Xã hội Việt nam hiện nay với Thí nghiệm Nhà tù Stanford và kết luận
Phan Châu Thành (Danlambao) - Nếu
chúng ta mong hay tin cộng sản họ sẽ dừng lại những việc họ đang làm là
chúng ta còn thiếu lý trí hơn cả họ nữa, vì chúng ta biết họ đã bị mê
muội trong thí nghiệm CS khổng lồ của họ suốt mấy thế hệ nay rồi. Họ đã
mất khả năng tự nhận biết để dừng lại. Có thể sẽ có một số ít cá nhân
cộng sản nhận ra và họ tự dừng lại và chuyển sang thay đổi dân chủ bằng
hành động (không chỉ lời nói). Nhưng tất cả những ai vẫn là cộng sản và
chỉ “góp ý” cho cộng sản “đề nghị thay đổi” thì vẫn chỉ là những cai tù
muốn tiếp tục thí nghiệm cộng sản của họ lên dân tộc đau thương của
chúng ta mà thôi...
*
Chúng ta đều biết xã hội Việt Nam hiện nay là gì. Nói gọn trong một câu: đó là xã hội của chế độ cộng sản VN tạo nên bằng thủ đoạn và áp đặt bằng bạo lực từ gần 70 năm nay trên đất nước Việt Nam, với dân tộc Việt Nam.
*
Chúng ta đều biết xã hội Việt Nam hiện nay là gì. Nói gọn trong một câu: đó là xã hội của chế độ cộng sản VN tạo nên bằng thủ đoạn và áp đặt bằng bạo lực từ gần 70 năm nay trên đất nước Việt Nam, với dân tộc Việt Nam.
Còn Thí nghiệm Nhà tù Stanford là gì? Tại sao tôi lại liên kết để
so sánh hai cái đó vào một? Vì tôi thấy chúng giống nhau ghê gớm. Về
bản chất, chúng là một. Chỉ có điều, ở Stanford người ta mới chỉ định
thí nghiệm với 24 người tình nguyện trong thời gian dự định là 2 tuần,
mà mới chỉ được 6 ngày họ đã phải dừng lại vì sự lũng đoạn nhân cách con
người - vượt qua giời hạn đạo đức mà Con người có thể chấp nhận. Còn ở
Việt Nam thì đảng CSVN đã và đang và sẽ còn làm thật cũng thí nghiệm đó
đối với cả một dân tộc gần trăm triệu người, trên cả một đất nước Việt
Nam và suốt hơn nửa thế kỷ nay.
Xin nói sơ về Thí nghiệm nhà tù Stanford. Chỉ cần google ba chữ Stanford Prison Experiment
là chúng ta có rất rất nhiều thông tin về thí nghiệm được thực hiện tại
Stanford University năm 1971 do nhà tâm lý học Phillip Zimbardo, vì đó
là thí nghiệm nổi tiếng và cơ bản (landmark) đã được thực hiện với mục
đích nghiên cứu hành vi lạm quyền và thoái hóa đạo đức con người (trong
vai trò cai tù và tù nhân), trong điều kiện mô phỏng nhà tù.
Nhưng tại sao tôi không so sánh thí nghiệm đó với nhà tù Việt Nam hiện
nay, mà với cả xã hội Việt Nam hiện nay? Đó là vì tôi thấy điều kiện của
thí nghiệm nhà tù Stanford hoàn toàn tương tự như điều kiện của xã hội
Việt Nam ta suốt gần 70 năm nay. Còn nếu so sánh với điều kiện nhà tù
Việt Nam thì, theo những gì tôi biết, nhất là những điều kiện của các tù
nhân lương tâm như Điếu Cày, Minh Hạnh... quả là không có điểm tương
đồng, quá xúc phạm những người tham gia Thí nghiệm Stanford.
Hãy xem các điều kiện mà Phillip Zimbardo đặt ra với 12 người (kể cả 3 người dự bị) tham gia thí nghiệm với vai trò cai tù:
- “Không làm đau thể xác tù nhân” (“Not to harm the prisoners”);
- “Có thể tạo cảm giác bị phiền nhiễu, cảm giác sợ hãi, cảm nhận thiếu
công bằng, sự bất lực...” (“You can create feelings of boredom, a sense
of fear, notion of arbitrariness, sense of powerlessness...”)
- “Có thể tạo cảm giác rằng bạn có tất cả quyền lực, còn họ thì không có
gì...” (“You can create a sense that you have all the power and they
have none...”)
- “Tạo cảm giác rằng cuộc sống của họ bị kiểm soát hoàn toàn bởi hệ
thống, bởi chúng ta...” (“their life is totally controlled by the
system, by us...”)
- “Họ không có sự riêng tư nào, chúng ta sẽ lấy đi sự riêng tư cá nhân
của họ...” (“They have no privacy, we are going to take away their
individual...”)
