Ngày 30/08/2012
Số: 001/2012/Cattien-Saving
Kính thưa Qúy Ban Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên
Kính thưa Qúy Anh Chị em thuộc các Phòng, Ban, Hạt, Trung tâm của Vườn
Trước hết cho phép chúng tôi bày tỏ sự ủng hộ và tri ân công sức của quý Lãnh đạo và Cán bộ Công nhân viên Vườn luôn ngày đêm chung sức duy trì, bảo vệ, bảo tồn và phát triển Rừng Quốc gia Cát Tiên.
Chúng tôi mong mỏi được chung tay góp phần nhỏ bé, gián tiếp vào công cuộc cao quý ấy.
Chúng tôi chỉ có thể làm theo sức của mình, điều kiện cho phép của mình. Đó là luôn thông tin đầy đủ, kịp thời, để mọi giới mọi ngành mọi người trong và ngoài nước biết thực trạng của Vườn, những khó khăn và thuận lợi, hầu liên tục bổ khuyết, nâng cao chất lượng công việc và công cuộc bảo tồn phát triển Rừng. Sự thức tỉnh, tỉnh thức của mỗi người dân Việt ở bất cứ đâu, là cần thiết cho công cuộc Bảo tồn Rừng đầy vất vả dài lâu mà cũng đầy vinh quang này.
Để đạt được điều đó, thì sự truyền thông, thông hiểu, thông cảm chia sẻ lẫn nhau, là rất cần thiết. Vì vậy, xin cho phép chúng tôi thi thoảng gửi đến quý Vườn những bức thư, thông điệp ngắn, mỗi khi chúng tôi có được thông tin gì từ các khía cạnh khác nhau và từ các nguồn khác nhau, để quý Vườn kịp xử lý, hoàn hảo hóa công việc của mình. Được như thế, quý vị cũng Hạnh phúc, mà chúng tôi và hơn 90 triệu con dân Việt khắp các nẻo xứ cũng Hạnh phúc.
Từ suy nghĩ chung đó, hôm nay chúng tôi xin kính chuyển đến quý Vườn một thông tin ngắn nhưng quan trọng, mà chúng tôi vừa nhận được từ một Kỹ sư đã lăn lộn trong Rừng Cát Tiên hàng tháng trời, phục vụ khảo sát lập dự án đầu tư xây dựng hai dự án Thủy điện Đồng Nai 6 & 6A có nguy cơ lớn làm tổn hại Rừng Cát Tiên, mà lâu nay và hiện nay có rất nhiều tranh cãi.
Xin trích như sau:
“Thú thực với quý vị, trước khi đặt chân đến đây, tôi cứ nghĩ rằng đây là một khu rừng nguyên sinh được bảo vệ cực kỳ nghiêm ngặt. Nhưng thật tiếc, thực tế hoàn toàn không như vậy. Hơn 1 tháng chúng tôi ở đây, chưa hề có một đơn vị nào đến kiểm tra xem chúng tôi làm ăn ra sao, có bảo vệ rừng, và tránh gây ảnh hưởng tới các động vật quý hiếm không. Mọi sự quản lý, chỉ là trên giấy tờ. Và cũng xin thưa rằng, người dân khá tự do khi đi vào khu vực này mà không cần xin phép ai cả. Chuyện mang thú (nếu có) ra khỏi rừng là hoàn toàn trong tầm tay nếu họ muốn. Hiện nay, người dân sinh sống (định cư) chỉ cách vị trí đập thủy điện Đồng Nai 6 & 6A dự kiến khoảng 2-3km, thật quá khó để họ không “tác động” đến môi trường nơi này.
…
“Vấn đề ảnh hưởng xấu: Câu chuyện quản lý tồi
“Chắc chắn quý vị sẽ rất dễ để hình dung rằng, khi một đại công trình thủy điện Đồng Nai 6 & 6A được thi công, có hàng trăm con người làm việc tại đó trong nhiều năm, kéo theo đó là các dịch vụ ăn theo. Và để thi công, sẽ có nhiều km đường xuyên rừng được mở ra, và đó, đó chính là điều kiện lý tưởng cho lâm tặc, thú tặc hoành hành, không chỉ trong thời điểm thi công công trình, mà sẽ kéo dài trong nhiều năm sau đó. Chính điều này mới gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của VQG. Nhưng rất tiếc, những điều này thường không được đưa vào Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐMT) của Chủ đầu tư Đức Long Gia Lai, hoặc nếu có, cũng chỉ là cảnh báo, không có định lượng.
“Nhưng thực ra, tất cả những điều này đều có thể kiểm soát, nếu lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng đủ mạnh, và trong sạch (điều này đã thực có chưa?). Quý vị biết đấy, hiện nay, chưa hề có dự án nào trong hai dự án trên được triển khai, mà tê giác (có thể là con cuối cùng) ở trong vùng lõi vẫn bị bắn hạ đó thôi. Chúng ta có thể làm gì nếu những kẻ vô lương vẫn cố tình phá hoại đất nước này? …”
Chúng tôi tha thiết khẩn cầu quý Ban Giám đốc và bộ phận Thanh tra liên quan cho kiểm tra, rà soát quy trình làm việc, nhanh chóng xác minh sự thật, phát hiện khâu lỗi, lỗ hổng, để tức thời khắc phục khâu yếu và nâng cao năng lực bảo vệ bảo tồn phát triển Rừng. Chúng tôi nghĩ không cần thiết phải chỉ trích hay phê bình cá nhân nào, mà điều quan trọng là trí tuệ tập thể cùng đồng lòng nhất trí về phương cách, phương pháp cải tiến công tác liên tục, để tuân thủ và đạt được các mục tiêu tôn chỉ của Vườn và của Nhà nước.
Cuối Thư ngỏ số 01 này, chúng tôi xin gửi lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành tới quý Lãnh đạo và Cán bộ Nhân viên Vườn đã bỏ thời gian quý báu đọc Thư này, và suy nghĩ – suy tư, và có hành động thích hợp, nhất quán.
Chúng tôi mong mỏi nhận được hồi âm của quý Lãnh đạo và Cán bộ Nhân viên Vườn vào lúc thuận tiện nhất với quý vị.
Trân trọng kính thư.
Nhóm Yêu quý Bảo vệ Rừng Cát Tiên
(Love and Save Cattien National Park Group)
Email: nationalpark.cattien@gmail.com
Website: http://www.cuulaycattien.com/ (đang xây dựng)
Các tác giả trực tiếp gửi cho BVN
===========================================================
Nói không với Thủy điện Đồng Nai 6 & 6A vì hạnh phúc số đông
Thư gửi chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Rừng Cát Tiên, ngày 31 tháng 8 năm 2012
Kính thưa Ngài Chủ tịch nước,Cũng vào giờ này năm ngoái tôi có viết thư đến ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với tựa đề là: Mong Thủ tướng “cứu” Vườn Quốc gia Cát Tiên thoát khỏi thủy điện. Vì tình trạng cấp bách, nay tôi xin viết thư này đến Chủ tịch nước để mong được ngài dành chút ít thời gian quý báu của mình lắng nghe tiếng lòng của những người đang sống với rừng và những người mong cứu rừng đặc dụng Cát Tiên thân yêu.
Khó lắm, nỗ lực lắm chúng ta mới bảo vệ được khu rừng rộng lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ và được thế giới công nhận, tặng cho nhiều danh hiệu cao quý (Dự trữ sinh quyển, Ramsar, Không gian Văn hóa Cồng chiêng), và ngày 17 tháng 9/2012 tới đây đoàn chuyên gia thế giới sẽ bắt đầu chuyến thẩm định cho hồ sơ Di sản Thế giới của chúng ta.
Việc đã có nhiều thủy điện dọc Sông Đồng Nai mọc lên cùng với sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, khai thác khoáng sản,… trong điều kiện ta còn nhiều điều cần hoàn thiện hơn trong quản lý liên ngành-tổng thể-toàn diện, rất cần có những báo cáo đánh giá chiến lược hậu quả được mất của chúng trước nay, đi cùng với những kế hoạch cụ thể và sát thực bài trừ hối lộ – tham nhũng, sau khi đã có biết bao mất mát về đa dạng sinh học, về cảnh quan thiên nhiên và văn hóa cùng với các giá trị phi vật thể vô cùng đáng tiếc nơi đây.
Việc quy hoạch và đang chuẩn bị thẩm định dự án lấn chiếm hàng trăm héc-ta rừng đặc dụng cho thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ngay trong vòng lõi và điểm yếu huyệt – điểm trung chuyển giữa vùng cao nguyên và đồng bằng (ví như điểm rốn của một cơ thể, tụ điểm của nhiều luồng giao thoa văn hóa và đa đạng sinh học, nơi đây đã -đang là ngôi nhà cho nhiều loài quý hiếm, đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất như tê giác Việt Nam hay nhiều loài khác đã có nghiên cứu và báo cáo) của khu rừng đặc dụng Cát Tiên – là cực kỳ nguy hại về nhiều mặt, chưa thể ước tính hay lường trước như trong Hồ sơ Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) đang được Chủ đầu tư Đức Long Gia Lai trình duyệt, mà điều nguy hại rõ nhất là việc di dời mồ mả tổ tiên người Mạ, làm xói mòn tri thức bản địa nhất là về cây thuốc trị bệnh, và những tiếng mìn liên tiếp làm kinh động đến sự an bình của hàng nghìn người dân bản địa sống tại xã Đồng Nai Thượng (xã được thành lập ngay trong vùng lõi phía bắc VQG Cát Tiên). Nhờ có hơn 2 năm ở Tokyo nên tôi có nhiều dịp khám phá và học hỏi. Lúc leo lúi Fuji (Phú Sĩ) hùng vĩ của Nhật Bản tôi nghe có tiếng ầm ầm đằng rất xa và cô Ayumi Kinezuka đi cùng giải thích rằng đó là tiếng súng tập của lực lượng phòng vệ binh, chính vì thế mà thế giới đã khước từ công nhận Núi Fuji là di sản thế giới.
