Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Hãy thấy rõ kẻ địch, người thù


Huỳnh Tâm (Danlambao) - “... Đây là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc thực hiện tác chiến với sự kết hợp của xe tăng, pháo binh, cộng với không quân và thủy quân. Nhưng sự lạc hậu trong học thuyết và chiến thuật khiến quân đội không có sự phối hợp cần thiết...” 

*


Những phần đã đăng:

Ai đem bom đạn cày nát đất Tổ
Mùa Xuân khói lửa ngút trời
Biên giới tiếp tục tanh thuốc súng
Chân trời biên giới, gặp lại bạn hay thù
Binh đoàn mồ ma biên giới


Sáng nay, Hoa Chí Cường giới thiệu với chúng tôi một lô Tướng tá của Sư đoàn 189, mọi người đã biết Nhất Biến cho nên họ chào nhau thân mật, đặc biệt họ dán đôi mắt vào tôi, chú ý cách ăn mặt bụi trần, có đôi kẻ chào lấy lệ, thiếu tế nhị giao tiếp.

Trong lòng tôi không thấy điều nào để mặc cảm cả, tự thầm:

- Lúc này mình không cần biết cử chỉ giao tiếp của quân Hán, vốn bẩm sinh của họ (ăn dơ, nói dối), mới tập nói đã học câu đầu đời "phục kích, trả thù", từ đó (cổ kim) trong lòng người Hán sinh ra văn minh lừa đảo thiên hạ, trong xã hội dân gian lấy "thù ba họ" làm tiêu chí sống, kẻ quí tộc lấy "Tru di tam tộc" để trị vì. Mình biết thế, mặc kệ chúng nó, hai nữa mình đang đi tìm cái vốn thiêng liêng dân tộc đã bị mất trong bí mật chiến tranh 1979, và đang hỗ trợ bạn bè thoát khỏi "lồng chim" Trung Quốc. ("lồng chim", tiếng lóng thâm thúy của làng người Việt tị nạn)

Sau khi uống trà và dùng vài cái bánh bột, sản xuất theo dạng lương khô, Hoa Chí Cường đưa tay lên chỉ về hướng trái của Bộ tư lệnh Sư đoàn nói:

- Anh, Cát Thuần đó là xe BJ-212A (Jeep Trung Quốc) của tôi, hiện trong xe đã đổ đầy bình xăng và đem theo 2 can xăng 40 lít, anh chú ý 14 lít xăng chạy được 100km, tôi gửi anh một hồ sơ xe và giấy ủy quyền sử dụng xe, có như vây đi đường mới an tâm, và một bao lương khô dùng tạm dọc đường.

- Cảm ơn anh nhiều, sự chu đáo của anh làm tôi ái ngại quá.

- Cứ tự nhiên, đã là bạn cho nhau không phải khách sáo.

Hoa Chí Cường vỗ vai tôi nói:

- À, anh Viên Dung, đừng phiền hà những đồng đội của tôi nhé? Chúng nó không biết anh là đồng nghiệp với anh Cát Thuần, khi nào anh đi ngang qua biên thùy này, nhớ ghé thăm tôi, xin gửi anh một danh thiếp có vài lời ghi chú của tôi, không chừng chúng ta hội ngộ tại Côn Minh thủ phủ Vân Nam.

Tôi cúi đầu đáp:

- Vâng, hy vọng như vậy.

Nhất Biến chào từ giả:

- Thưa, anh Cường, chúng tôi đa tạ anh nhiều, chúc nhau sức khoẻ, hẹn 10 ngày sau gặp lại.


Trong doanh trại Sư đoàn 189, lính Trung Quốc đang điểm danh và báo cáo quân vụ trong ngày. Ảnh: Nhất Biến.

Chúng tôi vẫy tay từ giã Hoa Chí Cường, đúng 8 giờ sáng ra khỏi doanh trại Sư đoàn 189, xe chạy về hướng làng 189. Lúc này trong tôi thoải mái hơn, được thở không khí thiên nhiên, ánh mắt của tôi trở lại trong vắt không còn bợn hình bóng những thằng lính CS Trung Quốc, tôi hỏi:

- Thưa anh, Nhất Biến những thằng sĩ quan Trung Quốc, nhìn tôi với tầm mắt không thiện cảm, chính là Quân báo của Sư đoàn 189 phải không?

