Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

1129. VAI TRÒ CỦA “TAM TÔN” Ở TRUNG QUỐC
Posted by basamnews on 09/07/2012
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

VAI TRÒ CỦA “TAM TÔN” Ở TRUNG QUỐC

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ bảy, ngày 7/7/2012
TTXVN (Angiê 4/7)
Cội rễ sâu rộng trong xã hội
Đạo Khổng, đạo Lão và đạo Phật ở Trung Quốc là tôn giáo hay triết học? Theo cách nhìn của phương Tây, sẽ là rất phức tạp khi định nghĩa từng tôn giáo này là gì. Một số chuyên gia khẳng định trên tạp chí “Phát thanh” rằng việc “Tam Tôn” được liệt vào loại “tôn giáo” được chấp nhận trong một thời gian dài. Đây là kết quả của việc các thầy tu dòng Tên và các nhà truyền bá Thiên chúa giáo hiểu về các tôn giáo này trong thời gian họ du hành ở Trung Quốc.

Đạo Khổng hay luận thuyết về sự hoàn thiện
Được phát triển từ những lời răn của nhà hiền triết Khổng Tử, đạo Khổng là một trong ba luận thuyết có ảnh hưởng lớn nhất đối với Trung Quốc và vùng Cận Đông. Tư tưởng nền tảng của đạo Khổng là sự hoàn mỹ của cá thể để đạt tới sự hài hòa tập thể.
Khổng Tử là ai? Theo ông Rémi Mathieu, Giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) và tác giả cuốn “Các Triết gia theo khuynh hướng đạo Khổng”, thông tin về Khổng Tử không có nhiều. Đó có thể là một vị quý tộc bậc thấp sống ở nước Lỗ nay là tỉnh Sơn Đông, nơi có huyện Khúc Phụ hiện chính thức được coi là nơi sinh của Khổng Tử.
Với tên gọi được Latinh hóa là Confucius, Khổng Tử quan tâm đến đời sống chính trị ở nước mình và các công quốc láng giềng. Tham vọng của ông là làm sao để tâm trí con người được minh mẫn hơn và ông cho rằng có thể làm được điều này vì bản chất của con người là thiện và có thế uốn nắn được để hoàn thiện hơn. Quá trình này thực hiện được là nhờ công sức của cá thể và sự hỗ trợ của một người thầy: người nào muốn hoàn thiện mình, ngoài việc tìm tòi, còn phải nỗ lực để tìm được một “người thầy”, một “bậc thầy về ý thức”.
Đạo đức, theo Khổng Tử, là gì? Trong số các giá trị khác nhau được Khổng Tử đưa ra, đáng ghi nhận nhất – và được ban lãnh đạo chính trị ở Trung Hoa Đại lục đánh giá cao nhất – là lòng trung thành với chủ. Các tín đồ đạo Khổng không bao giờ sáng tạo ra một hệ thống chính trị khác với hệ thống trong đó họ đang sống, dù dưới thời Khổng Tử hay sau đó là thời kỳ vương hầu, khi đạo Khổng trở thành luận thuyết Nhà nước. Như vậy, có thể nói rằng luận thuyết Khổng Tử giúp hợp thức hóa ban lãnh đạo hiện nay, cho dù luận thuyết đó cũng nói rằng người chủ có trách nhiệm làm cho người khác phải phục tùng mình, còn các chư hầu có quyền được người khác tôn trọng mình.
Dưới thời Khổng Tử, Trung Quốc được chia thành nhiều vương quốc kình địch nhau, nhưng đối với bậc thầy tư duy này, việc thống nhất “Đế chế Trung Hoa” sau này chưa bao giờ cấp thiết hơn yêu cầu phải nâng cao đạo đức và cải thiện năng lực của các cố vấn cho vị thái tử nắm quyền. Một trong những lý tưởng chính của Khổng Tử là “Quân tử”, hình mẫu con người lý tưởng mà mọi cá thể đều phải làm theo nếu muốn hoàn thiện mình. Thông qua việc hoàn thiện cá nhân đó, Khổng Tử nghĩ có thể đạt tới sự hài hòa trong mối quan hệ giữa con người với con người.
Về tác phẩm “Luận ngữ” của Khổng Tử, theo chuyên gia Rémi Mathieu, có thể nói rằng Khổng Tử không viết gì thành văn bản, nếu có chỉ có thể là phân tích nhiều văn bản cổ điển Trung Hoa. Do vậy, những lời răn của ông được truyền lại cho hậu thế thông qua “luận ngữ” (Lun Yu trong tiếng Hán cổ). Đó là một tác phẩm truyền miệng với nội dung là các cuộc trao đổi miệng giữa Khổng Tử và các môn đệ của ông, và được nhiều môn đệ của ông chuyển thành văn bản. Tác phẩm đó, với ý nghĩa sâu sắc và đặc biệt người thường cũng có thể hiểu được, cho thấy một Khổng Tử đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau cho nhiều người đối thoại khác nhau, nhưng không hề đưa ra một chân lý thần thánh nào mà, trái lại, tìm những câu trả lời liên quan và thích hợp với mọi tình thế.
