Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

1158. NGA KHÔNG MUỐN BỎ RƠI XYRI
Posted by basamnews on 25/07/2012
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

NGA KHÔNG MUỐN BỎ RƠI XYRI

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ sáu ngày 20/7/2012
TTXVN (Angiê 19/7)
Ngày 18/6 tại Los Cabos (Mêhicô), trước một rừng camera, nét mặt căng thẳng của Tổng thống Nga Vladimir Putin, và Tổng thống Mỹ Barack Obama, cho thấy họ bất đồng với nhau về vấn đề Xyri. Theo ông Guillaume Lagane, viên chức cao cấp, chuyên gia về các vấn đề quốc phòng, trong cuộc nội chiến đang làm rung chuyển Xyri, Nga kiên quyết ủng hộ chế độ Bashar al-Assađ. Như các cuộc thương lượng tại Giơnevơ cho thấy, Matxcơva dường như quyết định không thực sự gây sức ép với chế độ Đamát để tìm lối thoát chính trị cho cuộc khủng hoảng. Nhận xét trên tạp chí “Đại Tây Dương”, ông nói quả thực là mối quan hệ Nga-Xyri có nhiều khía cạnh cần tính tới.

Lý do đầu tiên được đưa ra để giải thích tại sao Nga ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad, mang tính thưong mại và chiến lược. Đamát được xem là đồng minh cuối cùng của Nga trong vùng. Sau khi Irắc của Saddam Hussein sụp đổ (năm 2003) rồi đến Libi của Gaddafi (năm 2011), Xyri là di tích cuối cùng của Trung Đông những năm 1970. Với sự thống trị của các chế độ theo khuynh hướng “dân tộc chủ nghĩa Arập” ở Cairô (Ai Cập), Đamát (Xyri) và Bátđa (Irắc), thành trì đó là kẻ thù của Ixraen, thù địch với phương Tây và ủng hộ khối Xôviết. Sau khi Ai Cập chuyển hướng vào năm 1979, ảnh hưởng của Nga bắt đầu suy giảm ở khắp nơi…, trừ ở Xyri.
Từ khi đang Baath lên cầm quyền vào năm 1963 và, đặc biệt, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng, Hafez al-Assad, lên làm tổng thống khi nổ ra phong trào chinh đốn” năm 1970, Matxcơva trở thành đối tác chính của Xyri. Sau khi Liên Xô sụp đổ, mối quan hệ Nga-Xyri vẫn là cơ bản đối với chế độ Đamát. Quân đội Xyri, giống như quân đội Irắc và Libi cách đây không lâu, chủ yếu được trang bị bằng vũ khí của Liên Xô. Năm 1956, hợp đồng mua bán vũ khí đầu tiên được ký giữa Xyri và Liên Xô. Năm 1980, Tổng thống Hafez al-Assad đến Matxcơva để ký với Liên Xô hiệp ước hữu nghị và hợp tác có thời hạn 20 năm. số cố vấn quân sự Liên Xô tăng từ 1.500 người vào năm 1980 lên 6.000 người vào năm 1993. Giá trị các hợp đồng mua bán vũ khí giữa Nga và Xyri, theo chuyên gia Laurent de Saint Périer, lên tới 4 tỷ USD (tương đương 3,2 tỷ euro), không kể các khoán đầu tư lớn mà người Nga thực hiện ở Xyri trong những năm gần đây. Sau khi mất thị trường Libi, nếu mất nốt thị trường Xyri có thể sẽ khiến nền kinh tế Nga phải trả giá đắt.
Ngoài mối quan hệ thương mại và quân sự, hai nước gắn kết với nhau thong qua mối liên hệ chính trị vững chắc từ những năm 1950, khi Liên Xô thiết lập các liên minh mới với các Nhà nước Arập mới theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa. Hiệp ước hữu nghị và hợp tác được . Breinev và Hafez al-Assad ký năm 1980 khẳng định mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước. Ai Cập lúc đó vừa ký hiệp định hòa bình với Ixraen và chuyển sang theo phương Tây, từ đó làm suy yếu vị thế cùa Liên Xô ở Địa Trung Hải. Với sự sụp đổ của chế độ Gaddafi năm 2011, Xyri là đồng minh trung thành cuối cùng của Nga trong vùng.