- Đúng vậy họ là Quân báo có quen tôi, sao Viên Dung tinh mắt thế?

- Như vậy sẽ có người đi sau lưng mình.

- Anh, Viên Dung an tâm, dù chúng nó đi theo cũng không làm được gì.

Tôi cười nói tiếp:

- Anh chủ quan quá, rừng nào cọp nấy, anh đến đất người buộc người ta phải nhìn anh.

- Đương nhiên là vậy, nhưng đối với tôi chúng phải kiêng nể đôi phần.

- Ý tôi muốn nói, bọn Quân báo Sư đoàn 189, muốn biết sự xuất hiện của tôi ở bên anh.

Nhất Biến suy nghĩ một hồi đáp:

- Anh, Viên Dung nói như thế cũng có lý.

Tôi liền đề nghị:

- Anh thấy không, ở đằng xa eo đèo có hai người trên lưng gùi lá, anh cho xe chạy nhanh qua mặt họ, rồi ngừng xe lại chụp vài tấm ảnh sẽ thấy xuất hiện tên Quân báo theo sau.

Nhất Biến cho xe chạy nhanh về đằng trước, giống như lời đề nghị của tôi, ngừng xe lại bên lề đường, xin hai người Việt miền núi chụp vài tấm ảnh kỷ niệm.


Hỏi ra mới biết chị Ni và chị Mơ cùng ở làng 189, từ nương rẫy trở về làng, 
hai chị cho biết đã thấy chúng tôi vào làng hôm qua. Ảnh: Nhất Biến.

Chúng tôi vừa chụp ảnh chị Ni và chị Mơ chưa đầy hai phút có một chiết xe jeep Trung Quốc xuất hiện trước mặt, họ biết đã mất cơ hội đành phải chào Nhất Biến rồi phóng xe chạy qua đường dọc sông Lô.

Nhất Biến lắc đầu cười nói:

- Anh Viên Dung đã biết quy luật của bọn Quân báo Trung Quốc, hay thật, quả nhiên hai thằng sĩ quan cấp Đại úy khi nãy nhìn anh một hồi lâu.

Tôi cũng tức cười nói:

- Chưa kết thúc ở đây, có thể một giớ sau chúng nó mò vào làng, chúng ta nhất định để xe trước cửa văn phòng nhà làng, có như vậy mới không liên lụy đến người khác.

Nhất Biến cười đáp:

- Chúng nó không theo nữa đâu, à khi tối, tôi có nói với Hoa Chí Cường: “Sáng mai, chúng tôi đến thăm nhà làng 189”.

Đây cũng là một cách thông báo trước nhằm tránh đố kỵ giữa dân làng và quân đội. Vừa rồi, tuy chúng ta phỏng vấn ít mà lấy được nhiều tin, theo ý Viên Dung thế nào?

- Thực ra anh làm một cuộc phỏng vấn có lệ, chủ yếu để tôi trực tiếp nghe một chứng nhân tường thuật lại cuộc chiến tranh biên giới giữa hai đảng CS Việt Nam và Trung Quốc, chứ những sự kiện này anh đã biết từ đầu và còn tường tận hơn Hoa Chí Cường, bởi anh là ký giả CPC, khác xa đối với ký giả báo thường.

Chúng tôi trao đổi mới mấy lời, xe đã đến làng 189, thấy cảnh sống nơi này ăn nhờ núi, uống nhờ suối, đối với người dân thiểu số sinh ra đã sống thiên nhiên, dễ chấp nhận nơi này bình an. Còn người dân đã từng ở thành phố khó chấp nhận cảnh sống rừng núi khắc khổ, nhất là cách ly xã hội bên ngoài.

Đầu làng 189, một lao tù "Lồng chim" Trung Quốc, nơi chân trời biên giới hoang vu 
nay được Trung Quốc cho cái tên làng người Việt tị nạn. Ảnh: Nhất Biến.


Vào đầu làng thấy các em độ tuổi tiểu học, trèo trên cây vô tư nô đùa, các em bị nhà nước 
Bắc Kinh miệt thị không cho đến trường học, vì cái tội người Việt tị nạn. Ảnh: Nhất Biến.


