Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

1260. VAI TRÒ CỦA INĐÔNÊXIA TRONG BỐI CẢNH CẠNH TRANH TRUNG-MỸ
Posted by basamnews on 20/09/2012
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

VAI TRÒ CỦA INĐÔNÊXIA TRONG BỐI CẢNH CẠNH TRANH TRUNG-MỸ

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 19/9/2012
TTXVN (Giacácta 18/9)
Bàn về khả năng, vai trò chính trị – kinh tế của Inđônêxia tại khu vực đặt trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung và “điểm nóng” Biển Đông, nhà nghiên cứu Tasa Nugraza – hãng tư vấn các vấn đề công cộng và truyền thông chiến lược Royston Advisory cho rằng Mỹ cần và nỗ lực xây dựng liên minh mạnh mẽ hơn với các quốc gia như Inđônêxia, nhằm khẳng định vị thế ảnh hưởng và lợi ích ở Đông Nam Á nói riêng và ở châu Á- Thái Bình Dương nói chung. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Inđônêxia cũng cần có khả năng tận dụng cơ hội để tham gia sâu rộng hơn vào đời sống chính trị và kinh tế.
Tác giả đã thể hiện những ý kiến nêu trên với bài viết “Một Inđônêxia đang thay đổi trong con mắt của Mỹ” đăng trên tờ “Bưu điện Giacácta” ngày 16/9, nội dung như sau:
Ngoài việc có tới 1.000 nhân viên cảnh sát được triển khai khắp thủ đô Giacácta vào ngày 3-4/9 vừa qua của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, còn có thông điệp quan trọng nữa mà Ngoại trưởng Mỹ muốn truyền tải: Inđônêxia hai lần, bổ sung cho chuyến thăm chính thức của tổng thống Barack Obama trong năm 2010.
Lý do đằng sau ba chuyến thăm chính thức của hai quan chức cao cấp nhất của Mỹ trong vòng chưa đầy ba năm phải sâu sắc hơn so với thực tế Tổng Thống Obama đã dành một vài năm sống tại Giacácta khi ông còn là một cậu bé.
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Clinton không chỉ là một sự kiện mang tính nghi lễ. Mặc dù ngắn gọn, nhưng chuyến thăm nói lên dấu hiệu rằng Mỹ đang tìm kiếm một mối quan hệ mạnh mẽ và bền vững với Inđônêxia, và đó là điều mà tất cả chúng ta (Inđônêxia) nên tự hào.
Inđônêxia, một đất nước mà mới chỉ mười năm trước đây thôi được coi là một thất bại kinh tế, đã chuyển đổi thành công trở thành một lực lượng chính trị và kinh tế mới trong khu vực.
Trong thời kỳ Suharto, Inđônêxia là nước lãnh đạo thực sự của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Nhưng khi nền kinh tế nước này chìm xuống đáy vực khủng hoảng vào những năm cuối thập niên 1990, sức mạnh chính trị của Inđônêxia trong khu vực dần bị phai nhạt.
Tuy nhiên, với sự phục hồi kinh tế và điều kiện chính trị tương đối ổn định của Inđônêxia trong thời gian qua, tình hình giờ đã khác.
Năm nay, sự trỗi dậy về chính trị của Inđônêxia trong khu vực được đánh dấu bằng hoạt động ngoại giao chiến lược qua việc hòa giải các tranh chấp trên Biển Đông – một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên đang có tranh chấp bởi nhiều nước Đông Nam Á và một cường quốc mới nổi là Trung Quốc.
Lần đầu tiên trong lịch sử từ khi thành lập vào năm 1967, 10 quốc gia thành viên ASEAN đã không thể ra được thông cáo chung khi kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN mới đây tại Phnôm pênh – Campuchia.
Căng thẳng giữa các thành viên ASEAN nóng lên khi Campuchia – một đồng minh thân cận của Trung Quốc, từ chối ra tuyên bố về bái Scarborough trên khu vực Biển Đông – một khu vực gần đây đã gây ra những căng thẳng chính trị và quân sự giữa một bên là Việt Nam và Philipin, với bên kia là Trung Quốc.
Inđônêxia một đất nước có dân số lớn nhất trong khu vực, đã quyết định nắm bắt lấy cơ hội hiếm hoi này trong nỗ lực lấy lại ngôi vị của mình.
Về phía Mỹ, trong bối cảnh ưu thế chính trị tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương bị suy giảm trong vài năm gần đây và bị lu mờ trước khả năng thể hiện chính sách của một Trung Quốc đang tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, Mỹ cần xây dựng liên minh mạnh mẽ hơn với các quốc gia như Inđônêxia.
Mặc dù chính phủ Mỹ đã nhiều lần đề cập mục tiêu của Mỹ đối vời Biển Đông, song tất cả mọi người đều hiểu rằng khu vực này là rất quan trọng và không thể bỏ qua. Ước tính 1/3 hàng hóa vận chuyển của thế giới đi qua vùng biển này, chưa cần đề cập đến thực tế vùng biển này có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn.
Mỹ có khả năng sẽ sử dụng tất cả các ảnh hưởng để đảm bảo rằng Trung Quốc không chỉ là một “ông chủ” duy nhất ở Biển Đông. Với sự giúp đỡ của các nước như Inđônêxia, nhà trắng hy vọng rằng tầm lan rộng ảnh hưởng của Trung Quốc có thể được giảm thiểu đáng kể.
Bên cạnh chính trị Mỹ không thể đánh giá thấp tiềm năng kinh tế của Inđônêxia. Năm 2011, đầu tư của Mỹ tại quốc gia “vạn đảo” đạt 2,5 tỷ USD – một con số được dự đoán sẽ tăng gấp đôi trong năm tới.
Với sự tăng trưởng kinh tế ổn định trên mức bình quân của thế giới, Inđônêxia là một trong số ít quốc gia hầu như không bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng ở châu Âu. Thể trạng kinh tế mạnh mẽ của Inđônêxia hiện nay được hỗ trợ bởi tiêu dùng nội địa, một nguồn lực chiếm khoảng 60% hoạt động kinh tế quốc gia.
Với tất cả những chỉ sỗ kinh tế hiện hữu của Inđônêxia, Mỹ sẽ chỉ muốn tăng cường tại Inđônêxia, và chuyến thăm của Ngoại trưởng Clinton nên được xem như là nỗ lực của chính phủ Mỹ nhằm đảm bảo cho các công ty và nhà đầu tư Mỹ có thể hưởng lợi từ sự hỗ trợ về chính trị của chính phủ.
Mặc dù vẫn còn quá sớm để công bố rằng Mỹ và Inđônêxia sở hữu một mối liên minh hoàn hảo, nhưng chính phủ Inđônêxia vẫn cần có khả năng tận dụng động lực này như một đòn bẩy để tham gia đời sống chính trị và và kinh tế của thế giới. Nếu không phải bây giờ, thì còn khi nào nữa? những cơ hội chỉ đến một lần./.
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2012/09/20/1260-vai-tro-cua-indonexia-trong-boi-canh-canh-tranh-trung-my/#more-75745
=====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001