập loè đom đóm bay, rồi lại vội vàng tắt dúi trong bụi rậm.
Không cần phải tìm hiểu sâu xa cũng có thể kết luận: Việc đột nhiên
hô hoán nhau phải sống trong sạch giống như một trò đùa của bầy con nít
rỗi hơi, đương nhiên nó cũng có sự kết thúc vô bổ.
Theo dõi những sự kiện “nóng” trong những ngày qua, dân chúng Việt
Nam, đặc biệt là giới thạo tin về tình hình chính trị đất nước đều có
những lập luận khá rõ nét: ĐCS Việt Nam đang có sự phân hoá ngày càng rõ
rệt. Rõ rệt hơn cả và khiến ai cũng có thể nhận ra: Một cuộc chiến mang
tính phân chia, cạnh tranh lợi quyền, mang tính vua-giặc giữa ba đồng
chí lãnh đạo tối cao nhất của đảng – những người đang cầm cân nẩy mực
một đất nước đang không ngừng cài số… lùi không phanh trước tiến trình
tiến hoá của nhân loại tiến bộ – một đất nước đang từng giây, từng phút
chịu hoạ xâm lăng của người khổng lồ Trung Quốc – một đất nước mà người
dân đã không còn thiết, hay để ý tới những danh từ: Truyền thống; đạo
đức; danh dự; liêm sỉ; nhân cách… vậy mà giữa lúc ấy những người đang tự
cho mình cái quyền được lãnh đạo đất nước lại bày ra một cuộc tỉ thí
theo kiểu được ăn cả, ngã về không – xem ra đất nước này đã không còn
lối thoát?
Sự kiện “bầu Kiên” còn gọi “Bố già Kiên” cựu phó chủ tịch Hội đồng
Quản trị Ngân hàng Thương mại Á châu (ACB) bị bắt ngày 20.08.2012 kéo
theo sự ra đi của ông Lý Xuân Hải nguyên Tổng giám đốc ngân hàng này
càng làm cho bầu không khí tranh giành và đấu đá giữa hai phái lợi-quyền
càng trở nên trắng trợn và khốc liệt hơn. Giới thạo tin đưa ra hai đối
thủ đọ găng: Nguyễn Tấn Dũng – thủ tướng VN- người chủ trương chiến dịch
Chống Tham Nhũng – được xem là ít tài, nhiều mẹo và có xu thế hướng Mỹ?
Và hai đối thủ của ông là CTN Trương Tấn Sang kết “găng” với TBT Nguyễn
Phú Trọng – cặp người chẳng có gì đáng nhớ. Vấn đề cần đặt ra lúc này:
Cuộc “đọ găng” này có lợi hay có hại cho đất nước? Nhìn một cách tổng
thế: Nó không mang lại một chút lợi ích nào cho đất nước. Bởi xuất phát
điểm của nó: Vì quyền lợi chính trị của bản thân. Tuy nhiên rất rất
nhiều người Việt cả trong và ngoài nước đều rất hào hứng và mong đợi
cuộc “đọ găng” này diễn ra càng khốc liệt càng tốt – ý tưởng ánh sáng
cuối đường hầm sẽ loé rạng? Thực tế này cần phải khẳng định lại: Đó chỉ
là ánh sáng ảo (ý nghĩ ảo tưởng của những người thích ảo tưởng). Bởi nếu
nhìn vào chiều dầy lịch sử cầm quyền của ĐCS Việt Nam, có lẽ những cuộc
“đọ găng” to, nhỏ, thậm chí “đọ găng” chui, chỉ nhằm ổn định vị trí
đứng và mang lại lợi quyền cho cá nhân hơn là cho dân tộc.
Từ nhiều năm nay, mỗi khi Việt Nam có chính sự, không ít giới bình
luận và người Việt trong, lẫn ngoài nước (hình như) tự thưởng cho mình
quyền lạc quan (tếu) để nhận định rằng: Việt Nam – phải chờ những thế hệ
lãnh đạo cốt cán thời chống Pháp-Mỹ-Tầu ra đi, lúc ấy một trật tự mới
(Việt Nam DC) sẽ được hình thành? Thực tế đã trả lời: Trật tự mới – một
Việt Nam DC sẽ chẳng bao giờ có được, khi dải đất hình chữ “S” này còn
bị ngự trị bởi những người hám danh CS. Hơn thế một đất nước đại nhảy
vọt từ chế độ phong kiến nô lệ với tư duy: Con bác nó đi – con dì nó kế
(lớn) mà chúng ta lại hồn nhiên ngồi đó để chờ đợi – tất sẽ có ngày phải
rủ nhau hát đồng ca: Bao giờ cho tới ngày… xưa! Nói trực diện: Chế độ
CS vốn không thể cải hoá. Nếu cải hoá được, chắc chắn nó đã không sụp đổ
ngay trên quê hương của nó – Nước Đức! Bởi tự thân nó đã không có xuất
phát điểm, đương nhiên cái đích mãi mãi chỉ là Thiên Đường Mù (chữ của
Dương Thu Hương).
