“Với khuôn mặt tròn đẹp trai đến hủy diệt, vẻ quyến rũ của một cậu bé, và vóc người to khỏe vạm vỡ, người làm vỡ tim gốc Bình Nhưỡng này là giấc mơ biến thành hiện thực của mọi phụ nữ. Được ban cho một vẻ ngoài quyền lực, che giấu đi những khía cạnh dễ thương, dễ ôm, Kim làm cho ban biên tập tờ The Onion mê mệt gu thời trang, kiểu tóc ngắn sành điệu, và tất nhiên, nụ cười nổi tiếng đó.”-RMRP bình luận.
Innova gửi hôm Thứ Tư, 28/11/2012
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121128/tin-chan-dong-nhan-dan-nhat-bao-cua-tq-dua-tin-nguyen-soai-un-goi-tinh-nhat-nam
======================================================================
Truyền thông Châu Á bị lừa vụ ông Kim Jong Un là ‘Người đàn ông quyến rũ nhất’
28.11.2012
SEOUL — Khi trang web và tờ báo châm biếm của Hoa Kỳ The Onion
gọi nhà lãnh đạo trẻ tuổi, đẫy đà của Bắc Triều Tiên là ‘Người đàn ông
đương thời quyến rũ nhất’ năm nay, nhiều độc giả trên thế giới được một
phen cười ngất. Nhưng tại Trung Quốc và Nam Triều Tiên, sự châm biếm này
lại bị hiểu nhầm và được thuật lại như là một tin có thật. Từ văn phòng
Đông Bắc Á của đài VOA tại Seoul, thông tín viên Steve Herman có thêm
chi tiết sau đây.
Phiên bản trực tuyến của tờ Nhân Dân Nhật báo đã gỡ bài báo hôm qua sau khi bị độc giả trên thế giới cười nhạo.
Cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc này đã cho đăng 55 bức ảnh của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên kèm theo bài báo viết rằng ông Kim Jong Un, người mà sự khả ái được bao bọc bởi một dáng vẻ uy quyền trời sinh, đã được bầu chọn là ‘Người đàn ông đương thời quyến rũ nhất’ năm 2012.
Kèm theo chùm ảnh là các đoạn giải thích rằng người đàn ông từng làm bao nhiêu trái tim tổn thức ‘với vẻ đẹp trai không tả xiết, khuôn mặt tròn trĩnh, vẻ quyến rũ ngây thơ cùng với hình dáng mạnh mẽ, cứng rắn’ đã là giấc mơ có thật của rất nhiều phụ nữ.
Nhưng bài báo của tờ Nhân dân Nhật Báo không nhận ra rằng nguồn gốc của giải thưởng đó là từ The Onion, một nguồn tin mang tính châm biếm.
Trung Quốc là đồng minh quan trọng duy nhất của Bắc Triều Tiên và hầu hết lương thực và nhiên liệu của đất nước nghèo khó này được nhập khẩu từ quốc gia láng giềng khổng lồ.
Ông Kevin Sites, một nhà báo và là giáo sư tại Đại học Hong Kong, nói rằng việc giảng dạy tại các lớp học ở châu Á đã giúp ông nhận ra rằng các sinh viên không nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ không phải lúc nào cũng hiểu được sự hài hước của ông. Và ông cũng nhận ra rằng cách viết của The Onion đôi khi có thể đánh lừa người đọc, thậm chí là cả ở Mỹ.
Ông Sites nó: "Lối châm biếm của họ rất hay và rất sắc. Và quả thật là trong một số trường hợp – có thể không phải trường hợp này – sự châm biếm của họ rất tinh tế và không phải mọi người trên thế giới đều biểu được sự giễu cợt đó."
Tờ New York Times, trong bài blog về châm biếm, giải thích rằng phiên bản trực tuyến của tờ Nhân dân Nhật Báo không phải thông qua quá trình biên tập nghiêm ngặt như báo in.
Trong một tuyên bố mang tính châm biếm cố hữu, tờ The Onion miêu tả tờ Nhân Nhân Nhật Báo là một trong các văn phòng của họ ở Viễn Đông, nơi mà bài phóng sự mới đây ‘hay một cách bất thường và sắc sảo về mặt chính trị’.
