Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

Kỹ nữ ngày xưa không bị bắt buộc 'giao hoan' 

Cập nhật lúc :7:51 PM, 31/08/2012
Nhắc đến kỹ nữ hay gái điếm, nhiều người thường liên tưởng tới chuyện hoan lạc giường chiếu. Nhưng thực tế, làm tình không phải là nhiệm vụ bắt buộc của kỹ nữ trong xã hội Trung Quốc xưa.

>> Khách làng chơi được gái điếm toàn Trung Quốc ngưỡng mộ
>> 5 khách làng chơi khét tiếng Trung Quốc cổ đại
>> Gái lầu xanh vào cung đòi nợ

Theo ghi chép của sử sách mà chủ yếu là những ghi chép của Herodotus - nhà sử học nổi tiếng của Hy Lạp, dân Babylon xưa kia có một thói quen vô cùng kỳ lạ. Tất cả phụ nữ sinh ra tại mảnh đất này, ít nhất một lần trong đời phải đến khu vực thánh địa của điện thần Mylitta và hiến thân cho một người đàn ông không quen biết. Việc ấy được xem như một nghĩa vụ mà chị em phải thực hiện với đấng thần linh. Xong xuôi, người phụ nữ có thể về nhà và không phải tiến hành chuyện hiến thân thêm lần nữa. Với những cô gái xinh đẹp, nghi lễ này chỉ cần thực hiện trong thời gian ngắn, nhưng phụ nữ có dung nhan không ưa nhìn, có khi phải mất tới 3 – 4 năm để hoàn thành chuyện này. Theo Herodotus, vùng đảo Sip thời bấy giờ cũng duy trì phong tục này. Về sau, các nước vùng Tiểu Á, Ai Cập, Ba Tư hay Ấn Độ đều có cả.

Rutxô trong “Cách mạng hôn nhân” cho rằng, nguồn gốc của mại dâm rất cao cả. Trên thực tế, gái điếm xưa kia đôi khi làm việc không phải vì mục đích tiền bạc. Ví như những phụ nữ của Babylon cổ đại, họ sẵn sàng quan hệ với đàn ông không quen biết hay người ngoại quốc chỉ vì tin rằng mình đang thực hiện nghĩa vụ với thần thánh và sẽ nhận được sự kính trọng, yêu mến từ phái mạnh.

Thông thường, khi nhắc tới hai từ “kỹ nữ”, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới chuyện bán dâm và những cảnh hoan lạc giường chiếu. Nhưng sự thực là, điều này chỉ chính xác với một bộ phận gái bán hoa hạ đẳng. Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, với những “quan kỹ” (đĩ quan) – người phục vụ cho đám quan viên văn võ các cấp và về sau là những “tư kỹ” (các cô gái tự do, không thuộc danh sách sai phái cửa quan, không phải nộp thuế cho triều đình, nhiệm vụ chính của họ là bán dâm), nghĩa vụ của họ đều không chỉ đơn giản là “hiến thân”.

Trong đó, nhiệm vụ của đám “quan kỹ” là kề cận với quan viên để góp vui trong những buổi tiệc rượu. Cụ thể, họ sẽ phải lả lơi mời rượu quan khách, tấu nhạc đàn ca, nhảy múa và trò chuyện tán gẫu với những “thượng đế” của mình. Các nghĩa vụ ấy được gọi là “tam bồi”. Đương nhiên cũng có những phút đong đưa tình tứ, đầu mày cuối mắt hay ôm ấp vuốt ve trong lúc tưng bừng tiệc rượu, nhưng để “lên giường” cùng nhau hãy còn là một khoảng cách vời vợi.

Thực tế, các “tư kỹ” về sau, chỉ cần không phải là loại hạ đẳng nhất trong xã hội, thì nghĩa vụ của họ với khách làng chơi cũng tương tự như “quan kỹ”.


Ảnh minh họa.
Vậy câu hỏi đặt ra là giữa kỹ nữ và đám quan lại mà họ hết mình hầu hạ rốt cuộc có nảy sinh quan hệ giường chiếu? Câu trả lời là có, nhưng đây không phải là nghĩa vụ bắt buộc. Dù chức cao vọng trọng tới đâu, một viên quan nếu muốn truyền gọi kỹ nữ đến phục vụ giường chiếu, vẫn phải có sự tình nguyện mở lòng của người đẹp.

