Tâm 8x - Nguyễn Phú Trọng – Nhà tuyên huấn thế kỷ 20
Tâm 8x
Thực sự - với tôi – một người thuộc thế hệ 8x đọc báo thấy ông Bí
thư nói chuyện với cử tri hai quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm vào ngày 28/09 mà
cảm giác vừa thương cho ông vì ông như một kẻ thừa thãi về lý luận không
tưởng XHCN nhưng lại ngu si về sự nhận thức thực tiễn, vừa xót cho dân
Việt Nam phải có những kẻ lãnh đạo tầm nhìn hột mít như ông.
Đầu tiên, ông làm một cái việc muôn thuở mà các nhà lãnh đạo Đảng, nhà nước và cả cấp lãnh đạo cơ sở hay làm là “nhét chữ vào mồm” người nghe bằng câu bất hủ: “Tuyệt đại đa số người dân đồng ý với tên gọi hiện nay – nước CHXHCN Việt Nam”.
Ông chẳng cần căn cứ số liệu, cũng chả cần phải dựa vào một công trình nghiên cứu nào cả. Ông nói khơi khơi theo kiểu đọc văn bản…. xa rời thực tế của lãnh đạo Đảng bấy lâu nay.
Để nhấn mạnh yếu tố tên nước, ông kết luận: “Đây là một bước tiến, chúng ta đang đi lên CNXH chứ có dừng ở cuộc CM Dân tộc dân chủ đâu”.
Về đi lên CNXH (hoang tưởng) thì bấy lâu nay tôi đã biết, nhưng ông Bí thư biết không, tôi buộc phải nhảy cẫng lên khi ông nói về yếu tố CM Dân tộc Dân chủ. Ồ! Thì ra chúng ta đã qua thời điểm làm CM Dân tộc Dân chủ lâu rồi. Chính vì thế mà con đường chúng ta đang đi là con đường của sự thu vén của giai cấp lãnh đạo về mặt tài sản (thông qua hiện tượng ngứa ghẻ) cho mục đích tạo dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa cho 1 nhóm người chứ không phải là một sự đi lên của 1 xã hội dân chủ cho Dân tộc này nữa rồi.
Hiểu nôm na, để thu vén cho hành trang đi lên CNXH đó, ông nghiêm khắc cảnh báo về việc ai đó muốn “bỏ điều 4, xóa vai trò lãnh đạo của Đảng”. Điều 4 thiêng liêng đó được xem xét như một yếu tố sống còn của Đảng, cán bộ Đảng viên Cộng Sản từ thời ông Triết và nay được ông kế thừa một cách trọn vẹn. Vì điều đó còn, nghĩa là công cuộc thu vén tài sản quốc gia cho cá nhân vẫn còn tiếp diễn một cách thuận lợi, trôi chảy…
Tiếp đó ông nói về vấn đề sở hữu đất đai, ông nhấn mạnh quyền sở hữu đất đai thuộc về nhà nước và chỉ có như vậy thì mới có thể xây dựng những công trình quốc gia, những khu công nghiệp lớn.
Theo ông, hiện còn bốn vấn đề lớn trong nội dung dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Trong đó, theo tôi có hai vấn đề đáng quan tâm là:
- Ông xác định kinh tế nước ta là một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo) và 1 lần nữa ông lại sử dụng cụm từ “tuyệt đại đa số đang tán thành” vì thế nên dù cho kih tế nhà nước có yếu kém, bệnh tật đến mức độ nào thì vẫn giữ nó. Ông lan man lo sợ một viễn cảnh ở thì tương lai “không phải là chủ đạo thì sẽ ra sao?” đầy tính lý luận Mác-xít mà bỏ quên cái thực tại phũ phàng của nền kinh tế định hướng XHCN hiện tại. Và dường như ông bí thư đang tát ông thủ tướng Dũng đang chạy vạy tới gặp các tổ chức tài chính – thương mại lớn ở Hoa Kỳ để nhằm tìm được sự “công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường”. Nhớ nhé! – Chỉ có kinh tế thị trường, không hề có thêm cái đuôi định hướng XHCN nhé!