Cha mẹ lao động ngoài nương rẫy để con em tự ngồi dưới đất 
chơi với nhau, quanh năm như một ngày. Cái tuổi này mai sau không khá hơn cha mẹ. 
Các em sinh ra trong dòng đời tị nạn, cứ thế kéo lê thê đã bao năm. Ảnh: Nhất Biến.

Chúng tôi vừa dừng xe trước văn phòng nhà làng, thấy tất cả những người hôm qua bước ra cửa chào đón không khiếm khuyết một ai. Hôm nay thấy chị Trang và Mỹ Châu có nụ cười tươi như thời trước 1975, tôi rất an lòng và hy vọng những nụ cười này sẽ ở lại trên môi mãi mãi.

Hôm nay chị Trang hôn trên trán của tôi và ôm chặt và lòng như chị ruột có lời muốn nói với em, tay của chị Trang giúi vào túi quần của tôi hai lá thư gửi về Sài Gòn. Chị Trang nói đùa:
- Thằng mặt trắng này đã đổi màu da và khét nắng, biết thế tao không hôn mày.

Mọi người đồng cười, riêng Mỹ Châu ánh mắt và nụ cười chứa hy vọng chờ ngày rời khỏi "Lồng chim", nguyên là y tá trưởng "Cô mụ" đỡ đẻ làm việc tại Bảo Sinh Viện Từ Dũ, tọa lạc 284 Cống Quỳnh, Quận Nhì, Sài Gòn. Nay là Quận 1, Tp.HCM.

Tôi đề nghị Nhất Biến chụp ảnh 4x6 cho chị Trang và Mỹ Châu để làm thẻ nhận diện ID, trong khi ấy, Lều Hà Chính chủ nhà làng 189, trố mắt ngạc nhiên, nhìn chăm chú, thấy Nhất Biến cầm tay lái xe BJ-212A, y nói:

- Em ước gì được ngồi trên chiết xe hơi loại này, một lần.

Nhất Biến đáp:

- Tôi sẽ trở lại, chở bạn đi một vòng.

Lều Hà Chính đáp:

- Thế à, anh trở lại đây ư, xem ra em ước là được ứng hiện, rất toại nguyện, cảm ơn anh trước, tạm biệt đúng hẹn anh nhé?

- Vâng.

Chị Trang và Mỹ Châu nói:

- Chúc quý anh và Tâm thượng lộ bình an, đi đến nơi về đến chốn, nhất là thận trọng sức khỏe.

Chúng tôi chào nhau giã từ, xe đã chạy ra đến đầu làng chị Trang và Mỹ Châu còn đứng tại chỗ, như đang tiếc nuối một thứ tình bị rời khỏi tầm tay.

Không biết từ đâu đến một vài suy nghĩ trong đầu của tôi: ‒ Nhất Biến không có loại bạn như Lều Hà Chính, đôi khi người ta quen biết nhau bởi có nguyên do. Tôi nói:

- Lời nói khi nãy của Lều Hà Chính rất ngẩn ngơ, nào ai dè nguyên một Hạ sĩ quan Trung Quốc, chỉ coi cái hàm chức lớn hơn con người.

Anh, Hứa Bông Linh ngồi sau xe, nói với về phía trước:

- Đêm hôm qua rất vui, có 2 người bạn của Lều Hà Chính đến chơi gặp dịp nhậu, chúng nó toàn là một lũ nói phét, ăn hay, làm dối: "Một gã hãnh diện khoe, Tivi chạy đầy ngoài phố thị trấn Wenshan Zhuang". Làm tôi nhớ lại, sau ngày 30/04/1975 cũng có nhiều anh bộ đội nói những lời này ở giữa Sài Gòn!

Anh Phó Như Bá nói theo:

- Đặc biệt Lều Hà Chính khoe: "Đã từng ngồi trên máy bay, thả bom xuống tỉnh Hà Giang".
Tôi hỏi lại:

- Thế thì anh còn nhớ phi vụ ấy, tặng cho Hà Giang bao nhiêu lượng bom, loại phi cơ gì, anh ngồi vào vị trí của chiếc ghế nào ?

Y trả lời:

- Đã 8 năm rồi làm sao mà nhớ chứ.