Có một chi tiết ít ai để ý là tại Xyri có một cộng đồng người Nga không nhỏ. Thông qua các chương trình hợp tác được thiết lập. trong bối cảnh xích lại gần nhau đó, nhiều người Nga chuyển đến định cư ở Xyri Đó là một yếu tố con người mà phương Tây cũng phài tính tới.
Gần 90.000 phụ nữ Nga từ những năm 1960 đã lấy chồng người Xyri. Đại đa số nguời Xyri này hồi đó là quân nhân trẻ tuổi đến tu nghiệp tại Liên Xô và, được chính quyền khích lệ phát triển quốc tê xã hội chu nghi không cưỡng lại được sắc đẹp của phụ nữ Xlavor. Đô vỡ thanh niên Nga, lấy vợ hay chồng người Xyri hồi đó là một sự cam kết được ra khỏi Liên Xô một cách dễ dàng vì Xyri không có những quy định bó buộc như các nước anh em khác. Điều đó còn giúp phụ nữ Nga tìm được người chồng danh giá. Đối với thanh niên Xyri lấy vợ Nga chó phép họ không phải lo vấn đề của hồi môn vốn rất nặng nề trong xã hội Xyri. Và lại họ còn được một gia đình yên ấm vì trong trường hợp có chuyện giữa hai vợ chồng, người vợ Nga trẻ tuồi không thể vận động mạng lưới gia đình hùng hậu bên mình chống lại người chồng, như phụ nữ Xyr Theo nhân vật đôi lập người Xyri Haythara Manna, 50.000 người Nga đã lập gia đình với người Xyri và 1.200 chuyên gia dân sự và quân sự hiện có mặt ở nước này.
Cờ Nga thường bị đốt trong các cuộc biểu tình: điều gì sẽ xảy ra vô số kiều dân Nga này nếu chế độ Bashar al-Assad sụp đổ? Một mối ám ảnh khác của Matxcơva là thay đổi chế độ như vậy sẽ đưa Hồi giáo chính trị lên nắm quyền, từ đó biến Xyri thành một trung tâm lây nhiễm Thánh chiến có thể đe dọa các nước phụ thuộc Nga ở Cápcadơ.
về phương diện chiến lược, tại Tartus, bên bờ biển Xyri, từ năm 1971, Matxcơva có căn cứ hải quân duy nhất của mình ở Địa Trung Hải. Nếu chế độ ở Xyri thay đổi có thể sẽ khiến Nga mất nốt một trong những căn cứ hải quân nằm sâu nhất về phía Nam. Bà Isabelle Facon, chuyên gia về Nga thuộc Quỹ nghiên cứu chiến lược, cho rằng đúng là Nga bán vũ khí, nhưng Xyri chậm trả tiền, còn Tartus chỉ là một căn cứ nhỏ có tầm quan trọng mang tính biểu tượng hơn là chiến lược. Bà khẳng định đó không phải là những yếu tổ chính giải thích lập trường của Nga.
Trong một tuyên bố chung tại Los Cabos (Mêhicô), hai Tổng thống Putin và Obama đều kêu gọi chấm dứt bạo lực và thực hiện giải pháp chính trị. Giới phân tích cho rằng giữa Nga và phương Tây có những bất đồng khó có thể vượt qua được do lợi ích quá khác biệt.
Theo chuyên gia Laurent de Saint Périer, đó chỉ là một thỏa thuận “tối thiểu” so với những bất đồng “cơ bản”. Từ nhiều tháng nay, Nhà Trắng không ngừng kêu gọi Tổng thống Xyri, Bashar al-Assad, rời bỏ quyền lực. Trong khi đó, dường như Cremli ủng hộ Đamát bất chấp mọi trở ngại: hai lần Cremli phủ quyết nghị quyết lên án đàn áp ở Xyri của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Đamát là quân cờ cuối cùng còn tồn tại trong ván cờ “Mùa Xuân Arập”. Mátxcova quả quyết rằng Bashar al-Assad, người kế nhiệm cha mình vào năm 2000, nếu giành chiến thắng quân sự sẽ chặn đứng được phong trào dân chủ hóa đang làm rung chuyển toàn vùng. Trong con mắt của Nga, các cuộc nổi dậy ở các nước Arập dẫu sao cũng chi là một chiến dịch quy mô lớn nhằm gây bất ổn định thế giới Arập, gieo rắc tình trạng mất trật tự và chuẩn bị cho phái Hồi giáo cực đoan lên nắm quyền. Nhãn quan của Nga khiến người ta nhớ lại việc Matxcơva phản đối các cuộc “cách mạng sắc màu” ở Grudia và Ucraina vào đầu những năm 2000, được coi là mưu đồ của CIA. Như vậy, việc Tổng thống Vladimir Putin ủng hộ chế độ Đamát có thể cho thấy lăng kính chống Mỹ của Nga và là phương tiện giúp Nga làm nhụt chí người biểu tình năm 2011 lần đầu tiên xuống đường ở Matxcơva.