Đạo Lão hay tư duy Trung Hoa sâu thẳm
Một cuộc triển lãm với chủ đề “Con đường của Đạo” diễn ra từ 31/3 đến 5/7/2010 do bảo tàng Guimet (Pháp) tổ chức tại Cung điện lớn ở Pari, chỉ dành để nói về đạo Lão. Đây là sự kiện đầu tiên kiểu này ở châu Âu. Qua các đồ vật mang tính nghệ thuật, người ta phát hiện ra những khái niệm cơ bản về triết lý/tôn giáo này, đặc biệt có ảnh hưởng đối với tư duy của người Trung Quốc. Chuyên gia Nikolas Jucha cho rằng đạo Lão thì là một tư duy trong một thời gian dài bị các nhà Trung Quốc học gạt sang một bên vì muốn tập trung nghiên cứu đạo Khổng và đạo Phật.
Đạo Lão là gì? Cùng với đạo Phật và đạo Khổng, đạo Lão thuộc cái mà người Trung Quốc gọi là “Tam Tôn”, còn ở phương Tây, người ta có thể dễ nhầm khi gọi đó là bộ ba tôn giáo. Nếu như đạo Khổng là một tư duy xã hội đến nay vẫn còn ảnh hưởng mạnh đến tập quán ở Trung Quốc, đạo Phật là một phương thức tư duy được nhập khẩu từ Ấn Độ, thì đạo Lão là thành phần thứ ba, mang tính bổ trợ của tam giác tinh thần đó…
Đạo Lão còn được biết đến rất ít ở phương Tây và, trong “Tam Tôn”, là tôn giáo gắn bó sâu sắc nhất đến tín ngưỡng cổ xưa và đặc biệt là của người bản xứ Trung Hoa. Những người không ủng hộ coi đạo Lão là tập hợp của những điều mê tín cổ xưa, nhưng trong những khái niệm cơ bản của tôn giáo này có ý tưởng song cực âm-dương, theo đó vũ trụ được điều khiển bởi tác động hỗ tương của hai nguyên lý đối nghịch nhưng bổ trợ cho nhau này…
Theo truyền thuyết, nhà hiền triết Lão Tử, với việc soạn thảo “Đạo Đức kinh”, là người sáng tạo ra đạo Lão ngày nay chia thành hai nhánh: một hình thái triết học và một hình thái tôn giáo. Ngoài cội rễ huyền bí, đạo Lão đã và vẫn còn tác động thực sự đền nền văn minh Trung Hoa thông qua y học cổ truyền, một số môn võ thuật (Thái cực quyền, Bát quái chưởng…), hay một số kỹ thuật dưỡng sinh (khí công) cũng bắt nguồn từ các học thuyết của đạo Lão.
Về các văn bản quan trọng của đạo Lão, một số nguồn chính cho rằng tôn giáo này có thể có hai hoặc ba tác phẩm kinh điển là “Đạo Đức kinh”, “Trang tử” và “Liệt tử”, trong đó tác phẩm thứ ba (Chuyên luận về khoảng không tuyệt đối) đôi khi bị coi là không có giá trị bằng hai tác phẩm khác. “Đạo Đức kinh” hay còn gọi là “Cuốn sách về Con đường đi và Đạo đức” là một tuyển tập thơ và châm ngôn huyền bí được cho là của Lão Tử. Bản thân Lão Tử cũng được nhìn nhận như nhà sáng lập đạo Lão, mặc dù khó có thể chứng minh được sự tồn tại của ông. “Trang tử”, tác phâm thứ hai trong bộ ba nói trên, cũng được cho là của Lão Tử, nhưng hình như ông chỉ soạn thảo 7 chương đâu tiên của cuốn sách này. Nội dung cuốn sách này rất phong phú với nhùng truyện lịch sử và ghi lại lời thoại giữa nhiều người khác nhau.
Liên quan đến những tư tưởng lớn của đạo Lão, trong “Tam Tôn”, đạo Lão là tôn giáo nói nhiều nhất về thiên nhiên như một hình mẫu cần theo. “Đạo” là nguyên lý cần phải áp dụng, từ đó buộc các tín đồ phải học cách không chống lại tự nhiên, không nhận xét có thể dẫn đến sai lầm hay không được chạy theo của cải vật chất hay xã hội có thể làm hư hỏng con người. Để đến được dễ dàng hơn với lý tưởng vũ trụ hài hòa – tức nguyên lý “đạo” – đạo Lão sử dụng một số khái niệm giúp hiểu rõ hơn diễn biến của sự việc: khái niệm luân chuyển giữa âm và dương, bản chất chu kỳ của sự việc, sự cần thiết không được hành động (vô vi)… Trong tính mục đích của mình, đạo Lão giúp các tín đồ có được sự thoải mái và thanh thản, nhưng phải rất chú ý đến cơ thế và cảm giác của cơ thể như trong các môn võ thuật được cho là chịu ảnh hưởng của đạo Lão và nâng cao khả năng cảm nhận của người chơi võ.