Tất cả bốn người trên xe đồng cười, Nhất Biến cười lớn nhất nói:

- Lần đầu gặp quý anh, chúng nó tưởng "cá khô gặp nước" nói cho đã không biết cây to trước mặt, nếu có dịp quý anh đem kiến thức tổng quát dạy chúng nó một trận để hết làm thầy đời, tôi tin rằng những gì quý anh dạy, chúng nó sẽ bắt chước y như con Vẹt nói tiếng người. Đảng CSTQ sản xuất vài chục triệu người Vẹt, trong não bộ chứa đầy cái ngu ngơ.

Nhất Biến cho xe chạy theo dọc bờ sông Lô, đúng lúc thấy các em chuẩn bị xuống đò qua sông, các em chăm chú nhìn người và xe. Tôi vội hỏi:

- Các em ở cách làng bao xa, có phải người Việt tị nạn không?

- Dạ thưa, quý Bác, chú, chúng cháu qua sông là đến đầu làng. Đúng rồi, chúng cháu là người Việt ở "lồng chim" và cách đây 5 km cũng có làng người Việt tị nạn ở trên núi cao, thường gọi là làng 189, quý Bác, chú có biết không?

- Chúng tôi vừa ở làng 189 đến đây, nếu chúng tôi muốn thăm làng phải đi đường nào ?

- Dạ thưa, muốn đến làng phải qua sông, bằng phương tiện con đò, làng này tên gọi Sông Lô ở dưới chân "Núi Chuối".

Rất tiếc chúng tôi không có thời gian viếng thăm làng Sông Lô và không còn dịp nào để trở lại nơi này! Người Việt của mình bị bỏ rơi trong núi rừng sâu thăm thẳm, tận cùng xó hẻm ải địa đầu Tổ quốc. Một thế giới hoàn toàn bị cô lập, sự thực sông Lô này, mảnh đất này của các em, thế nhưng các em bị áp bức đứng ngoài Tổ quốc Việt Nam! Khó ai biết được đời sống thực của đồng bào mình như thế nào? Họ đang cơ cực, lam lũ bên sông Lô, hay ô trọc như những đô thị Việt Nam hôm nay! Chắc chắn người làng Sông Lô không thể hiểu nỗi xã hội ngoài rừng đầy khí thế vững mạnh tham nhũng!


Bên kia sông Lô, làng người Việt tị nạn, các em đi rẫy về nhà, cho biết: 
Năm vừa rồi (1986) mùa nước lũ lớn, lật úp đò, mất tích 8 người. Ảnh: Nhất Biến.

Chúng tôi chào các em:

- Các em thận trọng sức khoẻ nhé, và chúc bố mẹ bình an, chào từ biệt.

Xe khởi động máy, phóng về phía trước, các em vẫn còn ngó theo. Xe chạy thêm 4km, Nhất Biến cho xe vào con lộ mới, trước mặt thấy một trụ xi măng vuông, cao 1 mét, ghi hai ngôn ngữ Việt-Hoa (Khu quân sự). Tôi và hai anh Hứa Bông Linh, Phó Như Bá muốn tránh né khu quân sự, riêng Nhất Biến cứ cho xe lao về phía trước, 15 phút sau xe giao đầu vào một đường lộ thênh thang, Nhất Biến cho xe qua trái về hướng Tây Bắc, cứ thế xe chạy vô tư.

Hai anh Hứa Bông Linh, Phó Như Bá ngạc nhiên hỏi:

- Anh, Nhất Biến có thể cho biết đường lộ thênh thang này ở trong nội địa Trung Quốc hay là trên lãnh thổ Việt Nam và không thấy xe hơi nào chạy trên quốc lộ này cả ?

Nhất Biến đáp:

- Thưa quý anh, đây là đường lộ chiến lược vòng 1 do Công binh bí mật thi công từ năm đầu 1983, đưa vào hoạt động tháng 12 năm 1986. Nơi quý anh ở, chỉ là chiến lũy làng do dân quân địa phương phụ trách. Nơi làng anh ở, đi sâu vào lãnh thổ Việt Nam từ 1km đến 2km, tức thì gặp đường lộ chiến lược này, nó được nối liền từ Đông Bắc qua Tây Bắc Trung Quốc, kiểm soát toàn bộ 6 tỉnh biên giới Việt Nam. Nói chung từ đầu đường làng, chúng ta đã thấy 3 chữ (Khu quân sự) nó liên kết vào đường lộ này. Đương nhiên người dân thấy khu quân sự là ngại không dám đi vào, hai nữa trên đường vào có 1 tiểu đội biên phòng, và mỗi đoạn trên đường lộ có lập pháo đài cẩn mật.

