Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Tiền lệ và Tính khả thi của “Nghị quyết về lấy và bỏ phiếu tín nhiệm” của QHVN 
   

 Ngày 2/11 vừa qua, Quốc Hội khoá XIII  Kỳ họp thứ IV của nước ta đã thông qua Nghị quyết về việc lấy  phiếu tín nhiệm đối với các chức danh được Quốc Hội và HĐND các cấp bầu lên. Nghị quyết ấy không đánh số và phân chia các phần mục, nhưng có hai nội dung chinh. Theo suy nghĩ của tôi, trong hai nội dung ấy thì nội dung “lấy phiếu tín nhiệm” là có khả năng thực thi và ít nhiều có thể có hiệu quả:

 Đó là việc, có ĐB nào thấy mức độ tín nhiệm của mình thấp quá thì có thể từ chức. Nhưng khả năng này xẩy ra không phải đối với tất cả các đại biểu được bầu, mà chỉ là đối với những đại biểu nào vốn là ứng viên tự do (không phải Đảng viên) thôi. ( Có thể tiên liệu là số lượng và tỉ lệ cũng rất ít ỏi thôi) Còn đối với đa số ĐBQH (hoặc ĐB HĐND) là đảng viên, chẳng may bị tín nhiệm quá thấp, theo quy định ở nội dung 2, người ấy sẽ được/bị đưa ra “bỏ phiếu tín nhiệm” và người ấy cũng không có gì phải lo ngại về cuộc “bỏ phiếu” này (lý do như sẽ nói ở dưới) Vậy, trừ phi chính đương sự cũng đã muốn nghỉ,  nếu không thì chẳng việc gì người ấy phải vội xin từ chức!
-Đối với nội dung thứ hai: “bỏ phiếu tín nhiệm”: người bị điểm tín nhiệm thấp nhất không bị miễn nhiệm, bãi nhiệm ngay mà sẽ được một nơi có thẩm quyền khác nữa (không nói rõ, hiểu lờ mờ đó là UBTV QH hoặc Bộ Chính Trị; ở cấp tỉnh là TVTU) xem xét quyết định. Về nội dung “xem xét”, “quyết định” này, văn bản của Nghị quyết hành văn không sáng tỏ nhưng đọc kỹ vẫn hiểu đúng được (tuy khong thật rõ). “Người có thẩm quyền” giới thiệu đại biểu ra QH (hoặc HĐND) bầu hoặc phê chuẩn chỉ có thể là Thủ tướng CP hoặc Chủ tịch UBND (các cấp có HĐND). Còn “Cơ quan có thẩm quyền”giới thiệu đại biểu ra để QH bầu thì chỉ vào Bộ Chính trị (đối với chức Thủ tướng).
Văn bản của một cơ quan lập pháp mà hành văn lờ mờ như trên là không ổn. Khi có điều kiện QH cần tu chỉnh lại đoạn văn này: Không có câu chữ nào bao quát được thì cần ghi cụ thể chứ không thể viết kiểu như trên được.
Dưới đây nói tiếp vấn đề khác chứ không đi sậu vào đoạn văn ấy.
Về quy định “bỏ phiếu” để đi đến miễn nhiệm, bãi nhiệm hay không, có thể thấy trước mức độ khà thi hoặc hiệu quả cũng rất thấp.
Trước hết, ai cũng biết quy định hiện nay, các ĐV của ĐCSVN không được ứng cử tự do mà phải do cấp uỷ đảng giới thiệu.Nếu có người nào bị phiếu tín nhiệm quá thấp có thể bị miễn nhiệm, bãi nhiệm như nội dung thứ hai của NQ này thì ĐB đó tất nhiên cũng thuộc số ứng viên tự do (không phải Đảng viên).
Ỏ nội dùng 1 đã nói về trường hợp tự nhận thức để đi đến từ chức rồi, ở đây không nhắc lại chuyện từ chức nữa.
Vậy, một đảng viên bị mất tín nhiệm  bị xem xét miễn nhiệm, bãi nhiệm sẽ nói gì?
Đối với ĐV, đây phải coi là một án kỷ luật quan trọng trong Đảng. Theo Điều lệ Đảng không có chuyện thi hành kỷ luật mà đương sự không được thanh minh trình bày.