- Vấn đề thứ hai là vấn đề về luật đất đai, trong đó có cụm từ kinh điển “Đất đai là sở hữu toàn dân, giao Nhà nước thông nhất quản lý”. Chả biết nó đúng sai như thế nào, nhưng chỉ thấy dân oan về đất đai hai miền Nam-Bắc cứ tăng đều đều. Trong khi đó, vị tổng bí thư lại bảo vệ đến chết cái quyền được quản lý của nhà nước qua việc nhấn mạnh tác dụng của nó trong “xây dựng những công trình quốc gia, những khu công nghiệp lớn”. Cái bảo vệ “sở hữu toàn dân, nhà nước quản lý” đó đã khiến nhà báo Bùi Tín phải thốt lên: “Vì chính cái sở hữu toàn dân do đảng CS tạo ra là kẻ giết người hàng loạt cần bị vạch mặt, kết tội và xóa bỏ không thương tiếc.” Và rõ ràng, sự quản lý đầy trách nhiệm của nhà nước đã đưa nước Việt Nam vốn còn đang đói – nghèo – lạc hậu có những công trình bậc nhất Đông Nam Á - Châu Á - thế giới…
Cuối cùng, một câu để đời mà tôi nghĩ người dân và thế hệ sau sẽ nhắc về một như một tên “TUYÊN HUẤN” với cái nhìn sách vở thay vì một nhà lãnh đạo (phải có cái tầm nhìn trong thực tiễn) là: – “văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng”.
Vâng! Chúc mừng ông Trọng – Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam. Người đã có cuộc gặp, trao đổi nói chuyện với cử tri như một gã say rượu, chém gió khơi khơi như kiểu “cử tri” là người thế kỷ 20 (thế kỷ còn bị phụ thuộc vào cái loa tuyên truyền của Đảng). Người đã “vì Đảng, vì cán bộ” ta nên đã đặt hiến pháp nhà nước “quan trọng thứ 2” sau “cương lĩnh của Đảng”. Bởi vì nó “quan trọng vào bậc nhất nhưng sau Cương lĩnh của Đảng” nên những gì ông nói, cũng có thể hiểu được. Những ai muốn bảo vệ điều 4, sở hữu toàn dân, quân đội thuộc về Đảng…cũng có thể hiểu được.
Cảm ơn ông tuyên huấn cấp cao – Nguyễn Phú Trọng đã dạy cho tôi một bài học quý giá: "Cộng sản không thể thay đổi, tự sửa chữa được, mà phải thay thế, loại bỏ chúng" (Cựu Tổng Thống Nga Boris Yeltsin)
Admin gửi hôm Chủ Nhật, 29/09/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130929/tam-8x-nguyen-phu-trong-nha-tuyen-huan-the-ky-20
=======================================================================
Đầu tiên, ông làm một cái việc muôn thuở mà các nhà lãnh đạo Đảng, nhà nước và cả cấp lãnh đạo cơ sở hay làm là “nhét chữ vào mồm” người nghe bằng câu bất hủ: “Tuyệt đại đa số người dân đồng ý với tên gọi hiện nay – nước CHXHCN Việt Nam”.
Ông chẳng cần căn cứ số liệu, cũng chả cần phải dựa vào một công trình nghiên cứu nào cả. Ông nói khơi khơi theo kiểu đọc văn bản…. xa rời thực tế của lãnh đạo Đảng bấy lâu nay.
Để nhấn mạnh yếu tố tên nước, ông kết luận: “Đây là một bước tiến, chúng ta đang đi lên CNXH chứ có dừng ở cuộc CM Dân tộc dân chủ đâu”.
Về đi lên CNXH (hoang tưởng) thì bấy lâu nay tôi đã biết, nhưng ông Bí thư biết không, tôi buộc phải nhảy cẫng lên khi ông nói về yếu tố CM Dân tộc Dân chủ. Ồ! Thì ra chúng ta đã qua thời điểm làm CM Dân tộc Dân chủ lâu rồi. Chính vì thế mà con đường chúng ta đang đi là con đường của sự thu vén của giai cấp lãnh đạo về mặt tài sản (thông qua hiện tượng ngứa ghẻ) cho mục đích tạo dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa cho 1 nhóm người chứ không phải là một sự đi lên của 1 xã hội dân chủ cho Dân tộc này nữa rồi.
