Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Trung Quốc, Mã Lai, Nam Dương, và Việt Nam: Hối lộ và tham nhũng nhất thế giới

Trung Quốc, Mã Lai, Nam Dương, và Việt Nam: Hối lộ và tham nhũng nhất thế giới 



Nguyễn Quốc Khải dịch từ International Business Times
(China, Malaysia, Indonesia, and Vietnam: World’s Worst for Bribery and Corruption)
International Business Times - 26-09-2013 - Người dịch: Nguyễn Quốc Khải (Danlambao) - Một phúc trình mới của Ernst & Young nói rằng Trung Quốc và Mã Lai có mức hối lộ và tham nhũng cao nhất, hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

Theo một loạt phúc trình của Ernst & Young về cuộc điều nghiên về sự gian lận tại vùng Á châu và Thái Bình Dương trong năm 2013, một nửa trong số 681 nhà lãnh đạo công ty, quản trị viên cao cấp và những nhân viên cấp làm việc tại tám quốc gia được hỏi về quan điểm của họ về gian lận, đã nói rằng Trung Quốc, Nam Dương, Mã Lai và Việt Nam là những vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất về nạn hối lộ và tham nhũng.

Công ty chế tạo dược phẩm Anh GloxoSmithKline tại Trung Quốc bị tố cáo hối lộ.

Tại Trung Quốc, 34% vẫn còn tin rằng ban quản trị công ty rất có thể chọn con đường tắt khi điều kiện kinh tế khó khăn. Tại Nam Dương, 36% những người được hỏi, nói rằng hối lộ để đoạt được hợp đồng là một vấn đề thông thường tại quốc gia của họ. Tại Mã Lai, 39% nói rằng hối lộ và những thủ đoạn tham nhũng lan tràn khắp nơi.
Ông Chris Fordham, một viên chức của Ernst & Young, phụ trách phần dịch vụ điều tra gian lận và tranh chấp trong vùng Á châu – Thái Bình Dương của bản phúc trình nói rằng “những thủ đoạn gian lận ngày càng gia tăng và giữa chính sách về mặt lý thuyết và việc thực hành không liên hệ gì đến nhau.”
“Nói một tổng quát, một trong năm người được hỏi, nhận xét rằng nạn hối lộ và tham nhũng lan tràn khắp nơi trong nước của họ. Trái lại, nếu chúng ta tách riêng những thị trường phát triển nhanh, những nơi mức phát triển tương đối cao, nhưng điển hình các hệ thống và thủ tục lại kém mở mang.”
Tất cả những người tham gia cuộc điều nghiên này làm việc tại những công ty có tổng số thương vụ hơn $500 triệu và trong nước ngành từ công nghiệp đến dịch vụ tài chánh, từ bán lẻ đến tài nguyên thiên nhiên.
Thực hành những điều thuyết giảng

Bản phúc trình của Ernst & Young tiết lộ rằng những người tham gia cuộc điều nghiên nghĩ rằng một vài nước ở Á châu có những chính sách chống hối lộ và tham nhũng rất mạnh nhưng trên thực tế những chính sách này không có hiệu quả.

Tại Singapore, 59% những người trả lời cuộc điều nghiên nói rằng chính sách chống hối lộ và tham nhũng tại nước họ tốt trên nguyên tắc, nhưng không không có hiệu quả nhiều trên thực tế.
Tại Nam Hàn, 86% những người trả lời cuộc điều nghiên nói rằng những chính sách tốt trên nguyên tắc, nhưng không có hiệu quả trên thực tế.
Khoảng 40% người trả lời cuộc điều nghiên nói rằng những công ty của họ có chính sách chống hối lộ và tham nhũng và 35% xác nhận rằng ban quản trị cao cấp biểu lộ cam kết đối với những nguyên tắc này.
Ernst & Young nói “Chúng tôi nhận thấy có nhiều rủi ro về gian lận, hối lộ và tham nhũng hơn trong những thị trường phát triển mạnh. Điều này có thể do môi trường kiểm soát yếu kém và hậu quả là những chính sách và thủ tục được thi hành khác với khuôn khổ tôn trọng luật lệ toàn cầu. Những công ty hoạt động trong những thị trường địa phương cũng có thể cảm thấy buộc phải tuân theo văn hóa địa phương, do đó tạo ra mâu thuẫn với chế độ tôn trọng luật lệ toàn cầu.”
Những chuyện hối lộ xấu xa
Những điều khám phá sẽ không gây ngạc nhiên đối với một số người kinh doanh sau khi chính quyền Trung Quốc trừng trị khu vực dược phẩm vì các viên chức phát giác rằng bốn viên chức lãnh đạo cao cấp của công ty sản xuất dược phẩm Anh GlaxoSmithKline (GSK) có cơ sở tại Trung Quốc đã chuyển hàng triệu bảng Anh tiền hối lộ qua những công ty du lịch và tư vấn.
Bộ Công An nói rằng những viên chức lãnh đạo GSK không nêu tên đã chuyển 3 tỉ nhân dân tệ (tức khoảng £324 triệu, €375 triệu, $489 triệu) tiền hối lộ cho các bác sĩ qua công ty du lịch và tư vấn để bán được dược phẩm nhiều hơn và tăng giá thuốc một cách bất hợp pháp tại Trung Quốc.
Trong khi GSK nói rằng đây chỉ là những lời tố cáo cá biệt không bằng chứng, một số công ty khác cũng đang bị Trung Quốc để ý. AstraZeneca, trong số những công ty sản xuất dược phẩm ngoại quốc, đang bị điều tra bởi cảnh sát.
Reuben Guttman là một trong những luật sự tiết lộ sự sai trái và một giám đốc tại công ty Grant & Eisenhofer. Ông nói với International Business Times – United Kingdom rằng GSK chỉ là cái ‘đỉnh của một tảng băng’.
Nguồn: International Business Times - 26-09-2013
Thuốc Lá gửi hôm Thứ Bảy, 28/09/2013          
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130928/trung-quoc-ma-lai-nam-duong-va-viet-nam-hoi-lo-va-tham-nhung-nhat-the-gioi
=======================================================================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001