Trên thực địa, tờ “New York Times” tiết lộ nhân viên CIA kiểm soát việc phân phát vũ khí cho quân nổi dậy và, ở phía bên kia, người Nga tiếp tục duy trì cố máy giết người của Đamát. Xyri là nơi diễn ra cuộc đối đầu quy mô vùng giữa trục Shiite và các cường quốc Sunni, nhưng liệu có trở thành nơi đối đầu gián tiếp của một cuộc Chiên tranh Lạnh mới không? Giữa Nga và phương Tây, không hiểu nhau vẫn là yếu tố cơ bản, nhưng những vụ khẩu chiến gia tăng. Bốn ngày trước cuộc họp tại Los Cabos ngày 14/6, bà Victoria Nuland, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, thông báo Oasinhtơn và Matxcơva thảo luận chiến lược chuyển tiếp hậu Assad. Ngay ngày hôm sau, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, đính chính: “Các cuộc thương lượng kiểu như vậy chưa hề và sẽ không thể diễn ra. Điều đó hoàn toàn mâu thuẫn với lập trường của chúng tôi.”
Đối với Chính phủ Nga, tương lai của Tổng thống Bashar al-Assad là do người Xyri quyết định. Một Thứ trưởng Ngoại giao Nga ngày 5/6 tuyên bố: “Chúng tôi chưa bao giờ nói hay đặt điều kiện Assad nhất định phải ở lại quyền lực sau tiến trình chính trị.” Tiến trình này phải được gắn liên với việc thực hiện kế hoạch thoát khỏi khủng hoảng được đại diện Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập, Kofi Anan, soạn thảo, vốn là một thỏa hiệp hiếm hoi đạt được giữa Những người bạn của Xyri và những nước ủng hộ Xyri như Nga, Trung Quốc và Iran.
Để chứng minh thiện chí của mình, Cremli tiếp đón nhiều đoàn thuộc phái đối lập Xyri, nhưng kiên quyết bác bỏ viễn cảnh can thiệp quân sự thường xuyên được phái chống Assad nêu ra. Cremli cũng không chấp nhận việc NATO và đồng minh sử dụng nghị quyết 1973, được thông qua với phiếu trắng của Nga, làm cái cớ để lật đổ Đại tá Gaddafi. Cremli cảnh báo một kịch bản như vậy sẽ không bao giờ lặp lại một lần nữa.
Chỉ riêng lợi ích của Nga ở Xyri và trong vùng cũng đủ đế minh chứng cho thái độ thận trọng của Nga. Nhưng các chuyên gia nhấn mạnh đến việc thứ hạng quốc tế của Nga đang bị lung lay. Bà Francoise Daucé, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu thế giới Nga, Cápcadơ và Trung Âu (CERCEC), nhận xét Chính phủ Nga “chống lại chính sách đơn phương của Mỹ và ủng hộ một thế giới đa cực, đồng thời trông cậy vào sự ủng hộ của các chế độ độc tài nhiều hơn là vào các Nhà nước phương Tây”. Ông Monzer Makhous, thành viên phe đối lập thuộc Hội đồng dân tộc Xyri (SNC), nhìn thấy trong tình đoàn kết giữa các nhà độc tài đó “nỗi lo sợ thành công của phe phản kháng Xyri sẽ khích lệ sự lớn mạnh của phe đối lập Nga và bùng nổ Mùa Xuân Matxcơva”.
