Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

TỪ CHỦ NGHĨA THỰC DÂN ĐẾN CHỦ NGHĨA DÂN TỘC SANG CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN

Từ Chủ nghĩa Thực dân đến chủ nghĩa Dân tộc sang Chủ nghĩa Cộng sản [1]  
|
LTG: Tham vọng xâm chiếm thuộc địa ở Á Châu là theo đuổi một ảo tưởng và đùa giỡn với hiểm nguy. Các ông đã không hiểu đầy đủ về các dân tộc Châu Á cũng không thua gì chúng ta; rằng họ đã thừa hưởng một nền văn minh lâu đời hơn chúng ta; điều đó đã được khắc sâu trong trí nhớ của họ và trong niềm tự hào của họ. Họ đã có được tự do và họ mong muốn vẫn được tự do. Thật không khó khăn gì tiên đoán rằng khi tiếp xúc với nền văn minh của chúng ta, với ngọn gió về tư tưởng giải phóng đã lan truyền trên khắp thế giới, họ sẽ mau chóng cảm thấy nhu cầu dành được độc lập-một mục tiêu và một vinh dự của mọi con người, một sự thức tỉnh và niềm phấn khởi…
Họ sẽ nổi dậy một ngày nào đó, và sự nổi dậy của họ sẽ đưa đến chiến thắng, bởi vì đó là đặc quyền của tự do để chiến thắng ở khắp nơi.”
Jules Delarosse, nghị viên, phát biểu tại viện dân biểu, ngày 22 tháng 12, 1885.
(Indochina An Ambiguous Colonization, 1858-1954. Pierre Brocheux, Daniel Hémery, trang 281)

Nguyễn Văn Lục
——————————————-
Từ Chủ nghĩa Thực dân đến chủ nghĩa Dân tộc sang Chủ nghĩa Cộng sản với chính sách Tự-Thực-dân (Auto-colonization) và chính sách Bên Lề (Marginalization)

Chủ nghĩa CS
Lời trích dẫn trên đây ngay từ năm 1885 của Nghị Viên Jules Delarosse phải chăng là một lời tiên tri? Và lời tiên tri ấy sẽ còn đúng mãi cho mọi thời đại, mọi dân tộc trong đó có sự áp bức, chà đạp lên con người – bất kể nó là do chế độ thực dân – do chế độ độc tài phát xít hay là do chế độ độc tài cộng sản hiện nay ở Việt Nam gây ra.
Tôi tin như thế và lịch sử sẽ diễn ra sau này như đã diễn ra cách đây một thế kỷ!
Chúng ta nhìn lại quá trình tranh đấu dành độc lập tại Việt Nam đã diễn ra như thế nào? Nó đã khoác áo Chủ nghĩa Dân tộc, nêu cao được lòng ái quốc ngay từ đầu do những nhà ái quốc chân chính chủ xướng.
Năm 1930 Khủng hoảng thuộc địa đã cho thấy dấu hiệu rạn nứt. Lợi dụng thời cơ chính trị sau thế chiến thứ hai và cùng lúc phong trào cộng sản lớn mạnh do Liên Xô lãnh đạo. Cộng sản Việt Nam cũng như một số nước Đông Âu đã đã thay đổi cuộc chiến tranh chống thuộc địa, hoặc chống Phát Xít biến thành cuộc chiến tranh Ý thức hệ Cộng sản-Tư Bản.
Chú thích: Sau chiến chiến thứ hai, có 4 nước Đông Âu sau đây bị Hồng quân Liên Xô nhuộm đỏ là: Ba Lan (Poland – DCVOnline), Đông Đức, Romania và Bulgary. Còn có 4 nước rơi vào tình trạng ngoại lệ là Hung Gia Lợi (Hungary), Tiệp Khắc , Nam Tư và Albania. Trong những nước này đặc biệt là có phe cộng sản trong nước nổi lên chiếm chính quyền như ở Việt Nam. (Xem Đông Âu tại Việt Nam, Lý Thái Hùng, trang 58-59, Vietnews, 2006).
Đó là một điều bất hạnh nhất cho mọi người Việt Nam. Bởi vì từ nay, sự hy sinh của người Việt Nam là sự hy sinh cho cộng sản Quốc tế. Xin hãy đi lại từ đầu.
Chủ nghĩa thực dân đế quốc
Sự phát triển kỹ nghệ lên đến tột đỉnh của Tây Phương đã đưa đến một tình trạng “khủng hoảng thừa”, khủng hoảng thặng dư hàng hóa. Khủng hoảng này có thể đưa đến sự suy sụp hệ thống tư bản phương tây. Và từ bối cảnh kinh tế các nước kỹ nghệ phương Tây đã dẫn đưa các nước này đến chỗ đi tìm thị trường tiêu thụ.
Sự cạnh tranh tìm kiếm thị trường đã dẫn đến việc phải dùng sức mạnh quân sự để chinh phục và độc quyền về thị trường. Nước Anh là kẻ dẫn đầu của chủ nghĩa tư bản đế quốc thực dân trong vai trò người đạo diễn số một.
Chế độ thuộc địa tự nó có mặt tối (Dark side) của một chủ trương “bành trướng thuộc địa”. Vì thế mà nước Pháp mới đầu sang Việt Nam chỉ để buôn bán như các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha rồi sau đó dần dần ý đồ xâm lược mới thành hình.
Họ đã không phải chỉ xâm chiếm Việt Nam mà thôi mà tất cả những thị trường thế giới nào thuận lợi cho việc buôn bán.
Chủ nghĩa thực dân tóm tắt trong 4 chữ: Xâm chiếm và khai thác. Tất cả những chuyện khác chỉ là phụ.
Vì thế những người viết sử như Cao Huy Thuần trong luận án tiến sĩ sử “Les missionnaires et la politique coloniale Francaise au VietNam (1857-1914) xuất bản năm 1969 của ông đã cho rằng việc xâm lăng nước ta đi đôi với việc truyền đạo Thiên Chúa giáo vào Việt Nam. Thiên Chúa giáo “mở cửa” cho người Pháp vào xâm chiếm Việt Nam. Đồng thời cũng muốn chứng minh sự tiếp tay của giám mục Puginier trong việc này. (Giám mục Paul Francois Puginier, 1835-1892, là người có trách nhiệm tán đồng và hỗ trợ chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam). Sự khoanh vùng về sự hợp tác giữa Thiên Chúa giáo Pháp và Thực dân Pháp trong khoảng thời gian 1857-1914 rơi đúng vào thời điểm Puginier đang làm giám mục ở Đàng ngoài. Khoảng thời gian 1857-1914 không tương ứng với chiều dài lịch sử của Thiên Chúa giáo có mặt ở Việt Nam vào năm 1533. Đồng thời cũng không tương ứng với chiều dài lịch sử của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Hơn nữa, một cá nhân Puginier không đủ mang sức nặng trách nhiêm lịch sử để đề ra một chính sách truyền đạo ở Việt Nam hoăc chỉ ra cho chính quyền Pháp phải làm gì.
Và cũng đừng nên quên rằng trên cả nước Pháp, còn có một thẩm quyền cao hơn họ là Vatican để điều động những tăng lữ sang truyền đạo ở Việt Nam, trong đó có những giáo sĩ người Bồ Đào Nha, người Tây Ban Nha. Họ có những giáo đoàn riêng và phân vùng truyền đạo riêng của họ.
Họ không bị chi phối hoặc chỉ đạo bất cứ về phương diện gì bởi Hội truyền giáo Ba Lê. Và họ chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp với thẩm quền Vatican mà vị đại diện là khâm sứ tòa thánh.
Hơn nữa, chính sách của Vatican không đi theo đường hướng của nước Pháp mà ngược lại Vatican chủ trương “bản địa hóa” giáo hội bản xứ bằng cách truyền chức cho 4 vị Giám mục Việt Nam tiên khởi. Những vị này có nhiệm vụ thay thế dần các giám mục phương Tây.
Luận án cho thấy không chú trọng cho đủ đến hai đối tác chính trong vấn đề xâm lăng của Pháp ở Việt Nam: Đó là triều đình Huế và chính quyền thực dân Pháp. Cả luận án hầu như không nói gì đến vai trò và trách nhiệm của triều đình Huế cũng như ý đồ xâm lăng của thực dân Pháp trong việc mất nước.
Một nhóm gồm 600.000 giáo dân thời đó phần đông đều thuộc thành phần ít học, nhà quê nhà mùa, sống hẻo lánh ở các vùng ven biển không đủ tư cách để “bán nước”, mà muốn bán cũng không được.
Không ai đặt câu hỏi là giả dụ không có những nguời Thiên Chúa giáo giáo quê mùa, dốt nát này thì liệu Việt Nam có mất vào tay Pháp hay không?
Trên thực tế, các cuộc nhượng địa cho Pháp đều chính thức được ký kết giữa triều đình Huế và đám quan lại bất tài,cố chấp và nhu nhược và đại diện chính quyền Pháp.
Những suy luận gán ghép, một chiều và võ đoán, không nhìn đầy đủ lịch sử thế giới. Nhất là không nhìn cho rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân là gì?
Cùng lắm việc truyền đạo chỉ là cái cớ lợi dụng ắt có và đủ của một vài lãnh đạo tôn giáo mà người Pháp cố tình che dấu cái mục đích bành trướng thị trường thuộc địa của họ.
Người viết có không biết bao nhiêu những lá thư của các linh mục người Pháp gửi về cho gia đình và được bà Đặng Phương Nghi dịch ra tiếng Việt để thấy được tấm lòng của họ, lý tưởng của họ cũng như những khó khăn mà họ phải đương đầu.
Tại sao ông Cao Huy Thuần không muốn nhắc nhở đến một lá thư nào trong đống tài liệu ở thời kỳ ấy?
Nếu có sự cấu kết giữa tôn giáo và chính trị, chúng ta sẽ giải thích thế nào về việc Pháp xâm chiếm Tunisie, Algérie, một phần Trung Hoa, các nước Châu Phi sau đó có Việt Nam, Cam Bốt, Lào? Mục đích truyền đạo nào ở những nước này? Trong khi đạo Thiên Chúa đã được đưa vào Việt Nam từ rất sớm trong khi Thực dân Pháp đến chậm hơn ba thế kỷ?
Nhìn lại cho thấy việc khai thác thuộc địa tính đến cuối thế kỷ 19, nước Pháp đã cộng thêm diện tích đất đai của mình rộng thêm 4 triệu dặm vuông. Và riêng mảnh đất Đông Dương đã đem lại con số tổng cộng 270.000 dặm vuông.
Vào năm 1890 đến 1914, một phúc trình về số đầu tư của tư nhân Pháp vào Việt Nam đạt con số kỷ lục 126.8 triệu đồng gold francs. Trong đó 57% đầu tư vào kỹ nghệ, 10% vào nông nghiệp và 33% vào thương mại. Trong đó 75% được đầu tư ở Nam Kỳ và Bắc Kỳ.
Tên các công ty nổi tiếng của Pháp ở Đông Dương như: công ty len sợi Bourgoin-Meiffre, Société-cotonnière de l’Indochine, Société cotonnière du TonKin, Société des ciments de Porland, công ty Francaise d’entreprise de dragages et de travaux publics. Compagnie des Tramways de l’Indochinevv. (Trích Indochina, Ibid, trang 161-162).
Hai nước đông dân số nhất Á Châu là Trung Quốc và Ấn Độ như ta thấy hiện nay là những cường quốc đáng nể. Nhưng vào thời bấy giờ lại chỉ là những dân tộc cực kỳ nghèo đói không khác gì các nước Phi Châu hay Châu Mỹ La tinh.
Họ trở thành một thị trường béo bở cho các nước đế quốc thực dân đến khai thác, xâu xé xẻ thịt chẳng khác gì đàn sư tử cấu xé một con nai.
Nhưng chính từ những hoàn cảnh bị bóc lột, bị khai thác thị trường, bị xỉ nhục đã trỗi dạy và thức tỉnh tinh thần và niềm tự hào dân tộc của các nước này trên toàn thế giới như trong lời phát biểu của Jules Delarosse ngay từ năm 1885.
Chủ nghĩa Dân tộc
Chủ nghĩa Dân Tộc thường bắt đầu và thành hình từ một thể chế quốc gia hay từ một chính quyền. Lúc đó được gọi là một quốc gia có chủ quyền (Nation-State) phân biệt với các quốc gia khác.
Khi có một quốc gia có chủ quyền, để bảo vệ quốc gia ấy, chủ Nghĩa Dân Tộc hay Chủ nghĩa yêu nước trở thành tiếng gọi lý tưởng của toàn dân chúng khi đất nước có lâm nguy.
Đối với người Việt Nam, chủ nghĩa dân tộc tồn tại, bàng bạc trong các chiến dịch quân sự của các vị anh hùng như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Tây Sơn nhằm chống lại sự xâm lăng của kẻ thù từ phương Bắc.
Đến thời Thực Dân Pháp thì chủ nghĩa dân tộc đồng nghĩa với với việc chống lại Thực dân Pháp ngay từ 1900 đến 1939.