- “Only call them by ID numbers sewn on their uniforms, not by names...”
(“Chỉ gọi họ bằng số tù in trên áo tù, không gọi tên...”)
- Cai tù làm việc 8 giờ/ngày theo 3 ca và được ở tại nhà bình thường,
được trả lương khoảng 90 USD/ngày (tiền năm 2013, năm 1971 là
15USD/ngày), được lựa chọn từ 70 người đàn ông tình nguyện và là những
người có tâm lý ổn định, lành mạnh...
Và trang bị cho các cai tù trong thí nghiệm là: đồng phục cai tù (đồ
thật từ nhà tù - tiện, thoải mái), gậy gỗ (wooden batons), kính phản
quang (mirrored sunglasses) để tránh tiếp xúc mắt với tù nhân...
Tù nhân tình nguyện cũng được trả khoảng 90 USD/ngày, 12 người bị nhốt
trong 3 buồng 3 người, còn 3 người dự bị, được trang bị đồng phục không
thuận tiện, mũ chụp đầu, bị xích chân trong “nhà tù” là tầng hầm của
Khoa Tâm lý, Stanford University...
Tổng quản tù - superintendent là nhà tâm lý học Phillip Zimbardo và một
trợ lý (nghiên cứu sinh khoa tâm lý), và trên 50 người quan sát gián
tiếp thí nghiệm.
Chúng ta thấy các điều kiện của Thí nghiệm nhà tù Stanford rất
giống điều kiện xã hội “XHCN” của Việt Nam là trao quyền lực không có
kiểm soát vào tay một nhóm người kiểm soát (cai tù) và tước đoạt quyền
cơ bản của những người bị kiểm soát (tù nhân)... Chúng ta có thể phân
tích rất kỹ để thấy rõ sự tương đồng khá cao này.
Dù dự kiến thí nghiệm 2 tuần nhưng đến ngày thứ 6 Zimbardo đã phải tuyên
bố ngừng thí nghiệm vì mọi người đều nhập vai quá sâu (cả cai tù, tù
nhân và bản thân Zimbardo), khoảng 1/3 cai tù có xu hướng bạo lực gia
tăng và 2 tù nhân không chịu được vào ngày thứ ba và bồn đã phải thay
thế bằng người dự bị, các tù nhân đã nổi loạn và tuyên bố không cần nhận
tiền tham gia thí nghiệm nữa, superintendent cảm thấy mất kiểm soát
tình hình, và vì một người quan sát (người yêu và sau là vợ Zimbardo)
đến để phỏng vấn về thí nghiệm đã phản đối tình nhân đạo của thí
nghiệm...
Kết luận của Thí nghiệm nhà tù Stanford năm 1971, và của nhiều
thí nghiệm sau nữa theo hướng đó, cũng như các nghiên cứu về trại tập
trung của phát xít Đức cũ, hay nghiên cứu về làm quyền của binh lính Mỹ
trong nhà tù Abu Ghraib 2004, hay Migram experiment trước đó (1961)...
đều giống nhau (compatible). Đó là, con người trong điều kiện được cung
cấp hệ tư tưởng, điều kiện xã hội và pháp lý hỗ trợ, nhưng không được
kiểm soát và theo dõi sẽ thể hiện những hành vi lạm dụng quyền lực và
những xu hướng đối xử tàn ác (people when provided with a legitimizing
ideology, social and institutional supports but no neutral controls and
observers) demonstrate/illustrate abusive behavior and sadistic
tendencies).
Kết luận tổng quát hơn từ các thí nghiệm hay hiện tượng tương tự Thí nghiệm nhà tù Stanford
(trại tu Abu Ghraib, tại tập trung của Đức quốc xã, hay các chế độ nhà
nước cộng sản đã và đang sụp đổ như Liên xô cũ, các nước XHCN Đông Âu,
TQ và bắc triều tiên hiên nay...) là: điều kiện xã hội tự tạo nên và
kiểm soát hành vi cá nhân (the society situation itself controls the
individual behavior). Các nước cộng sản chủ đích tạo nên những xã hội mà
tự chúng cổ vũ hay tạo điều kiện làm cho hành vi của các cá nhân có
quyền lực trong đó trở nên lạm quyền và tàn ác, mất nhân tính hay mất
tính Người. Bối cảnh xấu quyết định kết quả cuối cùng thành xấu là vì
vậy, dù nội dung ban đầu là bình thường. Nội dung ở đây là bản chất con
người là phải có sự tham lam và sợ hãi được di truyền trong mỗi cá nhân,
nhưng nếu được khuyến khích phát triển không có kiểm soát và trở nên
quá tham lam tàn ác.