Việc bảo vệ toàn vẹn và nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng, các cảnh quan văn hóa và thiên nhiên và những gì quý giá còn sót lại sau chiến tranh cũng như tàn phá con người là điều ngày càng được Nhà nước ta cũng như nhiều người hiểu ra, quan tâm và ủng hộ. Vấn đề cần thiết phải bảo vệ nguyên vẹn những gì của tự nhiên-thiên nhiên này đã được tôi báo cáo tại Hội thảo quốc tế UNESCO về quản lý bền vững các khu dự trữ sinh quyển khu vực Đông Nam Á (2007), được tổ chức tại Di sản Thiên nhiên thế giới Maolan, Trung Quốc và đã được thế giới quan tâm, hoan nghênh, khích lệ và chia sẻ sâu sắc (Báo cáo tại http://unesdoc.unesco.org/images/0018/001829/182996e.pdf, trang 131).
Tôi xin nhấn mạnh lại rằng, ở những vị trí, địa điểm thuận lợi, thì trong tương lai nước ta có thể xây được những công trình vĩ đại như tòa Tháp đôi World Trade của Mỹ hay Petronas củaMalaysia. Nhưng với những nơi linh thiêng, nhạy cảm về dân tộc, văn hóa và giá trị vô hình như Rừng Quốc gia Cát Tiên, thì một khi bị mất đi sẽ không bao giờ có thể lấy lại được.
Tôi và những con người cùng muôn loài đang sống hòa quyện với nhau không chút mơ ước quyền hành nào, chan hòa cùng nhau dưới mái nhà xanh chung Cát Tiên nơi đây, xin gửi bao lời tâm sự dâng tặng đến ngài.
Chúng tôi khẩn thiết xin ngài kịp thời ngăn chặn hai dự án thủy điện đang lăm le định làm kia.
Chúng tôi xin cám ơn chân thành ngài đã lắng nghe, và mong ngài sẽ có hành động thích hợp, thích đáng.
Kính thư và tin cậy!
Trân trọng,
Thay mặt
Nguyễn Huỳnh Thuật, TS.
Vườn Quốc Gia Cát Tiên
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/40827
========================================================
Phản hồi về thư góp ý với Vườn Quốc gia Cát Tiên
Trần Văn Thành
Nguyên GĐ Vườn QG Cát Tiên, hiện là GĐ Vườn QG Yok Đôn
Thân gửi các bạn
Qua thư này (Thư ngỏ số 01 Kính gửi Vườn quốc gia Cát Tiên http://www.boxitvn.net/bai/40825) tôi nhận thấy có vấn đề chưa hiểu đầy đủ về công việc bảo vệ rừng của những cán bộ kiểm lâm Vườn,
Có thể nói có lúc, có nơi chúng ta không thể kiểm soát được 100%
Nhưng nói 1 tháng mà không có ai đến vùng đó kiểm tra thì phải xem lại trách nhiệm của đơn vị đang được phân công chịu trách nhiệm quản lý khu rừng đó.
Đồng thời hiện nay đa số các lãnh đạo đơn vị thường chủ quan, ít kiểm tra đánh giá đầy đủ các công việc của Trạm, Đội ở xa trung tâm, cho nên chưa kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót của nhân viên trong công tác bảo vệ rừng, cũng sẽ dẫn đến tình trạng chủ quan, lười nhác, né tránh của nhân viên
Việc Tê giác hoặc voi hoặc nhiều loại thú khác bị giết hại, hay chết tự nhiên… hoặc tài nguyên rừng Việt Nam đang bị hủy hoại liên tục, ngày càng trầm trọng như hiện nay, thì có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, xét từng trường hợp cụ thể mà chúng ta quy trách nhiệm. Nhưng có thể nói trách nhiệm chính hiện nay theo tôi là Chính phủ chưa thực sự có những chính sách, quyết sách quyết liệt, hiệu quả để bảo vệ rừng. Việc này không phải một mình Lực lượng Kiểm lâm hoặc lực lượng nào khác, mà phải xuất phát từ chính sách, quyết đinh của Chính phủ. Còn lại là sự đồng thuận, chung tay của toàn xã hội, trong đó lực lượng kiểm lâm có thể là nòng cốt.
Vài ý kiến để các bạn góp ý và chia sẻ.
Cảm ơn sự khuyến cáo, góp ý của Nhóm Cứu lấy Cát Tiên.
Mong có thêm nhiều người như các bạn.
Mong rằng Cát Tiên và rừng của Việt Nam, rừng trên toàn Quả đất này ngày càng được bảo vệ và phát triển tốt.
ThànhYokĐônNational Park
Nguồn: http://savingcattiennationalpark.blogspot.com/2012/08/thu-ngo-so-0012012cattien-saving-gui.html
THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6 & 6A NHỮNG ĐIỀU CHƯA RÕ (Bản gốc)
TS. Tô Văn Trường
Trên công luận đang rộ lên thông tin trái chiều về việc xây dựng nhà máy thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Điều đó không có gì lạ vì khi con người tác động vào tự nhiên đều có hai mặt được và mất. Nhiệm vụ của những người ra quyết định phải biết lắng nghe phản biện xã hội, tôn trọng các các ý kiến đa chiều, cân nhắc thận trọng, dựa trên báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm định một cách khách quan và khoa học để có quyết định hợp lý nhất (nếu có làm thì phải minh chứng được nhiều nhất mà mất lại ít nhất).
Khách quan nhận xét, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án ĐN 6 và 6 A của Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia TP HCM thực hiện lần này tốt hơn rất nhiều so với báo cáo lần trước. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều tồn tại cần làm rõ về phương pháp luận ĐTM, tính khả thi của việc điều tiết nước về phía hạ lưu, các thông tin chi tiết về hiện trạng rừng và mức độ đa dạng sinh học, văn hóa bản địa tại khu vực dự án v.v.
Đối với tác động môi trường của dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A cần xem xét và đánh giá cẩn trọng đối với các vấn đề về mất vĩnh viễn diện tích rừng, suy giảm đa dạng sinh học, rủi ro và sự cố môi trường. Dự án thủy điện 6A lựa chọn phương án mực nước dâng 175m, và đánh giá là giảm diện tích rừng bị mất vĩnh viển so với phương án dâng 177 m là khoảng 15 ha, trong đó, chỉ có 2 ha thuộc khu bảo vệ nghiêm ngặt của Nam Cát Tiên. Như vậy với phương án này, diện tích khu bảo vệ nghiêm ngặt bị ngập là 25 ha, trên tổng số 107 ha đất rừng bị ngập. Đối với Đồng Nai 6, lựa chọn phương án mực nước dâng 224 m thì diện tích chiếm đất vĩnh viễn là 171,36 ha (155,35 ha diện tích lòng hồ và 16,01 ha diện tích công trình chính) trong đó có 77, 36 ha thuộc Rừng quốc gia Nam Cát Tiên. Tuy nhiên, trong báo cáo chưa tính đến diện tích đất dùng cho tuyến truyền tải điện, bao gồm cả hành lang an toàn, Các phương án truyền tải chưa được nêu ra, mặc dù hành lang an toàn theo quy định là không lớn, nhưng lại kéo dài và như vậy diện tích đất và rừng bị mất là con số không nhỏ.
Nếu đứng trên quan điểm của các nhà bảo tồn đa dạng sinh học, căn cứ theo luật đa dạng sinh học thì rõ ràng cả 2 dự án đều vi phạm vào khu bảo tồn thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên. Toàn bộ quá trình từ giai đoạn chuẩn bị, xây dựng và vận hành đều gây tác động vĩnh viễn đến việc mất tổng số gần 300 ha đất rừng trong đó 25 ha thuộc khu bảo vệ nghiêm ngặt và 77 ha rừng phòng hộ. Cũng theo đánh giá của báo cáo ĐTM, thì Vườn quốc gia Cát Tiên là một trong những khu vực hiếm hoi ở Đông Nam Bộ có tính đa dạng sinh học cao, tồn tại nhiều loại động thực vật có tính bản địa, có giá trị kinh tế, và cần được bảo tồn vì có nguy cơ tuyệt chủng, thuộc những loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Theo các chuyên gia đa dạng sinh học nhiều năm gắn bó với rừng Cát Tiên phản ánh hiện trạng rừng Cát Tiên ngoài rừng nghèo kiệt và tre nứa thuần loại còn các hệ sinh thái như rừng kín thường xanh cây nửa lá rụng, rừng hỗn giao cây gỗ và tre nứa, rừng ngập nước ven suối và sông. Nhiều loại thực vật quý hiếm và đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng được tìm thấy như cẩm lai, gỗ đỏ, gỗ mật, trắc và động vật như chà và chân đen, vượn đen má vàng, culi nhỏ, sóc đen lớn v.v. Để cập nhật các số liệu xác thực, rất cần nhóm chuyên gia độc lập tiến hành khảo sát thực địa để minh chứng, cung cấp cho Bộ Tài nguyên & Môi trường và Hội đồng thẩm định đánh giá tác động môi trường.