Sự xâm lăng của người Pháp vào Việt Nam đưa đến hai thái độ tiêu biểu của giới sĩ phu trước khi có cộng sản nhập cuộc:
Thái độ tranh đấu ôn hòa: Tranh đấu ôn hòa nhắm mục tiêu làm thế nào để Việt Nam phát triển đủ mạnh để có thể đương đầu với người Pháp. Đó là các Phong trào Cần Vương (1885-1912), phong trào Văn Thân (1907-1908), phong trào Đông Du ((1905-1939). Phong trào Duy Tân với Phan Bội Châu, tác gỉả cuốn Viet Nam vong Quốc sử. Hoặc những người như Nguyễn Trường Tộ (NTT). NTT đã dâng lên nhà vua những bản văn tham luận như Tế Cấp Luận, Giáo Môn Luận bàn về những việc phải làm ngay để canh tân, tự lực, tự cường phát triển đất nước. Tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ muốn đánh bại tư tưởng chủ bại- theo định mệnh thuyết – của một số quan lại trong triều đình và thức tỉnh niềm tự hào dân tộc. Triều đình đã ngoảnh mặt làm ngơ trước những tấu chương của NTT – một thái độ trái ngược hẳn với tinh thần của Nhật Bản.
(Chú thích: xem thêm Nguyễn Trường Tộ, con người và di thảo, Trương Bá Cần, 1988).
Ngoài khuynh hướng chủ bại, một số lớn sĩ phu chủ trương chống lại Pháp bằng võ lực. Họ không chấp nhận thái độ chủ bại của triều đình Huế. Chủ trương chống Pháp bằng võ lực xảy ra liên tục, nhưng lẻ tẻ, cá thể từ Nam chí Bắc rất là nhiều, gây khó khăn cho người Pháp như: Trương Công Định 1862, Tri huyện Toại và Thiên Hộ Dương 1865, Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân 1868, Đoàn Công Bửu, Nguyễn Xuân Phụng 1874, Tôn Thất Thuyết, Tôn Thất Liệt 1885. Mai Xuân Thưởng rồi Trần Văn Dự, tiếp theo Nguyễn Phạm Tuân, rồi Nguyễn Xuân Ổn đến Phan Đình Phùng. Tiếp theo nữa là Tán Thuật rồi Đốc Quế, Đốc Thây, Tiền Đức, Ba Phúc, Hoàng Hoa Thám tức Đề Thám và những nhân vật có uy tín như Kỳ Đồng, Tăng Bạt Hổ, Phan Bội Châu, Cường Để, Nguyễn Quyền, Dương Bá Trạc, Trần Chánh Chiếu, Lê Hồng Phong…
(Trích tóm lược trong Niên Lịch Công Đàn, ban sưu tầm gồm Nguyễn Ngọc Phách, Phạm Xuân Thái, Nguyễn Văn Hộ, Đặng Trần Lân, Nguyễn Văn Ry, Nguyễn Đình Tuấn, 1960, trang 153-15).
Nhưng gây chấn động và biểu tượng nhất là cuộc nổi dậy của Nguyễn Thái Học, tại Yên Bái. Cuộc khởi nghĩa thất bại. Tòa án Pháp kết án 80 án tử hình và 594 người bị tù khổ sai chung thân Nguyễn Thái Học, đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân đảng cùng với 12 đồng chí bị xử chém ngày 17.6.1930. Trước khi chết, họ còn hô to Viet Nam vạn tuế. (Trích tóm lược Indochina Pierre Brocheux, Daniel Hemery, trang 316).
Cho nên đối với đa số người dân, chủ nghĩa dân tộc trở thành ý nghĩa, lý tưởng đời người. Tình tự dân tộc là tình tự quê hương, đất nước, con người.
Tình tự dân tộc ấy có thể thấy nơi nhiều dân tộc khác trên thế giới như chủ nghĩa dân tộc của dân Ái Nhĩ Lan, dân Ấn Độ, dân Ai Cập, v.v… Và nó thể hiện cụ thể nơi các Liên minh dân tộc như Liên Minh các nước Ả Rập, 1945, Liên minh Phi Châu da đen (Panafrican, chống lại người Anh). Hoặc các đảng phái Quốc Gia như Quốc Dân Đảng, Sinn Fein, Congress, Wafd, Đồng Minh Hội, v.v…
Và mỗi dân tộc có những biểu tượng anh hùng cho từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử.
Những nhân vật lãnh đạo này là những người yêu nước tranh đấu cho quyền lợi dân tộc của đất nước họ. Từ Phi Châu sang Á Châu, từ các nước Ả Rập, từ các nước nói chung được gọi là nhược tiểu.
Nước nào thì có anh hùng nấy.
Họ là tiêu biểu, là những mẫu người của thời đại. Họ là những Nehru, Nasser, Sukarno, Nyerere, Nkrumah.
Chính vì thế chủ nghĩa dân tộc thường được đồng hóa với chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng và được coi như chỗ đứng của con người, cội nguồn của mỗi con người.
Đối với Lý Chánh Trung, một trí thức thiên tả, dấn thân và nhập cuộc chỉ có một tư tưởng nồng cốt: Tìm về dân tộc, đặt dân tộc lên trên tất cả.
Dân tộc trên lý thuyết, trên chủ nghĩa, trên Quốc Gia, trên đảng phái, trên quyền lợi cá nhân.
Và chỉ qua dân tộc, người thanh niên mới tìm được chỗ đứng cho mình. Ông viết:
Và qua dân tộc, người thanh niên trí thức đã tìm được chỗ đứng. Lòng chúng tôi cũng rợp bóng gươm đao như lòng dân quê đất Việt. Và ít nữa là trong lúc ấy, chúng tôi đã tìm được một chỗ đứng, trên mảnh đất Quê hương. (..) Vì tôi không thể chọn lựa dân tộc, cũng như không chọn lựa gia đình tôi, nhưng đã là người thì chỉ có thể thành người giữa một gia đình, một dân tộc”.(Trích Tìm về Dân tộc, Lý Chánh Trung, trang 86-88, nxb Trình Bày).


