Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Nhìn một góc là cái nhìn thiển cận

Nhìn một góc là cái nhìn thiển cận 



|
com-2000

Năm 2010 BBC cho đăng bài viết của cô du học sinh tên Bích, nội dung ca tụng Trung  Quốc và phủ nhận lòng yêu nước của người Việt Nam. Tháng 9 năm nay BBC lại đăng  tiếp bài “Một góc nhìn về cơm 2.000 đồng” của Nguyễn Quảng. Bài viết gây phản cảm bởi cách qui chụp người làm từ thiện là con buôn và phân tích lợi hại việc làm từ thiện dưới cái nhìn rất phiến diện.
Được giới thiệu: Gửi cho BBC từ Milton Keynes, Anh Quốc, tôi đoán tác giả đang sống  ở Anh xuất thân từ Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nhưng viết rất giống lối viết của trưởng ban Việt ngữ Nguyễn Giang. Mỗi câu mỗi ngắt ý thay vì ngắt ý theo cụm. Nguyễn Giang từng nói ở California: Việt Nam một trăm năm nữa sẽ thay đổi. Có ý kiến cho rằng BBC lâu lâu cho đăng một bài bựa để thu hút tranh luận câu khách.
Đã có nhiều bài viết phân tích cái góc nhìn quái lạ không giống ai nầy, như góc nhìn mù màu, góc nhìn phát xít, góc nhìn của kẻ ném đá… Ở đây tôi muốn phân tích từ đâu sinh ra cái góc nhìn tồi tệ và lạ lùng như thế.
Thuật ngữ “góc” được báo chí dùng chú thích một bức ảnh. Thay vì nói: “Hình chụp nhà máy nông cơ Hải Hưng” người ta nói: “Một góc nhà máy nông cơ Hải Hưng”. Chữ góc ở đây hiểu theo nghĩa khiêm tốn thì ít, ngầm ý khoe khoang thì nhiều. Chụp ảnh từ một góc là chụp không toàn diện, nhìn nhận vấn đề xã hội từ một góc lại càng phiến diện thiếu sót.
Đoạn so sánh quán cơm 2000 đồng là cần câu hay con cá. Tác giả viết:
“Việt Nam thời bao cấp cũng được viện trợ nhiều từ các nước bạn thuộc khối xã hội chủ
nghĩa. Nhưng khi Liên Xô tan rã, Việt Nam đã phải tự đi trên chính đôi chân của mình. Và
thật ngạc nhiên, khi từ một nước chỉ biết nhận viện trợ, nước này đã thành nước xuất
khẩu gạo thứ nhì thế giới, trong thời gian rất ngắn.”

Nghe câu nầy sao thấy quen quen, hình như đọc đâu đó nhiều lần. Hẳn là anh ta rất yêu nước, yêu XHCN nên nhập tâm nguyên cả câu báo đảng thường viết.
Căn cứ vào cách dùng từ như “suất ăn, nuôi lợn, cốc bia…” tác giả hẳn không phải người miền Nam. Nhưng Nam hay Bắc không quan trọng, nhưng thái độ đối với cuộc sống mới là vấn đề của bài viết. Trong xã hội đầy dẫy bất công dối trá, một số không nhỏ đã chọn cách tồn tại không chỉ bằng cách ăn theo, nói theo mà cả suy nhĩ cũng rập khuôn nhiều lúc nghe rất buồn cười.
Đoạn phê phán quán cơm 2.000 bán phá giá, anh viết:
“Vì cùng một suất cơm với ngần ấy thức ăn, mà một hàng lại bán cao hơn đối thủ đến
mười lần, đương nhiên khách sẽ chọn phương án cơm 2 nghìn.”