Đứng trên góc độ người dân bình thường, câu hỏi đặt ra là, nếu không có việc xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A thì, rừng có được bảo vệ nghiêm ngặt như tên của nó không? Vấn nạn khai thác gỗ lậu, săn bắn thú rừng trái phép diễn ra khắp nơi như hiện nay liệu những khu rừng như Nam Cát Tiên còn tồn tại được bao lâu? Như vậy thủ phạm làm mất rừng, suy giảm đa dạng sinh học ở đây là ai? Chủ đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện? hay những công ty xuất nhập khẩu gỗ lâm sản hay hàng ngàn quán nhậu có thực đơn là thịt thú rừng ( Vườn quốc gia Cát Tiên đã xác nhận cá thể Tê giác 1 sừng cuối cùng đã bị sát hại năm 2011)!
Đứng trên quan điểm quản lý môi trường là sự cân nhắc giữa bài toán được và mất, cái được về mặt kinh tế của 2 dự án này theo tính toán kinh tế là đã rõ, nhưng cái thiệt hại về môi trường nhiều khi không tính được bằng tiền, vậy quan điểm của các nhà quán lý như thế nào? Các cam kết của chủ đầu tư cần cụ thể hóa kế hoạch trồng và phục hồi rừng (trong khi rừng đều đã có chủ là giao cho dân), cũng như cam kết hỗ trợ phát triển sinh kế và đảm bảo an sinh xã hội cho cộng đồng địa phương. Ngoài việc lấy ý kiến của chính quyền, Uỷ ban Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và người dân, chủ đầu tư cần thảo luận, có sự đồng thuận của chủ rừng, Vườn quốc gia Cát Tiên, cơ quan quản lý môi trường của các địa phương Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng v.v.
Trong báo cáo đề cập đến rất nhiều loại rủi ro và sự cố, tuy nhiên những rủi ro, hoặc lỗi kỹ thuật trong các khâu thiết kế, thi công chưa được đề cập tới. Lấy ví dụ trường hợp nổ do công nhân khoan tại hầm thủy diện Nam Pong, Nghệ An, hay rò rỉ, thấm thân đập thủy điện sông Tranh 2. Đối với rủi ro do vỡ đồng thời 2 đập ĐN 6 và 6A, thì mức độ, diện tích ngập ở phía hạ lưu được tính toán tương đương với trường hợp lũ năm 2000 và 2006. Do vậy báo cáo phải có sự cam kết của chủ đầu tư về việc xây dựng kế hoạch trong đó có các biện pháp ứng phó bao gồm cả phương tiện dự phòng trong trường hợp sự cố xảy ra. Các chuyên gia môi trường thường quan ngại điểm yếu nhất của quy trình “Đánh giá tác động môi trường” của ta hiện nay là khâu hậu kiểm!
Công trình thuỷ điện Đồng Nai 6A nằm trong khu vực bị rải chất độc hoá học trong chiến tranh. Chất độc hoá học tồn tại rất bền vững trong đất, nên nếu có sẽ làm ảnh hưởng sức khoẻ người dân và động vật trong vùng dự án cũng như chất lượng nước hồ. Chủ dự án nên tìm hiểu chi tiết và thuê cơ quan chuyên môn tiến hành thăm dò chất độc hoá học mặc dù hiện chưa có báo cáo về chất độc hoá học khu vực này.
Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 45/TTg-KTN ngày 31/8/2011 gởi các Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên & Môi trường, UBND các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước yêu cầu luận chứng thêm các diện tích rừng và đất cần chuyển mục đích sử dụng để thực hiện các dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A để xem xét cho việc chuyển đổi hay không; Thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Hiện nay trên thế giới có 4 loại hình đánh giá tác động là: Đánh giá tác động môi trường, đánh giá tác động xã hội, đánh giá tác động sức khỏe và đánh giá tác động kinh tế. Dưới góc độ khoa học, mỗi loại hình đánh giá tác động phải đáp ứng 3 tiêu chí của khoa học là đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nội dung nghiên cứu. Dưới góc độ môi trường, 4 loại hình đánh giá tác động này được coi là công cụ mang tính phòng ngừa rất hữu hiệu trong công tác bảo vệ môi trường. Trong đánh giá tác động môi trường, tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường là các căn cứ, chuẩn mực để so sánh, đánh giá và xác định mức độ của các tác động môi trường. Độ tin cậy, chính xác của đánh giá tác động môi trường phụ thuộc vào phương pháp dự báo, thông tin số liệu đầu vào và kinh nghiệm tay nghề của người thực hiện. Khó khăn cho những người thực hiện ĐTM là độ tin cậy và rất hạn chế về lượng thông tin có tính hệ thống, đồng bộ. Cách tốt nhất đối với ĐTM là phải “lồng ghép” trong dự báo, đánh giá tác động của hệ thống các dự án trong cùng một vùng.
Rừng là bộ phận kết cấu hạ tầng sinh thái của đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nhận xét, không có thủy điện vẫn có giải pháp khác thay thế, còn khi mất rừng là mất tất cả! Cuối tháng 9 năm nay, đoàn chuyên gia của thế giới sẽ bắt đầu đến Việt Nam xem xét, đánh giá hồ sơ di sản thế giới của rừng Cát Tiên bởi vậy báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6 A cần được tiếp tục bổ sung làm rõ các vấn đề còn tồn tại.
Hội đồng thẩm định đánh giá tác động môi trường bao gồm nhiều nhà quản lý và khoa học của các ngành ở trung ương và địa phương. Do tính chất nhạy cảm và phức tạp của dự án thủy điện ĐN 6 và 6A, nên thực hiện theo cơ chế “thẩm định mở”, có nghĩa là mời cả đại diện của các tổ chức phản biện không tán thành hoặc có ý kiến băn khoăn về dự án như Mạng lưới sông ngòi, Nhóm yêu quý bảo vệ rừng Cát Tiên cùng tham dự. Thẩm định mở, tôn trọng ý kiến đa chiều, chính là “lối ra” hợp lý nhất cho dự án thủy điện ĐN 6 và 6A.
T.V.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/40893
=============================================================
Rừng quốc gia Cát Tiên lại kêu cứu
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stressKhách quan nhận xét, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án ĐN 6 và 6 A của Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia TP HCM thực hiện lần này tốt hơn rất nhiều so với báo cáo lần trước. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều tồn tại cần làm rõ về phương pháp luận ĐTM, tính khả thi của việc điều tiết nước về phía hạ lưu, các thông tin chi tiết về hiện trạng rừng và mức độ đa dạng sinh học, văn hóa bản địa tại khu vực dự án v.v.
Đối với tác động môi trường của dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A cần xem xét và đánh giá cẩn trọng đối với các vấn đề về mất vĩnh viễn diện tích rừng, suy giảm đa dạng sinh học, rủi ro và sự cố môi trường. Dự án thủy điện 6A lựa chọn phương án mực nước dâng 175m, và đánh giá là giảm diện tích rừng bị mất vĩnh viển so với phương án dâng 177 m là khoảng 15 ha, trong đó, chỉ có 2 ha thuộc khu bảo vệ nghiêm ngặt của Nam Cát Tiên. Như vậy với phương án này, diện tích khu bảo vệ nghiêm ngặt bị ngập là 25 ha, trên tổng số 107 ha đất rừng bị ngập. Đối với Đồng Nai 6, lựa chọn phương án mực nước dâng 224 m thì diện tích chiếm đất vĩnh viễn là 171,36 ha (155,35 ha diện tích lòng hồ và 16,01 ha diện tích công trình chính) trong đó có 77, 36 ha thuộc Rừng quốc gia Nam Cát Tiên. Tuy nhiên, trong báo cáo chưa tính đến diện tích đất dùng cho tuyến truyền tải điện, bao gồm cả hành lang an toàn, Các phương án truyền tải chưa được nêu ra, mặc dù hành lang an toàn theo quy định là không lớn, nhưng lại kéo dài và như vậy diện tích đất và rừng bị mất là con số không nhỏ.
Nếu đứng trên quan điểm của các nhà bảo tồn đa dạng sinh học, căn cứ theo luật đa dạng sinh học thì rõ ràng cả 2 dự án đều vi phạm vào khu bảo tồn thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên. Toàn bộ quá trình từ giai đoạn chuẩn bị, xây dựng và vận hành đều gây tác động vĩnh viễn đến việc mất tổng số gần 300 ha đất rừng trong đó 25 ha thuộc khu bảo vệ nghiêm ngặt và 77 ha rừng phòng hộ. Cũng theo đánh giá của báo cáo ĐTM, thì Vườn quốc gia Cát Tiên là một trong những khu vực hiếm hoi ở Đông Nam Bộ có tính đa dạng sinh học cao, tồn tại nhiều loại động thực vật có tính bản địa, có giá trị kinh tế, và cần được bảo tồn vì có nguy cơ tuyệt chủng, thuộc những loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Theo các chuyên gia đa dạng sinh học nhiều năm gắn bó với rừng Cát Tiên phản ánh hiện trạng rừng Cát Tiên ngoài rừng nghèo kiệt và tre nứa thuần loại còn các hệ sinh thái như rừng kín thường xanh cây nửa lá rụng, rừng hỗn giao cây gỗ và tre nứa, rừng ngập nước ven suối và sông. Nhiều loại thực vật quý hiếm và đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng được tìm thấy như cẩm lai, gỗ đỏ, gỗ mật, trắc và động vật như chà và chân đen, vượn đen má vàng, culi nhỏ, sóc đen lớn v.v. Để cập nhật các số liệu xác thực, rất cần nhóm chuyên gia độc lập tiến hành khảo sát thực địa để minh chứng, cung cấp cho Bộ Tài nguyên & Môi trường và Hội đồng thẩm định đánh giá tác động môi trường.