Vậy thì trước và trong Hội nghị TƯ 6 vừa rồi đã một tiền lệ rồi: Đó là trường hợp đồng chí X (tức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng/ Việc Thủ tướng trả lời ĐB Dương Trung Quốc đã tự nói rõ tên của đồng chí X rồi). "Đồng chí X" nói làm việc gì đều do Đảng phân công, đồng chí ấy không xin xỏ v.v…Qúa khứ 51 tuổi Đảng và con người cùa đồng chí ấy ra sao Đảng đều hiểu rõ. Vậy Đảng quyết định thế nào, nghỉ hay tiếp tục làm, thì đồng chí ấy cứ chấp hành như thế! Trước khi đi đến Hội nghị TƯ 6, BCT đã họp bàn việc “đồng chí X”. Với ý kiến tự phản biện của đồng chí ấy, BCT đã phải quyết định nhận sai lầm tập thể chứ không thể quy hết trách nhiệm cho “đồng chí” ấy. Kết quả đã không có chuyện từ chức đối với “đồng chí X”! Vậy thì sau này, nếu vẫn theo cung cách Đảng cử (phân công) người ra đảm nhận các chức danh lãnh đạo cấp cao của Nhà nước thì tiếp tục Đảng (cụ thể là BCT) phải chịu trách nhiệm tập thể chứ khong phải một trường hợp cá biêt về “đồng chí X” vừa qua! Đồng chí A,B,C …Y, Z v.v…cũng theo đúng cách như “đồng chí X” đã “tự phản biện” để phản biện cho mình: sai lầm trong quản lý là sai lầm chung cả của lãnh đạo, chứ không phải trách nhiệm của một mình mình. Không chỉ cấp TƯ mà cấp nào cũng thế, mọi việc lớn nhỏ ít nhiều đều xin ý kiến chung cả, vậy sao bây giờ cấp uỷ lại quyết định kỷ luật (miễn nhiệm, bãi nhiệm) mình tôi? Nói về thành tích cá nhân thì chắc có người còn nhiều tuổi Đảng hơn cả “đồng chí X” nữa! Thành tích đem bàn trong lãnh đạo, việc này anh này phụ trách so với mảng kia việc kia do anh kia phụ trách có mà bàn cả năm không rõ hơn thua? Tiền lệ BCT với vấn đề của “đồng chí X” chẳng phải đã đủ làm “hình mẫu” cho các đồng chí A,B,C …Y, Z v.v.. của tất cả các cấp hay sao? Nói về cấp tỉnh, TP thì trong TV Tỉnh uỷ, Thành  uỷ v.v…các đồng chí phân công tôi ra ứng cử, chứ tôi có tham thố gì đâu? Mấy lần xin nghỉ các Đ/C không cho nghỉ, cứ cử ra,  làm việc thì có ưu khuyết mặt này mặt kia. Đấy mảng kia anh … phụ trách cũng nát như tương bần ấy chứ? Sao các đồng chí lại quy cả cho tôi? v.v…(Có băng catset thì quay lại đỡ công thư ký ghi biên bản!). Đấy, QH, HĐN cứ “bỏ phiếu” đi, phiếu ấy do người hoặc “cơ quan” có trách nhiệm xem xét quyết định là thế, “anh minh” là thế!. Đầu đi qua rồi, sao đuôi lại chẳng lọt? “Đồng chí X” thế được, “đối với tôi cũng thế chứ khác gì đâu?” v.v…
Có lẽ sẽ có quý vị ở QH hay đâu đó sẽ trấn an người ta rằng: Chỉ một trường hợp “đồng chí X” vừa qua coi như đặc biệt thế thôi, sau này cực nghiêm luôn, tín nhiệm kém 2/ 3 là miễn nhiệm, bãi nhiệm, chứ không nể nang nũa đâu! Xin hỏi lại rằng: “Lấy gì bảo đảm cho điều đó?” Việc quốc gia đại sự tại sao cứ bàn quyết những chuyện không chắc chắn được thực thi trong thực tế? Lấy gì ràng buộc để không có chuyện như “tiền lệ hình mẫu như tgrường hợp Đồng chí X” không xẩy ra nữa? Xin đợi đấy nhé!
Đã gọi là văn bản của cơ quan lập pháp cao nhất thì phải tỏ cho dân chúng thấy bằng ngôn ngữ của pháp luật hẳn hoi, rằng điều quy định đó là pháp lệnh chắc như đinh đóng cột chứ không phải viết lỏng lẻo để “tùy nghi”giải thích hoặc “xem xét quyết định” thế nào cũng được!
Hơn nữa về vấn đề khả năng thực thi của NQ này, tuy không nói rõ ra, nhưng qua phân tích như trên, ta có thể thấy hầu như chỉ nhằm đúng những ứng viên tự do người ngoài Đảng, còn các ĐV do Đảng (các cấp) phân công ra nhận nhiệm vụ thì vô can, dường như đã có “chiếc ô hạt nhân”che đỡ cho rồi!
Khó thay! Để đi đến một Nhà nước pháp quyền khó như vậy đấy. Cải tổ, cải cách, phải cải cách toàn bộ, điều nọ việc nọ liên quan hữu cơ với điều kia việc kia, chứ không phải cô lập ra từng việc từng chuyện, rồi như bà già ngồi vá áo rách, mất không biết bao nhiêu công sức tâm lực mà áo rách vẫn hoàn rách toang hoác, có khi mua chiếc áo mới lại còn rẻ hơn ? (Liên hệ: Điều 4 HP? v.v…)
NGÔ ĐỨC THỌ
28-11-2012
( ngoducthohn.blogspot.com )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001