Đối với ông Karim Bitar, chuyên gia về Trung Đông thuộc Viện quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS), Nga không phải không có lý khi có nhãn quan hoang tưởng về lịch sử, một khi bị phương Tây đe dọa và Hồi giáo bao bây. Hơn nữa, đó còn là vấn đề danh dự. Quả thực là sau khi Liên Xô sụp đổ và những năm hỗn loạn dưới thời Yetsin, Vladimir Putin không ngừng khẳng định sự vĩ đại của dân tộc Nga. Trước hàng nghìn người ủng hộ vào cuối tháng 2/2012, 10 ngày trước khi được bầu lại, ông tuyên bố: “Chúng ta sẽ không để bất kỳ ai can dự vào công việc nội bộ của mình. Chúng ta là một dân tộc chiến thắng vì chiến thắng tồn tại trong gien của chúng ta.”
Trên thực tế, trước sự bất lực của phương Tây và các nước Arập, Nga trở thành trọng tài trong vấn đề Xyri. Bị loại khỏi câu lạc bộ Những người bạn Xyri, Nga là một con bài chủ chốt của Nhóm tiếp xúc mà Kofi Anan muốn có. Tóm lại, phe đối lập Xyri ở trong nước theo khuynh hướng hòa bình trông chờ vào vai trò của Nga nhiều hơn là vào Pháp và Mỹ. Còn lập trường thực dụng của họ đến lúc này xem ra có vẻ thực tế hơn lối nói hiếu chiến của phương Tây vốn không có cách nào để thực hiện lời đe dọa của mình. Theo bà Isabelle Facon, “đối với các nước phương Tây không sẵn sàng tiến hành can thiệp, quân sự, lá phiếu phủ quyết của Nga cũng là một phương tiện tuyệt vời để che giấu ý định của mình.”
Bị hạ nhục trong vấn đề Libi, người bảo vệ niềm tự hào Nga không muốn để người khác coi mình là trò hề nứa. Đối với chuyên gia Karijn Bitar, “nếu trong khuôn khổ một cuộc mặc cả lớn được Oasinhtơn bảo lãnh, Cremli nhận được bảo đảm rằng lợi ích của họ ở Xyri cũng như tại các nước xung quanh được bảo đảm, có thể Cremli sẽ Buông Assad”.
***
Sau vụ đàn áp làm nhiều người chết tại Houla (Xyri), Tổng thống Pháp Francois Hollande có cuộc gặp với người đồng nhiệm Nga Vladimir Putin. Một số người thấy đó là cơ hội để lập trường của hai bên xích lại gần nhau hơn trong vấn đề Xyri, song ông Jean-Sylvestre Mongrenier, tiến sĩ địa chính trị, cho rằng viễn cảnh một cuộc mặc cả lớn giữa Nga và phương Tây vẫn còn “rất xa vời”.
Trong khi Xyri lâm vào nội chiến, còn chính quyền Bashar al-Assad đàn áp đẫm máu, nhưng Tổng thống Vladimir Putin vẫn duy trì sự ủng hộ đối với Đamát và loại trừ mọi hành động vũ lực. Lý giải điều này trên tạp chí “Đại Tây Dương”, ông Jean-Sylvestre Mongrenier, đồng thời là giáo sư Sử-Địa và nhà nghiên cứu thuộc Viện Địa chính trị Pháp thuộc Trường Đại học Paris III Vincennes-Saint-Denis, cho rằng làm như vậy, Putin muốn cho thấy tầm quan trọng của liên minh giữa Nga và bộ máy của đảng Baath cũng như thủ lĩnh đảng này.
Nga cảm thấy mình bị phản bội do nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Libi được thực hiện không đúng tinh thần và từ đó cho phép phương Tây xâm lược nước này để loại trừ Gaddafi. Điều đó giải thích tại sao Nga chống lại một cuộc phiêu lưu mới của phương Tây với lý do nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Xyri là thiên vị vì chỉ nhằm vào chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad chứ không phải là các đối thủ vũ trang của ông. Nga cũng không bị đánh lừa bởi các cuộc tập trận của NATO và các quốc gia vùng Vịnh và hiểu rằng chúng nhằm vào Xyri và Iran. Từ 10 năm nay, hai nước này nằm trong kế hoạch thôn tính và xâm lược của phương Tây, giống như Irắc, Ápganixtan và Libi. Trong thời gian trước mắt, tình hình ở tất cả các nước sản xuất dầu mỏ đều sẽ được bình thường hóa hoặc theo cách êm dịu như các nước vùng Vịnh, hoặc bằng biện pháp thô bạo như ở Irắc, thậm chí Xyri.