Đứng trên góc độ người dân bình thường, câu hỏi đặt ra là, nếu không có việc xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A thì, rừng có được bảo vệ nghiêm ngặt như tên của nó không? Vấn nạn khai thác gỗ lậu, săn bắn thú rừng trái phép diễn ra khắp nơi như hiện nay liệu những khu rừng như Nam Cát Tiên còn tồn tại được bao lâu? Như vậy thủ phạm làm mất rừng, suy giảm đa dạng sinh học ở đây là ai? Chủ đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện? hay những công ty xuất nhập khẩu gỗ lâm sản hay hàng ngàn quán nhậu có thực đơn là thịt thú rừng ( Vườn quốc gia Cát Tiên đã xác nhận cá thể Tê giác 1 sừng cuối cùng đã bị sát hại năm 2011)!
Đứng trên quan điểm quản lý môi trường là sự cân nhắc giữa bài toán được và mất, cái được về mặt kinh tế của 2 dự án này theo tính toán kinh tế là đã rõ, nhưng cái thiệt hại về môi trường nhiều khi không tính được bằng tiền, vậy quan điểm của các nhà quán lý như thế nào? Các cam kết của chủ đầu tư cần cụ thể hóa kế hoạch trồng và phục hồi rừng (trong khi rừng đều đã có chủ là giao cho dân), cũng như cam kết hỗ trợ phát triển sinh kế và đảm bảo an sinh xã hội cho cộng đồng địa phương. Ngoài việc lấy ý kiến của chính quyền, Uỷ ban Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và người dân, chủ đầu tư cần thảo luận, có sự đồng thuận của chủ rừng, Vườn quốc gia Cát Tiên, cơ quan quản lý môi trường của các địa phương Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng v.v.
Trong báo cáo đề cập đến rất nhiều loại rủi ro và sự cố, tuy nhiên những rủi ro, hoặc lỗi kỹ thuật trong các khâu thiết kế, thi công chưa được đề cập tới. Lấy ví dụ trường hợp nổ do công nhân khoan tại hầm thủy diện Nam Pong, Nghệ An, hay rò rỉ, thấm thân đập thủy điện sông Tranh 2. Đối với rủi ro do vỡ đồng thời 2 đập ĐN 6 và 6A, thì mức độ, diện tích ngập ở phía hạ lưu được tính toán tương đương với trường hợp lũ năm 2000 và 2006. Do vậy báo cáo phải có sự cam kết của chủ đầu tư về việc xây dựng kế hoạch trong đó có các biện pháp ứng phó bao gồm cả phương tiện dự phòng trong trường hợp sự cố xảy ra. Các chuyên gia môi trường thường quan ngại điểm yếu nhất của quy trình “Đánh giá tác động môi trường” của ta hiện nay là khâu hậu kiểm!
Công trình thuỷ điện Đồng Nai 6A nằm trong khu vực bị rải chất độc hoá học trong chiến tranh. Chất độc hoá học tồn tại rất bền vững trong đất, nên nếu có sẽ làm ảnh hưởng sức khoẻ người dân và động vật trong vùng dự án cũng như chất lượng nước hồ. Chủ dự án nên tìm hiểu chi tiết và thuê cơ quan chuyên môn tiến hành thăm dò chất độc hoá học mặc dù hiện chưa có báo cáo về chất độc hoá học khu vực này.
Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 45/TTg-KTN ngày 31/8/2011 gởi các Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên & Môi trường, UBND các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước yêu cầu luận chứng thêm các diện tích rừng và đất cần chuyển mục đích sử dụng để thực hiện các dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A để xem xét cho việc chuyển đổi hay không; Thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Hiện nay trên thế giới có 4 loại hình đánh giá tác động là: Đánh giá tác động môi trường, đánh giá tác động xã hội, đánh giá tác động sức khỏe và đánh giá tác động kinh tế. Dưới góc độ khoa học, mỗi loại hình đánh giá tác động phải đáp ứng 3 tiêu chí của khoa học là đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nội dung nghiên cứu. Dưới góc độ môi trường, 4 loại hình đánh giá tác động này được coi là công cụ mang tính phòng ngừa rất hữu hiệu trong công tác bảo vệ môi trường. Trong đánh giá tác động môi trường, tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường là các căn cứ, chuẩn mực để so sánh, đánh giá và xác định mức độ của các tác động môi trường. Độ tin cậy, chính xác của đánh giá tác động môi trường phụ thuộc vào phương pháp dự báo, thông tin số liệu đầu vào và kinh nghiệm tay nghề của người thực hiện. Khó khăn cho những người thực hiện ĐTM là độ tin cậy và rất hạn chế về lượng thông tin có tính hệ thống, đồng bộ. Cách tốt nhất đối với ĐTM là phải “lồng ghép” trong dự báo, đánh giá tác động của hệ thống các dự án trong cùng một vùng.
Rừng là bộ phận kết cấu hạ tầng sinh thái của đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nhận xét, không có thủy điện vẫn có giải pháp khác thay thế, còn khi mất rừng là mất tất cả! Cuối tháng 9 năm nay, đoàn chuyên gia của thế giới sẽ bắt đầu đến Việt Nam xem xét, đánh giá hồ sơ di sản thế giới của rừng Cát Tiên bởi vậy báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6 A cần được tiếp tục bổ sung làm rõ các vấn đề còn tồn tại.
Hội đồng thẩm định đánh giá tác động môi trường bao gồm nhiều nhà quản lý và khoa học của các ngành ở trung ương và địa phương. Do tính chất nhạy cảm và phức tạp của dự án thủy điện ĐN 6 và 6A, nên thực hiện theo cơ chế “thẩm định mở”, có nghĩa là mời cả đại diện của các tổ chức phản biện không tán thành hoặc có ý kiến băn khoăn về dự án như Mạng lưới sông ngòi, Nhóm yêu quý bảo vệ rừng Cát Tiên cùng tham dự. Thẩm định mở, tôn trọng ý kiến đa chiều, chính là “lối ra” hợp lý nhất cho dự án thủy điện ĐN 6 và 6A.
T.V.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/40893
=============================================================
Rừng quốc gia Cát Tiên lại kêu cứu
Gia Minh, biên tập viên RFA
Kế hoạch vận động xây dựng hai công trình thủy điện 6 và 6A trên sông Đồng Nai của Tập đoàn Đức Long Gia Lai, đoạn chảy qua rừng quốc gia Cát Tiên lại được những người quan tâm lo lắng.
Lý do của nổi lo đó là gì? Đây là đề tài trong chuyên mục Khoa học – Môi trường kỳ này. Mời quí vị theo dõi.
Khảo sát khách quan?
Hồi ngày 26 tháng 8 vừa qua, tờ Người Lao Động và tờ Lao Động loan tin về chuyến khảo sát thẩm định đánh giá tác động môi trường của dự án xây hai đập thủy điện 6 và 6A trên sông Đồng Nai do đoàn liên ngành thực hiện. Đoàn gồm có Cục Thẩm định & Đánh giá tác động Môi trường của Bộ Tài nguyên-Môi trường, cùng đại diện của các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Dak Nông , Vườn Quốc gia Cát Tiên…
Bài viết của tác giả Xuân Hoàng của tờ Người Lao Động nói rằng chuyến khảo sát đó không bình thường. Một trong những lý do để có thể nói như thế vì khi phóng viên của tờ Người Lao Động cố gắng đi theo đoàn, nhưng đã bị vị Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn Đức Long Gia Lai, chủ đầu tư của dự án cản trở. Chuyến khảo sát lần này không như chuyến khảo sát hồi tháng 8 năm ngoái, khi đó ngoài đại diện của các ngành liên quan, các địa phương, chủ đầu tư còn có báo chí được phép đi theo.
Giáo sư Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, đưa ra nhận định về hoạt động đánh giá tác động môi trường của các dự án tại Việt Nam lâu nay như sau:
“Trong điều tra đánh giá thì thực ra giai đoạn đầu có Viện Quy hoạch Thủy Lợi Nam bộ có trách nhiệm làm. Nhưng ở Việt Nam việc đánh giá tác động môi trường được làm như kiểu làm khoán, chạy sô lấy tiền thôi, còn tính khoa học đánh giá không cao. Bây giờ cũng lập đoàn thẩm định, nhưng ai có tiếng nói thì không được đưa vào. Họ sẽ qua mặt mọi người bằng cách ban thẩm định bằng cách nào cũng cho qua”.
Tuy nhiên theo tiến sĩ Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Qui hoạch Thủy Lợi thì nay Việt Nam đã có những qui định rõ ràng về vấn đề đánh giá tác động môi trường đối với một dự án xây dựng lớn như hai đập thủy điện 6 và 6A trên sông Đồng Nai. Ông nói:
“Sau khi có luật bảo vệ môi trường rồi thì tất cả đều phải theo luật. Thứ hai nữa nếu tác động vào rừng bảo hộ Cát Tiên; theo qui định tác động vào bao nhiêu héc ta; nếu xâm phạm lớn phải thông qua quốc hội”.
Quan ngại siêu lợi nhuận?
Mặc dù vẫn có ý kiến tỏ ra tin tưởng vào việc thực thi các qui định luật pháp tại Việt Nam như phát biểu mang tính “chờ xem” mà tiến sĩ Tô Văn Trường vừa đưa ra, một số người bày tỏ quan ngại vì siêu lợi nhuận do thủy điện mang lại, các doanh nghiệp như Tập Đoàn Đức Long Gia Lai sẽ sử dụng mọi biện pháp để dự án của họ được thông qua.