Đạo Phật hay một tôn giáo ngoại bang
Ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ 6 trước Công nguyên, đạo Phật được truyền bá vào Trung Quốc vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên và sau đó, từ cuối thế kỷ 3 trở thành một trong ba trào lưu tư tưởng và tinh thần chính ở Trung Quốc, cùng với đạo Khổng và đạo Lão.
Ai là người truyền bá đạo Phật vào Trung Quốc với tư cách là tôn giáo nhập khẩu? Ông Rémi Mathieu, Giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), chuyên gia kỳ cựu về các trào lưu tư duy ở Trung Quốc, khẳng định cho đến nay, không biết rõ ai là người đưa đạo Phật vào Trung Quốc. Sự việc cũng tương đối phức tạp.
Theo truyền thuyết, có một thầy tu Ấn Độ xuất thân ở Kanchipuram thuộc vùng Madras, là con trai thứ ba của vua Madras. Người ta gọi ông là Bồ đề đạt ma). Vị giáo trưởng Phật giáo thứ 28 này, vào thế kỷ 6, đến triều đình Trung Hoa ở Nam Kinh, nhưng cuộc đàm đạo giữa ông với Hán Vũ đế thất bại hoàn toàn. Mặt khác là lý do lịch sử. Vào năm 43 sau Công nguyên, người ta thu được bằng chứng lịch sử về sự xuất hiện của đạo Phật. Nói như vậy, song sự việc cũng tương đối phức tạp và dài dòng.
Từ đó, luận thuyết này, vốn hoàn toàn mới đối với người Trung Quốc, là một yếu tố rất quan trọng được chấp nhận và đặc biệt là được hiểu ra. Làm thế nào để người Trung Quốc chấp nhận một luận thuyết như vậy? Lúc đầu, người ta sử dụng các thuật ngữ sẵn có trong đạo Lão để mô tả một số khái niệm của đạo Phật. Điều đó giải thích tại sao những người dịch các văn bản này chủ yếu là tín đồ đạo Lão và, để giúp người đọc hiểu được, họ sử dụng các thuật ngữ, khái niệm của đạo Lão, từ đó dẫn đến một số cách hiểu không đúng trong tín đồ đạo Phật. Do đó, trong thời gian đầu, đạo Phật được hiểu như là một biến thái của đạo Lão.
Như vậy có phải là diễn đạt sai không? Ông Cyril Javaly, nhà Trung Quốc học, cho rằng đạo Phật mang đến cho người Trung Quốc hai khái niệm quan trọng mà cả Khổng Tử và Lão Tử đều không nghĩ đến: đó là tính dịu dàng và lòng cảm thông.
Ví dụ điển hình nhất minh chứng cho điều này là sự xuất hiện của các vị bồ tát. Đó là những người sắp hoàn tất chu kỳ hóa thân, nhưng từ chối tiếp tục hóa thân chừng nào trên trần gian vẫn còn người nghèo khổ. Một trong những vị bồ tát biểu tượng cho lòng cảm thông là Quan thế âm Avalokiteshvara vốn là một vị thần Hinđu. Khi ông đến Trung Quốc, những người truyền bá đạo Phật mô tả ông như biểu tượng của lòng tốt và tính dịu dàng. Phụ nữ Trung Quốc không tin Quan thế âm Avalokiteshvaia là đàn ông mà cho rằng một người vừa đẹp vừa dịu dàng như vậy đáng lẽ phải là đàn bà mới đúng. Chính vì vậy, khi đến Trung Quốc, Avalokitesxhvara thay đổi giới tính và trở thành một người phụ nữ nghe thấy tiếng than khổ cực của người khác. Đồng thời, vị Quan thế âm này mang đến Trung Quốc hình ảnh dịu dàng để an ủi những người phụ nữ bản xứ trước những nỗi thống khổ mà họ phải chịu.
Những khái niệm này thời đó không có ở Trung Quốc. Người dân nước này, đặc biệt là phụ nữ, nhận ngay ra điều đó. Quan thế âm Avalokiteshvara không đòi hỏi cái gì khác ngoài lời cầu khấn và luôn có mặt để giúp đỡ mọi người. Trên thực tế, đạo Phật mang đến một số câu trả lời còn thiếu cho những phụ nữ sống cực khổ trong một xã hội theo truyền thống Khổng Tử thời Hán. Nhưng vì ở Trung Quốc còn quá nhiều người nghèo khổ nên người dân nước này mô tả ông như một vị thần trăm tay nghìn mắt để người có thể giúp đỡ được tất cả mọi người.