Người nghèo đi ăn trưa mà cũng chọn “phương án”, nghe quá kỳ quặc. Viết câu nầy, tác giả để lộ ra cách dùng từ phổ biến hồi chiến tranh, trình độ trường làng nhưng thích khoe chữ. Đã có bao nhiêu người dân Việt bị nhiễm cách nói như con vẹt, đến bây giờ đã qua tới Anh quốc vẫn không bỏ được lối tư duy nhồi sọ, dùng từ đao to búa lớn?
Qui chụp nhóm từ thiện là bán phá giá, làm lợi cho bọn chăn thầu ăn mày, khuyến khích người nhập cư trái phép vào thành phố… Tác giả đứng trên quan điểm cực đoan phe Nhà Nước để chê bai nhóm Người Tôi Cưu Mang đang nổ lực giúp đỡ người nghèo có bữa ăn. Là nước xuất khẩu gạo thứ nhì trên thế giới mà lại có quá nhiều người cần đến bữa ăn chưa đến 10 xu, trong lúc có những người giàu làm đám ma cho chó mèo tốn hàng ngàn đô. Vô lý trên mức vô lý.
Việc cạnh tranh phá giá – tạm cho là vậy đi – thì đã có luật pháp xử lý. Nếu không xử lý được, là lỗi của hệ thống pháp luật, lỗi của đảng cộng sản và chính quyền cộng sản chứ không phải của người dân buôn bán. Nhà nước có một rừng luật, tại sao lại để việc cạnh tranh bất chính xảy ra?
Cai thầu ăn mày là tệ nạn xã hội chắc chỉ xảy ra ở Việt Nam. Bọn nầy hoạt động được là do sự làm ngơ của công an, cảnh sát và và hệ thống tòa án tư pháp. Với lực lượng cả nhiều triệu người hiện nay không trị nỗi cái ung nhọt nhức nhối kia sao? Vậy thì người
dân đóng thuế nuôi công an để bảo vệ dân hay bảo vệ đảng?

Chuyện dân nhập cư vào thành phố dĩ nhiên không phải lỗi người thất nghiệp nông thôn, càng không phải lỗi của người cưu mang họ. Áp đặt chính sách nông nghiệp tập thể, nông thôn Việt Nam đã bị tàn phá tận gốc rễ nhiều năm trước. Bây giờ nông dân sản xuất ra lúa nhưng kẻ hưởng lợi là những tập đoàn nhà nước. Người dân nông thôn bị lột tới xương tủy để làm đầy túi các quan tham mang thẻ đỏ. Xã hội chưa bao giờ đẻ ra sự chênh lệch giàu nghèo tới mức cùng cực như hiện nay.
Dân nhập cư là lỗi ở qui hoạch phát triễn, tức lỗi nhà nước đảng cộng sản. Lực lượng nông dân vào thành thị càng nhiều, tội lỗi nầy càng lớn. Khinh rẻ dân nhập cư phản ánh sự phản trắc của những người tự xưng mình làm cách mạng. Ngày xưa họ là những
nông dân nghèo đi theo “đánh Mỹ”. Bây giờ giàu sang, chân chưa ráo phèn, đã vội quay lưng lại với những người nghèo khổ.

Tất nhiên một bài viết như thế không đáng đọc nhưng bài viết cần chú ý vì nó phản ảnh tư tưởng một bộ phận thanh niên lớn lên trong chế độ. Những thanh niên tay không cầm sách đỏ dơ nắm đấm lên trời theo kiểu Maoist thời cải cách ruộng đất. Họ cũng không thuộc lòng thơ Tố Hữu Trí Phú Địa Hào, đào tận gốc trốc tận rễ. Lý do họ đã trở thành trí -
phú – địa – hào thời đại mới – trí phú địa hào đỏ.

Chỉ có điều: Trí phú địa hào ngày xưa gây dựng cơ nghiệp bằng mồ hôi nước mắt qua nhiều thế hệ. Trí phú địa hào ngày nay chỉ cần trang bị tư tưởng HCM là có tất cả.
© Đàn Chim Việt
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/79445/nhin-mot-goc-la-cai-nhin-t%EF%BB%BFhien-can/2013/09

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001