Thật không có gì đúng hơn. Nhưng Lý Chánh Trung đã gián tiếp cài đặt “cũng rợp bóng gươm đao” một cách chỉ thị gián tiếp kháng chiến Việt Minh cộng sản.
Đó là chỗ sai lầm, ảo tưởng. Cũng chính vì quan điểm cài đặt chủ nghĩa dân tộc vào phong trào kháng chiến do Việt Minh chủ động đã dẫn đưa cả một thế hệ thanh niên Việt Nam lao vào chiến tranh tiêu phí hàng triệu sinh mạng con người một cách oan uổng.
Tại sao lại có một nhận định tiêu cực như thế về dân tộc?
Sự lợi dụng chủ nghĩa dân tộc cho những chiêu bài chính trị.
Vấn đề rõ rệt là không phải chỉ có một chủ nghĩa dân tộc mà có nhiều chủ nghĩa dân tộc. !Chủ nghĩa dân tộc có thể trở thành chiêu bài, bị lợi dụng, bị che đậy với nhiều ẩn ý và âm mưu khác.
Sự lợi dụng chủ nghĩa dân tộc cho những chiêu bài chính trị cũng đã từng xảy ra trong lịch sử của nhiều nước .. Đến nỗi người ta có thể nói rằng có bao nhiêu quốc gia thì bấy nhiêu chủ nghĩa dân tộc!
Tại Âu Châu, thế kỷ 19, những tư tuởng bành trướng thế lực của các đế quốc Âu Châu cũng khoác áo dân tộc để có cơ hội xâm chiếm các nước thuộc Phi Châu và Á Châu. Chủ nghĩa dân tộc được che đậy khéo léo dưới chiêu bài khai hóa văn minh mà thực chất chỉ là tham vọng bành trướng thuộc địa.
Đức Quốc Xã tàn sát người Do Thái cũng nhân danh chủng tộc hay sự ưu thế của dân tộc Đức của mình, khích động tinh thần tự hào chủng tộc trong việc diệt trừ các chủng tộc bị coi là hạ đẳng, không xứng đáng.
Ở Việt Nam, sau thế chiến thứ hai, khi mà chiến tranh lạnh bắt đầu xảy ra giữa Chủ nghĩa Tự Do và Chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa Dân Tộc được cất dấu trong túi áo đã được lôi ra dùng dưới những chiêu bài nửa thực, nửa hư như “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”, “yêu chủ nghĩa xã hội, chống đế quốc Mỹ và tay sai bán nước”.
Tôi đã nhìn thấy một bức hình rất ý nghĩa, hình ảnh 5 nghĩa quân mặc đồng phục màu đen, người đứng phía tay mặt có thể chỉ đeo bên mình một thanh gươm, người thứ hai có thể đeo súng và người chót cầm lá cờ đỏ sao vàng, đằng sau họ treo một biểu ngữ: Hy sinh vì tổ quốc!

(Trích: Viet Nam, 1945, The Quest For Power, David G. Marr, trang 233)
Tổ Quốc nào đây?
Hàng triệu người Việt Nam đã hy sinh và bỏ mình vì bốn chữ: Hy sinh vì tổ quốc, vì độc lập dân tộc để chống thực dân trong thế kỷ 20 mà thực ra là để cổ súy và áp đặt chủ nghĩa xã hội, sau khi đã thu hồi được độc lập!
Ông Bùi Tín trong Mặt Thật đã đặt câu hỏi, “Một vấn đề rất lớn về ông Hồ Chí Minh: Ông là người yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc hay là một người cộng sản?”
Câu trả lời của ông Bùi Tín là:
Về sau dần dà, ông trở nên cán bộ của quốc tế cộng sản Ba, ông bị ảnh hưởng lớn của Stalin và Mao Trạch Đông, đích của ông là giải phóng, giành lại độc lập cho đất nước và đích cao hơn nữa là cách mạng vô sản ở Đông Dương, ở Châu Á và toàn thế giới”.
(Trích Mặt Thật, Hồi ký chính trị của Bùi Tín, Thành Tín, Turpin Press, 1994, trang 97).

(Còn nữa)
© Nguyễn Văn Lục
© Đàn Chim Việt

THEO DÒNG SỰ KIỆN:
  1. Buổi sáng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa
  2. Khi chủ nghĩa thực tiễn phá sản
  3. Trương Tấn Sang: “Việc thực hiện phương án nhân sự BCH TW khóa XI có một số thiếu sót, khuyết điểm”
  4. Lý Công Uẩn dời đô sang Tầu?
  5. “Chủ nghĩa thực tiễn” và trường hợp ông Nguyễn Gia Kiểng
  6. Chủ nghĩa thực tiễn và trường hợp Obama

nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/63365
====================================================================
Từ Chủ nghĩa Thực dân đến Chủ nghĩa Dân tộc sang Chủ nghĩa CS [2]

|
Tiếp theo phần I

Thực dân Pháp ở Hà Nội. Ảnh thanglonghanoi.gov.vn
Từ Chủ nghĩa Thực dân đến Chủ nghĩa Dân tộc sang Chủ nghĩa Cộng sản với chính sách Tự-Thực-dân (Auto-colonization) và chính sách Bên Lề (Marginalization)
Phong trào giải thực trên toàn thế giới
Cuộc khủng hoảng chủ nghĩa đế quốc thuộc địa ở Việt nam xảy ra ngay từ những năm 1932-1939. Toàn quyền Albert Sarraut viết năm 1931 như sau, “Vấn đề khủng hoảng thuộc địa xảy ra ở các nước thuộc địa của Pháp trong đó có Việt Nam. Đó là một khủng hoảng kéo dài và có tính cách toàn cầu.”
Khủng hoảng thuộc địa có thể do sự suy yếu của các nước đế quốc có dính dáng đến chiến tranh thứ nhất và nhất là chiến tranh thế giới thứ hai. Kể từ 1940, các nước đế quốc thực dân như Anh, Pháp không còn khả năng duy trì được quyền kiểm soát các nước bị trị như trước nữa.
Đó là thời kỳ khủng hoảng của chủ nghĩa thực dân.
Họ mất tư thế chủ nhân ông trên các nước bị trị. Người Nhật làm chủ Đông Nam Á tuyên truyền chủ nghĩa Đại Đông Á chống lại các nước đế quốc Âu Châu.
Những hình ảnh mà David G. Marr thu thập được cho thấy cuộc đảo chính Nhật ngày 9 tháng 3 là một nỗi nhục cho người Pháp. Đông thời chứng tỏ cho người dân bản xứ thấy rằng người Pháp không phải là không có thể bị đánh bại như người ta tưởng.
Đó là hình ảnh binh lính Pháp quỳ trước cổng sở hành Chánh tài chánh, trên con đường Đôi, đối diện nhà thờ Cửa Bắc, Hà Nội và hình các tướng lãnh Pháp như tướng Mordant, tướng Aymé, các ông Gautier, Chauvet,… tháng tư, 1945 ngồi xếp hàng trước quân đội Nhật. (Trích David G. Marr, Ibid, trang 58, hình 4 và trang 63 hình 5).
Các nước thuộc địa lợi dụng tình trạng rối rắm của các nước đế quốc đã đứng lên đòi quyền tự trị và độc lập dân tộc.
Năm 1942, khi người Mỹ đổ bộ lên Bắc Phi thì đó là một cuộc Giải Thực một cách êm thấm. Dân Bắc Phi đã gián tiếp được người Mỹ giúp loại người Pháp ra khỏi Bắc Phi.
Vì thế, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai thật sự phải được nhìn lại ở hai mặt. Nó mang hai ý nghĩa lịch sử tầm vóc:
- Một mặt giải giới phe trục Đức, Ý, Nhật là điều chính yếu và lịch sử thế giới hầu như chỉ chú trọng vào điều này.
- Nhưng mặt ít ai nói tới là chiến tranh thế giới thứ hai là cơ may sống còn giúp các nước bị trị giải giới các nước đế quốc chủ nghĩa thực dân.
Hiến chương Đại Tây Dương tháng 8, 1941 đưa ra nguyên tắc nền tảng cho hòa bình thế giới là “Quyền của mỗi dân tộc chọn một hình thức chính quyền mà theo đó mà họ sống.”
Nguyên tắc đó cũng gián tiếp loại trừ tất cả những hình thức áp đặt của chủ nghĩa thuộc địa.
Người ta nhận thấy một bình minh hy vọng của các nước nhược tiểu với phong trào giải thực xảy ra trên toàn thế giới từ Á Châu sang các nước Á Phi rồi Phi Châu da đen.
Đó là một xu thế thời đại như hướng đi lớn của lịch sử con người. Phong trào giải phóng dân tộc và chủ nghĩa Quốc Gia (Nationalisme) đã làn tan băng chủ nghĩa thuộc địa trên thế giới.
Nhiều quốc gia đã thoát khỏi tình trạng lệ thuộc của ngoại bang đi đến sự tự trị. Đó là trường hợp của hầu hết các nước Á Phi đã được giải thoát khỏi tình trạng bị trị. Đặc biệt có 49 nước thuộc khối Phi Châu mà nhiều nước được tách rời ra và nay trở thành một nước tân Lập.
Cả hai bên -đế quốc và thuộc địa- đã tránh được những tranh chấp bằng quân sự làm tốn hao đến sinh mạng của người dân.
(Xem thêm Culture and Imperalism, Edward W. Said, trang 197-199)
Nói đúng ra, có hai hình thức giải thực. Một kiểu mẫu giải thực của Anh Quốc có tính cách chuyển tiếp, không bạo động (non violent) và hình thức của Pháp, có bạo động (violent) như đã xảy ra ở Việt Nam và ở Algérie.
Để kết thúc các chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới John Strachey đã viết một cuốn sách nổi tiếng nhan đề The end of Empire cho thấy chủ nghĩa đế quốc coi như cáo chung. Nhưng cái sai lầm là ông đã dựa trên quan điểm Mác Xít Cộng sản như phương tiện chính thống để đánh phá chủ nghĩa thực dân thay vi` coi chủ nghĩa Dân tộc là nguyên do chính của công cuộc giải thực trên toàn thế giới.
(The end of empire, John Strachey, tháng 2, 1960 nxb Socialist Review.)