Phục vụ quyền lực chính trị
Trung Quốc tuy chính thức trở thành một nước Cộng sản từ năm 1949, song vẫn không thể loại bỏ được di sản văn hóa và triết học của mình. Trải qua một thời kỳ lịch sử dài, đạo Khổng, đạo Lão và đạo Phật nay trở thành nền tảng của tư duy Trung Hoa.
Lý giải trên tập chí “Tin Trung Hoa”, ông Emmanuel Lincot, Giám đốc Cơ quan nghiên cứu Trung Hoa đương đại thuộc Viện Thiên chúa giáo Pari (Pháp), nhận xét ba tôn giáo này ăn sâu bén rễ trong tư duy, tiềm thức của người dân và xã hội Trung Hoa đến mức thuyết “Tam Tôn”, cũng giống như mọi hình thức tôn giáo hay luận thuyết khác, tuy chính thức được chấp nhận, song bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ.
Đối với ông Rémi Mathieu, một chuyên gia kỳ cựu về các trào lưu tư duy ở Trung Quốc, nên gọi đạo Khổng, đạo Lão và đạo Phật là “luận thuyết” thì đúng và thận trọng hơn. Nhà Trung Quốc học này cũng cho rằng điều quan trọng là phải nhắc lại rằng trong “Tam Tôn” kể trên, chỉ có hai đạo có xuất xứ từ Trung Quốc là đạo Khổng và đạo Lão, còn đạo Phật được đưa từ Ấn Độ về vào thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên, trước khi thực sự được truyền bá trong xã hội và văn hóa Trung Hoa vào các thế kỷ 4 và 5.
Theo ông Rémi Mathieu, đạo khổng là một tôn giáo chủ trương tôn trọng mối quan hệ thầy/trò. Ra đời sau các cuộc đàm luận giữa Khổng Tử và các môn đệ của ông, luận thuyết này dựa trên cơ sở đạo đức, tôn trọng tập tục và những giá trị chính trị-xã hội cũng như quan niệm về thế giới trên cơ sở triết học Trung Hoa.
Còn về đạo Lão, nếu nói một cách chung nhất, người ta có thể khẳng định rằng đạo này dạy cho các môn đệ cách hòa mình với thiên nhiên. Theo chuyên gia Rémi Mathieu, đối với người Trung Quốc, vấn đề ở đây là phải hòa đồng với cái “đạo” (Con đường) vốn là nguyên tắc chủ đạo của Vũ trụ, của thế giới con người. Thuật ngữ này đã trở nên lỗi thời vì vào thời của Lão Tử hay Trang Tử, thuật ngữ nầy không tồn tại mà chỉ được chấp nhận trong Đế chế Trung Hoa đầu tiên, dưới thời nhà Tần. Ảnh hưởng của học thuyết này hiện nay vẫn thể hiện đặc biệt rõ nét qua nền y học cổ truyền Trung Hoa hay các môn võ thuật như Thái cực quyền hay Bát quái chưởng.
Đạo Phật, trái với đạo Khổng và đạo Lão, không có xuất xứ từ Trung Quốc mà đại diện cho trào lưu tư duy ngoại bang. Chính vì đặc điểm đó mà đạo Phật lúc được tôn vinh, khi bị triệt hạ trong suốt tiến trình lịch sử Trung Hoa. Đối với chuyên gia Emmanuel Lincot, điều quan trọng là đạo Phật, hay ít nhất là trào lưu Phật pháp được đưa vào Trung Quốc, đã ăn sâu bén rễ ở nước này và chịu ảnh hưởng chủ yếu của đạo Khổng. Điều đó giải thích tại sao hiện nay một số vị thần rất được tôn kính ở Trung Quốc, chẳng hạn như Quan Âm đối với các tín đồ Phật giáo Trung Quốc giống như Đức Mẹ đồng trinh đối với các tín đồ Thiên chúa giáo ở phương Tây.
Tuy nhiên, nhà phân tích Nikolas Jucha của tạp chí “Phát thanh” cho rằng mô tả tình trạng của “Tam Tôn” và các hình thái tôn giáo khác ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào thời điểm hiện tại là khá phức tạp.
Thoạt khởi thủy, chính quyền Cộng sản có thái độ thù địch với các luận thuyết cổ điển hay tôn giáo dù chúng tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào. Chẳng hạn Mao Trạch Đông làm đủ cách để hạ nhục Khổng Tử, Lão Tử và tất cả các nhân vật tôn giáo hay triết gia hàng đầu khác. Các nhân vật này bị cáo buộc là biểu tượng của những gì là “phản động”, “hữu khuynh” hay “địa chủ”. Đỉnh điểm của chiến dịch truy quét quá khứ này là cuộc Cách mạng Văn hóa đã gần như xóa bỏ những tàn dư cuối cùng của di sản văn hóa Trung Hoa.
