Khắc Giang
"Tất cả mọi thứ đều có thể ở Christiania. Miễn là các bạn tuân
thủ quy tắc của chúng tôi. Không có gì đáng sợ cả, nếu bạn là một người
yêu hòa bình, tự do, và tình yêu".
Ngôi làng tự do vì nó tồn tại trong một xã hội tự do, âu cũng là một chân lý.
"Christiania? Cẩn thận khi đến chỗ này. Luôn giữ chặt ba lô và đừng nhìn ngó xung quanh quá nhiều. Chúc may mắn." Hai bạn sinh viên Đan Mạch trên xe bus đã dặn dò như vậy khi biết tôi định đến Christiania.
Nghe hai bạn trẻ "hù" về tội phạm ma túy, trộm cướp, dân hippie, và vô chính phủ...tôi những tưởng đang nghe về Tam Giác Vàng ở châu Á xa xôi chứ không phải Copenhagen, thành phố mới được đưa vào danh sách 10 nơi đáng sống nhất thế giới. Mà từ khu phố cổ, trái tim của Copenhagen, đến Christiania chỉ cách có đúng một con kênh, mất khoảng năm phút đi xe bus. Sao có thể?
Tây Tạng của Đan Mạch
"Tất cả mọi thứ đều có thể ở Christiania. Miễn là các bạn tuân thủ quy tắc của chúng tôi. Không có gì đáng sợ cả, nếu bạn là một người yêu hòa bình, tự do, và tình yêu," cụ ông khoảng 70 tuổi nháy mắt và trả lời tôi, khi được hỏi về cuộc sống ở ngôi làng tự do.
Tôi gặp ông khi đang lúi húi uống cafe thăm dò ở Pusher Street, con phố chính của Christiania. Một bảng quy tắc xử sự được dán ở trên tường ngay gần cổng vào.
Luật lệ của ngôi làng chỉ gồm những điều rất cơ bản, như không dùng bạo lực, không trộm cắp, không dùng ô tô cá nhân, và không chất ma túy hạng nặng. Chụp ảnh không được phép ở khu phố chính, bởi nó "cản trở quyền tự do thể hiện bản thân", một thành viên trong ngôi làng cho biết. Tuy vậy, ý kiến của truyền thông Đan Mạch thì cho rằng, đó là do Christiania là tụ điểm của những kẻ mua bán ma túy và cần sa. Đây là nơi duy nhất ở Bắc Âu chất gây nghiện loại nhẹ như cần sa, gai dầu,...được bày bán công khai ngay trên khu phố chính.
Một góc bắt mắt của ngôi làng, Ảnh Khắc Giang
Vào tháng sáu vừa qua, một phóng viên của đài truyền hình TV2 (Đan Mạch), cố gắng quay trộm hoạt động buôn bán ma túy trên Pusher Street, thì bị những người bán lẻ cần sa phát hiện. Anh này bị tịch thu di động và máy quay, và bị ép phải rời Christiania mà không có một mảnh vải che thân.
Christiania hoạt động như một cơ chế tự trị thực thụ. Ngôi làng hoàn toàn đặt dưới sự quản lý của mỗi người dân, theo nguyên tắc quyền lợi của ai thì người đó quản lý, trên tinh thần có trách nhiệm chung cho cả cộng đồng. Tổ chức chính quyền được xây dựng theo hướng dân chủ tuyệt đối, nghĩa là bất cứ quyết sách nào cũng phải được toàn bộ dân làng đồng ý mới được phép thực hiện. Trường hợp có bất đồng thì mọi người sẽ tìm cách...thuyết phục bằng lý lẽ, thay vì áp dụng nguyên tắc số đông.
"Dân chủ là một quá trình dài và nhiều khi rất khó khăn...nhưng nếu quyết định được đưa ra mà tất cả chưa đồng ý, thì chắc chắn nó sẽ không được tôn trọng và tuân thủ. Dân chủ tuyệt đối sẽ xóa bỏ việc cô lập thiểu số, điều thường thấy ở xã hội Đan Mạch hiện nay," website chính thức của dân làng tuyên bố.
Christiania tuân thủ lối sống tập thể. Tất cả người dân ở đây đều biết mặt nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày, bởi những dịch vụ cơ bản như sửa chữa điện nước, máy móc, không được cung cấp. Cũng không tồn tại kinh tế thị trường: mọi người chỉ làm việc và nhận lấy lợi nhuận theo đúng nhu cầu của mình, phần còn lại đóng góp cho sự phát triển chung cho cộng đồng.
