Huỳnh Tâm (Danlambao) - Căn cứ theo báo Đại Đoàn Kết đã loan tải (21/06/2011), chính thức công bố của đảng Cộng Sản VN. Việt Nam đã mất 11 đảo lớn nhất trong ba nhóm đảo Cam Tuyền, An Vĩnh và Trăng Khuyết có
tầm vóc chiến lược và những rạn san hô, cồn đá, 8 bãi cát cạn và 16 bãi
cát ngầm, một ngư trường khổng lồ ở biển Đông nay mất trắng. Số còn lại
là những rạn san hô đủ xây dựng một ngôi nhà nhỏ hay chòi canh...
*
Việt Nam bắt buộc phải khẳng định chủ quyền biển Đông gồm có quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa không thể để xa lìa Tổ Quốc. Ngày nay không lý do
gì đảng CSVN xóa bỏ phần đất chủ quyền của Tổ Quốc VN. Ngày xưa Ông-Cha
ta muôn đời bảo vệ, lấy máu chan vào quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mọi
sự sống còn của biển Đông chưa một khắc-phút xa rời. Xương thịt của
nhân dân Việt Nam đã bao đời xây dựng, giang sơn gấm vóc đã lưu truyền
đời đời, mới có được như ngày nay. Đảng CSVN không thể buông thả 5.000
ngàn năm trước, dựng nước, và giữ nước - bỗng nay CSVN cho biến thành
con số 0, trong một phút chốc mất sạch toàn diện cả hải đảo biển Đông!
Không ai có quyền bán hay nhượng vùng biển Đông cho bất cứ ngoại bang
nào, chỉ có những kẻ phản Tổ Quốc VN, mới cam tâm có ý đồ dâng hiến vùng
biển Đông cho CS Trung Hoa, nhằm đổi lấy một thứ hư danh chư hầu để
sống. Lịch sử sẽ điểm danh từng tên bán nước ở trong thời điểm
1941-2012. Lịch sử không tha thứ cho bất kỳ ai. Đảng CSVN đã bán nước
hãy bừng sáng quay đầu làm ngạn hãy đem lòng trung thực hành động cùng
với nhân dân.
Hồ sơ chủ quyền Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Tổ Quốc Việt Nam
Ông-Cha ta có ghi rõ ràng vào gia phả biên Đông của Tổ Quốc VN, một cõi
chủ quyền Việt biển Đông 200 hải lý, gồm có hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa, hai quần đảo như đôi cánh tay thiêng liêng, được xem là một
vị trí chiến lược bảo vệ đất liền. Chiếu theo bản đồ của Tổ Tiên để lại
ghi chép rất thông minh, nói về lịch sử thềm lục địa Việt Nam, diện tích
đất đảo, phong tục, tập quán tên gọi của đảo, do sự sống thực tế của
dân cư, và do chủ quyền của Việt Nam bởi thế ngư dân đặt tên tiếng nói
Việt Nam cho cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Quần đảo Hoàng Sa có hơn 42 triệu km² mặt biển, 43 đảo rạn san
hô, cồn đá, 8 bãi cát cạn và 16 cát ngầm, chủ yếu ở hai nhóm. Đông có
nhóm đảo Cam Tuyền, ngư dân còn gọi là đảo Thiên Đường. Bốn đảo gối đầu
vào nhau đẹp nhất là đảo Phú Lâm diện tích đất canh tác 4.385km², từ Đà
Nẵng ra trung tâm Hoàng Sa 162 Hải lý, vĩ độ 16°50' vĩ Bắc, 112°19' kinh
Đông, còn 38 hải lý nữa (74km) mới đến hải phận Quốc Tế.
(Trong khi ấy đảng cộng sản Việt Nam loan tải trên báo Đại Đoàn Kết, trích: "Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm ở Đông trên vùng biển có diện tích khoảng 30.000km2, vĩ độ 15°45' Bắc-17° độ 15'00'' Bắc và kinh độ 111°00' Đông-113°00"),
Căn cứ theo báo Đại Đoàn Kết đã loan tải (21/06/2011), chính thức công bố của đảng Cộng Sản VN. Việt Nam đã mất 11 đảo lớn nhất trong ba nhóm đảo Cam Tuyền, An Vĩnh và Trăng Khuyết
có tầm vóc chiến lược và những rạn san hô, cồn đá, 8 bãi cát cạn và 16
bãi cát ngầm, một ngư trường khổng lồ ở biển Đông nay mất trắng. Số còn
lại là những rạn san hô đủ xây dựng một ngôi nhà nhỏ hay chòi canh.