Nhưng hơn ba thập kỷ sau, tình hình đã thay đổi về cơ bản, đặc biệt là đối với các luận thuyết tôn giáo của Trung Quốc. Khổng Tử, nhân vật bị loại bỏ trong những năm đầu tiên của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nay được các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi như người đại diện cho những giá trị vĩnh hằng của dân tộc Trung Hoa. Mọi cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ tuyên truyền văn hóa Trung Hoa ra nước ngoài đều được gọi là Viện Khổng Tử và tất cả những gì có thể cho phép tôn vinh và nâng cao giá trị của nhân vật bậc thầy này đều được chính quyền ủng hộ. Năm 2010, Nhà nước Trung Quốc tài trợ cho một bộ phim nói về sự nghiệp vinh quang của nhà tư tưởng Không Tử với diễn viên Châu Nhuận Phát trong vai chính và nữ diễn viên Châu Tấn trong vai phụ. Văn phòng điện ảnh quốc gia thậm chí đã làm mọi thứ có thể để bảo đảm cho bộ phim truyện này thành công về phương diện thương mại.
Thái độ trân trọng đó đối với Khổng Tử cho thấy ban lãnh đạo chính trị Trung Quốc chấp nhận các luận thuyết và tôn giáo rộng rãi hơn cách đây ba chục năm. Tuy nhiên, quyền tự do tín ngưỡng vẫn là một ảo vọng ở Trung Quốc.
Đạo Thiên chúa là một ví dụ điển hình. Hai Nhà thờ cùng tồn tại trên lãnh thổ Trung Quốc, trong đó một được Bắc Kinh chính thức công nhận, còn một bị coi là hoạt động chui vì chỉ được Tòa thánh Vaticăng thừa nhận. Lý do chính dẫn. đến mâu thuẫn giữa Bắc Kinh và Nhà thờ Thiên chúa giáo liên quan đến việc bổ nhiệm giáo chủ. Trong khi Vaticăng muốn kiểm soát hoàn toàn vấn đề này, Bắc Kinh – mặc dù luôn đưa ra nguyên tắc “không can thiệp” – lại không đồng ý.
Đạo Phật Tây Tạng là một ví dụ khác minh chứng ý đồ của Bắc Kinh thao túng các vấn đề tôn giáo và luận thuyết. Theo bà Marie Louville, nhà báo thuộc kênh truyền hình France 2 và chuyên gia kỳ cựu về các vấn đề Tây Tạng, các tu viện ở vùng này, đặc biệt là tại Lhasa, bị kiểm soát chặt chẽ, bị gắn nhiều camêra theo dõi và bị nhiều cảnh sát canh chùng. Hầu như không thể nói chuyện trực tiếp được với tu sĩ, dù họ là nam hay nữ. Tình hình đó khiến một nhà báo nhận xét Bắc Kinh nhìn nhận tôn giáo như “một con cá thực thụ”.
Theo ông Emmanuel Lincot, Giám đốc Cơ quan nghiên cứu Trung Hoa đương đại thuộc Viện Thiên chúa giáo Pari (Pháp), vấn đề ở Trung Quốc hiện nay không phải là tôn giáo, cũng không phải là luận thuyết, mà là tiềm năng chính trị cúa tôn giáo và học thuyết. Trong con mắt của nhà Trung Quốc học này, cái mà Bắc Kinh tìm mọi cách để hạn chế chính là quyền lực chính trị liên quan đến tôn giáo hay luận thuyết. Từ đó, nội dung và khái niệm của các tôn giáo và luận thuyết này không phải là nguyên nhân khiến Chính phủ Trung Quốc có thái độ như vậy, .mà chính là những bất trắc trong đời sống chính trị.
Bắc Kinh tái tạo và xuất khẩu đạo Khổng
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 17/5 thông báo giảng viên thuộc các Viện Khổng Tử đặt trong trường đại học Mỹ phải về nước ngay khi kết thúc năm học hiện hành vào tháng Sáu vì vi phạm quy định về thị thực nhập cảnh, rồi ngày 26/5 lại ra quyết định cho phép các viện này được tiếp tục khóa học. Sự kiện này thoạt nhìn tưởng chừng đơn giản, nhưng làm dấy lên mối lo ngại trong giới chức Trung Quốc về sứ mệnh truyền bá văn hóa của các Viện Không Tử tồn tại không những ở Mỹ từ gần một thập kỷ nay mà cả các nước phương Tây khác.