Sỡ hữu tư nhân về đất đai vì vậy cũng không tồn tại. "Bất kể ngôi nhà của bạn trị giá bao nhiêu, khi bạn rời khỏi Christiania, bạn sẽ không được nhận lại cái gì cả. Ngôi nhà sẽ được giao cho người kế tiếp đến sinh sống ở đây," một lãnh đạo của ngôi làng cho biết trên Russia Today.
Cư dân Christiania rất tự hào về "mô hình xã hội" của mình, và họ tự gọi là Christianite chứ không phải là Dane (người Đan Mạch). Ngôi làng thậm chí còn có đơn vị tiền tệ riêng, và tất nhiên, luật pháp riêng. Có lẽ chính vì cơ chế tự trị đặc biệt này, dân làng rất có cảm tình với Dalai Lama và Tây Tạng. Ở Pusher Street còn có cả một gallery trưng bày ảnh và quyên góp tiền ủng hộ người dân Tây Tạng.
Hiện nay có khoảng hơn một nghìn người định cư ở đây, rất nhiều trong số đó là các nghệ sĩ đi tìm cảm hứng sáng tạo. Điều này được thể hiện rõ trên những lối mòn ở Christiania, khi bất cứ cái gì trong tầm mắt đều có thể là một tác phẩm nghệ thuật. Hoặc chỉ đơn giản là những lùm cây mọc tự
nhiên, bờ sông um tùm lau sậy với bến nước, ...đều mang lại một cảm giác tự do, tự tại, khác với vẻ đẹp quy củ trong công viên hay những khu phố tấp nập ở Copenhagen.
Cái chết của Utopia
Christiania ngày nay được coi là "utopia" của Châu Âu, nơi giấc mơ về một xã hội không dựa vào vật chất, hòa hợp với thiên nhiên, tự do không rào cản, và nền tảng tin tưởng lẫn nhau vẫn đang tiếp tục được viết tiếp. Tuy vậy, một mình giữa thời đại của chủ nghĩa tiêu dùng và giá trị vật chất, giấc mơ Christiania đang đối mặt với những thử thách lớn.
Tự do sử dụng chất gây nghiện từng được coi là bước đột phá về tự do cá nhân ở Christiania, giúp cho những nghệ sĩ có được cảm giác "thăng thiên" để sáng tạo. Nhưng lý tưởng tốt không phải lúc nào cũng đi kèm với hành động tốt. Vì chính sách tự do này, Christiania trở thành mảnh đất hứa cho những băng đảng buôn ma túy tranh giành ảnh hưởng, và là cái gai trong mắt cơ quan chức năng. Ma túy và tội phạm cũng là lý do chính để chính phủ Đan Mạch biện minh cho quyết tâm "bình thường hóa" khu tự trị đặc biệt này.
Mâu thuẫn kéo dài giữa chính quyền và người dân Christiania mới được giải quyết gần đây, khi hai bên kí một thỏa thuận theo đó người dân sẽ tự mua lại khu đất với giá 76 triệu kroner (khoảng 10 triệu Euro), 55 triệu kroner sẽ được cho vay và trả dần trong vòng 30 năm. Đây là một kết cục chấp nhận được, nhưng có phần cay đắng cho cư dân của ngôi làng, những người bài xích chủ nghĩa vật chất nhưng phải dùng cả một gia tài để mua lại chính mình.
Điều may mắn là Christiania nhận được sự ủng hộ rất lớn của cộng đồng, cả ở Đan Mạch và nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Thậm chí tiền hỗ trợ còn được chuyển đến từ Texas hay San Francisco ở Mỹ, quê hương của phong trào hippie. Giấc mơ mùa hè tình yêu kết thúc gần nửa thế kỉ, nhưng nhiều người vẫn muốn níu giữ lại chút gì đó như một hoài niệm đẹp của quá khứ.
Hội đồng thành phố Copenhagen còn tuyên bố trước khi thỏa thuận giữa Christiania và chính phủ được chấp nhận rằng, thành phố sẽ không đồng ý bất kỳ quyết định nào nếu người dân Christiania còn phản đối.
"Thật tốt khi thấy họ được sống theo cách họ muốn. Dù sao Đan Mạch cũng là một nước tự do," một chủ cửa hàng tạp hóa ở Copenhagen nhún vai trả lời tôi như vậy, khi được hỏi về Christiania.
Giá trị của tự do
Bước chân ra khỏi "ngôi làng tự do" để "trở về châu Âu", điều khiến tôi suy nghĩ nhiều nhất không phải là các giá trị của Christiania, mà là cách hành xử của chính phủ Đan Mạch.