Thông thường, nếu muốn ân ái “mây mưa” với kỹ nữ, viên quan ấy ít nhất cũng phải trải qua quá trình “cưa cẩm” như đang tìm hiểu yêu đương. Trong thời gian “cầm cưa” này, đấng mày râu buộc phải thể hiện thành ý, sự ân cần với người đẹp bằng trăm chiêu ngàn trò, ví như tặng tiền và các vật phẩm có giá, làm thơ tặng nàng như những chàng trai si tình hay giúp kỹ nữ trở nên nổi tiếng…

Trong các tác phẩm văn học đời Đường , Tống thường xuất hiện những câu truyện hay truyền thuyết về mối tình giữa quan lại và kỹ nữ. Điều ấy cho thấy, tục lệ “cưa cẩm” kỹ nữ rất phổ biến trong xã hội cổ đại Trung Quốc.

Lại bàn về mối quan hệ giữa “tư kỹ” và khách làng chơi. Với những gái điếm trung và cao cấp, khách hạng xoàng chỉ có thể được họ phục vụ theo kiểu “tam bồi”. Nghĩa rằng, những người đẹp chỉ cận kề bên khách làng chơi, phục vụ ăn uống, trò chuyện và đàn hát múa ca cùng khách. Nếu muốn được kỹ nữ “hiến thân”, khách buộc phải đau đầu vắt óc để lấy lòng người đẹp. Ngoài được cung tặng tiền bạc vật phẩm, nhận được những vần thơ mùi mẫn, hay được khách làng chơi giúp đỡ để nổi danh thơm phận, những người thuộc hàng “cao cấp” trong đám “tư kỹ” còn phải xem xét phong thái, năng lực cũng như học vấn của khách làng chơi và đánh giá xem đối phương có đủ sức khiến mình lay động hay kính nể. Điều này giống như một quá trình cưa cẩm của những đôi lứa đang tìm hiểu yêu đương. Nếu khách làng chơi không đủ sức “lọt vào mắt xanh” của một kỹ nữ nào đó, thì dù vung ra cả núi tiền, cũng không thể ép nàng phục vụ giường chiếu. Điều này được nhắc đến trong lượng lớn các ghi chép thời Minh, Thanh có chủ đề về kỹ nữ và trong các tiểu thuyết cuối đời Thanh như “Hải thượng hoa liệt truyện”, “Cửu vĩ quy”.

Như vậy, nghĩa vụ của “quan kỹ” hay đám “tư kỹ” trung cao cấp trong xã hội Trung Quốc xưa chủ yếu là “tam bồi”. Riêng chuyện giường chiếu không phải là một nghĩa vụ bắt buộc, càng không có chuyện ép uổng họ phải “lên giường” với người mà mình không ưng thuận. Để được ân ái cùng người đẹp, khách làng chơi phải nghĩ trăm phương ngàn kế mà theo đuổi. Đó được xem như một “quy tắc” bất di bất dịch trong xã hội xưa.
Bài đang đọc nhiều:Đại gia và thiếu nữ chết lõa thể trong xe hơi 
Sợ sex, nuôi ôsin để 'phục vụ' chồng
Học đòi phim sex Nhật, 'hại đời' con gái của bồ 
Phát ngán vì chồng chỉ nhắm tịt mắt khi ‘yêu’ 
Gái điếm cay đắng kể chuyện 'phục vụ' miễn phí cho... cảnh sát
 

M.H
nguồn:http://baodatviet.vn/Home/doisong/Ky-nu-ngay-xua-khong-bi-bat-buoc-giao-hoan/20128/231559.datviet
===================================================================
Những kỹ nữ tài sắc nhất Trung Hoa cổ


Thứ năm, 13/09/2012, 03:30 PM (GMT+7)

(Eva tam chuyen) - Họ đều là những nữ sĩ thông tuệ thi ca và sở hữu nhan sắc làm say lòng người.