Bài học Việt Nam, kinh nghiệm giải thực thông qua chủ nghĩa cộng sản
Chủ nghĩa cộng sản chỉ thật sự phát triển mạnh sau thế chiến thứ hai. Sự phát triển này không do các các cuộc cách mạng cộng sản trên toàn thế giới như sự rêu rao của cộng sản.
Nói cho cùng, Chủ nghĩa Cộng sản Quốc tế chỉ đến thay thế chỗ của chế độc tài Phát Xít sau khi Đức bại trận.
Độc tài cộng sản ở 8 nước Đông  đã làm các các nước này rơi vào tình trạng kinh tế tụt hậu so với các nước Tây Phương.
Đó là số phận dành cho các nước Đông Âu như Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức, Hungary, Bulgary, Albania, vv…
Ở Việt Nam, chủ nghĩa cộng sản thành hình và phát triển mạnh mẽ từ đầu năm 1950 khi có sự ủng hộ, tài trợ của các nước Trung Cộng, Liên Xô cho Hồ Chí Minh.
Chính vi` thế, khi so sánh công cuộc giải thực trên toàn thế giới, người viết có một ám ảnh khôn nguôi đặt ra câu hỏi là: tại sao chỉ có mình Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới phải “trường kỳ chiến đấu- 10 năm, 20 năm, 30 năm nếu cần- để đạt được độc lập dân tộc?
Câu hỏi được dặt ra ở đây là về phương diện lịch sử, Việt Nam có nhất thiết cần đến hai cuộc chiến tranh để dành được độc lập và tự do dân chủ không?
Phải chăng người cộng sản đã cố tình che đậy thực chất của hai cuộc chiến tranh ấy nhân danh chiêu bài chống thực dân Pháp năm 1946-1954 và đồng thời chống thực dân mới năm 1954-1975 là người Mỹ?
Nhìn lại cho thấy người cộng sản đã hầu như phủ nhận xu hướng giải thực trên toàn thế giới. Họ có mục tiêu chiến lược riêng của đảng cộng sản Đông Dương?
Hay chỉ vì người cộng sản không phải là đối tác chính thức ký kết bản thỏa hiệp nên bằng mọi giá họ phải phủ nhận Hiệp Hiệp định và gán cho Bảo Đại vai trò bù nhìn của Pháp. Phải chăng Bảo Đại là người hớt tay trên họ?
Bảo Đại khi ký hiệp định Élysée cũng đã kỳ vọng vào xu hướng giải thực đang diễn ra tại các nước lân bang như Ấn Độ. Hiệp Định Élysée được ký kết giữa Pháp và Bảo Đại ngày 8/3/1949 -mặc dầu không phải là một Hiệp ước trọn vẹn- vẫn là một giải pháp giai đoạn cần thiết trong tiến trình Giải Thực như Bảo Đại nhìn nhận trong Hồi Ký:
Từ đây trở đi tôi đã thu hồi được đất Nam Kỳ, tôi coi như nhiệm vụ của tôi về điều đình đã chấm dứt. Sau nữa, thỏa hiệp này trước mắt tôi chỉ là một Giai Đoạn để tiên tới độc lập hoàn toàn.. Sự thành đạt về độc lập như thế đã xảy ra cho các nước lân cận ở Đông Nam Á như Phi Luật Tân, Miến Điện, Ấn Độ làm tôi càng tin tưởng trong hy vọng. Tôi tin tưởng rằng thỏa ước mùng 8 tháng ba, 1949 phải là yếu tố nhất định đưa đến vãn hồi hòa bình. Hỏi Việt Minh còn có thể đòi hỏi gì nữa khi tôi đã thành công, mà họ thì bị thảm bại ở các Hội Nghị Fontainebleau và Đà Lạt vào năm 1946”.
(Trích: Le Dragon d’Annam, Bao Dai, trang 219)

Chú thích: Hội Nghị Fontainebleau ở Đà Lạt thất bại vì thái độ của Pháp muốn duy trì chế độ thuộc địa và sự có mặt của họ ở đó như qua lá thư của Max André, đại diện chính phủ Pháp trao một lá thư cho Võ Nguyên Giáp gửi chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Nước Pháp mới không tìm cách đô hộ Đông Dương, nhưng nhất quyết có mặt tại đó. Không cho rằng công cuộc của mình ở đó đã xong. Không chịu từ bỏ nhiệm vụ văn hóa của mình. Tự thẩm rằng chỉ có mình là có thể đảm bảo sự kích thích, sự điều hòa về kỹ thuật, kinh tế, ngoại giao và phòng thủ. Cuối cùng, bảo vệ quyền lợi tinh thần và vật chất của người dân nước mình.

Làm các việc này mà vẫn kính trọng hoàn toàn bản lệnh quốc gia với sự hiệp tác cần mẫn và hiến hữu của dân Đông Dương.
Đà lạt ngày mồng 5 tháng năm, 1946
Ký tên: MAX ANDRÉ”
(Trích: Hồi ký: Một vài ký vãng Hội Nghị Đà Lạt, Hoàng Xuân Hãn; trích lại từ bài Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Nguyễn Văn Lục, Tân Văn, trang 15-17, số 10/2008).

Phần Việt Minh, họ dứt khoát đi tìm sự ủng hộ của khối Cộng Sản với Liên Xô và Trung Quốc vào năm 1950. Làm như thế, họ đã chính thức từ bỏ chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa Quốc gia để chọn chủ nghĩa cộng sản như lá bài cuối cùng.
Đứng trên lập trường Dân Tộc, việc cộng sản tiếp tục cuộc chiến tranh nhân danh lá bài chủ nghĩa Mác Xít-Lê nin là có tội với lịch sử, với đất nước.
Học giả Hoàng Văn Chí, tác giả cuốn Trăm Hoa đua nở trên đất Bắc – nhất là cuốn From Colonialism to Communism, ông viết bằng tiếng Anh và xuất bản tại Ấn Độ và Anh Quốc, sau còn được dịch ra tiếng Pháp – cho rằng việc chọn lựa đảng cộng sản là một chọn lựa sai lầm của Việt Minh. Dựa theo ý kiến của tướng Nguyễn Sơn, ông Hoàng Văn Chí cho thấy cái sai lầm thứ hai của Việt Minh là:
“Tuy nhiên mối bất hoà lớn giữa Nguyễn Sơn và các lãnh tụ Việt cộng không phải là vấn đề kèn cựa địa vị, mà là vấn đề bất đồng ý kiến đối với chính sách yêu cầu Trung cộng viện trợ. Nguyễn Sơn hết sức phản đối việc yêu cầu Trung cộng viện trợ vì Sơn cho rằng hễ nhận viện trợ của Trung cộng thì sẽ mất hết chủ quyền. Sơn viện lẽ rằng hồi chiến tranh chống Nhật, ông Mao không thèm yêu cầu Nga viện trợ và để mặc Nga tiếp tế cho Tưởng Giới Thạch. Theo Sơn thì nên tự lực kháng chiến chống Pháp, đánh Pháp bằng vũ khí thu được của Pháp, tuy gian lao hơn nhưng không bị phụ thuộc vào bất cứ một ngoại bang nào. Sau một cuộc thảo luận to tiếng với ông Hồ, Sơn bực mình nhắm phía bắc, đi thẳng sang Trung Quốc. Vì được tôn là “anh hùng dân tộc” của Trung Quốc nên từ Lạng Sơn đến Bắc Kinh, đi qua tỉnh nào, Sơn cũng được đón tiếp trọng thể. Nhưng ông Hồ đã đánh điện sang Bắc Kinh, báo cáo với ông Mao là Sơn vô kỷ luật, và đồng thời Võ Nguyên Giáp cũng bắt toàn thể quân đội Việt Minh phải học tập một tài liệu đặc biệt, trong đó tả Sơn là một cán bộ “điển hình xấu”. Vì bị ông Hồ báo cáo lên tới Bắc Kinh, Sơn phải đi chỉnh huấn ngay tức khắc. Sau khi chỉnh huấn, Sơn tình nguyện đi học đại học quân sự ở Nam Kinh, do chuyên viên Nga dạy về chiến thuật quân sự hiện đại. Năm 1956, Sơn bị ung thư dạ dày và khi biết mình sắp chết, xin phép mang vợ con về Việt Nam. Hai ngày sau khi về tới Hà Nội thì Sơn chết, và Võ Nguyên Giáp phải đi đưa đám. Những người đã từng quen biết Sơn đều công nhận ông có tinh thần quốc gia mặc dầu suốt đời tranh đấu trong hàng ngũ cộng sản. Nếu không chết sớm, Nguyễn Sơn có thể là một Tito Việt Nam.”
(Trích bản dịch: Từ chủ nghĩa thực dân sang chủ nghĩa cộng sản, bản photocopy).
Mặc dầu, có rất nhiều biến cố quân sự, chính trị là nguyên xa gần, trực tiếp hay gián tiếp xảy ra dẫn đưa đến chiến tranh 1946-1954. Nhưng nhờ nhiều tài liệu của nguời Pháp đã mở ra cho thấy rằng phát súng phát lệnh đánh Pháp mở màn cho cuộc chiến 1946-1954 là do Võ Nguyên Giáp khởi đầu.

Việc Hồ Chí Minh từ chối đi về Việt Nam bằng máy bay lấy lý do sức khỏe và đòi đi về bằng đường thủy trên chiếc Dumont d’Irville là để mua thời gian. Một thời gian cần thiết để cho Võ Nguyên Giáp có đủ thì giờ thanh toán các đảng phái quốc gia như Quốc Dân, Đồng Minh Hội khi quân Tàu rút khỏi Việt Nam và củng cố lực lượng quân sự. Khi về Việt Nam, phe cánh của Hồ Chí Minh đã mua 6 tấn hàng hóa, phần lớn là dụng cụ máy móc, trang bị truyền tin. Nhưng xui cho họ, hàng hóa mua vể để địa Sài Gòn nên chiếc tàu thủy cặp bến Sài Gòn và đã bốc dỡ số hàng hóa ấy xuống. Mãi sau này mới tìm cách đưa ra Hải phòng thì số hàng hóa ấy đã hư hỏng và thất thoát.
Stein Tonnesson đã viết lại như sau:
During the absence of Ho Chi Minh, the Viet Minh had strenthened its position considerably. The main Dong Minh Hoi leaders had disappeared from the scene, and the Việt Nam QDD had also been weakened”.
Đây là những bằng chứng sau khi dẹp các đảng phái, Việt Minh đã có kế hoạch đánh Pháp.