Thời còn Quốc sơ, mãi đến triều Nhà Nguyễn đã có đặt đội duyên hải Hoàng
Sa gồm 70 người lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hàng năm cứ đến tháng ba
cưởi thuyền ra đảo, ba đêm thì tới nơi...
Quần đảo Hoàng Sa trước 1974, có một không gian sinh động. Dân sư sinh
sống rải rác trên ba nhóm đảo Cam Tuyền, An Vĩnh, và Trăng Khuyết rất
thịnh đạt. Đảo Phú Lâm lớn nhất, ngư dân gọi là một trong hai đảo Đông
thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đảo có nhiều cây cối tươi tốt. Độ cao trên mặt
nước biển 0.90m, diện tích lớn hơn đảo Hòn Đá và đảo Đá Tháp. Đảo Phú
Lâm có hình thể quan trọng nhất của nhóm đảo An Vĩnh được vinh danh quần
đảo Hoàng Sa. Chiều dài của đảo 2,7km, chiều ngang 1,9km, diện tích
trên 4,1km². Khi vua Minh Mạng lên ngôi xuất chiếu chỉ cho xây dựng
Hoàng Sa Tự còn gọi Âm linh tự, lưu truyền cho đến ngày nay.
Hoàng Sa Tự còn gọi Âm linh tự, trên đảo Phú Lâm. Nguồn: Quảng Ngải.
Thời Vua Minh Mạng đã công bố bản đồ Hoàng Sa trong (Cửu đỉnh Khải đồng)
tại thành nội Phú Xuân (Huế). Nguyên sách trời đã định, cõi nước Nam có
biển Đông.
Đến thời Vua Tự Đức, thứ 6 (1853), cho in bản đồ hải đảo biển Đông
đưa vào giáo dục học đường, từ đó được xem sách giáo khoa vỡ lòng bằng chữ Hán.
Tại đảo Phú Lâm (Paracels) trước thế chiến thứ hai, Pháp đã đặt một trạm
khí tượng trên đảo mang số 48859 và những công trình quân sự khác, như
phi trường và các công sở.
Đảo Phú Lâm (Paracels)
Trước năm 1974 dân cư ngư trường sinh sống trong vùng đảo Hoàng Sa, thời
kỳ Đệ Nhất Cộng Hòa, đại đội Thủy Quân Lục Chiến luân phiên thường trú
có cả trại gia binh. Đến thời Đệ Nhị Cộng Hòa vùng đảo Hoàng Sa do đại
đội Địa Phương Quân của tỉnh Đà Nẵng đảm nhiệm, canh phòng toàn vùng, và
7 nhân viên của Đài Khí Tượng thay ca, 3 tháng một lần.
Hoàng Sa là một ngư trường lớn cung cấp đủ loại cá rất phong phú. Ngoài
ra các đảo Phú Lâm còn cung cấp phân chim, trung bình mỗi đảo có 10
người làm việc cho hãng phân bón "Con Cò"... đặt tại Kho 18 Khánh Hội
Sài Gòn. Hãng phân Con Cò mướn 3 chiếc xà lang của bà Cả Lễ ra đảo mỗi
tuần chở phân chim về Khánh Hội. Quần đảo Hoàng Sa còn có đảo Yến, cứ
mỗi mùa lấy Yến có trên 50 công nhân, như vậy quần đảo Hoàng Sa hoạt
động quanh năm rộn rịp.
Trước năm 1974, quần đảo Hoàng Sa Việt Nam có đặt bộ chỉ huy của lực
lượng quân trú phòng. Căn cứ quân sự này kiên cố nhất trên biển Đông.
Phần lớn số lính này đóng tại đảo Phú Lâm, số ít đóng trên các đảo thuộc
nhóm Trăng Khuyết. Đảo có cầu tàu lớn, phi trường, đài kiểm báo khí
tượng, kinh đào và nhiều tiện nghi quân sự khác.