Trên trang Bauxite, một trang mạng được lập ra đầu tiên để đưa các ý kiến nêu rõ những tác hại của việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên Việt Nam, ngay sau khi có bài báo của tờ Người Lao Động về động thái mới liên quan dự án thủy địên 6 và 6A của Tập đoàn Đức Long Gia Lai trên sông Đồng Nai, có bài ‘Xin hãy cứu lấy rừng quốc gia Cát Tiên’ của tác giả Nguyễn Khắc Tâm. Tác giả cho rằng sông Đồng Nai và Vườn quốc gia Cát Tiên là tài sản quí hiếm mà thiên nhiên ban tặng cho nguời dân và đất nước Việt Nam. Tất cả phải có trách nhiệm giữ gìn như là ‘của để dành’ cho con cháu muôn đời sau.
Vấn đề xây dựng thủy điện mang lại siêu lợi nhuận cho các chủ đầu tư, được giáo sư Lê Huy Bá, khẳng định như sau:
“Những nhà đầu tư thủy điện rất muốn làm vì đầu tư xong là thu tiền thôi. Tại vùng cao Tây Nguyên, có nhiều người giàu lên một cách nhanh chóng vì sau khi chỉ đầu tư thủy điện 10, 30, 50,70 megawatt, sau khi đầu tư xong bán được điện là cứ thế thu tiền”.
Theo nguyên văn của tác giả Nguyễn Khắc Tâm ‘Rừng quốc gia Cát Tiên nằm trên địa bàn của ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, và Bình Phước, với tổng diện tích là 71.920 ha, là một trong những sinh cảnh hiếm hoi quí giá còn sót lại của đất nước ta, là khu dự trữ sinh quyển của thế giới với một nền đa dạng sinh học phong phú. Nếu rừng Cát Tiên mà còn bị xâm hại thì trên đất nước sẽ chẳng còn chỗ nào mà bọn ‘lợi ích nhóm’ không thò ‘bàn tay lông lá’ của chúng đến để đục khoét, tàn phá, mưu cầu lợi ích riêng’.
Một trong những ví dụ cụ thể về sự can thiệp của thế lực mà tác giả Nguyễn Khắc Tâm cho là nhóm lợi ích trong vụ việc này là vị giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên, Trần Văn Thành, người công khai phản đối dự án xây dựng hai đập thủy điện 6 và 6A tại Vườn Quốc gia Cát Tiên đã bị thuyên chuyển đi nơi khác.
Tác hại
Vì sao có những người biết phải mất mát quyền lợi bản thân và thậm chí nguy hiểm khi đứng ra chống lại dự án thủy điện 6 và 6A của Tập đoàn Đức Long Gia Lai như ông Trần Văn Thành, vẫn giữ vững lập trường của họ?
Có thể nói vì họ thấy rõ những tác hại đối với Vườn quốc gia quí hiếm Cát Tiên, và dòng sông Đồng Nai như trình bày về những tác hại khi xây hai đập thủy điện như thế theo đánh giá của giáo sư Lê Huy Bá sau đây:
“Hai thủy điện lớn nằm trên cùng dòng sông cách nhau chỉ mấy chục cây số thì không nên, nếu có chăng chỉ nên làm một mà thôi. Rồi cần phải tính tóan sức chịu tải của dòng sông, của lưu vực đó, của hệ sinh thái. Thứ ba nữa về mặt lý thuyết thì dòng sông Đồng Nai hình thành từ 7-8 ngàn năm trước, với quá trình lâu dài như thế để tạo nên một uốn lượn như ngày nay không phải đơn giản chuyện ngày một ngày hai. Bây giờ nếu đập chắn nhiều như thế sẽ ngăn luồng lạch, làm dòng chảy thay đổi, tạo nên những tiềm lực thủy năng rất lớn mà sau đó có thể phá bung ra làm đổi dòng. Đổi dòng rất nguy hiểm, nhất là đối với dòng sông ở trên độ cao 7-800 mét như thế sẽ gây nguy hiểm cho hạ lưu”.
Giáo sư Lê Huy Bá cũng trình bày thêm:
“Họ nói chỉ có 37 héc ta nhưng thực ra không chỉ có 37 héc ta bị nhận chìm trong nứơc mà còn bao nhiêu héc ta khác bị ảnh hưởng nữa. Vả lại trong Vườn quốc gia mà cả Đầm Sấu, đó là khu đất trên cao quí hiếm của Việt Nam; thế mà bây giờ làm thủy điện sẽ làm ngập hệ sinh thái thủy sinh nhỏ, vừa trong bàu và cả ra ngoài nữa”.
Bản thân tiến sĩ Tô Văn Trường dù cho rằng chưa thể phát biểu gì trong lúc này, nhưng cũng thừa nhận nếu có xây dựng đều có thể gây hại đến môi trường, và vấn đề cần phải cân nhắc lợi hại thật rõ ràng:
“Bây giờ bất kỳ cái gì tác động vào môi trường, kể cả do con người, bao giờ cũng có hai mặt lợi và hại. Bài tóan đánh đổi, và luôn đi đôi với nhau.
Nếu kinh tế đất nước đã tốt thì nguời ta không cần phải tác động gì vào thiên nhiên. Nhưng vì phát triển kinh tế bắt buộc phải làm; nhưng khi làm phải có tính tóan xem cái lợi có hơn hẳn những thiệt hại hay không. Đó là việc phải đánh giá, theo tôi biết thì hội đồng đánh giá chưa họp nên chưa thể nói được gì”.
Còn tác giả Nguyễn Khắc Tâm của bài ‘Xin cứu lấy rừng quốc gia Cát Tiên’ thì cho rằng tội ác cướp 500 héc ta đất, phá hoại hoa màu của nguời dân Văn Giang là ‘tày trời’ rồi; nhưng chẳng thấm vào đâu so với tội ác ‘đầu tư’ thủy điện bằng cách tàn phá rừng quốc gia, triệt hạ hằng trăm héc ta gỗ quí, triệt hạ hệ sinh quyển, thay đổi dòng chảy của sông Đồng Nai, gây lũ quét và cả đại hồng thủy cho cả cư dân và hệ sinh thái lưu vực.
Theo giáo sư Lê Huy Bá thì phải mất cả hằng nghìn năm mới có đuợc hệ sinh thái như ở vuờn quốc gia Cát Tiên. Thế nhưng để phá đi con nguời chỉ cần ít năm là dọn sạch. Sau đó sẽ là những tai hại ghê gớm mà chính con người phải gánh chịu.
Xin được nhắc lại, sông Đồng Nai dài chừng 586 kilomet là con sông dài nhất chảy trên địa phận đất nước Việt Nam. Lưu vực sông rộng 38600 kilomet vuông. Sông xuất phát từ Lâm Đồng và chảy qua các tỉnh Dak Nong, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, rồi đổ ra Biển Đông ở Cần Giờ.
Vườn quốc gia Cát Tiên là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam. Khu bảo tồn thiên nhiên này nằm tại các huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu thuộc Đồng Nai, huyện Cát Tiên, Bảo Lộc, Lâm Đồng và huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước. Vườn quốc gia Cát Tiên cách Sài Gòn 150 kilomet về phía bắc.
G.M.
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/urgent-stop-hydro-plants-in-n-c-tien-gm-09032012074446.html
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/40908
=====================================================================
Những tranh cãi về công trình thủy điện Đồng Nai 6 và 6A
Vậy những luồng ý kiến trái chiều tiếp tục được đưa ra thế nào? Cách làm cần phải ra sao?
Một đoạn của lá thư ngỏ ghi rằng ‘Việc qui hoạch và đang chuẩn bị thẩm định dự án lấn chiếm hằng trăm héc ta rừng đặc dụng cho thủy điện Đồng Nai 6 và 6 A ngay trong vùng lõi và điểm yếu huyệt … là rất nguy hại cho nhiều mặt chưa thể ước tính hay lường trước như trong hồ sơ đánh giá tác động môi trường đang trình duyệt’
Bản thân ông Nguyễn Huỳnh Thuật nói về lý do phải có lá thư ngỏ thứ hai gửi đến chủ tịch nước về dự án thủy điện 6 và 6 A:
“Bởi vì các đây hơn một năm, tôi đã có gửi thư kêu cứu đến thủ tướng chính phủ về rừng quốc gia Cát Tiên rồi, nhưng chưa thấy hồi âm, và bây giờ lại thấy hình như lại đầu tư cho thủy điện tại Vườn Quốc gia Cát Tiên nên gửi thư đến chủ tịch nước để kêu cứu và nhằm có sự hồi âm.”
Trong tháng 8 vừa qua, trên mạng cũng xuất hiện một trong blog mang tên ‘Saving Cat Tien National Park’, tức ‘Cứu Vườn Quốc gia Cát Tiên’. Tôn chỉ của trang này được nêu ra là ‘Chúng tôi yêu quí và muốn cứu Rừng Quốc gia Cát Tiên trong thời điểm hiện tại và trước mắt. Lâu dài, chúng tôi muốn góp phần tăng cường bảo vệ, bảo tồn, phát triển rừng quốc gia mãi mãi.’
“Tác động lớn vì khu dự trữ sinh quyển này là cho thế hệ mai sau tại Việt Nam cũng như thế giới. Một trong những hệ lụy khi xây dựng thủy điện là tiếng ồn ảnh hưởng đến đời sống an bình của hằng triệu người dân bản địa, cũng như làm ô nhiễm nguồn nước cung ứng cho hằng chục triệu người ở hạ lưu. Việc phá những vạt rừng nguyên sinh thì sẽ làm mất đi những loài gien di truyền đặc chủng. Đó là chưa nói đến những văn hóa, tập tục của người Mạ bản địa. Mồ mả của người bản địa phải được di dời đi …”
Ông Nguyễn Huỳnh Thuật cho biết nhóm những người phản biện sẽ có ý kiến của họ đối với dự án sẽ được đưa ra:
“Trong tình hình nửa công khai, nửa không công khai như hiện nay, đánh giá tác động môi trường do Viện Môi trường ở TP Hồ Chí Minh thực hiện chưa công khai, nhưng do cách nào đó mà một số người cũng được biết rồi, họ đang đọc bản báo cáo và trong một thời điểm thích hợp, họ sẽ đưa ra thôi.”