Ai cũng biết Nga sẵn sàng cho một cuộc chiến với phương Tây để cứu Xyri. Chính trị gia và nhà ngoại giao nước ngoài tự hỏi tại sao Nga, nước năm 2011 chấp nhận không phong tỏa nghị quyết về Libi, nay lại không muốn làm như vậy và sẵn sàng đi đến đối đầu với phương Tây để bảo vệ Bashar al-Assad.
Có nhiều nguyên nhân giải thích liên minh có từ thời Liên Xô vẫn tồn tại: hệ quả tồn dư, hợp đồng năng lượng và trang thiết bị vũ khí, mở cửa căn cứ hải quân Tartous cho tàu chiến Nga. Trên thực tế, Xyri vẫn là điểm tựa duy nhất của Nga ở Địa Trung Hải và Trung Đông. Xyri là một trong những đồng minh chính của Nga trong thế giới Arập. Nếu Matxcơva quay lưng lại với Đamát trong thời điểm gay cấn này, đó sẽ là một dấu hiệu cho tất cả các đối tác khác của Nga thấy rằng họ không thể trông cậy vào Matxcơva được. Đamát là một đối tác thương mại quan trọng của Matxcơva. Cremli lo ngại cho số phận cảng Tartus của mình, một căn cứ hải quân của Hải quân Nga. Nga không tin phe đối lập Xyri, một Hội đồng dân tộc Xyri được dựng lên để hoàn toàn ủng hộ phương Tây. Những người đứng đầu thể chế này hướng về các Nhà nước quân chủ vùng Vịnh, Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây, chứ không quay sang Nga. Cuối cùng, Matxcơva cho rằng Mỹ và Liên minh châu Âu nói dối, và nhắc lại tiền lệ Libi: NATO bắt đầu tiến hành không kích vào quân đội của Gaddafỉ ngay trong những ngày đầu sau khi nghị quyết 1973 được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua vào tháng 3/2011.
Tuy nhiên, có thể sẽ là không đúng nếu chỉ cho chính sách đó là để bảo vệ vị thế đã có được, thậm chí là phản xạ theo kiểu “an ninh”. Còn lập luận về Hồi giáo chính trị cho thấy nỗi lo sợ của Cremli đối với ổn định của vùng Bắc Cápcadơ, một “người xa lạ nội tâm” đối với Nga.
Đằng sau phái Assad còn có Iran là nước Nga có mối quan hệ chặt chẽ. Trên thực tế, giữa Matxcơva và Têhêran có một liên minh thể hiện qua hợp tác năng lượng nhiều mặt, kể cả hạt nhân dân sự, và nhiều vụ mua bán vũ khí. Thái độ hai mặt của Matxcơva thể hiện nhiều hơn đối với tham vọng của Iran trong vấn đề tên lửa đạn đạo và hạt nhân. Không thể hiểu được cuộc chiến ngoại giao giữa Nga và phương Tây xung quanh vấn đề Xyri nếu không hiểu ẩn ý của Nga đối với Iran.
Tuy nhiên, quyết tâm sắt đá của Matxcơva và mối quan tâm gìn giữ vị thế ở Trung Đông không có nghĩa là nước Nga trở lại hùng mạnh hay sự tái hiện nào đó của “chiến lược vùng biển nóng”. Nấu lấy những năm 2000 làm mốc, những sự kiện đang diễn ra làm đảo lộn ngành ngoại giao Nga và những bước đột phá sau đó được xem là những phong trào mang tính chiến thuật có ý nghĩa không nhiều.