Sẽ là bình thường nếu người ta thấy một sáng sớm quân đội và cảnh sát đến cưỡng chế thu hồi đất, bởi thực tế mà nói Christiania được xây dựng trên khu vực thuộc về nhà nước. Mà những "kẻ khác người" này lại phản kháng giá trị sống của đa số, bài xích chính quyền. Xét về cả lý lẽ lẫn khả năng, cưỡng chế là điều hoàn toàn chấp nhận được. Nhưng cuối cùng, chính quyền đã chọn giải pháp nhượng bộ, cho phép khu tự trị này tồn tại, thậm chí còn cho người dân vay tiền để hợp pháp hóa khu nhà ở bất hợp pháp của họ. Quyền lực và sự uy nghiêm của nhà nước quan trọng, nhưng lòng dân còn quan trọng hơn.
Quyền lực của nhà nước trong một thể chế tự do không chỉ thể hiện ở việc mang lại lợi ích cho đa số, mà còn ở khả năng bảo vệ quyền lợi của thiểu số. Lịch sử của loài người cho thấy động lực phát triển xã hội luôn nằm ở nhóm thiểu số, chứ không phải là phần đông quần chúng đã quen sống với lối mòn. Một đất nước sẽ rất khó đi lên nếu kẻ mạnh cứ áp đặt quan điểm và giá trị lên toàn xã hội, không cho phép sự tồn tại và đấu tranh của các quan điểm khác.
Christiania có thể phát triển với mô hình của nó, có thể chết dần chết mòn theo thời cuộc, tương lai rất khó biết trước. Điều quan trọng là nó được cho một cơ hội để sống, và người dân có cơ hội để nói lên tiếng nói khác biệt của mình. Chị bạn người Thái đi cùng tôi có nói một câu, đại khái rằng ngôi làng tự do vì nó tồn tại trong một xã hội tự do, âu cũng là một chân lý.
"Christiania? Cẩn thận khi đến chỗ này. Luôn giữ chặt ba lô và đừng nhìn ngó xung quanh quá nhiều. Chúc may mắn." Hai bạn sinh viên Đan Mạch trên xe bus đã dặn dò như vậy khi biết tôi định đến Christiania.
Nghe hai bạn trẻ "hù" về tội phạm ma túy, trộm cướp, dân hippie, và vô chính phủ...tôi những tưởng đang nghe về Tam Giác Vàng ở châu Á xa xôi chứ không phải Copenhagen, thành phố mới được đưa vào danh sách 10 nơi đáng sống nhất thế giới. Mà từ khu phố cổ, trái tim của Copenhagen, đến Christiania chỉ cách có đúng một con kênh, mất khoảng năm phút đi xe bus. Sao có thể?
Tây Tạng của Đan Mạch
"Tất cả mọi thứ đều có thể ở Christiania. Miễn là các bạn tuân thủ quy tắc của chúng tôi. Không có gì đáng sợ cả, nếu bạn là một người yêu hòa bình, tự do, và tình yêu," cụ ông khoảng 70 tuổi nháy mắt và trả lời tôi, khi được hỏi về cuộc sống ở ngôi làng tự do.
Tôi gặp ông khi đang lúi húi uống cafe thăm dò ở Pusher Street, con phố chính của Christiania. Một bảng quy tắc xử sự được dán ở trên tường ngay gần cổng vào.
Luật lệ của ngôi làng chỉ gồm những điều rất cơ bản, như không dùng bạo lực, không trộm cắp, không dùng ô tô cá nhân, và không chất ma túy hạng nặng. Chụp ảnh không được phép ở khu phố chính, bởi nó "cản trở quyền tự do thể hiện bản thân", một thành viên trong ngôi làng cho biết. Tuy vậy, ý kiến của truyền thông Đan Mạch thì cho rằng, đó là do Christiania là tụ điểm của những kẻ mua bán ma túy và cần sa. Đây là nơi duy nhất ở Bắc Âu chất gây nghiện loại nhẹ như cần sa, gai dầu,...được bày bán công khai ngay trên khu phố chính.
Vào tháng sáu vừa qua, một phóng viên của đài truyền hình TV2 (Đan Mạch), cố gắng quay trộm hoạt động buôn bán ma túy trên Pusher Street, thì bị những người bán lẻ cần sa phát hiện. Anh này bị tịch thu di động và máy quay, và bị ép phải rời Christiania mà không có một mảnh vải che thân.