Làm rõ
Tiến sĩ Tô Văn Trường, nguyên viện trưởng Viện Qui hoạch Thủy Lợi tại thành phố Hồ Chí Minh, vào đầu tháng 9 vừa rồi có bài ‘Thủy điện Đồng Nai 6 và 6 A những điều chưa rõ’.
Theo ông này thì báo cáo đánh giá tác động môi trường của hai dự án thủy điện vừa nói do Viện Môi trường và Tài nguyên thuộc Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh thực hiện là tốt hơn nhiều so với báo cáo được thực hiện một lần trước. Tuy nhiên theo tiến sĩ Tô Văn Trường thì còn nhiều vấn đề tồn tại cần làm rõ về phương pháp luận đánh giá tác động môi trường, tính khả thi của việc điều tiết nước về phía hạ lưu, các thông tin chi tiết về hiện trạng rừng và mức độ đa dạng sinh học, văn hóa bản địa tại khu vực dự án, cũng như nhiều vấn đề khác nữa.
Một trong những đánh giá được ông Nguyễn Văn Phước, viện trưởng Viện Tài Nguyên Môi trường, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đưa ra trong bài trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn Tiếp Thị hồi ngày 30 tháng 8 năm 2012 cho rằng rừng tại khu vực dự kiến xây dựng hai thủy điện Đồng Nai 6 và 6 A đã mất sạch rồi, ngay cả kỳ nhông, tắc kè cũng không còn thì làm thủy điện là hiệu quả.
Ông Nguyễn Văn Phước trả lời phóng viên Lê Quỳnh rằng có thể chứng minh được là dự án 6 và 6 A làm mất rất ít rừng so với các dự án thủy điện khác. Ông này cho rằng các dự án thủy điện trước đây chỉ làm một bậc, vực sâu không có nên chiếm diện tích lớn; đối với thủy điện 6 và 6 A làm 2 bậc, tận dụng vực sâu nên diện tích rừng bị mất ít. Thủy điện hai bậc như thế cũng làm giảm khả năng dòng chảy.
TS Tô Văn Trường cho rằng báo cáo mới nhất của Viện Tài Nguyên Môi trường, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh chưa tính đến diện tích đất dùng cho tuyến truyền tải điện, bao gồm cả hành lang an toàn. Ông này cho rằng phương án truyền tải chưa được nêu ra, và dù hành lang an toàn theo qui định không lớn, nhưng kéo dài; như thế diện tích đất và rừng bị mất là con số không nhỏ, cần phải làm rõ.
Chúng tôi liên lạc với ông Nguyễn Văn Phước, viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh để hỏi thêm về một số kết quả của báo cáo mới nhất do cơ quan này đưa ra; thế nhưng ông Phước yêu cầu phải đến tại văn phòng của ông để được thông tin.
Đối với dự án xây dựng hai thủy điện 6 và 6 A do Tập đoàn Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư thì lâu nay đã có một số đơn vị tham gia tiến hành các cuộc hội thảo và khảo sát đánh giá tác động môi trường của dự án.
Trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 năm ngoái đã diễn ra bốn hội thảo có sự tham dự của nhiều nhà khoa học trong nước về vấn đề xây dựng thêm hai thủy điện 6 và 6 A trên sông Đồng Nai đoạn chảy qua Vườn Quốc gia Cát Tiên sẽ gây tác động thế nào đối với hệ sinh thái khu rừng cần được bảo tồn này, cũng như tác động đến dòng chảy của Sông Đồng Nai với những hệ lụy cho người dân sinh sống trong khu vực và hạ lưu con sông.
Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, chủ tịch Hội tư vấn Khoa học - Công nghệ Quản lý, thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là viện trưởng Viện Điện tử Tin học cho biết đánh giá của ông về cách làm trong thời gian qua liên quan việc thẩm định đánh giá tác động môi trường của hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6 A như sau:
Theo tôi thì ở Việt Nam chưa thể làm việc này, nhưng tôi sẽ kiến nghị Nhà Nước. Thứ nhất phải có luật phản biện xã hội, cụ thể trong trường hợp này chủ đầu tư phải đưa ra đấu thầu những nhà tư vấn có thể làm báo cáo, chứ không thể giao cho ai thì giao, Nhà Nước phải kiểm soát đấu thầu này. Phải công khai đấu thầu cho mọi hội tư vấn có đủ chuyên gia. Chủ đầu tư phải thẩm tra tư vấn, thuê một tư vấn khác thẩm tra lại xem tư vấn có đúng không.
Thứ hai cơ quan Nhà Nước phải quyết định thẩm định. Cơ quan Nhà nước quản lý nên phải tổ chức lại thẩm định, lại thuê các đơn vị tư vấn thẩm định lại xem báo cáo gửi lên đúng chưa. Nếu thế mới có kết luận đúng đắn. Chứ nếu làm như hiện nay thì cả 100 năm cũng không có được kết quả đúng đắn.”
Tiến sĩ Tô Văn Trường cho rằng cần phải có thẩm định mở, tôn trọng ý kiến đa chiều trong vấn đề xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6 A. Theo ông đó là ‘lối ra’ hợp lý nhất cho dự án được gọi là nhạy cảm này.
Theo tiến sĩ Tô Văn Trường cần phải thẩm định một cách khách quan và khoa học như thế mới có thể đi đến một quyết định hợp lý nhất. Đó là quyết định dựa trên chứng minh khi làm hai dự án thủy điện đó sẽ được lợi nhiều nhất, mà hại là tối thiểu.
Xin được trích nguyên văn trong bài viết hồi ngày 2 tháng 9 của tiến sĩ Tô Văn Trường để kết thúc tạp chí kỳ này: ‘Rừng là một bộ phận kết cấu hạ tầng sinh thái của đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nhận xét, không có thủy điện vẫn có giải pháp khác thay thế, còn khi mất rừng là mất tất cả!’
nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/viewpoints-on-hydroelectric-plants-gminh-09082012131710.html
=====================================================================
Lý do của nổi lo đó là gì? Đây là đề tài trong chuyên mục Khoa học – Môi trường kỳ này. Mời quí vị theo dõi.
Khảo sát khách quan?
Hồi ngày 26 tháng 8 vừa qua, tờ Người Lao Động và tờ Lao Động loan tin về chuyến khảo sát thẩm định đánh giá tác động môi trường của dự án xây hai đập thủy điện 6 và 6A trên sông Đồng Nai do đoàn liên ngành thực hiện. Đoàn gồm có Cục Thẩm định & Đánh giá tác động Môi trường của Bộ Tài nguyên-Môi trường, cùng đại diện của các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Dak Nông , Vườn Quốc gia Cát Tiên…
Bài viết của tác giả Xuân Hoàng của tờ Người Lao Động nói rằng chuyến khảo sát đó không bình thường. Một trong những lý do để có thể nói như thế vì khi phóng viên của tờ Người Lao Động cố gắng đi theo đoàn, nhưng đã bị vị Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn Đức Long Gia Lai, chủ đầu tư của dự án cản trở. Chuyến khảo sát lần này không như chuyến khảo sát hồi tháng 8 năm ngoái, khi đó ngoài đại diện của các ngành liên quan, các địa phương, chủ đầu tư còn có báo chí được phép đi theo.
Lập đoàn thẩm định, nhưng ai có tiếng nói thì không được đưa vào. Họ sẽ qua mặt mọi người bằng cách ban thẩm định bằng cách nào cũng cho qua.Trong khi đó thì chủ đầu tư là Tập đoàn Đức Long Gia Lai được cho biết hộ tống theo đoàn khá chặt chẽ. Điều đó khiến những người quan tâm đặt nghi vấn về tính khách quan, độc lập của đoàn tiến hành cuộc khảo sát hồi hai ngày 24 và 25 tháng 8 vừa qua.
GS Lê Huy Bá
Giáo sư Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, đưa ra nhận định về hoạt động đánh giá tác động môi trường của các dự án tại Việt Nam lâu nay như sau:
“Trong điều tra đánh giá thì thực ra giai đoạn đầu có Viện Quy hoạch Thủy Lợi Nam bộ có trách nhiệm làm. Nhưng ở Việt Nam việc đánh giá tác động môi trường được làm như kiểu làm khoán, chạy sô lấy tiền thôi, còn tính khoa học đánh giá không cao. Bây giờ cũng lập đoàn thẩm định, nhưng ai có tiếng nói thì không được đưa vào. Họ sẽ qua mặt mọi người bằng cách ban thẩm định bằng cách nào cũng cho qua”.
Tuy nhiên theo tiến sĩ Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Qui hoạch Thủy Lợi thì nay Việt Nam đã có những qui định rõ ràng về vấn đề đánh giá tác động môi trường đối với một dự án xây dựng lớn như hai đập thủy điện 6 và 6A trên sông Đồng Nai. Ông nói:
“Sau khi có luật bảo vệ môi trường rồi thì tất cả đều phải theo luật. Thứ hai nữa nếu tác động vào rừng bảo hộ Cát Tiên; theo qui định tác động vào bao nhiêu héc ta; nếu xâm phạm lớn phải thông qua quốc hội”.
Quan ngại siêu lợi nhuận?