Hiểu nôm na, để thu vén cho hành trang đi lên CNXH đó, ông nghiêm khắc cảnh báo về việc ai đó muốn “bỏ điều 4, xóa vai trò lãnh đạo của Đảng”. Điều 4 thiêng liêng đó được xem xét như một yếu tố sống còn của Đảng, cán bộ Đảng viên Cộng Sản từ thời ông Triết và nay được ông kế thừa một cách trọn vẹn. Vì điều đó còn, nghĩa là công cuộc thu vén tài sản quốc gia cho cá nhân vẫn còn tiếp diễn một cách thuận lợi, trôi chảy…
Tiếp đó ông nói về vấn đề sở hữu đất đai, ông nhấn mạnh quyền sở hữu đất đai thuộc về nhà nước và chỉ có như vậy thì mới có thể xây dựng những công trình quốc gia, những khu công nghiệp lớn.
Theo ông, hiện còn bốn vấn đề lớn trong nội dung dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Trong đó, theo tôi có hai vấn đề đáng quan tâm là:
- Ông xác định kinh tế nước ta là một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo) và 1 lần nữa ông lại sử dụng cụm từ “tuyệt đại đa số đang tán thành” vì thế nên dù cho kih tế nhà nước có yếu kém, bệnh tật đến mức độ nào thì vẫn giữ nó. Ông lan man lo sợ một viễn cảnh ở thì tương lai “không phải là chủ đạo thì sẽ ra sao?” đầy tính lý luận Mác-xít mà bỏ quên cái thực tại phũ phàng của nền kinh tế định hướng XHCN hiện tại. Và dường như ông bí thư đang tát ông thủ tướng Dũng đang chạy vạy tới gặp các tổ chức tài chính – thương mại lớn ở Hoa Kỳ để nhằm tìm được sự “công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường”. Nhớ nhé! – Chỉ có kinh tế thị trường, không hề có thêm cái đuôi định hướng XHCN nhé!
- Vấn đề thứ hai là vấn đề về luật đất đai, trong đó có cụm từ kinh điển “Đất đai là sở hữu toàn dân, giao Nhà nước thông nhất quản lý”. Chả biết nó đúng sai như thế nào, nhưng chỉ thấy dân oan về đất đai hai miền Nam-Bắc cứ tăng đều đều. Trong khi đó, vị tổng bí thư lại bảo vệ đến chết cái quyền được quản lý của nhà nước qua việc nhấn mạnh tác dụng của nó trong “xây dựng những công trình quốc gia, những khu công nghiệp lớn”. Cái bảo vệ “sở hữu toàn dân, nhà nước quản lý” đó đã khiến nhà báo Bùi Tín phải thốt lên: “Vì chính cái sở hữu toàn dân do đảng CS tạo ra là kẻ giết người hàng loạt cần bị vạch mặt, kết tội và xóa bỏ không thương tiếc.” Và rõ ràng, sự quản lý đầy trách nhiệm của nhà nước đã đưa nước Việt Nam vốn còn đang đói – nghèo – lạc hậu có những công trình bậc nhất Đông Nam Á - Châu Á - thế giới…
Cuối cùng, một câu để đời mà tôi nghĩ người dân và thế hệ sau sẽ nhắc về một như một tên “TUYÊN HUẤN” với cái nhìn sách vở thay vì một nhà lãnh đạo (phải có cái tầm nhìn trong thực tiễn) là: – “văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng”.
Vâng! Chúc mừng ông Trọng – Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam. Người đã có cuộc gặp, trao đổi nói chuyện với cử tri như một gã say rượu, chém gió khơi khơi như kiểu “cử tri” là người thế kỷ 20 (thế kỷ còn bị phụ thuộc vào cái loa tuyên truyền của Đảng). Người đã “vì Đảng, vì cán bộ” ta nên đã đặt hiến pháp nhà nước “quan trọng thứ 2” sau “cương lĩnh của Đảng”. Bởi vì nó “quan trọng vào bậc nhất nhưng sau Cương lĩnh của Đảng” nên những gì ông nói, cũng có thể hiểu được. Những ai muốn bảo vệ điều 4, sở hữu toàn dân, quân đội thuộc về Đảng…cũng có thể hiểu được.
Cảm ơn ông tuyên huấn cấp cao – Nguyễn Phú Trọng đã dạy cho tôi một bài học quý giá: "Cộng sản không thể thay đổi, tự sửa chữa được, mà phải thay thế, loại bỏ chúng" (Cựu Tổng Thống Nga Boris Yeltsin)
Admin gửi hôm Chủ Nhật, 29/09/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130929/tam-8x-nguyen-phu-trong-nha-tuyen-huan-the-ky-20
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001