Christiania hoạt động như một cơ chế tự trị thực thụ. Ngôi làng hoàn toàn đặt dưới sự quản lý của mỗi người dân, theo nguyên tắc quyền lợi của ai thì người đó quản lý, trên tinh thần có trách nhiệm chung cho cả cộng đồng. Tổ chức chính quyền được xây dựng theo hướng dân chủ tuyệt đối, nghĩa là bất cứ quyết sách nào cũng phải được toàn bộ dân làng đồng ý mới được phép thực hiện. Trường hợp có bất đồng thì mọi người sẽ tìm cách...thuyết phục bằng lý lẽ, thay vì áp dụng nguyên tắc số đông.
"Dân chủ là một quá trình dài và nhiều khi rất khó khăn...nhưng nếu quyết định được đưa ra mà tất cả chưa đồng ý, thì chắc chắn nó sẽ không được tôn trọng và tuân thủ. Dân chủ tuyệt đối sẽ xóa bỏ việc cô lập thiểu số, điều thường thấy ở xã hội Đan Mạch hiện nay," website chính thức của dân làng tuyên bố.
Christiania tuân thủ lối sống tập thể. Tất cả người dân ở đây đều biết mặt nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày, bởi những dịch vụ cơ bản như sửa chữa điện nước, máy móc, không được cung cấp. Cũng không tồn tại kinh tế thị trường: mọi người chỉ làm việc và nhận lấy lợi nhuận theo đúng nhu cầu của mình, phần còn lại đóng góp cho sự phát triển chung cho cộng đồng.
Sỡ hữu tư nhân về đất đai vì vậy cũng không tồn tại. "Bất kể ngôi nhà của bạn trị giá bao nhiêu, khi bạn rời khỏi Christiania, bạn sẽ không được nhận lại cái gì cả. Ngôi nhà sẽ được giao cho người kế tiếp đến sinh sống ở đây," một lãnh đạo của ngôi làng cho biết trên Russia Today.
Cư dân Christiania rất tự hào về "mô hình xã hội" của mình, và họ tự gọi là Christianite chứ không phải là Dane (người Đan Mạch). Ngôi làng thậm chí còn có đơn vị tiền tệ riêng, và tất nhiên, luật pháp riêng. Có lẽ chính vì cơ chế tự trị đặc biệt này, dân làng rất có cảm tình với Dalai Lama và Tây Tạng. Ở Pusher Street còn có cả một gallery trưng bày ảnh và quyên góp tiền ủng hộ người dân Tây Tạng.
Hiện nay có khoảng hơn một nghìn người định cư ở đây, rất nhiều trong số đó là các nghệ sĩ đi tìm cảm hứng sáng tạo. Điều này được thể hiện rõ trên những lối mòn ở Christiania, khi bất cứ cái gì trong tầm mắt đều có thể là một tác phẩm nghệ thuật. Hoặc chỉ đơn giản là những lùm cây mọc tự
nhiên, bờ sông um tùm lau sậy với bến nước, ...đều mang lại một cảm giác tự do, tự tại, khác với vẻ đẹp quy củ trong công viên hay những khu phố tấp nập ở Copenhagen.
Cái chết của Utopia
Christiania ngày nay được coi là "utopia" của Châu Âu, nơi giấc mơ về một xã hội không dựa vào vật chất, hòa hợp với thiên nhiên, tự do không rào cản, và nền tảng tin tưởng lẫn nhau vẫn đang tiếp tục được viết tiếp. Tuy vậy, một mình giữa thời đại của chủ nghĩa tiêu dùng và giá trị vật chất, giấc mơ Christiania đang đối mặt với những thử thách lớn.
Tự do sử dụng chất gây nghiện từng được coi là bước đột phá về tự do cá nhân ở Christiania, giúp cho những nghệ sĩ có được cảm giác "thăng thiên" để sáng tạo. Nhưng lý tưởng tốt không phải lúc nào cũng đi kèm với hành động tốt. Vì chính sách tự do này, Christiania trở thành mảnh đất hứa cho những băng đảng buôn ma túy tranh giành ảnh hưởng, và là cái gai trong mắt cơ quan chức năng. Ma túy và tội phạm cũng là lý do chính để chính phủ Đan Mạch biện minh cho quyết tâm "bình thường hóa" khu tự trị đặc biệt này.
Mâu thuẫn kéo dài giữa chính quyền và người dân Christiania mới được giải quyết gần đây, khi hai bên kí một thỏa thuận theo đó người dân sẽ tự mua lại khu đất với giá 76 triệu kroner (khoảng 10 triệu Euro), 55 triệu kroner sẽ được cho vay và trả dần trong vòng 30 năm. Đây là một kết cục chấp nhận được, nhưng có phần cay đắng cho cư dân của ngôi làng, những người bài xích chủ nghĩa vật chất nhưng phải dùng cả một gia tài để mua lại chính mình.