Song song với những thông tin về cuộc so tài, đọ sức của các ba vị
“anh hào” dân tộc nói trên, Quan Làm Báo đã đột ngột xuất hiện. Nếu ai
từng khát thông tin về những chuyện “thâm cung bí sử”, những chuyện
“phòng the” hay những pha gay cấn, những chuyện “sát thủ” trong nội bộ
chính trường của ĐCS – đến với QLB – chắc chắn mọi người sẽ có cơ hội
thoả thê để đắm mình trong những nguồn thông tin này. Đã có nhiều câu
hỏi đặt ra: Quan làm Báo là ai? QLB là do CTN Trương Tấn Sang và TBT
Nguyễn Phú Trọng hậu thuẫn nhằm tạo nên một mê cung trận khiến cho đối
thủ của hai ông (Nguyễn Tấn Dũng) sa bẫy? Hay QLB là những người “phản
tỉnh” trong giới cầm quyền, nay có cơ hội đứng lên để giúp dân, giúp
nước? Hay QLB là của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – người chủ trương và
khởi xướng chuyện Chống Tham Nhũng? Hay QLB là do phía TQ dựng lên?
Hay…Hay… Sẽ còn vô… số những câu hỏi được đặt ra, nhưng có lẽ càng hỏi
lại càng thấy hơi thừa, nhất là trong xã hội dân chủ, thì việc thêm hay
bớt một tờ báo, chỉ là chuyện thường tình của xã hội. Vấn đề người quan tâm
cần phải đặt ra là: QLB hình thành và hoạt động với mục đích và tôn chỉ
gì? Như trên đã nói: Với những người khát thông tin về những chuyện của
“địch” – có lẽ QLB đã thoả mãn tương đối những thèm khát cháy bỏng này.
Tuy nhiên, nếu ai thực sự quan tâm đến đất nước, ham tường về chuyện báo
chí và thường xuyên theo dõi, đọc bài trên QLB, có lẽ cũng nên bình
tĩnh để có sự nhìn nhận một cách sáng suốt và nghiêm túc: Tại sao QLB
không xuất hiện sớm hơn vài ba năm (trước Bauxitvietnam, Blog Anh Ba SG,
Hải Điếu Cày; Phong Tần…)? Mà lại xuất hiện vào đúng lúc ĐCS Việt Nam
tuyên bố làm “trong sạch” đảng? Tại sao các bài viết, các nhận định đưa
ra trên QLB nhiều khi lập luận thiếu rõ ràng, mang tính chỉ trích một
đối tượng cá nhân chứ không mang tính hướng dẫn công luận?
Ai cũng biết:
Báo chí là phương tiện hướng luận. Nhưng nhìn vào mục đích của QLB ta
chỉ thấy: VÌ SỰ NGHIỆP TIÊU DIỆT BÈ LŨ THAM NHŨNG, LŨNG ĐOẠN KINH TẾ –
CHÍNH TRỊ ĐẤT NƯỚC. Thoạt nhìn và nghe tiêu chí này mới thấy thật kêu,
thật hay làm sao. Tiêu Diệt Bè Lũ Tham Nhũng. Tham nhũng trên thế giới
này nước nào mà không có. Tuy nhiên ai có thể tham nhũng tại Việt Nam?
Tham nhũng những gì? Tham nhũng có nguy hại gì cho kinh tế quốc dân, cho
đất nước, cho dân tộc? Ai có thể tiêu diệt được tham nhũng tại VN? Cái
đích tối thượng của hành động này là gì? Hình như những câu hỏi này chưa
bao giờ được đặt ra một cách danh chính ngôn thuận và có được câu trả
lời thích đáng. Trong dân gian đã lan truyền những lời đàm tiếu: Kẻ nào
hô hào chống tham nhũng thì kẻ đó lại tham nhũng nhiều nhất. Kẻ nào
tuyên truyền chống tham nhũng thì kẻ đó lại tiếp tay cho tham nhũng tích
cực nhất. Kẻ nào tuyên bố phải triệt tận gốc, phải trừng trị tận rễ
tham nhũng thì chính kẻ đó lại là người tạo bình phong, tạo cơ hội cho
tham nhũng lũng loạn, lây lan và phát triển. Không ai có thể phủ nhận
việc ra đời của QLB, nhưng những gì QLB đã và đang làm, hình như nó đang
hướng QLB đi ra khỏi những tôn chỉ của giới truyền thông nhân bản. Và
như thế – trở lại chuyện Phê bình và Tự phê bình đang phát động trong
đảng và những hỗn chiến đang từng ngày, từng giờ xảy ra trên đất nước
vốn ngày càng kiệt quệ – xem ra cũng chỉ là những trò tiêu khiển của một
gánh hát rong, chẳng đem lại lợi ích gì cho đất nước và dân tộc Việt.
Nhiều người ví: Việc người ta phải rống lên một cách thống thiết:
phải tự trong sạch hoá mình và những đồng loại xung quanh mình tại VN
suốt những thập niên qua và hiện giờ, nó giống như một kẻ thích đánh
trống, nhưng không chịu cầm dùi, vì thế cứ phải dùng cái sinh lực cạn
kiệt của mình để rống lên, ngưỡng mong thiên hạ cùng tỏ tường. Và hậu
quả ai cũng rõ: Trống một nơi, dùi một nẻo. Ai hiểu được ai?
Hơn lúc nào hết – Người dân nước Việt phải tỉnh táo để nhận diện thời cuộc.
© Nguyễn Việt Hà
© Đàn Chim Việt
*Tựa đề do TTHN đặt
nguồn:http://www.tintuchangngay.org/2012/08/nguyen-viet-ha-tinh-tao-e-nhan-dien.html
==============================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001