“On November 25 and 27, a sureté informer warned of an imminent Vietnamse attack in Hanoi. At a “reasonnable” price, the sureté bought copies of a “Défense Plan for the Capital Hanoi,”approved by Ho Chi Minh on November 24 in a restricted cabinet meeting, as well as a plan for an attack on Gia Lam airfield, approved on November 26 by a commission of military experts. The two plans had both been worked out by Giap. The sureté boss, Moret, affirmed that there was no reason to doubt the honesty (bonne foi) of the informer..” (…) Throughout 1947, French Intelligence “proved” again and again that the Vietnamse attack in Hanoi in December 19 had been long premeditated. A great number of “proofs” were established.”
(Trích: Vietnam 1946, How the war began, Stein Tonnesson, các trang 86 và 172-173).

Cùng một nhận định như Stein Tonnesson, William J. Duiker trong: The Communist Road to Power in Viet Nam viết:
“In early december, the situation worsened (…) The French decision to augment its forces and strenfhten its military position in North Viet Nam may have persuaded the Party leadership that war was unavoidable. On the seventh, Vo Nguyen Giap dispatched a circular instructing all military units to be prepared to launch an attack on French installation by the twelfth.”
(Trích: The Communist Road to Power, William J. Duiker, trang 124)

Vài ngày tiếp theo sau đó, Việt Minh đưa ra lời kêu gọi toàn dân chuẩn bị cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong thành phố Hà Nội, bộ chỉ huy và quân đội Việt Minh rút về Hà Đông và để lại dân quân du kích, tự vệ thành phố “cầm chân” quân đội Pháp. Họ đắp những ụ đất ở một số địa điểm và đào tường từ nhà nọ thông thương sang nhà kia.
“Tunnels and trenches were constructed to permit communication from one sector to another without the use of main arteries”
(Trích W. J. Duiker, Ibid, trang 124.)

Người Pháp đã yêu cầu Việt Minh dẹp bỏ các ụ chướng ngại vật trong một số khu phố và gửi tối hậu thư cho Việt Minh phải giải giới. Việt Minh cũng muốn tấn công Pháp một các bất ngờ, nhưng như nói ở trên, tin tức tình báo mà người Pháp nắm được qua một tình báo viên nên người Pháp đã chuẩn bị canh phòng cẩn mật.
The Viet Minh had counted on the element of surprise, but the French had been forewarned of the attacks by an agent during the afternoon of the nineteenth and had placed their forces in the Hanoi region on the alert.”
(Trich W. J. Duiker, Ibid, trang 125)

Vì thế, sau khi súng nổ, quân đội Pháp đã làm chủ được tình hình trong thành phố, nhất là chiếm giữ những khu trọng yếu có Pháp kiều cư ngụ cũng như nắm giữ được phi trường Gia Lâm.
Hồ Chí Minh đã rút bộ chỉ huy về Hà Đông trước khi phát động chiến tranh. Hà Đông chỉ cách cách Hà Nội 6 cây số. Nếu ngay sau đó, quân đội Pháp quyết định nhanh chóng nhảy dù bao vây Hà Đông thì toàn bộ Tham Mưu của Việt Minh từ Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng có thể bị bắt. Tình hình chắc đã đổi khác. Cho nên đi đến kết luận Võ Nguyên Giáp là động cơ chính và là ngòi nổ mở màn cho cuộc chiến tranh Pháp-Việt.
Cá nhân người viết bài này còn ghi nhớ trong đầu, tối ngày 19, 1946, khi vừa bước chân lên cầu thang để đi ngủ thì nghe một tiếng nổ lớn, sau đó đèn điện trong nhà tắt phụt, phải lần mò cầu thang để lên lầu. (Người viết ở đối diện với sở quân nhu và sở Hành chánh tài chánh của Pháp. Cơ sở rộng lớn này chiếm hai mặt đường. Con Đường Đôi và phố Cửa Bắc trước đây là thành Hà Nội, nơi mà Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu đã tuẫn tiết ở đó). Đằng sau là dãy nhà ba tầng dành cho cư xá sĩ quan không quân Pháp. Suốt đêm không nghe thấy tiếng súng nổ. Nếu có thì từ xa..Sáng hôm sau, sở Hành Chánh tài chánh của Pháp thấy có hai xe thiết giáp trấn giữ, chĩa súng ra ngoài.
Cũng không xa chừng vài trăm mét, người viết thấy một vài khẩu súng gỗ còn vứt lại trên vỉa hè. Thật hết sức là ngạc nhiên không hiểu được. Làm sao Tự vệ có thể dùng súng gỗ bắn lại quan đội Pháp? Trên bờ đê Yên Phụ, nhìn từ phố Cửa Bắc, cách chừng hai cây số đường chim bay nổi bật trên nền trời, từng đoàn người lũ lượt gồng gánh hối hả chạy về hướng Nam thành phố. Chỉ trong một đêm, thành phố Hà Nội bị bỏ hoang. Trong khu phố cổ như Hàng Ngang, hàng Đào, hàng Thiếc, nhà nọ thông thống sang nhà kia. Nghe nói Tự vệ cầm cự được hai tháng đủ thời giờ cho bộ đội chính quy rút lên miệt Bắc.
Đây là chính sách tiêu thổ kháng chiến mở đầu cho cuộc chiến Việt-Pháp. Nó đã mở đầu như thế một cách kỳ lạ.
Việc phá nổ nhà máy đèn là bước đầu của cuộc chiến tranh Việt- Pháp theo kế hoạch của Võ Nguyên Giáp.
Võ Nguyên Giáp là người quyết định chung cuộc chiến tranh Đông Dương -HCM bị động trong trường hợp này- và Việt Nam không quan tâm hoặc nghi ngờ những giải pháp ngoại giao cũng như xu hướng giải thực trên toàn thế giới.
Ông nóng lòng, không nhẫn nại được nữa trong bầu khí chờ đợi, căng thẳng từng ngày.
Thật vậy, phải nhìn nhận xu hướng giải thực ở Việt nam cũng có dấu hiệu tiến bộ và thay đổi cho thấy có cơ hội thực hiện từng giai đoạn một ở Việt Nam với sự nhượng bộ của Pháp khi ký kết Hiệp Định Élysée giữa Bollaert và Bảo Đại sau những đàm phán thất bại giữa Pháp và Việt Minh.
Công việc giải thực từng giai đoạn một đã từng xảy ra tại Canada, Úc và Tân Tây Lan (New Zealand – DCVOnline) vào năm 1922, nằm trong khối Commonwealth. Và cũng tương tự như thế tại Tunisie, Maroc vào năm 1958, nằm trong khối quốc gia Territoire d’Outremer. TOM).
Năm 1947, Ấn độ được độc lập và lập tức Pakistan tách ra khỏi Ấn Độ. 1950, Indonesia dành được độc lập từ Hoà Lan. Lần lượt đến Mã Lai, Tích Lan và Miến Điện lấy lại độc lập. Từ Đông sang Tây, từ Bắc Phi những nước thuộc địa nằm trong quỹ đạo của nguời Anh, Pháp và Bỉ đều dành được độc lập.
Và đã có 49 các nước tân Phi Châu tách rời ra và trở thành các nước tân lập.

(Trích Culture and Imperialism, Edward W. Said, trang 199)
Chỉ trừ Việt Nam và Algérie khi dành được độc lập đã trả giá rất đắt.
Butterfield nhận định, đây là “The tragic element in human conflict”. Stein Tonnesso đánh giá “War was Vietnam’s predicamment for well over forty years. No other country has suffered as many war casualties since World War II.”
Từ 1945 đến 1954, khoảng 365.000 người đã bị giết, 40.000 về phía quân đội Pháp, 200.000 về phía Việt Minh và 125.000 thường dân.
(Trích: Viet Nam 1946, How the war began, Stein Tonnesson, trang 01.)
Nhưng Viêt Minh ngoảnh mặt làm ngơ trước những tiến bộ đạt được qua các thương lượng, các Hiệp định được ký kết với người Pháp. Người cộng sản tiếp tục tiến hành chiến tranh giải phóng bất kể quyền lợi dân tộc, đất nước bị hy sinh cho tham vọng chính trị của đảng cộng sản.
Nhận đinh lại cái giá phải trả cho nền độc lập Stein Tonnesson cho thấy rằng:
Chẳng những thế, họ còn tiến hành cùng một lúc hai việc:
- Thanh trừng, khai trừ tất các lãnh tụ đảng phái chính trị những người Quốc như một khủng bố trắng suốt từ Nam ra Bắc.
- Mặt khác, họ phát động các phong trào đấu tranh giai cấp thể hiện qua cuộc cải cách ruộng đất bắt chước theo Trung Quốc. Đây là công cuộc dọn đường cho sự áp đặt chủ nghĩa xã hội trên toàn thể khối dân tộc.
(Trích Viet Nam 1946, Ibid, trang3-4).
Chiến thắng xong Pháp ở Điện Biên Phủ, họ coi đó là thành tích lãnh đạo của đảng Cộng sản, phủ nhận mọi sự đóng góp xương máu của những thành phần kháng chiến yêu nước.
Rõ ràng chủ nghĩa dân tộc trong trường hợp Việt Nam đã bị người cộng sản vận dụng chủ nghĩa dân tộc cho những vận động chính trị của đảng cộng sản Đông Dương.
Nói khác đi Chủ nghĩa dân tộc chỉ là một biến thái của chủ nghĩa cộng sản bá quyền.
Ngày nay, cuộc chiến thắng Pháp ở Đông Dương thông qua Hiệp định Geneva phải được hiện nguyên hình là một cuộc chiến tranh Ý thức hệ giữa Thế giới Tự Do và Thế giới Cộng Sản kể từ thập niên 1950 trở đi.
Hiệp định Geneva chỉ tạo ra một ảo tưởng chính trị rằng cuộc chiến tranh đã chấm dứt. Nhưng ngay từ sau khi Hiệp định được ký kết thì người cộng sản đã chuẩn bị cho giai đoạn hai để thôn tính miền Nam rồi. Chính thức đảng Cộng sản Đông Dương của Hồ Chí Minh đã được hai đảng đàn anh công nhận là Trung Quốc và Liên Xô. Cũng chính thức, họ được sự viện trợ quân sự “vô điều kiện” từ các nước XHCN anh em.
Phía bên Thế giới Tự Do, Mỹ trực tiếp nhúng tay vào tình hình chiến sự Đông Dương bằng cách viện trợ quân sự và kinh tế cho Pháp và chính phủ Bảo Đại của chính quyền Quốc Gia.
Đánh pháp dưới lá cờ Chủ nghĩa Dân tộc đã đánh lừa được cả một thế hệ thanh niên tham gia vào cuộc chiến. Nhưng cuộc chiến 1954-1975 cũng một lần nữa khoác chiêu bài “Chống đế quốc Mỹ và tay sai bán nước”!
Nhìn lại mà không khỏi đau xót là Việt Nam là nước duy nhất trên toàn thế giới đã trả giá quá đắt cho việc thâu hồi độc lập với sự hy sinh tính mạng nhiều nhất, thời gian kéo dài nhất 30 năm, và nhất là sự tụt hậu phát triển so với các nước láng giềng như Đại Hàn, Thái Lan, Trung Quốc, Nam Dương, Singapore với cùng hoàn cảnh bị đô hộ.
Lê Duẩn viết trong Thư vào Nam:
“Ta đã dùng đấu tranh chính trị và quân sự để giành lấy những vùng nông thôn rộng lớn, nhưng vẫn chủ trương để cho quần chúng giữ thế hợp pháp với địch.