Trong khi đó, tờ Korean Times, một tờ báo tiếng Anh ở Seoul, cũng đăng bài viết trào phúng này như là một bài báo chính thống trên trang mạng của họ.
Bài báo này được đăng tải cùng với bài báo tiếng Triều Tiên với nguồn là hãng tin bán chính thức Yonhap. Bài báo của Yonhap dẫn nguồn CNN, và nhấn mạnh rằng The Onion là một nguồn tin châm biếm. Nhưng phiên bản tiếng Anh thì lại không làm vậy.
Một nhân viên trang mạng của Korea Times hôm 28/11 đã thừa nhận với VOA rằng bài báo của Yonhap đã bị ‘dịch sai’. Tuy nhiên, nhân viên này không nhận thấy bất kỳ sự khôi hài nào trong việc đăng tải đáng hổ thẹn đó và đã từ chối giải thích vì sao nhân viên của báo đã bị đánh lừa.
Đây không phải là trường hợp đầu tiên mà các bài viết của The Onion bị nhầm lẫn với tin tức chính thống ở các quốc gia khác nhau.
Tờ Tin tức buổi tối Bắc Kinh năm 2002 đã thuật lại một câu chuyện của tờ The Onion rằng Quốc hội Mỹ đe dọa dời trụ sở đến bang Tennessee trừ phi Washington đồng ý xây một tòa nhà Quốc hội mới với bãi đậu xe tốt hơn, nhiều buồng tắm hơn và có mái vòm có thể thu vào.
Giáo sư báo chí Sites ở Hong Kong tỏ ra lạc quan rằng truyền thông Trung Quốc giờ đã học được một bài học từ kinh nghiệm đưa tin lấy nguồn từ The Onion.
Ông Sites nói tiếp: "Hy vọng rằng các cơ quan thông tấn Trung Quốc từ giờ trở đi sẽ chút thận trọng hơn trước đôi chút khi họ tiếp tục sử dụng tờ báo châm biếm là nguồn tin của mình."
Hai tờ báo ở Bangladesh đã phải xin lỗi năm 2009 vì in lại một bài báo bông đùa của The Onion theo đó cho rằng người đàn ông đầu tiên đặt chân lên mặt trăng Neil Armstrong đã thừa nhận rằng việc đặt chân lên mặt trăng của Mỹ là một trò lừa bịp.
Và, hai tháng trước, hãng tin bán chính thức của Iran là Fars, trích dẫn một câu chuyện của The Onion mà không ghi chú tác giả về việc người da trắng ở nông thôn nước Mỹ thích bỏ phiếu cho Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad hơn là Tổng thống Barack Obama.
Phiên bản trực tuyến của tờ Nhân Dân Nhật báo đã gỡ bài báo hôm qua sau khi bị độc giả trên thế giới cười nhạo.
Cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc này đã cho đăng 55 bức ảnh của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên kèm theo bài báo viết rằng ông Kim Jong Un, người mà sự khả ái được bao bọc bởi một dáng vẻ uy quyền trời sinh, đã được bầu chọn là ‘Người đàn ông đương thời quyến rũ nhất’ năm 2012.
Kèm theo chùm ảnh là các đoạn giải thích rằng người đàn ông từng làm bao nhiêu trái tim tổn thức ‘với vẻ đẹp trai không tả xiết, khuôn mặt tròn trĩnh, vẻ quyến rũ ngây thơ cùng với hình dáng mạnh mẽ, cứng rắn’ đã là giấc mơ có thật của rất nhiều phụ nữ.
Nhưng bài báo của tờ Nhân dân Nhật Báo không nhận ra rằng nguồn gốc của giải thưởng đó là từ The Onion, một nguồn tin mang tính châm biếm.
Trung Quốc là đồng minh quan trọng duy nhất của Bắc Triều Tiên và hầu hết lương thực và nhiên liệu của đất nước nghèo khó này được nhập khẩu từ quốc gia láng giềng khổng lồ.