Bà Anne Cheng, chuyên gia về lịch sử trí thức Trung Quốc, từ năm 2008 tiến hành một số công trình nghiên cứu và giảng dạy ở trường Đại học Pháp về lịch sử trí thức Trung Quốc. Trước đó, bà nghiên cứu các vấn đề này trong khuôn khổ Trung tâm nghiên cứu khoa học. quốc gia Pháp (CNRS), rồi Viện quốc gia ngôn ngữ và văn minh phương Đông (INALCO). Tác phẩm “Luận ngữ” của Khổng Tử và cuốn “Lịch sử tư duy Trung Hoa” do bà dịch trở thành những tác phẩm kinh điển. Trong bài trả lời phỏng vấn tạp chí “Trung Hoa ngày nay” dưới đây, chuyên gia Anne Cheng nói về sự trở lại của đạo Khổng ở Trung Quốc, tính thời sự của tôn giáo này trong thế giới Trung Hoa cũng như ở phương Đông và, đặc biệt là ý đồ xuất khẩu đạo Khổng của Chính phủ Trung Quốc nhằm gia tăng quyền lực mềm.
Hỏi: Người ta rất có ấn tượng về tính thời sự của Khổng Tử trong thế giới Trung Hoa: tuyên bố của trí thức hay chính khách, sách vở, trang web, tượng đặt trong các trường đại học, phim được quay với chi phí rất lớn…
Trả lời: Đạo Khổng trở lại một cách rõ rệt từ 10 hay 15 năm nay và đặc biệt phát triển mạnh với tư cách là một công cụ tuyên truyền chính trị đôi khi liên quan đến cả quá khứ đế quốc của Trung Hoa. Sau cơn cuồng nộ viễn tưởng là cuộc Cách mạng Văn hóa (1966-1976), các nhà lãnh đạo Trung Quốc tìm cách tạo cho mình một tính hợp pháp và, sau vụ tàn sát ở Quảng trường Thiên An Môn, muốn tuyên bố sự cần thiết của chế độ độc đảng là chất gắn kết của dân tộc và là yếu tố bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.
Đó là tính hợp pháp cả về phương diện chính trị lẫn tư tưởng vì chủ nghĩa cộng sản đã bị thay thế bằng tệ sùng bái đồng tiền. Vì làm như vậy vẫn không đủ nên Bắc Kinh phải vời đến quá khứ vinh quang của Đế chế Trung Hoa và chính trong khuôn khổ đó, Khổng Tử được sử dụng như biểu tượng độc nhất của niềm vinh quang cũng như sự thống nhất để chế đó.
Sau khi bị dân chúng phá hủy trong cuộc Cách mạng văn hóa, các bức tượng của Khổng Tử nay lại được dựng lên và ông lại trở thành biểu tượng của cái mà người ta gọi là “công trình nghiên cứu cấp quốc gia” với nền tảng là đạo Khổng, nhưng cũng có thể chứa đựng cả “đạo Lão theo quan điểm triết học” cũng như một số mảng của đạo Phật. Tóm lại đó là tất cả những gì có thể lấy lại được và có tính đồng thuận theo truyền thống Trung Hoa. Khổng Tử được chọn làm biểu tượng cho việc phục hồi tư tưởng và dân tộc chủ nghĩa để sử dụng trong nội bộ xã hội Trung Hoa, nhưng cũng được tận dụng để tung ra thị trường quốc tế.
Hỏi: Sự “hồi sinh” của đạo Khổng chỉ giới hạn trong một số giới trí thức mà ở mức độ sâu rộng hơn nhiều?
Trả lời: Theo những gì tôi quan sát được qua biến đổi trong xã hội Trung Hoa, từ quan điểm của tôi vừa là người trong cuộc, vừa là người ngoài cuộc (bà Anne Cheng sinh ở Pháp, có bố mẹ là người Trung Quốc, và lấy chồng là người Trung Quốc, trong thời kỳ Mao diễn ra một cuộc biến đổi rõ nét trong mối quan hệ nam-nữ và mối quan hệ bố mẹ-con cái. Tuy nhiên, sự đoạn tuyệt thực sự là chính sách một con.
Toàn bộ đại gia đình, kể cả ông bà, đều phải chiều theo tính khí thất thường của “vị hoàng tử nhỏ” này, nhất là khi đó là một cậu con trai. Người ta cùng thấy ở Trung Quốc ngày càng có nhiều trẻ em bị béo phì… Chính với Ý định ngăn chặn những hệ quả xấu đó mà Chính phủ Trung Quốc tuyên truyền lòng hiếu thảo theo quan niệm cua Không Tử và đâu đâu cũng thấy tuyên truyền về yếu tố này…
Sự khắc nghiệt của hệ thống giáo dục cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gọt dũa lại tư tưởng con người và ngay từ khi còn rất nhỏ, học sinh đã được đưa vào một hệ thống cạnh tranh quyết liệt. Có khi người ta lại thử đưa vào chương trình học một số yếu tố trong văn hóa cổ điển, chẳng hạn học thuộc lòng các bài thơ có từ thời nhà Đường (618-907) và đưa vào giảng dạy ở một số trường, nhưng còn dè dặt, một số bài viết của Khổng Tử và Mạnh Tử (Mạnh Tử là triết gia Trung Quốc được coi là người kế tục Khổng Tử và là người có thiên hướng hướng về cái thiện – TTXVN).
