Trần Trường Sa (Danlambao) - Sau
khi vua Bảo Đại thoái vị, chế độ quân chủ cáo chung, nước Việt ta thay
đổi khá nhiều tên gọi, trong đó các tên gọi của các thời kỳ chính là:
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa; Việt Nam Cộng Hòa; Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa
Việt Nam.
Các tên gọi trên đều gắn liền với hai chữ “Cộng Hòa”. Vậy Cộng Hòa là gì mà lắm nước gắn vào tên mình đến vậy?
Theo nghĩa rộng nhất, một nền cộng hòa là một bang hay một quốc gia được lãnh đạo bởi những người không dựa sức mạnh chính trị của họ vào bất kỳ một quy luật nào vượt khỏi tầm kiểm soát của nhân dân trong bang hay nước đó.
Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ năm 1945 đến 1951 chấp nhận mọi xu
hướng chính trị dưới danh nghĩa mặt trận Việt Minh để chống Pháp; nền
Cộng Hòa lúc này là Cộng Hòa đa thành phần; gồm cả tư sản, phú nông, bần
nông...; có cả tư sản và vô sản cùng tham gia lãnh đạo xã hội. Vì thế,
Cộng Hòa là một danh xưng đúng nghĩa gắn vào tên nước. Từ năm 1951 đến
1976, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao
Động Việt Nam theo đường lối vô sản, thành phần tư sản, địa chủ bị loại
trừ, thậm chí bị bắn bỏ trong cải cách ruộng đất; quyền tư hữu cơ bản bị
truất bỏ, đảng Lao Động Việt Nam là đảng của giai cấp vô sản, các thành
phần giai cấp khác dần dần được vô sản hóa (ít nhất là trên ý tưởng) vì
thế nền Cộng Hòa lúc này là Cộng Hòa vô sản (toàn dân được vô sản hóa).
Nước Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1955 đến 1975 tại miền Nam Việt Nam là một
nền Cộng Hòa tư sản chính hiệu mà không ai phải mất công xem xét.
Năm 1976, sau khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mang lốt Cộng Hòa Miền
Nam Việt Nam đánh sập nền Cộng Hòa tư sản tại miền Nam thì nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam được hình thành trên cơ sở hợp nhất nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng Hòa miền Nam Việt Nam. Về cơ bản từ năm
1976 đến 1985 danh xưng Cộng Hòa lúc này vẫn phù hợp vì cả nước nỗ lực
hoàn thành công cuộc “vô sản hóa”, cụ thể là qua quá trình “cải tạo công
thương nghiệp”; ai không chịu nổi công cuộc này thì bỏ nước ra đi. Một
nền Cộng Hòa chuyên chính vô sản được quyết tâm xây dựng dưới sự lảnh
đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Từ năm 1985, khi công cuộc “vô sản hóa” bị thất bại, một nền kinh tế đa
thành phần được thừa nhận và tiến dần đến nền kinh tế thị trường dưới sự
lảnh đạo của Đảng như về sau này thì từ “Cộng Hòa” trong tên nước dần
mất ý nghĩa. Hai mốc quan trọng làm mất ý nghĩa từ Cộng Hòa trong tên
nước là: bản hiến pháp năm 1992 ra đời và nghị quyết Đại hội đảng lần
thứ 10 (năm 2006) cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân.
Về bản hiến pháp năm 1992 khẳng định:
Điều 2: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
Điều 4: Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam,
đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Thế thì thành phần kinh tế tư nhân, lực lượng làm ra phần lớn của cải
vật chất cho xã hội, thành phần quyết định thành tựu cho công cuộc đổi
mới (thực chất là trở lại cái cũ của bọn tư bản giẫy chết) của đảng
không nằm trong cái nhân dân do điều 2 nêu ra và đương nhiên chả
có quyền tham gia vào nền Cộng Hòa do đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.
Đến lúc này, nền Cộng Hòa đã thoi thóp, giới lãnh đạo đã vượt khỏi tầm kiểm soát của nhân dân thực sự.
Năm 2006, nghị quyết Đại hội đảng lần thứ 10 ra đời, cho phép đảng viên
làm kinh tế tư nhân (thực chất là hợp thức hóa cho việc làm giàu của
đảng viên từ nhiều năm trước đó), thì nền Cộng Hòa thực sự không còn.
Bởi vì đảng Cộng sản Việt Nam đã không còn là của giai cấp vô sản nữa;
rất nhiều đảng viên đã trở thành những nhà tư sản một cách hợp pháp và
hợp với cả điều lệ đảng. Nền Cộng Hòa lúc này trở nên vô định, không
phải Cộng Hòa tư sản vì phần lớn tư sản nằm ngoài đảng không kiểm soát
được hoặt động của giới lãnh đạo; cũng không phải Cộng Hòa vô sản vì
nhiều đảng viên đang làm lãnh đạo lại là tư sản! Thế thì đây là nền Cộng
Hòa của đảng, mà đảng ở đây là một đảng hỗn độn chẳng của một giai cấp
nào cả, đảng của những người muốn làm lãnh đạo, muốn nắm quyền bính quy
tụ lại với nhau mà thôi!
Nay, nước ta lại đang chuẩn bị sửa đổi hiến pháp, nghe nói Điều 4 về
cơ bản không thay đổi ý nghĩa; đảng ta vẫn trung thành với thể chế “tam
quyền đảng lập”; việc bầu cử vẫn theo nguyên lý “đảng cử - dân bầu”!
Vậy thì tôi đề nghị nên thay đổi tên nước cho phù hợp với nội dung hiến
pháp. Theo tôi nên lấy tên nước là Nước Cộng Sản Việt Nam, hoặc là Nước Việt Nam Cộng Sản.
Xin nhắc lại từ Cộng Sản trong tên nước là tên của đảng đang lãnh đạo
đất nước chứ không liên quan gì đến chủ nghĩa Cộng Sản do Mác khởi
xướng. Vì thế khi nào đảng đổi tên thì nước cũng đổi tên theo cho phù
hợp. Điều này thể hiện cả nước theo đảng như đảng thường khẳng định!
28/11/2012
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/11/sua-oi-hien-phap-can-thay-oi-ten-nuoc.html#more
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận
xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001