Diện tích và quần đảo Hoàng Sa:
1. Nhóm đảo Ngân Chu, thổ nhưỡng chất đất màu hơi đỏ có lưu hoàng, đảo này còn gọi Kim Ngân, đảo cao hơn mặt nước biển 0.36m.
2. Nhóm đảo Ngân Chỉ, Ngân Tụ đá có màu trắng, có hình thù tròn, đảo cao hơn mặt nước biển 0.30m.
3. Đảo San Hô, phong cảnh còn ở dạng hoang sơ, đảo cao hơn mặt nước biển 0.31m.
4. Nhóm đảo Toàn Phu, hình thù một bàn tay, đảo cao hơn mặt nước biển 0.20m.
5. Đảo Vịt, hình thù như con vịt đang bơi lội trong hồ, đảo cao hơn mặt nước biển 0.01m.
6. Nhóm đảo Ngân Hà, phong cảnh rất đẹp, hình thù không khác đường trắng nằm vắt ngang trời, đảo cao hơn mặt nước biển 0.01m.
7. Nhóm đảo Cam-Tuyền, đảo cao hơn mặt nước biển 1.9m và diện tích chiều dài trên 2km, nuôi cá và đặt những xí nghiệp sản xuất ngư nghiệp.
8. Nhóm đảo Quang-Hòa, đảo cao hơn mặt nước 1.2m, diện tích chiều dài 3km, nuôi cá và đặt những xí nghiệp sản xuất ngư nghiệp.
9. Nhóm đảo Duy-Mộng, đảo cao hơn mặt nước 1m, diện tích chiều dài 2km, nuôi cá và đặt những xí nghiệp sản xuất ngư nghiệp.
10. Nhóm đảo Đá Lớn, đảo cao hơn mặt nước 1.3m, diện tích chiều dài 4km, nuôi cá và đặt những xí nghiệp sản xuất ngư nghiệp.
11. Nhóm đảo Tây Châu, đảo cao hơn mặt nước 0.92m và diện tích chiều dài
2km, nuôi cá và đặt những xí nghiệp sản xuất ngư nghiệp.
12. Thạch Đảo diện tích chiều dài 9km, rất thuận tiện thiết lập phi trường, nuôi cá và đặt những xí nghiệp sản xuất ngư nghiệp.
13 - Ban Thạch Diêm, Bạch Thôn Tự, Bạch Trí Tự, Bạch Tiêu (Đá ngầm), đảo cao hơn mặt nước 0.40m.
14 - Nhóm đảo Trung Kiên Đảo, Bán Lô Tri, và Loa Đảo (óc Đào), đảo cao khỏi mặt nước 1.20m.
15 - Vĩnh Hưng Đảo, Mao Chu và Ba Chu, Mao Đảo, đảo cao khỏi mặt nước 2.10m.
16 - Nhóm đảo Thạch Đảo, Tiêu Mã Đảo, đảo cao khỏi mặt nước 0.08m.
17 - Nhóm đảo Nan Đảo va Tam Tri, đảo cao khỏi mặt nước 0.62m.
18 - Trung Đảo, Nhi Đảo, đảo cao khỏi mặt nước 0.60m.
19 - Nhóm Bắc Đảo, Trường Trí, và Trường Đảo, đảo cao khỏi mặt nước 0.20m..
20 - Triều Thức Đảo, Thôn Đảo, Âm Đảo, Hàng Âm Đảo, đảo cao khỏi mặt nước 0.22m.
21 - Nhóm đảo Đông Đảo, Mao Hương Đảo, Ba Hùng Đảo, đảo cao khỏi mặt nước 0.60m.
22 - Nhóm đảo Cao Liệt Thạch, Liệt Thạch, Sông Phàm đảo (Hai Canh Buom), đảo cao khỏi mặt nước 0.04m.
23 - Nhóm đảo Trúc Tự Sa Châu, Trúc Tự Trị, đảo cao khỏi mặt nước 0.01m,
24 - Nhóm đảo Phổ Hương, Giang Môn, và Giang Trí, đảo cao hơn mặt nước 0.21m.
25 - Sam Hàng Đảo, Đại Tam, Cuộc Đảo, và Tam Cuộc Đảo, đảo cao khỏi mặt nước 0.28m.