Trung Quốc phải chi phí tài lực vô tận, mới có đường lộ tầm cở chiến lược quốc gia. Có trên 265.800 dân quân, vừa đối đầu với chiến trường vừa lao động, cùng với 150.000 dân quân bổ sung vào lực lượng công binh Cơ khí hóa với 1 Sư đoàn và 2 Lữ đoàn Công binh chuyên nghiệp mỗi ngày làm việc 24/24 giờ. Đường lộ chiến lược xem như một bí mật của Quốc phòng Trung Quốc, báo chí không được loan tải, người dân không thể đi lạc bước vào Quốc lộ, bởi hai bên đường cách 50 mét đều có cài mìn, cũng có nhiều căn cứ quân sự sẵn sàng chiến đấu, sau đó mới đến bộ chỉ huy chiến trường. Chúng ta đi trên đường lộ chiến lược này mà không có cản trở nào, nhờ xe BJ-212A man biển số Sư đoàn 189.


Đường lộ chiến lược quân sự của Trung Quốc trong lãnh thổ Việt Nam, tại điểm đứng 
thấy chiến lũy vòng 2 và 3. Trước mặt nhiều thị trấn thuộc tỉnh Hà Giang. Ảnh: Nhất Biến.

Ngày nay tuy Trung Quốc có đường lộ chiến lược nhưng không đơn giản chút nào, trước nhất phái nói đến cuộc chiến huy động nội lực và tiếp theo sự tiêu hao quá lớn.

Hãy nhớ rằng ngày 17 tháng 02 năm 1979, cho đến tháng sau vào ngày 16/03. Thảm kịch kinh sợ nhất xảy ra ở biên giới Việt Nam, thu hút con số tử vong chóng mặt trên 140.000 người, và thương binh cũng trên 120.000 người, cho cả hai phía lâm chiến, chỉ một tháng chiến tranh tại biên giới Việt-Trung với thiệt hại nặng nề như thế, chưa kể sự mất trắng của thường dân Việt Nam.

Theo tài liệu chưa tiết lộ của Quân Ủy Trung Ương: Trung Quốc tiến công trên toàn tuyến biên giới Việt Nam vào ngày 17/02/1979, là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt nhất giữa Trung Quốc và Việt Nam, khi Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam, xuất phát từ quan hệ (kẻ cho vay, nay lấy vốn lẫn lời) do đó căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia không thể giải quyết bằng ngoại giao mà chỉ dùng súng xiết nợ. Trung Quốc phải huy động trên 650.000 quân chủ lực và dân quân, 630 xe tăng, từ 2.550 - 3.500 khẩu đại pháo.

Sở dĩ có một lực lượng xe tăng, pháo binh nhiều như thế, ngoài dự kiến ban đầu, và chưa kể cấp Lữ đoàn xe tăng, đại pháo của 10 Quân đoàn đã trang bị đúng theo lý thuyết, khi hai ông Đại tướng Hứa Thế Hữu (许世友) và Đại tướng Dương Đắc Chí (杨得志) lâm trận mới nhận ra những điểm u mê.