Làm như vậy vì chúng ta thấy được tính chất quyết liệt và lâu dài của cuộc chiến.”
(Trích Thư vào Nam, gửi cho Mười Cúc, tháng 7, năm 1962, Lê Duẩn, trang 72).

Người cộng sản không bao giờ dám nhìn nhận điều này. Không bao giờ dám so sánh, dám đặt câu hỏi tại sao Việt Nam lại thua kém các nước láng giềng hàng nửa thế kỷ?
Một phần họ thực sự mắc chứng vĩ cuồng về chiến thắng Pháp và Mỹ. Họ không tự hỏi sau chiến thắng đó học được g? Khi Phạm Văn Đồng sang thăm Lý Quang Diệu ở Singapore để học bài học vỡ lòng về bài học phát triển kinh tế. Theo Lý Quang Diệu, ông ta đã không học được gì, về tay không vì sự đui mù ngu dốt. Những người học trò đầu tiên của Lý Quang Diệu là Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc và Võ Văn Kiệt.
Sau này việc “phong thánh” cho các anh hùng liệt sĩ chỉ thêm bẽ bàng và không đủ giải thích và cứu vãn cho tính trạng tụt hậu phát triển so với các nước trong vùng.
Sức nặng quá khứ thay vì giảm nồng độ lại đào sâu thêm vào tâm trí người dân về một sự hy sinh vô bờ bến về sức người, sức của một cách uổng phí!
(Còn tiếp)
© Nguyễn Văn Lục
© Đàn Chim Việt

THEO DÒNG SỰ KIỆN:
  1. Từ Chủ nghĩa Thực dân đến chủ nghĩa Dân tộc sang Chủ nghĩa Cộng sản
  2. Khi chủ nghĩa thực tiễn phá sản
  3. Chủ nghĩa yêu nước không phải là chủ nghĩa phát xít
  4. Trương Tấn Sang: “Việc thực hiện phương án nhân sự BCH TW khóa XI có một số thiếu sót, khuyết  điểm”
  5. “Chủ nghĩa thực tiễn” và trường hợp ông Nguyễn Gia Kiểng
  6. Chủ nghĩa thực tiễn và trường hợp Obama

nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/64030
====================================================================
Từ Chủ nghĩa Thực dân đến Chủ nghĩa Dân tộc sang Chủ nghĩa Cộng sản (Kết)

|
Tiếp theo phần III
Chính sách Tự-Thuộc-địa (Auto-colonization) của cộng sản

Tác giả Nguyễn Văn Lục
Khi tôi viết bài về Hội chứng hậu thuộc địa, tôi nghĩ rằng người đọc chưa chia xẻ hết được những hậu quả khôn lường của chế độ hậu thuộc địa.
Đó là cái gia tài để lại quá nặng nề sau khi chuyển giao quyền hành từ đế quốc thuộc địa vào tay các lãnh đạo mới không có được một chút chuẩn bị. Nhiều cuộc tranh chấp nội bộ đã xảy ra tại nhiều nước hậu thuộc địa đi đến tranh giành, thanh toán, cướp chính quyền để nhẩy lên lãnh đạo. Nhiều thành phần sắc tộc, bộ lạc lớn trở thành ly khai và tách ra khỏi nước lớn, tạo dựng ra nước mới.
Nhất là tại các nước Phi Châu, nhiều nhà nhân bản, nhiều tổ chức quốc tế liên quan đến quyền con người kêu gọi dân Phi Châu thức tỉnh. Họ kêu gọi dân Phi Châu hãy tự thức tỉnh (Réveille-toi) nắm lấy số phận của họ vào trong tay của họ để lật đổ những tên “thực dân bản xứ” còn bóc lột, còn tàn bạo hơn chính tên thuộc địa chính gốc.
Danh từ auto-colonization (tự thực dân chính mình) ra đời từ những hoàn cảnh hậu thuộc địa này.
Những tên bạo chúa mới này phần đông tự phong cho mình là tổng thống muôn đời (Président à vie) sử dụng cùng một cách thức bóc lột thời thuộc địa, chi tiêu một các sang trọng cực kỳ phi lý. Như xây dựng lại Tòa Thánh Vatican một cách vô cùng xa hoa, lãng phí trong khi đó dân chúng lân cận đói không có mà ăn.
Những bọn thực dân hậu thuộc địa thu vén mọi tài sản về cho mình. Họ cũng sử dụng cùng một thứ ngôn ngữ giả trá ngăn chặn mọi quyền tự do tư tưởng của con người hoặc ngăn cấm mọi hình thức dân chủ như thành lập đảng phái chính trị, v.v…
Khi cộng sản miền Bắc tiếp thu Hà Nội năm 1954 thì chỉ là một hình thức đổi chủ ở mức độ tàn bạo bạo hơn, siết chặt hơn. Thực dân bóc lột một thì cộng sản bóc lột 2, bần cùng hóa tất cả mọi người.
Từ bộ máy chính quyền, tổ chức quân đội, bộ máy công an, guồng máy đảng viên đảng cộng sản trở thành những tên thực dân cai trị tự thuộc địa chính đất nước mình. Những tên công an phường đến quận trở thành những trương tuần kiểu mới. Bí thư xã, bí thư quận trở thành những tên lý trưởng, chánh tổng thời Hậu thuộc địa. Dưới thời thực dân Pháp, ít ra còn có được một Chí Phèo, còn có được một Bá Kiến, một Thị Nở. Dưới một chính quyền Tự Thực Dân thì một Chí Phèo cũng không có đất để chửi, để sống.
Toàn dân miền Bắc chịu thiệt thòi sau 1954 và sau này toàn dân miền Nam sau 1975. Cả nước từ nay ăn phải bả cộng sản, ăn phải quả lừa. Người dân chỉ có cái quyền được hoan hô, được vỗ tay. Học sinh được học tập vỗ tay từ nhỏ ở trường. Lớn lên, nếu làm dân biểu thì biết vỗ tay ở Quốc Hội.
Có lần tôi đặt vấn đề với Lý Chánh Trung, cựu dân biểu Cộng sản thì ông cho rằng vỗ tay “dân chủ” hơn vì không cần dấu diếm gì cả. Sự chỉ có một đảng duy nhất như đảng cộng sản thì cũng không khác gì lưỡng đảng của Mỹ cả. Tuy lưỡng đảng, nhưng cuối cùng phe nào chiếm đa số ghế thì cũng kể như chỉ còn một đảng!
Theo Bùi Tín, Đào Duy Tùng có lần đi dự Đại hội Đảng Cộng sản Romania ở Bucharest đã phải đứng lên ngồi xuống 94 lần để hoan hô và vỗ tay về bài diễn văn của tổng bí thư Ceauşescu. Ở Việt Nam, hơn 700 tờ báo nói cùng một “thứ tiếng”, tiếng nói của đảng thì cũng vậy.
Hệ thống cai trị của bọn tự thực dân làm dân chúng mụ mẫm người ra. Mọi người tự bịt mồm như trường hợp TT. Thích Trí Quang, hơn 30 năm tịnh khẩu. Khi nghe Nguyễn Văn Linh tuyên bố như thế này thì kể như đạo Phật không còn là đạo Phật nữa. Nguyễn Văn Linh mở đầu bằng câu nổi tiếng chết người sau đây, “Nếu quý Hòa thượng cho phép, tôi xin được gọi đạo Phật của chúng ta, và nếu quý, hòa thượng không ngần ngại, tôi cũng có thể gọi Đảng của chúng ta.”
(Trích: Hồ sơ Phật Giáo thống nhất, Đỗ Trung Hiếu, trang 61, Tin, Paris, 1994.)
Kể từ đó Phật giáo trở thành thành viên của Đảng.
Nếu không tự bịt mồm được thì bất đắc dĩ để công an bịt mồm hộ như Nguyễn Mạnh Tường, như tướng Trần Văn Trà, như nhóm Nhân Văn Giai phẩm hoặc nhóm những người kháng chiến cũ hoặc như trường hợp linh mục Nguyễn Văn Lý.
Tôi có dịp được xem lại những bảng vẽ tuyên truyền của tờ Việt Nam Độc Lập thì thấy những gì gán ghép cho thực dân Pháp có thể cũng là những điều chính quyền hiện tại đang hành xử đối với dân chúng. Thực dân bóp cổ dân nghèo, chiếm đất đai, cộng sản cũng làm tương tự và làm hơn thế nữa.
Còn lại, mọi chức vụ béo bở đều dành cho bọn “con ông cháu cha” của bọn Tự-Thực -Dân. Điều này có lẽ hãy để ông Bùi Tín có đủ tư cách người trong cuộc nói lên:
“Vợ hai Lê Duẩn làm đến Ủy viên Thường vụ tỉnh An Giang kiêm thêm Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng mặc dầu không có tay nghề làm báo. Các con Lê Duẩn như Thành, như Hồng đều được đi học ở Liên Xô cũng như Võ Diên, con trai Võ Nguyên Giáp. Hai con rể của Lê Duẩn, tên Hồ Ngọc Đại và Lê Bá Tôn cũng đều tốt nghiệp ở Đức và ởTiêp. Vợ của bộ trưởng ngoại giao là bà Tư là Vụ trưởng Bộ Nội vụ kiêm thêm Vụ trưởng vụ Kế Hoạch. Vợ của Thứ trưởng bộ Văn Hóa cũng làm Thứ Trưởng bộ Công Nghiệp nhẹ nắm trong tay toàn bộ ngành dệt của cả nước. Đó cũng là trường hợp của bà Thanh, vợ của Tố Hữu lên đến chức Phó Ban tuyên Huấn Trung Ương đảng, ngang cấp với một Thứ trưởng.
Cũng là trường hợp của bà Trần Thị Tích, vợ của Tổng Biên Tập báo Nhân Dân Hoàng Tùng, đang phụ trách ban nữ công của tờ báo, nhảy lên chức Trưởng Ban Nội Chính của báo Đảng. Khi về hưu lên đến bậc 7 (ngang với thứ trưởng).
Bùi Tín còn liệt kê giám đốc bệnh viện không biết gì về y tế, trưởng phòng ngân hàng không biết gì về tài chánh, Giám đốc sở giáo dục không hề là một giáo viên.
Có khác gì các nước Hậu thuộc địa có tổng thống suốt đời! Ở Việt Nam tự-thuộc-địa cũng có Đại biểu Quốc Hội suốt đời, chủ tịch nước suốt đời, thủ tướng suốt đời, tổng bí thư suốt đời trở thành những việc tất nhiên. (Chắc là có ý nói hưởng bổng lộc suốt đời).
(…) Cho đến khi cả bị sai lầm, khuyết điểm rõ ràng thì cũng vẫn cứ bị đá lên, nghĩa là đưa lên một vị trí cao hơn!
Ông Bùi Tín đã đưa ra một số trường hợp bị “đá lên” như trường hợp Trường Chinh, Ông Nguyễn Sỹ Đồng bị truy tố là diệt các làng Thiên Chúa giáo ở Quảng Bình được đổi tên là Đồng Sĩ Nguyên trở thành Tư lệnh đường mòn Hồ Chí Minh, rồi Phó thủ tướng. Người chỉ huy chiến trận ở Cam Bốt nay làm Chủ Tịch nước. Ông Đặng Thi, người có trách nhiệm về Cải cách ruộng đất ở Liên Khu 4 như tra tấn người thì nay được làm Bộ trưởng phụ trách hợp tác, với Lào và Cam Bốt.
Hồ ViếtThắng, chủ chốt trong vụ Cải cách ruộng đất trở thành Bí thư Ủy Ban Kế Hoạch nhà nước. Sau 1975, ông là người gạt bỏ các nhân viên “ngụy” trong cơ quan điện toán chỉ vì họ do Mỹ đào tạo, hoặc là người công giáo hoặc người di cư.
(Trích Mặt Thật, Bùi Tin, tóm tắt các trang 284-290.)
Những điều ông Bùi Tín viết ra là sự thật. Nhưng điều ông viết ra từ năm 1994, nếu so sánh với sự thật bây giờ của 2011 thì nó còn có ý nghĩa gì không?