Điều may mắn là Christiania nhận được sự ủng hộ rất lớn của cộng đồng, cả ở Đan Mạch và nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Thậm chí tiền hỗ trợ còn được chuyển đến từ Texas hay San Francisco ở Mỹ, quê hương của phong trào hippie. Giấc mơ mùa hè tình yêu kết thúc gần nửa thế kỉ, nhưng nhiều người vẫn muốn níu giữ lại chút gì đó như một hoài niệm đẹp của quá khứ.
Hội đồng thành phố Copenhagen còn tuyên bố trước khi thỏa thuận giữa Christiania và chính phủ được chấp nhận rằng, thành phố sẽ không đồng ý bất kỳ quyết định nào nếu người dân Christiania còn phản đối.
"Thật tốt khi thấy họ được sống theo cách họ muốn. Dù sao Đan Mạch cũng là một nước tự do," một chủ cửa hàng tạp hóa ở Copenhagen nhún vai trả lời tôi như vậy, khi được hỏi về Christiania.
"Tất cả mọi thứ đều có thể ở Christiania. Miễn
là các bạn tuân thủ quy tắc của chúng tôi. Không có gì đáng sợ cả, nếu
bạn là một người yêu hòa bình, tự do, và tình yêu" Ảnh Khắc Giang
Bước chân ra khỏi "ngôi làng tự do" để "trở về châu Âu", điều khiến tôi suy nghĩ nhiều nhất không phải là các giá trị của Christiania, mà là cách hành xử của chính phủ Đan Mạch.
Sẽ là bình thường nếu người ta thấy một sáng sớm quân đội và cảnh sát đến cưỡng chế thu hồi đất, bởi thực tế mà nói Christiania được xây dựng trên khu vực thuộc về nhà nước. Mà những "kẻ khác người" này lại phản kháng giá trị sống của đa số, bài xích chính quyền. Xét về cả lý lẽ lẫn khả năng, cưỡng chế là điều hoàn toàn chấp nhận được. Nhưng cuối cùng, chính quyền đã chọn giải pháp nhượng bộ, cho phép khu tự trị này tồn tại, thậm chí còn cho người dân vay tiền để hợp pháp hóa khu nhà ở bất hợp pháp của họ. Quyền lực và sự uy nghiêm của nhà nước quan trọng, nhưng lòng dân còn quan trọng hơn.
Quyền lực của nhà nước trong một thể chế tự do không chỉ thể hiện ở việc mang lại lợi ích cho đa số, mà còn ở khả năng bảo vệ quyền lợi của thiểu số. Lịch sử của loài người cho thấy động lực phát triển xã hội luôn nằm ở nhóm thiểu số, chứ không phải là phần đông quần chúng đã quen sống với lối mòn. Một đất nước sẽ rất khó đi lên nếu kẻ mạnh cứ áp đặt quan điểm và giá trị lên toàn xã hội, không cho phép sự tồn tại và đấu tranh của các quan điểm khác.
Christiania có thể phát triển với mô hình của nó, có thể chết dần chết mòn theo thời cuộc, tương lai rất khó biết trước. Điều quan trọng là nó được cho một cơ hội để sống, và người dân có cơ hội để nói lên tiếng nói khác biệt của mình. Chị bạn người Thái đi cùng tôi có nói một câu, đại khái rằng ngôi làng tự do vì nó tồn tại trong một xã hội tự do, âu cũng là một chân lý.
Như công xã Paris hình thành với lý tưởng về một xã hội riêng của giai
cấp vô sản, Christiania được coi là mô hình "xã hội lý tưởng" của những
người tự do, bài xích chủ nghĩa vật chất và tiêu dùng. Nó được xây dựng
lên từ năm 1971, khi làn sóng "mùa hè tình yêu" (Summer of Love), phong
trào nổi loạn của giới trẻ Mỹ, lan sang châu Âu. Ban đầu chỉ là một khu
đất quân sự bỏ hoang, những người vô gia cư, dân hippie, và cả những ai
chán ghét xã hội hiện tại, đạp đổ bức tường ngăn và bắt đầu cuộc "thử
nghiệm xã hội" của riêng mình. Chính phủ Đan Mạch qua nhiều nhiệm kì đã
cố gắng xóa bỏ khu "tự trị" này, đặc biệt là khi giá bất động sản ở
Copenhagen tăng chóng mặt. Tuy vậy, mọi cố gắng đều thất bại, và chính
phủ buộc phải chấp nhận sự tồn tại của một "xã hội trong lòng xã hội."
Innova gửi hôm Thứ Năm, 29/11/2012
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121128/khac-giang-tu-cam-thanh-chau-au-va-chuyen-quyen-tu-do
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận
xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001