Ông Kevin Sites, một nhà báo và là giáo sư tại Đại học Hong Kong, nói rằng việc giảng dạy tại các lớp học ở châu Á đã giúp ông nhận ra rằng các sinh viên không nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ không phải lúc nào cũng hiểu được sự hài hước của ông. Và ông cũng nhận ra rằng cách viết của The Onion đôi khi có thể đánh lừa người đọc, thậm chí là cả ở Mỹ.
Ông Sites nó: "Lối châm biếm của họ rất hay và rất sắc. Và quả thật là trong một số trường hợp – có thể không phải trường hợp này – sự châm biếm của họ rất tinh tế và không phải mọi người trên thế giới đều biểu được sự giễu cợt đó."
Tờ New York Times, trong bài blog về châm biếm, giải thích rằng phiên bản trực tuyến của tờ Nhân dân Nhật Báo không phải thông qua quá trình biên tập nghiêm ngặt như báo in.
Trong một tuyên bố mang tính châm biếm cố hữu, tờ The Onion miêu tả tờ Nhân Nhân Nhật Báo là một trong các văn phòng của họ ở Viễn Đông, nơi mà bài phóng sự mới đây ‘hay một cách bất thường và sắc sảo về mặt chính trị’.
Trong khi đó, tờ Korean Times, một tờ báo tiếng Anh ở Seoul, cũng đăng bài viết trào phúng này như là một bài báo chính thống trên trang mạng của họ.
Bài báo này được đăng tải cùng với bài báo tiếng Triều Tiên với nguồn là hãng tin bán chính thức Yonhap. Bài báo của Yonhap dẫn nguồn CNN, và nhấn mạnh rằng The Onion là một nguồn tin châm biếm. Nhưng phiên bản tiếng Anh thì lại không làm vậy.
Một nhân viên trang mạng của Korea Times hôm 28/11 đã thừa nhận với VOA rằng bài báo của Yonhap đã bị ‘dịch sai’. Tuy nhiên, nhân viên này không nhận thấy bất kỳ sự khôi hài nào trong việc đăng tải đáng hổ thẹn đó và đã từ chối giải thích vì sao nhân viên của báo đã bị đánh lừa.
Đây không phải là trường hợp đầu tiên mà các bài viết của The Onion bị nhầm lẫn với tin tức chính thống ở các quốc gia khác nhau.
Tờ Tin tức buổi tối Bắc Kinh năm 2002 đã thuật lại một câu chuyện của tờ The Onion rằng Quốc hội Mỹ đe dọa dời trụ sở đến bang Tennessee trừ phi Washington đồng ý xây một tòa nhà Quốc hội mới với bãi đậu xe tốt hơn, nhiều buồng tắm hơn và có mái vòm có thể thu vào.
Giáo sư báo chí Sites ở Hong Kong tỏ ra lạc quan rằng truyền thông Trung Quốc giờ đã học được một bài học từ kinh nghiệm đưa tin lấy nguồn từ The Onion.
Ông Sites nói tiếp: "Hy vọng rằng các cơ quan thông tấn Trung Quốc từ giờ trở đi sẽ chút thận trọng hơn trước đôi chút khi họ tiếp tục sử dụng tờ báo châm biếm là nguồn tin của mình."
Hai tờ báo ở Bangladesh đã phải xin lỗi năm 2009 vì in lại một bài báo bông đùa của The Onion theo đó cho rằng người đàn ông đầu tiên đặt chân lên mặt trăng Neil Armstrong đã thừa nhận rằng việc đặt chân lên mặt trăng của Mỹ là một trò lừa bịp.
Và, hai tháng trước, hãng tin bán chính thức của Iran là Fars, trích dẫn một câu chuyện của The Onion mà không ghi chú tác giả về việc người da trắng ở nông thôn nước Mỹ thích bỏ phiếu cho Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad hơn là Tổng thống Barack Obama.
nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/truyen-thong-chau-a-mac-lom-vu-kim-jong-un-la-dan-ong-quyen-ru-nhat/1554369.html
======================================================================
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001