Mới vài ngày đầu mà quân tiền phương kêu gọi Không quân hỗ trợ, nhưng Bộ tổng tham mưu Trung Quốc không chấp nhận, lại yêu cầu Đại tướng Hứa Thế Hữu (许世友) và Đại tướng Dương Đắc Chí (杨得志), dựa vào Pháo binh. Ngoài chiến trường 2 tướng Hán bị bối rối trước đối thủ dân quân tự vệ của Việt Nam. Chúng ta cũng nên khen ngợi dân quân 6 tỉnh biên giới anh hùng, còn quân đội biên phòng của Quân khu 1, Quân khu 2, và Quân khu 3 cút mất, chỉ còn một số nhỏ bộ đội biên phòng Quân khu 1, 2, và 3, gặp phải thời cô thế, vẫn chiến đấu thà ôm đất chết không lùi bước, một hơi thở cuối cùng chỉ có trong người chiến sĩ biên giới, thán phục không hổ danh người thanh niên biên giới đất Việt Nam, thế mới biết anh hùng lẫm liệt can trường trước địch phải sợ, sau trận chiến ngày 19 tháng 2 năm 1979, những chiến sĩ ấy an nghỉ trên triền núi trước mặt của chúng ta hay dưới chiến hào cá nhân khắp mọi nơi tại biên giới 6 tỉnh Việt Nam, hiện thuộc lãnh thổ Trung Quốc ! Riêng quân đội chính qui VN lại tùy thuộc vào lệnh của Quân ủy trung ương CSVN, đảng xuất lệnh phải tuân, dù có yêu Tổ quốc cũng dè dặt để trong lòng, chính đảng CSVN bó tay người bộ đội yêu đất nước đứng trước kẻ bành trướng như mắt đã lòa. Nếu có dịp tôi sẽ nói chi tiết hơn, tại sao Không quân của CS Trung Quốc từ chối hổ trợ Bộ binh.

Hôm nay tôi xin nói thêm về Bộ binh để quý anh hiểu rõ hơn. Theo kế hoạch "phản công tự vệ" của Trung Quốc có 3 điểm như sau:

- A. Từ ngày 17 đến 25/2/1979, quân Trung Quốc, theo kế hoạch, sẽ phá vỡ phòng thủ đầu tiên của Việt Nam và cướp lấy Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Ninh cùng hai thị trấn Cam Đường và Đồng Đăng, cửa ngõ dẫn vào Lạng Sơn.

- B. Từ ngày 26/2 đến 5/3/1979, tấn công Lạng Sơn và khu vực bao quanh ở phía đông, Sa Pa, Phong Thổ ở mạn Tây Bắc.

- C. Từ ngày 16/3/1979, bình định và phá hủy các căn cứ quân sự ở khu vực biên giới với Trung Quốc trước khi rút quân, và theo lệnh của Đặng Tiểu Bình khi rút lui quân, thực hiện phương châm 4 chữ "sát cách vô luận", (giết sạch không phân vân, do dự). Ngoài ra cũng có những con số khác nhau được công bố, đó chỉ là thông tin cho có lệ.

Trong cuộc chiến tranh "phản công tự vệ" không thể quên tên Phó tướng Ngô Trung (Wu Zhong - 吴忠), y là người đề nghị Không quân Trung Quốc tham chiến, nhưng bị từ chối.
Bộ Tư lệnh Quảng Tây và Quân ủy Nam Ninh liền bí mật thay đổi vài chi tiết phản công, thúc tốc chiến vào Lạng Sơn.


Phó tướng Ngô Trung (Wu Zhong - 吴忠) Nguồn: Nhất Biến.

Cùng lúc mật lệnh từ Cao Bằng của Phó tướng Ngô Trung (Wu Zhong - 吴忠) phải hoãn cuộc tấn công, mặc dù đã đến sát mạn phía đông và nam thành phố, cuối cùng chiếm được Cao Bằng, nhưng có hai mũi tấn công không đến được mục tiêu trong vòng 24 tiếng.

Cho nên Phó tướng Ngô Trung (Wu Zhong - 吴忠), chưa tiến quân vào Lạng Sơn mà đã tính sổ binh tướng tử vong hơn 15.800, và 10.200 bị thương không còn khả năng chiến đấu. 

Những người lính CSTQ bị trọng thương không còn khả năng chiến đấu... Ảnh: Nhất Biến.

Người lính CSTQ tử vong tại chiến lũy thứ hai trong lãnh thổ Việt Nam... Ảnh: Nhất Biến

Dù thế nào, số thương vong của Trung Quốc trong một cuộc chiến ngắn ngày vẫn cao hơn công bố, theo truyền thống chiến tranh biển người của Trung Quốc: Chỉ huy, sẵn sàng chịu tổn thất nhân mạng khi nó được xem là cần thiết.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc xem thương vong là một tiêu chí tương đối không quan trọng miễn họ tin rằng:- Chiếm ưu thế trong tình hình chiến lược theo kế hoạch chung. Tuy nhiên, tinh thần của Bắc Kinh có thành kiến và ăn thua đủ (lấy vốn lẫn lời một khi đã cho vay), khiến họ không đưa ra được những kết luận hoàn toàn khách quan.