Mặc dù vẫn có ý kiến tỏ ra tin tưởng vào việc thực thi các qui định luật pháp tại Việt Nam như phát biểu mang tính “chờ xem” mà tiến sĩ Tô Văn Trường vừa đưa ra, một số người bày tỏ quan ngại vì siêu lợi nhuận do thủy điện mang lại, các doanh nghiệp như Tập Đoàn Đức Long Gia Lai sẽ sử dụng mọi biện pháp để dự án của họ được thông qua.
Trên trang Bauxite, một trang mạng được lập ra đầu tiên để đưa các ý kiến nêu rõ những tác hại của việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên Việt Nam, ngay sau khi có bài báo của tờ Người Lao Động về động thái mới liên quan dự án thủy địên 6 và 6A của Tập đoàn Đức Long Gia Lai trên sông Đồng Nai, có bài ‘Xin hãy cứu lấy rừng quốc gia Cát Tiên’ của tác giả Nguyễn Khắc Tâm. Tác giả cho rằng sông Đồng Nai và Vườn quốc gia Cát Tiên là tài sản quí hiếm mà thiên nhiên ban tặng cho nguời dân và đất nước Việt Nam. Tất cả phải có trách nhiệm giữ gìn như là ‘của để dành’ cho con cháu muôn đời sau.
Hai thủy điện lớn nằm trên cùng dòng sông cách nhau chỉ mấy chục cây số thì không nên, nếu có chăng chỉ nên làm một mà thôi.Tác giả sau khi đọc bài báo với nhận định nói cuộc khảo sát vừa qua của đoàn liên ngành có gì đó không bình thường nên phải lên tiếng vì theo tác giả ‘không thể ngồi yên chờ cho các thế lực đen tối làm mưa làm gió, tiếp tục đi đêm để đạt mục tiêu cuối cùng là thẳng tay tàn phá tài nguyên thiên nhiên của đất nước để làm đầy túi riêng’.
GS Lê Huy Bá
Vấn đề xây dựng thủy điện mang lại siêu lợi nhuận cho các chủ đầu tư, được giáo sư Lê Huy Bá, khẳng định như sau:
“Những nhà đầu tư thủy điện rất muốn làm vì đầu tư xong là thu tiền thôi. Tại vùng cao Tây Nguyên, có nhiều người giàu lên một cách nhanh chóng vì sau khi chỉ đầu tư thủy điện 10, 30, 50,70 megawatt, sau khi đầu tư xong bán được điện là cứ thế thu tiền”.
Theo nguyên văn của tác giả Nguyễn Khắc Tâm ‘Rừng quốc gia Cát Tiên nằm trên địa bàn của ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, và Bình Phước, với tổng diện tích là 71.920 ha, là một trong những sinh cảnh hiếm hoi quí giá còn sót lại của đất nước ta, là khu dự trữ sinh quyển của thế giới với một nền đa dạng sinh học phong phú. Nếu rừng Cát Tiên mà còn bị xâm hại thì trên đất nước sẽ chẳng còn chỗ nào mà bọn ‘lợi ích nhóm’ không thò ‘bàn tay lông lá’ của chúng đến để đục khoét, tàn phá, mưu cầu lợi ích riêng’.
Một trong những ví dụ cụ thể về sự can thiệp của thế lực mà tác giả Nguyễn Khắc Tâm cho là nhóm lợi ích trong vụ việc này là vị giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên, Trần Văn Thành, người công khai phản đối dự án xây dựng hai đập thủy điện 6 và 6A tại Vườn Quốc gia Cát Tiên đã bị thuyên chuyển đi nơi khác.
Tác hại
Vì sao có những người biết phải mất mát quyền lợi bản thân và thậm chí nguy hiểm khi đứng ra chống lại dự án thủy điện 6 và 6A của Tập đoàn Đức Long Gia Lai như ông Trần Văn Thành, vẫn giữ vững lập trường của họ?
Có thể nói vì họ thấy rõ những tác hại đối với Vườn quốc gia quí hiếm Cát Tiên, và dòng sông Đồng Nai như trình bày về những tác hại khi xây hai đập thủy điện như thế theo đánh giá của giáo sư Lê Huy Bá sau đây:
“Hai thủy điện lớn nằm trên cùng dòng sông cách nhau chỉ mấy chục cây số thì không nên, nếu có chăng chỉ nên làm một mà thôi. Rồi cần phải tính tóan sức chịu tải của dòng sông, của lưu vực đó, của hệ sinh thái. Thứ ba nữa về mặt lý thuyết thì dòng sông Đồng Nai hình thành từ 7-8 ngàn năm trước, với quá trình lâu dài như thế để tạo nên một uốn lượn như ngày nay không phải đơn giản chuyện ngày một ngày hai. Bây giờ nếu đập chắn nhiều như thế sẽ ngăn luồng lạch, làm dòng chảy thay đổi, tạo nên những tiềm lực thủy năng rất lớn mà sau đó có thể phá bung ra làm đổi dòng. Đổi dòng rất nguy hiểm, nhất là đối với dòng sông ở trên độ cao 7-800 mét như thế sẽ gây nguy hiểm cho hạ lưu”.
Giáo sư Lê Huy Bá cũng trình bày thêm:
“Họ nói chỉ có 37 héc ta nhưng thực ra không chỉ có 37 héc ta bị nhận chìm trong nứơc mà còn bao nhiêu héc ta khác bị ảnh hưởng nữa. Vả lại trong Vườn quốc gia mà cả Đầm Sấu, đó là khu đất trên cao quí hiếm của Việt Nam; thế mà bây giờ làm thủy điện sẽ làm ngập hệ sinh thái thủy sinh nhỏ, vừa trong bàu và cả ra ngoài nữa”.
Bản thân tiến sĩ Tô Văn Trường dù cho rằng chưa thể phát biểu gì trong lúc này, nhưng cũng thừa nhận nếu có xây dựng đều có thể gây hại đến môi trường, và vấn đề cần phải cân nhắc lợi hại thật rõ ràng:
“Bây giờ bất kỳ cái gì tác động vào môi trường, kể cả do con người, bao giờ cũng có hai mặt lợi và hại. Bài tóan đánh đổi, và luôn đi đôi với nhau.
Nếu kinh tế đất nước đã tốt thì nguời ta không cần phải tác động gì vào thiên nhiên. Nhưng vì phát triển kinh tế bắt buộc phải làm; nhưng khi làm phải có tính tóan xem cái lợi có hơn hẳn những thiệt hại hay không. Đó là việc phải đánh giá, theo tôi biết thì hội đồng đánh giá chưa họp nên chưa thể nói được gì”.
Còn tác giả Nguyễn Khắc Tâm của bài ‘Xin cứu lấy rừng quốc gia Cát Tiên’ thì cho rằng tội ác cướp 500 héc ta đất, phá hoại hoa màu của nguời dân Văn Giang là ‘tày trời’ rồi; nhưng chẳng thấm vào đâu so với tội ác ‘đầu tư’ thủy điện bằng cách tàn phá rừng quốc gia, triệt hạ hằng trăm héc ta gỗ quí, triệt hạ hệ sinh quyển, thay đổi dòng chảy của sông Đồng Nai, gây lũ quét và cả đại hồng thủy cho cả cư dân và hệ sinh thái lưu vực.
Theo giáo sư Lê Huy Bá thì phải mất cả hằng nghìn năm mới có đuợc hệ sinh thái như ở vuờn quốc gia Cát Tiên. Thế nhưng để phá đi con nguời chỉ cần ít năm là dọn sạch. Sau đó sẽ là những tai hại ghê gớm mà chính con người phải gánh chịu.
Xin được nhắc lại, sông Đồng Nai dài chừng 586 kilomet là con sông dài nhất chảy trên địa phận đất nước Việt Nam. Lưu vực sông rộng 38600 kilomet vuông. Sông xuất phát từ Lâm Đồng và chảy qua các tỉnh Dak Nong, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, rồi đổ ra Biển Đông ở Cần Giờ.
Vườn quốc gia Cát Tiên là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam. Khu bảo tồn thiên nhiên này nằm tại các huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu thuộc Đồng Nai, huyện Cát Tiên, Bảo Lộc, Lâm Đồng và huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước. Vườn quốc gia Cát Tiên cách Sài Gòn 150 kilomet về phía bắc.
G.M.
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/urgent-stop-hydro-plants-in-n-c-tien-gm-09032012074446.html
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/40908
=====================================================================
Những tranh cãi về công trình thủy điện Đồng Nai 6 và 6A
Gia Minh, biên tập viên RFA
2012-09-08
Dư luận trong nước tiếp tục quan tâm đến việc xây dựng hai công trình thủy điện 6 và 6A trên sông Đồng Nai, đoạn qua khu vực Rừng quốc gia Cát Tiên.Không xây
Vào ngày 31 tháng 8, trên mạng Internet xuất hiện thêm một lá thư ngỏ nội dung kêu gọi không nên xây dựng hai đập thủy điện 6 và 6A trên sông Đồng Nai. Bức thư ngỏ đề gửi cho chủ tịch nước Trương Tấn Sang với tiêu đề ‘Nói không với thủy điện Đồng Nai 6 và 6A vì hạnh phúc số đông’. Người thay mặt ký tên gửi bức thư ngỏ này là ông Nguyễn Huỳnh Thuật. Ông này cho biết là viên chức Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn được cử làm việc tại Vườn Quốc gia Cát Tiên.Một đoạn của lá thư ngỏ ghi rằng ‘Việc qui hoạch và đang chuẩn bị thẩm định dự án lấn chiếm hằng trăm héc ta rừng đặc dụng cho thủy điện Đồng Nai 6 và 6 A ngay trong vùng lõi và điểm yếu huyệt … là rất nguy hại cho nhiều mặt chưa thể ước tính hay lường trước như trong hồ sơ đánh giá tác động môi trường đang trình duyệt’
Bản thân ông Nguyễn Huỳnh Thuật nói về lý do phải có lá thư ngỏ thứ hai gửi đến chủ tịch nước về dự án thủy điện 6 và 6 A:
“Bởi vì các đây hơn một năm, tôi đã có gửi thư kêu cứu đến thủ tướng chính phủ về rừng quốc gia Cát Tiên rồi, nhưng chưa thấy hồi âm, và bây giờ lại thấy hình như lại đầu tư cho thủy điện tại Vườn Quốc gia Cát Tiên nên gửi thư đến chủ tịch nước để kêu cứu và nhằm có sự hồi âm.”