Chính Sách Bên Lề
Chính sách bên lề đúng ra là để chỉ thị những thành phần xã hội kém may mắn như cô nhi, quả phụ, những kẻ tật nguyền trong một xã hội yếu kém về tổ chức xã hội. Họ bị vứt ra bên lề, sống vất vưởng không nơi nương tựa như những kẻ đầu đường xó chợ.
Cũng được coi là những kẻ sống bên lề, các sắc dân thiểu số, các bộ lạc sống xa xôi, hẻo lánh trong rừng. Đã bao nhiêu chế độ đi qua, đổi chủ, họ vẫn là những thành phần không được khai hóa sống triền miên với mê tín, dị đoan.
Nhưng trong một xã hội toàn trị như trong xã hội cộng sản thì tất cả những ai đi ngược lại Đảng và Nhà nước sẽ bị thanh trừng, loại trừ, tù tội, cải tạo và được coi là những kẻ bị sống bên lề suốt đời.
Đó là trường hợp những Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Mạnh Tường, Phan Khôi, Trần Dần, Trần Xuân Bách, Kim Ngọc, Nguyễn Hộ, Nguyễn Văn Trấn, Phạm Quế Dương và trăm người khác. Đó cũng là những sĩ quan và công chức Saigon trước 1975, những binh lính “ngụy”, những thương phế binh, những cô nhi quả phụ và vợ con các người đi học tập.
Tất cả đều là những công dân bậc hai. Những thành phần bị loại bỏ, sống bên lề của đời sống xã hội.
Và nói cho cùng ngoài 3 triệu đảng viên cộng sản và số công an cảnh sát, quân đội và một số thành phần dân chúng sống bám vào hệ thống quyền lực ấy, sống chết với cơ chế ấy như lời Nguyễn Văn Linh tuyên bố: Lịch sử Việt Nam đã giao phó cho Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo cuộc cách mạng, trước kia là thế, hiện nay là thế và mãi mãi về sau vẫn mãi mãi là thế.
Họ Không muốn thay đổi và cũng không muốn nghe ý kiến của bất cứ ai.
Vì thế cơn bão Đông Âu đã không giúp thay đổi gì ở Việt Nam như nhiều người kỳ vọng.
Cuộc Cách mạng Hoa Lài hiện nay xem ra còn xa mới thổi đến Việt Nam. Vì thế, tất cả những kiến nghị của người trong nước từ xưa tới nay và nay thư kiến nghị của trí thức hải ngoại đều là thừa.
Tất cả thành phần dân chúng đều là thứ dân đen trong cỗ máy nghiền của nhà nước và trở thành những con người bị tha hóa trên chính quê hương của mình. Họ trở thành những người khách lạ, những kẻ vô thừa nhận trong trong chính sách bên lề của người cộng sản.
Gớm thay cho chủ nghĩa cộng sản với chính sách bên lề. Chính sách này là một thứ tội ác không tha thứ được. Vì nó loại trừ tất cả những quyền lợi chính đáng cũng như cơ may làm người. Vì nó mà biết bao nhiêu người đã dở sống, dở chết kéo dài thân phận đến không một ai dám nhìn nhận. Nó cách ly những người ấy ra khỏi đồng loại.
Chính sách Tự-Thuộc-địa (Auto-colonization) của cộng sản
Khi tôi viết bài về Hội chứng hậu thuộc địa, tôi nghĩ rằng người đọc chưa chia xẻ hết được những hậu quả khôn lường của chế độ hậu thuộc địa.
Đó là cái gia tài để lại quá nặng nề sau khi chuyển giao quyền hành từ đế quốc thuộc địa vào tay các lãnh đạo mới không có được một chút chuẩn bị. Nhiều cuộc tranh chấp nội bộ đã xảy ra tại nhiều nước hậu thuộc địa đi đến tranh giành, thanh toán, cướp chính quyền để nhẩy lên lãnh đạo. Nhiều thành phần sắc tộc, bộ lạc lớn trở thành ly khai và tách ra khỏi nước lớn, tạo dựng ra nước mới.
Nhất là tại các nước Phi Châu, nhiều nhà nhân bản, nhiều tổ chức quốc tế liên quan đến quyền con người kêu gọi dân Phi Châu thức tỉnh. Họ kêu gọi dân Phi Châu hãy tự thức tỉnh (Réveille-toi) nắm lấy số phận của họ vào trong tay của họ để lật đổ những tên “thực dân bản xứ” còn bóc lột, còn tàn bạo hơn chính tên thuộc địa chính gốc.
Danh từ auto-colonization (tự thực dân chính mình) ra đời từ những hoàn cảnh hậu thuộc địa này.
Những tên bạo chúa mới này phần đông tự phong cho mình là tổng thống muôn đời (Président à vie) sử dụng cùng một cách thức bóc lột thời thuộc địa, chi tiêu một các sang trọng cực kỳ phi lý. Như xây dựng lại Tòa Thánh Vatican một cách vô cùng xa hoa, lãng phí trong khi đó dân chúng lân cận đói không có mà ăn.
Những bọn thực dân hậu thuộc địa thu vén mọi tài sản về cho mình. Họ cũng sử dụng cùng một thứ ngôn ngữ giả trá ngăn chặn mọi quyền tự do tư tưởng của con người hoặc ngăn cấm mọi hình thức dân chủ như thành lập đảng phái chính trị, v.v…
Khi cộng sản miền Bắc tiếp thu Hà Nội năm 1954 thì chỉ là một hình thức đổi chủ ở mức độ tàn bạo bạo hơn, siết chặt hơn. Thực dân bóc lột một thì cộng sản bóc lột 2, bần cùng hóa tất cả mọi người.
Từ bộ máy chính quyền, tổ chức quân đội, bộ máy công an, guồng máy đảng viên đảng cộng sản trở thành những tên thực dân cai trị tự thuộc địa chính đất nước mình. Những tên công an phường đến quận trở thành những trương tuần kiểu mới. Bí thư xã, bí thư quận trở thành những tên lý trưởng, chánh tổng thời Hậu thuộc địa. Dưới thời thực dân Pháp, ít ra còn có được một Chí Phèo, còn có được một Bá Kiến, một Thị Nở. Dưới một chính quyền Tự Thực Dân thì một Chí Phèo cũng không có đất để chửi, để sống.
Toàn dân miền Bắc chịu thiệt thòi sau 1954 và sau này toàn dân miền Nam sau 1975. Cả nước từ nay ăn phải bả cộng sản, ăn phải quả lừa. Người dân chỉ có cái quyền được hoan hô, được vỗ tay. Học sinh được học tập vỗ tay từ nhỏ ở trường. Lớn lên, nếu làm dân biểu thì biết vỗ tay ở Quốc Hội.
Có lần tôi đặt vấn đề với Lý Chánh Trung, cựu dân biểu Cộng sản thì ông cho rằng vỗ tay “dân chủ” hơn vì không cần dấu diếm gì cả. Sự chỉ có một đảng duy nhất như đảng cộng sản thì cũng không khác gì lưỡng đảng của Mỹ cả. Tuy lưỡng đảng, nhưng cuối cùng phe nào chiếm đa số ghế thì cũng kể như chỉ còn một đảng!
Theo Bùi Tín, Đào Duy Tùng có lần đi dự Đại hội Đảng Cộng sản Romania ở Bucharest đã phải đứng lên ngồi xuống 94 lần để hoan hô và vỗ tay về bài diễn văn của tổng bí thư Ceauşescu. Ở Việt Nam, hơn 700 tờ báo nói cùng một “thứ tiếng”, tiếng nói của đảng thì cũng vậy.
Hệ thống cai trị của bọn tự thực dân làm dân chúng mụ mẫm người ra. Mọi người tự bịt mồm như trường hợp TT. Thích Trí Quang, hơn 30 năm tịnh khẩu. Khi nghe Nguyễn Văn Linh tuyên bố như thế này thì kể như đạo Phật không còn là đạo Phật nữa. Nguyễn Văn Linh mở đầu bằng câu nổi tiếng chết người sau đây, “Nếu quý Hòa thượng cho phép, tôi xin được gọi đạo Phật của chúng ta, và nếu quý, hòa thượng không ngần ngại, tôi cũng có thể gọi Đảng của chúng ta.”