Kết luận. Bắc Kinh đã rút ra những bài học từ cuộc chiến 1979:

1 - Cuộc chiến biên giới 1979 cho thấy Trung Quốc không mấy chú ý đến chiến thuật và học thuyết quân sự của Việt Nam trước khi tấn công. Vì thế, họ đánh giá thấp khả năng của đối phương. Mặc dù chê Việt Nam thiếu khả năng tấn công và phòng thủ, nhưng văn bản chính thức của Quân Ủy Trung Ương cũng thừa nhận chiến thuật du kích và dân quân Việt Nam đã khiến Trung Quốc bị bất ngờ.

2 - Chưa thu thập đầy đủ thông tin về tình báo. Sự đánh giá địa hình địa vật của Trung Quốc thường dựa theo các bản đồ đã quá cũ, trong khi khả năng dò thám trên chiến trường lại cũng hạn chế. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tính nhầm số lượng các dân quân Việt Nam. Ban đầu, Bắc Kinh nghĩ tỉ lệ quân đội tham chiến giữa hai bên sẽ là 10-1.

Nhưng kết quả, riêng tại Cao Bằng đã có tới 40.000 – 50.000 dân quân Việt Nam, khiến tỉ lệ giảm chỉ còn 2-1.

3 - Trung Quốc hiểu thêm, từ cuộc chiến liên quan đến khả năng tác chiến.

Đây là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc thực hiện tác chiến với sự kết hợp của xe tăng, pháo binh, cộng với không quân và thủy quân. Nhưng sự lạc hậu trong học thuyết và chiến thuật khiến quân đội không có sự phối hợp cần thiết.

4 - Thành kiến khả năng của Không quân, khiến binh chủng này không có đóng góp gì vào cuộc chiến ngắn ngày. Trên mặt đất, quân đội cũng chứng tỏ khả năng hợp tác kém giữa bộ binh, xe tăng và pháo binh. Kinh nghiệm năm 1979 dạy cho Trung Quốc những bài học về kỹ năng điều phối và hợp tác giữa các binh chủng.

5 -Vấn đề về chỉ huy và kiểm soát.

Quan hệ cá nhân giữa các sĩ quan và quân đoàn vẫn đóng vai trò lớn hơn các quan hệ dựa trên những định chế. Vì thế sau này lãnh đạo Quân khu Quảng Châu thừa nhận họ không thoải mái khi chỉ huy số quân được chuyển từ Vũ Hán và Thành Đô trong chiến dịch.

6 - Chứng tỏ Trung Quốc phải cải thiện hệ thống cung cấp hậu cần để hỗ trợ cho một chiến dịch xa nhà. Vì thiếu kho bãi và thiết bị vận chuyển, hai Quân khu Quảng Châu và Côn Minh phải tự lập ra một hệ thống hậu cần mà không bao giờ hoạt động thật hiệu quả. Khi quân đội tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam, các sĩ quan hậu cần cũng thấy rằng phải nhờ thêm viện quân để bảo vệ tuyến đường liên lạc.

Hậu quả: Trung Quốc huy động 350.000 quân chủ lực chuyên nghiệp, 300.000 dân quân tự vệ địa phương biên giới, và hơn 430.000 thường dân để khuân vác, bảo vệ quân dụng, hậu cần chở ra trận địa.

Những nhà lãnh đạo Trung Quốc tính toán rất kỹ về việc dùng sức mạnh quân sự, họ không ngần ngại mở cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc, họ nghĩ rằng quyền lợi của cá nhân bị đụng chạm, cho nên họ không đại diện cho quốc gia Trung Quốc. Đó là bài học cuối cùng vì họ không hề vận động nhân dân hỗ trợ cuộc chiến tranh, nhất là tầm quan trọng của tuyên truyền vào lúc đó hình như đã chết.

nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/11/hay-thay-ro-ke-ich-nguoi-thu.html#more
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001