Lý Thanh Chiếu
 Lý Thanh Chiếu người Tế Nam, tỉnh Sơn Đông và là nữ sĩ sáng tác từ nổi tiếng thời nhà Tống. Cuộc đời của nữ thi nhân này cũng trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió vì cảnh loạn lạc của chiến tranh. Khi quân nhà Kim chiếm nước Tống và bắt Tống Huy Tông, Lý Thanh Chiếu phải chạy loạn xuống phía nam Hoài Hà. Trên đường đi, chồng bà ốm chết, trong khi đó, quân giặc vẫn liên tục càn quét. Phần đời còn lại, nữ thi nhân phải sống trong cảnh cô độc, nghèo đói cho đến khi qua đời.
Những kỹ nữ tài sắc nhất Trung Hoa cổ - 1
Lý Thanh Chiếu được xem là một trong những nữ thi nhân tài giỏi bậc nhất Trung Hoa.
(ảnh minh họa)
Tuy cuộc sống riêng gặp nhiều trắc trở nhưng sự nghiệp văn thơ của Lý Thanh Chiếu lại khiến nhiều người phải ngưỡng mộ. Sáng tác của bà gồm có: “Dị An cư sĩ văn tập” và “Dị An từ” (đã thất truyền). Ngoài từ và thơ, Lý Thanh Chiếu còn sáng tác văn xuôi với ngôn ngữ trong sáng, giản dị, phóng khoáng. Và theo đánh giá của nhà văn Lâm Ngữ Đường thì Lý Thanh Chiếu được xem là một trong những nữ thi nhân tài giỏi bậc nhất Trung Hoa.

Chu Thục Chân

 Chu Thục Chân là nữ từ nhân nổi tiếng thời Đường, hiệu là U Thê cư sĩ. Tương truyền rằng, tài năng của Chu Thục Chân chẳng kém gì Lý Thanh Chiếu.

Chu Thục Chân có cuộc đời khá u sầu. Đường tình lận đận, bị cha mẹ ép gả cho một thương nhân chỉ biết kiếm tiền, không có hứng thú gì với thi từ và hội họa nên cuộc sống của Thục Chân luôn chìm trong đau khổ và sầu muộn.
Những kỹ nữ tài sắc nhất Trung Hoa cổ - 2
Tiết Đào phải kiếm sống bằng cách đến các kỹ viện, rót rượu, làm thơ, đàn ca  mua vui và được gọi là “thi kỹ”. (ảnh minh họa)
Tác phẩm nổi tiếng của Chu Thục Chân có “Đoạn trường tập” và “Đoạn trường từ” nhưng nổi tiếng nhất vẫn là “Điệp luyến hoa”.

Tiết Đào
 Tiết Đào tự là Hồng Độ, sống vào thời nhà Đường. Nàng biết làm thơ khi mới 8 tuổi, ứng đối nhanh nhạy và là một nữ nhân thông tuệ hơn người.

Tuy nhiên, do hoàn cảnh xô đẩy, Tiết Đào phải kiếm sống bằng cách đến các kỹ viện, rót rượu, làm thơ, đàn ca  mua vui và được gọi là “thi kỹ”.

Về sau, tài năng của Tiết Đào đã được Tiết độ sự Kiếm Nam Vĩ Cao trọng dụng. Nàng được phong “Nữ Hiệu Thư” và cũng được gọi là “Phụ Mi tài tử”. Trong suốt cuộc đời của Tiết Đào, Kiếm Nam Tiết Độ Sứ tổng cộng có 11 người thay phiên đảm nhiệm, nhưng người nào cũng kính trọng tài thi phú tuyệt đỉnh của nàng.

Thái Diễm
 Thái Diễm, tự là Chiêu Cơ hay Văn Cơ, là một trong những nữ thi sĩ tài hoa thời Đông Hán. Theo Hậu Hán thư, phần Liệt nữ truyện chép: Văn Cơ (tức Thái Diễm) bị quân Đổng Trác bắt vào năm 192, sau nhờ có Tào Tháo cho sứ giả đem vàng ngọc đến chuộc về.
Những kỹ nữ tài sắc nhất Trung Hoa cổ - 3
Thái Diễm có một số phận khá bi thảm. (ảnh minh họa)
Thái Diễm có một số phận khá bi thảm, bà trải qua nhiều đời chồng và phải chịu cảnh chia cắt với con cái. Tác phẩm “Bi phẫn thi” của bà được xem là một kiệt tác (thể loại thơ tự sự) của văn học Kiến An và của thơ ca cổ điển Trung Quốc.

Hoàng Nga
 Hoàng Nga tự là Hoàng Tú Mi. Nàng cùng chồng – Trạng nguyên Dương Thận được biết đến như là một trong những cặp vợ chồng nổi tiếng nhất của giới thi ca trong lịch sử Trung Hoa.

Từ nhỏ, Hòang Nga đã giỏi về lịch sử, thơ văn và các thể loại khác. Do đó, rất nhiều người tôn Hòang Nga là “Nữ Khổng Tử” và “Nữ Mạnh Tử”.
Cát Đằng (Tổng hợp)
nguồn:http://www.eva.vn/eva-tam/nhung-ky-nu-tai-sac-nhat-trung-hoa-co-c66a110543.html
====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001