(Trích: Hồ sơ Phật Giáo thống nhất, Đỗ Trung Hiếu, trang 61, Tin, Paris, 1994.)
Kể từ đó Phật giáo trở thành thành viên của Đảng.
Nếu không tự bịt mồm được thì bất đắc dĩ để công an bịt mồm hộ như Nguyễn Mạnh Tường, như tướng Trần Văn Trà, như nhóm Nhân Văn Giai phẩm hoặc nhóm những người kháng chiến cũ hoặc như trường hợp linh mục Nguyễn Văn Lý.
Tôi có dịp được xem lại những bảng vẽ tuyên truyền của tờ Việt Nam Độc Lập thì thấy những gì gán ghép cho thực dân Pháp có thể cũng là những điều chính quyền hiện tại đang hành xử đối với dân chúng. Thực dân bóp cổ dân nghèo, chiếm đất đai, cộng sản cũng làm tương tự và làm hơn thế nữa.
Còn lại, mọi chức vụ béo bở đều dành cho bọn “con ông cháu cha” của bọn Tự-Thực -Dân. Điều này có lẽ hãy để ông Bùi Tín có đủ tư cách người trong cuộc nói lên:
“Vợ hai Lê Duẩn làm đến Ủy viên Thường vụ tỉnh An Giang kiêm thêm Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng mặc dầu không có tay nghề làm báo. Các con Lê Duẩn như Thành, như Hồng đều được đi học ở Liên Xô cũng như Võ Diên, con trai Võ Nguyên Giáp. Hai con rể của Lê Duẩn, tên Hồ Ngọc Đại và Lê Bá Tôn cũng đều tốt nghiệp ở Đức và ởTiêp. Vợ của bộ trưởng ngoại giao là bà Tư là Vụ trưởng Bộ Nội vụ kiêm thêm Vụ trưởng vụ Kế Hoạch. Vợ của Thứ trưởng bộ Văn Hóa cũng làm Thứ Trưởng bộ Công Nghiệp nhẹ nắm trong tay toàn bộ ngành dệt của cả nước. Đó cũng là trường hợp của bà Thanh, vợ của Tố Hữu lên đến chức Phó Ban tuyên Huấn Trung Ương đảng, ngang cấp với một Thứ trưởng.
Cũng là trường hợp của bà Trần Thị Tích, vợ của Tổng Biên Tập báo Nhân Dân Hoàng Tùng, đang phụ trách ban nữ công của tờ báo, nhảy lên chức Trưởng Ban Nội Chính của báo Đảng. Khi về hưu lên đến bậc 7 (ngang với thứ trưởng).
Bùi Tín còn liệt kê giám đốc bệnh viện không biết gì về y tế, trưởng phòng ngân hàng không biết gì về tài chánh, Giám đốc sở giáo dục không hề là một giáo viên.
Có khác gì các nước Hậu thuộc địa có tổng thống suốt đời! Ở Việt Nam tự-thuộc-địa cũng có Đại biểu Quốc Hội suốt đời, chủ tịch nước suốt đời, thủ tướng suốt đời, tổng bí thư suốt đời trở thành những việc tất nhiên. (Chắc là có ý nói hưởng bổng lộc suốt đời).
(…) Cho đến khi cả bị sai lầm, khuyết điểm rõ ràng thì cũng vẫn cứ bị đá lên, nghĩa là đưa lên một vị trí cao hơn!
Ông Bùi Tín đã đưa ra một số trường hợp bị “đá lên” như trường hợp Trường Chinh, Ông Nguyễn Sỹ Đồng bị truy tố là diệt các làng Thiên Chúa giáo ở Quảng Bình được đổi tên là Đồng Sĩ Nguyên trở thành Tư lệnh đường mòn Hồ Chí Minh, rồi Phó thủ tướng. Người chỉ huy chiến trận ở Cam Bốt nay làm Chủ Tịch nước. Ông Đặng Thi, người có trách nhiệm về Cải cách ruộng đất ở Liên Khu 4 như tra tấn người thì nay được làm Bộ trưởng phụ trách hợp tác, với Lào và Cam Bốt.
Hồ ViếtThắng, chủ chốt trong vụ Cải cách ruộng đất trở thành Bí thư Ủy Ban Kế Hoạch nhà nước. Sau 1975, ông là người gạt bỏ các nhân viên “ngụy” trong cơ quan điện toán chỉ vì họ do Mỹ đào tạo, hoặc là người công giáo hoặc người di cư.
(Trích Mặt Thật, Bùi Tin, tóm tắt các trang 284-290.)
Những điều ông Bùi Tín viết ra là sự thật. Nhưng điều ông viết ra từ năm 1994, nếu so sánh với sự thật bây giờ của 2011 thì nó còn có ý nghĩa gì không?
Chính Sách Bên Lề
Chính sách bên lề đúng ra là để chỉ thị những thành phần xã hội kém may mắn như cô nhi, quả phụ, những kẻ tật nguyền trong một xã hội yếu kém về tổ chức xã hội. Họ bị vứt ra bên lề, sống vất vưởng không nơi nương tựa như những kẻ đầu đường xó chợ.
Cũng được coi là những kẻ sống bên lề, các sắc dân thiểu số, các bộ lạc sống xa xôi, hẻo lánh trong rừng. Đã bao nhiêu chế độ đi qua, đổi chủ, họ vẫn là những thành phần không được khai hóa sống triền miên với mê tín, dị đoan.
Nhưng trong một xã hội toàn trị như trong xã hội cộng sản thì tất cả những ai đi ngược lại Đảng và Nhà nước sẽ bị thanh trừng, loại trừ, tù tội, cải tạo và được coi là những kẻ bị sống bên lề suốt đời.
Đó là trường hợp những Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Mạnh Tường, Phan Khôi, Trần Dần, Trần Xuân Bách, Kim Ngọc, Nguyễn Hộ, Nguyễn Văn Trấn, Phạm Quế Dương và trăm người khác. Đó cũng là những sĩ quan và công chức Saigon trước 1975, những binh lính “ngụy”, những thương phế binh, những cô nhi quả phụ và vợ con các người đi học tập.
Tất cả đều là những công dân bậc hai. Những thành phần bị loại bỏ, sống bên lề của đời sống xã hội.
Và nói cho cùng ngoài 3 triệu đảng viên cộng sản và số công an cảnh sát, quân đội và một số thành phần dân chúng sống bám vào hệ thống quyền lực ấy, sống chết với cơ chế ấy như lời Nguyễn Văn Linh tuyên bố: Lịch sử Việt Nam đã giao phó cho Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo cuộc cách mạng, trước kia là thế, hiện nay là thế và mãi mãi về sau vẫn mãi mãi là thế.
Họ Không muốn thay đổi và cũng không muốn nghe ý kiến của bất cứ ai.
Vì thế cơn bão Đông Âu đã không giúp thay đổi gì ở Việt Nam như nhiều người kỳ vọng.
Cuộc Cách mạng Hoa Lài hiện nay xem ra còn xa mới thổi đến Việt Nam. Vì thế, tất cả những kiến nghị của người trong nước từ xưa tới nay và nay thư kiến nghị của trí thức hải ngoại đều là thừa.
Tất cả thành phần dân chúng đều là thứ dân đen trong cỗ máy nghiền của nhà nước và trở thành những con người bị tha hóa trên chính quê hương của mình. Họ trở thành những người khách lạ, những kẻ vô thừa nhận trong trong chính sách bên lề của người cộng sản.
Gớm thay cho chủ nghĩa cộng sản với chính sách bên lề. Chính sách này là một thứ tội ác không tha thứ được. Vì nó loại trừ tất cả những quyền lợi chính đáng cũng như cơ may làm người. Vì nó mà biết bao nhiêu người đã dở sống, dở chết kéo dài thân phận đến không một ai dám nhìn nhận. Nó cách ly những người ấy ra khỏi đồng loại!

THEO DÒNG SỰ KIỆN:
  1. Từ Chủ nghĩa Thực dân đến Chủ nghĩa Dân tộc sang Chủ nghĩa CS [2]
  2. Từ Chủ nghĩa Thực dân đến chủ nghĩa Dân tộc sang Chủ nghĩa Cộng sản
  3. Khi chủ nghĩa thực tiễn phá sản
  4. Lý Công Uẩn dời đô sang Tầu?
  5. “Chủ nghĩa thực tiễn” và trường hợp ông Nguyễn Gia Kiểng
  6. Chủ nghĩa thực tiễn và trường hợp Obama

nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/64568
====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001