Cũng có một số trường tư có ý định trở lại với truyền thống cổ xưa và lấy cảm hứng từ những gì đang diễn ra ở Đài Loan, nhưng số trường loại này không nhiều và ít nhiều được chính quyền địa phương bỏ qua.
Hỏi: Tại Xinhgapo, cách đây vài năm, người ta đã từng nói đến đạo Khổng và những “giá trị của châu Á”…
Trả lời: Đó là một chủ đề của những năm 1980, nhưng xuất hiện trở lại vào thời điểm diễn ra “kỳ tích” kinh tế của các con rồng nhỏ (Xinhgapo, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Công), Sau này người ta thấy rằng khái niệm “giá trị châu Á”, với tư cách là yếu tố giải thích về phương diện văn hóa đối với sự thần kỳ kinh tế đó, được một số nhà kinh tế học phương Tây đưa ra đầu tiên.
Sau cuộc khủng hoảng năm 1997, Trung Quốc trở thành trung tâm của thị trường tài chính thế giới, rồi sau đó thống lĩnh toàn bộ không gian đó. Khi Trung Quốc quyết định coi Đài Loan là một bộ phận không thể tách rời của mình, thế giới chấp nhận ngay mà không phản đối gì vì tất cả đều theo lập trường của Mỹ, nước phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc về mặt kinh tế. Hiện nay, giữa Trung Quốc và Mỹ có một kiểu trao đổi theo dạng có qua có lại mà thế giới gọi là toàn cầu hóa.
Nhiều học giả đại học châu Âu còn không biết phần lớn giới tinh hoa Trung Quốc hiện nay đang được đào tạo tại Mỹ và họ sống thường xuyên ở đây. Chẳng hạn, trong hệ thống giáo dục đại học của Mỹ, người Trung Quốc đến từ Trung Hoa Đại lục đầu tư vào nhiều mảng và hất cảng người Đài Loan khỏi đây. Hơn nữa, một số trường đại học Mỹ mở “chi nhánh” ở Trung Quốc, từ đó tạo thành một “xa lộ” thông tin, gần như là một thị trường chung của con người và ý tưởng…
Hỏi: Người ta có cảm giác tuy phương tiện được đầu tư tương đối nhiều, song ở Mỹ vẫn còn ít văn bản được dịch ra từ tiếng Trung Quốc…
Trả lời: Trên thực tế, các nhà Trung Quốc học người Mỹ dịch nhiều văn bản, nhưng công việc của họ chỉ giới hạn ở trong trường đại học và thành quả công việc của họ chỉ được cung cấp cho một lượng độc giả hạn chế vì ở Mỹ không có một lượng độc giả rộng rãi quan tâm đến Trung Quốc như ở Pháp. Có thể Pháp là nước đi đầu trong lĩnh vực này theo nghĩa các nhà nghiên cứu Mỹ không vượt được các đồng nghiệp của họ ở Pháp và các ấn phẩm được công bố ở Pháp bắt đầu được biết đến cả ở ngoài không gian Pháp ngữ, chẳng hạn ở Tây Ban Nha và Italia.
Hỏi: Ở Pháp có ai quan tâm nhiều đến Khổng Tử không?
Trả lời: Khi đó là vấn đề văn hóa Trung Hoa, giới truyền thông hầu như không biết gì khác ngoài việc Khổng Tử, theo họ, chỉ là một người bán hàng, về phần mình, tôi cố gắng đưa ra một ý kiến khác với những gì người ta có thể đọc được về Khổng Tử và sự hài hòa…
“Hiện tượng Yu Dan” cho thấy nhiều điều về vấn đề đó: người phụ nữ bốn chục tuổi này, chuyên gia về truyền thông, giới thiệu nhiều chương trình truyền hình về Khổng Tử và được rất nhiều người theo dõi. Cuốn sách được bà xuất bản từ các chương trình đó được bán ra tới hàng triệu bản ở Trung Quốc và được dịch ở Pháp với tựa đề “Hạnh phúc theo quan niệm của Khổng Tử”. Chắc chắn người ta không biết rằng cuốn sách đó, do có trích dẫn một số đoạn trong cuốn “Luận ngữ” của Khổng Tử theo nhãn quan tuyên truyền chính thức, bị phê phán kịch liệt ở Trung Quốc và bị coi là “nhạt nhẽo”.