Trong tháng 8 vừa qua, trên mạng cũng xuất hiện một trong blog mang tên ‘Saving Cat Tien National Park’, tức ‘Cứu Vườn Quốc gia Cát Tiên’. Tôn chỉ của trang này được nêu ra là ‘Chúng tôi yêu quí và muốn cứu Rừng Quốc gia Cát Tiên trong thời điểm hiện tại và trước mắt. Lâu dài, chúng tôi muốn góp phần tăng cường bảo vệ, bảo tồn, phát triển rừng quốc gia mãi mãi.’
Tác động lớn vì khu dự trữ sinh quyển này là cho thế hệ mai sau tại Việt Nam cũng như thế giới.Ông Nguyễn Huỳnh Thuật thì nhắc lại những nguy hại khi xây dựng hai thủy điện 6 và 6 A trên Sông Đồng Nai, đoạn đi qua Vườn quốc gia Cát Tiên như sau:
Ô. Nguyễn Huỳnh Thuật
“Tác động lớn vì khu dự trữ sinh quyển này là cho thế hệ mai sau tại Việt Nam cũng như thế giới. Một trong những hệ lụy khi xây dựng thủy điện là tiếng ồn ảnh hưởng đến đời sống an bình của hằng triệu người dân bản địa, cũng như làm ô nhiễm nguồn nước cung ứng cho hằng chục triệu người ở hạ lưu. Việc phá những vạt rừng nguyên sinh thì sẽ làm mất đi những loài gien di truyền đặc chủng. Đó là chưa nói đến những văn hóa, tập tục của người Mạ bản địa. Mồ mả của người bản địa phải được di dời đi …”
Ông Nguyễn Huỳnh Thuật cho biết nhóm những người phản biện sẽ có ý kiến của họ đối với dự án sẽ được đưa ra:
“Trong tình hình nửa công khai, nửa không công khai như hiện nay, đánh giá tác động môi trường do Viện Môi trường ở TP Hồ Chí Minh thực hiện chưa công khai, nhưng do cách nào đó mà một số người cũng được biết rồi, họ đang đọc bản báo cáo và trong một thời điểm thích hợp, họ sẽ đưa ra thôi.”
Làm rõ
Tiến sĩ Tô Văn Trường, nguyên viện trưởng Viện Qui hoạch Thủy Lợi tại thành phố Hồ Chí Minh, vào đầu tháng 9 vừa rồi có bài ‘Thủy điện Đồng Nai 6 và 6 A những điều chưa rõ’.
Theo ông này thì báo cáo đánh giá tác động môi trường của hai dự án thủy điện vừa nói do Viện Môi trường và Tài nguyên thuộc Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh thực hiện là tốt hơn nhiều so với báo cáo được thực hiện một lần trước. Tuy nhiên theo tiến sĩ Tô Văn Trường thì còn nhiều vấn đề tồn tại cần làm rõ về phương pháp luận đánh giá tác động môi trường, tính khả thi của việc điều tiết nước về phía hạ lưu, các thông tin chi tiết về hiện trạng rừng và mức độ đa dạng sinh học, văn hóa bản địa tại khu vực dự án, cũng như nhiều vấn đề khác nữa.
Một trong những đánh giá được ông Nguyễn Văn Phước, viện trưởng Viện Tài Nguyên Môi trường, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đưa ra trong bài trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn Tiếp Thị hồi ngày 30 tháng 8 năm 2012 cho rằng rừng tại khu vực dự kiến xây dựng hai thủy điện Đồng Nai 6 và 6 A đã mất sạch rồi, ngay cả kỳ nhông, tắc kè cũng không còn thì làm thủy điện là hiệu quả.
Ông Nguyễn Văn Phước trả lời phóng viên Lê Quỳnh rằng có thể chứng minh được là dự án 6 và 6 A làm mất rất ít rừng so với các dự án thủy điện khác. Ông này cho rằng các dự án thủy điện trước đây chỉ làm một bậc, vực sâu không có nên chiếm diện tích lớn; đối với thủy điện 6 và 6 A làm 2 bậc, tận dụng vực sâu nên diện tích rừng bị mất ít. Thủy điện hai bậc như thế cũng làm giảm khả năng dòng chảy.
TS Tô Văn Trường cho rằng báo cáo mới nhất của Viện Tài Nguyên Môi trường, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh chưa tính đến diện tích đất dùng cho tuyến truyền tải điện, bao gồm cả hành lang an toàn. Ông này cho rằng phương án truyền tải chưa được nêu ra, và dù hành lang an toàn theo qui định không lớn, nhưng kéo dài; như thế diện tích đất và rừng bị mất là con số không nhỏ, cần phải làm rõ.
Chúng tôi liên lạc với ông Nguyễn Văn Phước, viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh để hỏi thêm về một số kết quả của báo cáo mới nhất do cơ quan này đưa ra; thế nhưng ông Phước yêu cầu phải đến tại văn phòng của ông để được thông tin.
Làm đúng
Đối với dự án xây dựng hai thủy điện 6 và 6 A do Tập đoàn Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư thì lâu nay đã có một số đơn vị tham gia tiến hành các cuộc hội thảo và khảo sát đánh giá tác động môi trường của dự án.
Trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 năm ngoái đã diễn ra bốn hội thảo có sự tham dự của nhiều nhà khoa học trong nước về vấn đề xây dựng thêm hai thủy điện 6 và 6 A trên sông Đồng Nai đoạn chảy qua Vườn Quốc gia Cát Tiên sẽ gây tác động thế nào đối với hệ sinh thái khu rừng cần được bảo tồn này, cũng như tác động đến dòng chảy của Sông Đồng Nai với những hệ lụy cho người dân sinh sống trong khu vực và hạ lưu con sông.
Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, chủ tịch Hội tư vấn Khoa học - Công nghệ Quản lý, thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là viện trưởng Viện Điện tử Tin học cho biết đánh giá của ông về cách làm trong thời gian qua liên quan việc thẩm định đánh giá tác động môi trường của hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6 A như sau:
Không có thủy điện vẫn có giải pháp khác thay thế, còn khi mất rừng là mất tất cả!“Trong chuyện này, Nhà Nước đã chấp nhận làm lại báo cáo đó, chủ đầu tư cũng chấp nhận làm chuyện đó. Thế nhưng nếu như bây giờ vẫn làm theo cách chủ đầu tư chỉ định viện A, B, C nào đó làm một bài phản biện thì người ta sẽ nói chủ đầu tư đổ tiền ra thuê người làm để ‘nói bậy, nói bạ’. Trong khi đó dư luận xã hội vẫn nói theo ý mình và ‘chửi cả chủ đầu tư và nhà tư vấn ‘, Như thế không giải quyết được gì cả.
TS Tô Văn Trường
Theo tôi thì ở Việt Nam chưa thể làm việc này, nhưng tôi sẽ kiến nghị Nhà Nước. Thứ nhất phải có luật phản biện xã hội, cụ thể trong trường hợp này chủ đầu tư phải đưa ra đấu thầu những nhà tư vấn có thể làm báo cáo, chứ không thể giao cho ai thì giao, Nhà Nước phải kiểm soát đấu thầu này. Phải công khai đấu thầu cho mọi hội tư vấn có đủ chuyên gia. Chủ đầu tư phải thẩm tra tư vấn, thuê một tư vấn khác thẩm tra lại xem tư vấn có đúng không.
Thứ hai cơ quan Nhà Nước phải quyết định thẩm định. Cơ quan Nhà nước quản lý nên phải tổ chức lại thẩm định, lại thuê các đơn vị tư vấn thẩm định lại xem báo cáo gửi lên đúng chưa. Nếu thế mới có kết luận đúng đắn. Chứ nếu làm như hiện nay thì cả 100 năm cũng không có được kết quả đúng đắn.”
Tiến sĩ Tô Văn Trường cho rằng cần phải có thẩm định mở, tôn trọng ý kiến đa chiều trong vấn đề xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6 A. Theo ông đó là ‘lối ra’ hợp lý nhất cho dự án được gọi là nhạy cảm này.
Theo tiến sĩ Tô Văn Trường cần phải thẩm định một cách khách quan và khoa học như thế mới có thể đi đến một quyết định hợp lý nhất. Đó là quyết định dựa trên chứng minh khi làm hai dự án thủy điện đó sẽ được lợi nhiều nhất, mà hại là tối thiểu.
Xin được trích nguyên văn trong bài viết hồi ngày 2 tháng 9 của tiến sĩ Tô Văn Trường để kết thúc tạp chí kỳ này: ‘Rừng là một bộ phận kết cấu hạ tầng sinh thái của đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nhận xét, không có thủy điện vẫn có giải pháp khác thay thế, còn khi mất rừng là mất tất cả!’
nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/viewpoints-on-hydroelectric-plants-gminh-09082012131710.html
=====================================================================
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001