Sau mấy chục năm nghiên cứu tiếp, và sau khi nghiên cứu trường hợp nhà
tù Abu Ghraib, Phillip Zimbardo năm 2007 đã viết cuốn sách “How good people turn evil”/”Người tốt trở thành Quỉ dữ như thế nào”.
Tôi chưa được đọc cuốn sách này, nhưng tôi tin chúng ta - người Việt
hôm nay biết khá nhiều về điều đó. Chúng ta đã và đang được chứng kiến,
là nạn nhân của một quá trình khổng lồ như thế mà cả một dân tộc vĩ đại
và tốt đẹp như dân tộc Việt chúng ta sau hơn nửa thể kỷ đã trở nên hèn
kém, nghèo đói, vô văn hóa, tàn ác với nhau, đáng xấu hổ trước thiên hạ,
đi giật lùi trào lưu lịch sử... như thế nào!
Là một người Việt Nam, sinh ra và lớn lên trong chế độ cộng sản Việt Nam
hiện nay, là thế hệ 5X hay U60, tôi đã có đủ thời gian, điều kiện để
quan sát và trải nghiệm, hồi trẻ còn tham gia từ bên trong sự thoái hóa
dân tộc Việt suốt gần 70 năm qua đó, tôi không vô can, dù tôi chưa bao
giờ là cộng sản, mà vì tôi đã từng tin và theo họ.
Nhưng gốc rễ vấn đề vẫn là do chế độ cộng sản VN này tạo ra, bằng cách
tạo ra cái xã hội Việt Nam giả dối, xấu xa, bất công và tàn bạo hiện
nay. Vấn đề là thay đổi nó thế nào đây? Có người nói thay đổi nó bằng
phong trào dân chủ, có người nói bằng xã hội dân sự, bằng nâng cao dân
trí, bằng quyền con người (CĐVN)... Tôi tin tất cả những con đường đó
đều đúng nếu chúng dẫn đến việc thay đổi chế độ cộng sản, tức là hạ bệ
nó, triệt tiêu nó hoàn toàn, thay nó bằng chế độ dân chủ. Với tôi, những
ai còn hy vọng chế độ cộng sản này tự cải biến để trở nên tốt hơn là ảo
tưởng. Đó chính là con đường mà những người cộng sản đang muốn dân tộc,
đất nước tin theo. Vì sao? Vì họ biết họ sẽ không muốn và không thể
thay đổi, nhưng họ vẫn hứa hẹn, họ muốn tiếp tục lừa bịp dân tộc như gần
70 năm qua họ đã lừa bịp được hàng trăm triệu người Việt với mấy thế hệ
nay...
Họ đã và đang làm “Thí nghiệm nhà tù Stanford” lên cả dân tộc ta,
trên cả đất nước, suốt gần 70 năm qua, với 90 triệu người Việt hôm nay,
và không hề muốn dừng lại. Họ muốn thí nghiệm tiếp để đi đến CNXH! Ở
Stanford năm 1971, sau 6 ngày thí nghiệm Zimbardo đã phải dừng lại vì
các tù nhân đã trở nên quá nhập vai, và sau khi dừng thí nghiệm đa số
“cai tù” họ đều không muốn dừng lại! Vậy thì, với 3 triệu cai tù là CSVN
đang say mê “thí nghiệm thật” CNCS trên đầu dân tộc Việt suốt ba bốn
thế hệ nay, với “biết bao công lao chói lọi” thì làm sao hy vọng họ sẽ
dừng!
Nếu chúng ta mong hay tin cộng sản họ sẽ dừng lại những việc họ đang làm
là chúng ta còn thiếu lý trí hơn cả họ nữa, vì chúng ta biết họ đã bị
mê muội trong thí nghiệm CS khổng lồ của họ suốt mấy thế hệ nay rồi. Họ
đã mất khả năng tự nhận biết để dừng lại. Có thể sẽ có một số ít cá nhân
cộng sản nhận ra và họ tự dừng lại và chuyển sang thay đổi dân chủ bằng
hành động (không chỉ lời nói). Nhưng tất cả những ai vẫn là cộng sản và
chỉ “góp ý” cho cộng sản “đề nghị thay đổi” thì vẫn chỉ là những cai tù
muốn tiếp tục thí nghiệm cộng sản của họ lên dân tộc đau thương của
chúng ta mà thôi.
Họ chỉ dừng “thí nghiệm” lại khi tất cả chúng ta trên 80 triệu người
Việt (tôi trừ cộng sản ra) đứng lên bắt buộc họ phải dừng lại và tất cả
chúng ta đuổi họ ra khỏi vị trí họ chiếm giữ, bằng sức mạnh đoàn kết của
trên 80 triệu con người thực sự Việt.
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.de/2013/09/xa-hoi-viet-nam-hien-nay-voi-thi-nghiem.html#.UklbOX_KEjI
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001