Người ta ít nói về nghệ thuật lãnh đạo theo kiểu Khổng Tử, về tính thẳng thắn, về tính gương mẫu cho phép bậc thầy đó áp đặt ý chí của mình một cách tự nhiên và hợp thức hóa quyền lực và quyền uy của mình… Có thể người ta hơi quên đi các đoạn nói về những đức tính này để phục vụ các chủ đề tuyên truyền của Chính phủ Trung Quốc. Chính một số khía cạnh về lời răn của Khổng Tử có thể gây khó dễ cho Chính phủ Trung Quốc, do đó họ chỉ muốn nói đến quyền lực của một thủ lĩnh mà người dân phải phục tùng mà không được có ý kiến gì. Chính vì vậy, tôi cho rằng sự đồng thuận được tạo ra xung quanh cuốn sách của Yu Dan là không thể chấp nhận được.
Hỏi: Khẩu hiệu “Xã hội hài hòa” hiện nay của Đảng Cộng sản Trung Quốc và những trích dẫn từ lời răn của Khổng Tử có phải là cách để thủ tiêu tranh luận về dân chủ không?
Trả lời: Chắc chắn là như vậy. “Xã hội hài hòa” là một cách để lấy lại những yếu tố trong vốn từ vựng liên quan đến đạo Khổng, đồng thời cũng để đưa ra cách hiểu rất độc đoán về tôn giáo này. Trên thực tế, “xã hội hài hòa” là một kiểu xác lập tương đối gia trưởng mối quan hệ giữa người lành đạo và người bị lãnh đạo. Điều đó cũng cho phép phong tỏa các giai pháp thay thế khiến các giải pháp này bị bác bỏ do phải theo một truyền thống Trung Hoa được coi trọng theo kiểu rất bản chất, với lập luận rằng dân chủ có xuất xứ từ phương tây, do đó hoàn toàn xa lạ với văn hóa Trung Quốc.
Chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc là một yếu tố quan trọng, nhưng ở bên ngoài, người ta vẫn tiếp tục khai thác hình ảnh tạo đồng thuận của Khổng Tử như một nhãn mác của “xã hội hài hòa”. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc rất muốn xuất khẩu nhãn mác đó và đôi khi thứ hàng hóa đó lại nhận được sự đồng tình ở bên ngoài. Tại Mỹ, một số nhóm tư vấn nhấn mạnh rằng một nền giáo dục có tính độc đoán hơn một chút có thể tạo ra những công dân được định hình rõ ràng. Các nhóm này công khai dẫn rất nhiều nguồn liên quan đến đạo Khổng vốn được dịch sang tiếng Anh từ ít nhất một thế kỷ nay.
Hỏi: Có phải ngẫu nhiên mà các Viện Khổng Tử được gọi là…
Trả lời: Hình ảnh Khổng Tử trở thành một giá trị để xuất khẩu. Trái ngược với những gì thường được nói ra, các Viện Khổng Tử (ở Pháp có khoảng 15 cơ sở) khác với các Trung tâm văn hóa Pháp ở chỗ các viện đó được thiết lập trong hệ thống các trường đại học của phương Tây và các trường này có xu hướng tiếp tục tiếp nhận các Viện Khổng Tử khi Nhà nước có khuynh hướng xóa bỏ hỗ trợ cho các trường đại học về phương diện tài chính, đặc biệt là các bộ phận nghiên cứu châu Á.
Đằng sau các Viện Khổng Tử, có một tổ chức có tên gụi là Hanban (Hán Biện), tổ chức chính phủ của Trung Quốc có nhiệm vụ truyền bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc ra nước ngoài. Không khó khăn gì đế nhận ra đó là một công cụ tuyên truyền của Chính phủ Trung Quốc.
Hơn nữa, các Viện Khổng Tử đó lợi dụng ánh hào quang của Khổng tử để truyền bá một hình ảnh nào đó về Trung Quốc phù hợp với đường lối tuyên truyền của chính quyền, đồng thời được hỗ trợ Bởi lối tuyên truyền như người ta thường nghe thấy ở phương Tây về “tính khác biệt Trung Hoa”. Lối tuyên truyền này khích lệ nhiều nhà tư tưởng Trung Quốc gửi tới các nước phương Tây bức thông điệp theo đó, “đúng là chúng tôi không tư duy như các ngài, chúng tôi có một truyền thống khác về cơ bản, do đó, những giá trị dân chủ của các ngài không liên quan đến chúng tôi…”./.
nguồn_basamnew:http://anhbasam.wordpress.com/2012/07/09/1129-vai-tro-cua-tam-ton-o-trung-quoc/#more-67809
---------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
           Sẽ xóa những comment nói tục
           Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001