Trái ngược với luận thuyết “nước Nga thần thánh”, bức tường thành chống lại Hồi giáo chính trị và bảo thủ của Đạo chính thống, Vladimir Putin lúc đó nâng cao giá trị một số chủ đề chống châu Âu để đẩy con bài của mình lên. Lập luận từ quá khứ Tácta và sự có mặt trước đây của Hồi giáo chính trị ở các vùng đất ngày xưa lệ thuộc vào Kim Trướng hãn quốc (Altan Ord – Nhà nước Mông cổ được Hãn Bạt Đô, cháu của Thành Cát TưHãn, thành lập vào thế kỷ 8, trước đây thuộc Nam Xibêri, miền Nam nước Nga và bán đảo Kryrn, sau đó bị người Tácta ở bán đảo Krym tiêu diệt vào năm 1502 – TTXVN), Nga được mô tả như một nước Hồi giáo vĩ đại. Qua đó, Nga nhận được sự ủng hộ của Iran và Arập Xêút để có được quy chế quan sát viên trong Tổ chức Hội nghị Hồi giáo.
Đồng thời, Vladimir Putin tìm cách cùng với Cata và Iran thiết lập một “OPEC khí đốt” với sự tham gia của một số nước khác. Các nhà lãnh đạo Nga cũng tham gia cuộc chạy đua vào thị trường Libi và định mở rộng xuất khẩu vũ khí tới tận vịnh Arập-Pécxích sau khi ve vãn Arập Xêút và một số nước khác. Cách làm của Nga là chơi con bài làm xấu đi mối quan hệ giữa Mỹ và Arập Xêút sau khi nổ ra vụ khủng bố 11/9, và thao túng mối lo ngại nảy sinh do khó khăn của cuộc chiến ở Irắc. Các Nhà nước quân chủ vùng Vịnh lúc đó quả thực đang tìm kiếm những bảo đảm mới về chiến lược.
Từ đó trở đi, các cuộc nổi dậy và ly khai trong một bộ phận thế giới Arập – trong bối cảnh kình địch giữa hai dòng Sunni và Shiite – càng làm sôi động thêm kế hoạch Đại Trung Đông. Trước tình hình phải đối phó với Iran, phương Tây và các Nhà nước quân chủ vùng Vịnh càng siết chặt mối quan hệ. Rộng hơn nữa, một liên minh rộng lớn giữa người Sunni đang hình thành và ngành ngoại giao Nga bị đẩy đến chỗ phải co cụm lại về Iran và Xyri, từ đó làm suy yếu vị thế của mình trong toàn vùng.
Tóm lại, các kế hoạch của Nga trong vùng tỏ ra chỉ là ảo ảnh và khả năng xoay xở của Cremli bị thu hẹp lại. Tuy nhiên, kịch bản một cuộc mặc cả ngoại giao quy mô lớn với các cường quốc phương Tây vẫn không có khả năng xảy ra. Nước “Nga-Âu Á” muốn mình là một cường quốc thứ ba hướng về thế giới các nước “mới trỗi dậy” và các nhà lãnh đạo Nga nhắm vào sự suy tàn của phương Tây.
Theo nghĩa tuyệt đối, Xyri không khiến phương Tây phải quan tâm về phương diện kinh tế, mà về phương diện chiến lược. Nước này là cái chốt cuối cùng để tiến tới Iran vốn là mục tiêu của phương Tây và Ixraen muốn bóp nghẹt phong trào Hezbollah, đồng minh của Iran và Xyri, đồng thời triệt phá mọi sự kháng cự của các nước Arập. Phát biểu bên lề cuộc họp hàng năm về an ninh ở Munich, Ngoại trưởmg Clinton từng thừa nhận không thể giải quyết được bất đồng với Nga.
Trong cuộc chiến quy mô giữa một bên là nhãn quan làm vương của Mỹ muốn cùng đồng minh duy trì kiểm soát thế giới và bên kia là một thế giới mới đang hình thành, năm 2012 có tính chất quyết định. Năm nay chắc chắn sẽ cho thấy một sự tái cân bằng ảnh hưởng và châu Á vẫn chưa nói lời cuối cùng. Sự say mê sức mạnh của phương Tây muốn áp đặt chuẩn mực
trong khi bản thân họ không đứng vững về kinh tế là thực sự nguy hiểm vì chấn động nảy sinh sẽ có sức tàn phá ghê gớm, nếu các bên đối đầu và đồng minh của họ không hiểu rằng đã đến lúc phải đi tới hòa bình vì đó là giải pháp duy nhất để giải quyết các vấn đề thực sự của nhân loại như biến đổi khí hậu, năng lượng, nạn đói./.
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2012/07/25/1158-nga-khong-muon-bo-roi-xyri/#more-69468
--------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001