26 - Nam Thủy Châu, đảo cao khỏi mặt nước 0.06m.
27 - Trung Sa Châu, đảo cao khỏi mặt nước 0.05m.
28 - Bắc Sa Châu, đảo cao khỏi mặt nước 0.02m.
29 - Tây Sa Châu, đảo cao khỏi mặt nước 0.04m.
30 - Hồ Kim Đảo, Tam Cuốc Tri, và Tiêu Tam Cuốc Đào, đảo cao khỏi mặt nước 0.06m.
Tọa độ địa lý các đảo và đá ngầm:
- Đảo Phú Lâm, tọa độ địa lý, 16°50' B – 112°20' Đ
- Bãi Addington, tọa độ địa lý 15°36′ B – 114°25' Đ
- Nhóm An Vĩnh, Tuyên Đức, tọa độ địa lý 16°53' B – 112°17' Đ
- Bãi ngầm Sơn Dương, tọa độ địa lý 16°28' B – 111°34' Đ
- Bãi Balfour, tọa độ địa lý 15°27' B – 114°00' Đ
- Bãi Vọng Các, tọa độ địa lý 16°00' B – 114°05' Đ
- Bãi Basett, tọa độ địa lý 15°27' B – 114°10 Đ
- Đá Bông Bay, tọa độ địa lý, 16°02' B – 112°32' Đ
- Bãi ngầm Bremen, tọa độ địa lý, 16°18' B – 112°28' Đ
- Bãi Carpenter, tọa độ địa lý, 16°03' B – 114°10' Đ
- Bãi Cathay, tọa độ địa lý, 15°55' B – 113°58' Đ
- Bãi Cawston, tọa độ địa lý, 15°31' B – 113°46' Đ
- Nhóm Trăng Khuyết, Nguyệt thiềm (Lưỡi Liềm) tọa độ địa lý, 16°31' B – 111°38' Đ
- Đá Lồi, tọa độ địa lý, 16°14' B – 111°41' Đ
- Đảo Duy Mộng, tọa độ địa lý, 16°28' B – 111°44' Đ
- Đảo Quang Hòa Đông, Đảo Quang Hòa Tây, tọa độ địa lý, 16°27' N – 111°42' Đ
- Bãi Egeria, tọa độ địa lý, 16°01' B – 114°56' Đ
- Bãi Hand, tọa độ địa lý, 15°59' B – 114°38' Đ
- Bãi Hardy, tọa độ địa lý, 16°05' B – 114°46' Đ
- Bãi Herald, tọa độ địa lý, 15°44' B – 112°14' Đ
- Bãi Howard, tọa độ địa lý, 15°51' B – 114°47' Đ
- Bãi Learmonth tọa độ địa lý,, 15°42' B – 114°40' Đ
- Đảo Linh Côn, tọa độ địa lý, 16°40' B – 112°44' Đ
- Bãi Macclesfield, tọa độ địa lý, 15°50' B – 114°20' Đ
- Đảo Trung, tọa độ địa lý,16°57' B – 112°19' Đ
- Đảo Quang Ánh, tọa độ địa lý, 16°50' B – 112°20' Đ
- Đảo Bắc, tọa độ địa lý, 16°58' B – 112°18' Đ
- Cồn Bắc, tọa độ địa lý, 17°06' B - 111°30' Đ
- Cồn Quan sát, tọa độ địa lý, 16°35' B – 111°42' Đ
- Quần đảo Hoàng Sa, tọa độ địa lý, 16°30' B – 112°15' Đ
- Đảo Bạch Quỷ, tọa độ địa lý, 16°03' B – 111°47' Đ
- Đảo Hoàng Sa, tọa độ địa lý, 16°32' B – 111°36' Đ
- Hòn Tháp, tọa độ địa lý, 16°34' B – 112°38' Đ
- Đảo Hữu Nhật, tọa độ địa lý, 16°31' B – 111°34' Đ
- Đảo Hòn Đá, tọa độ địa lý, 16°51' B – 112°21' Đ
- Bãi Scarborough, tọa độ địa lý, 15°08' B – 117°46' Đ
- Bãi Xiêm La, tọa độ địa lý, 15°58' B – 114°04' Đ
- Bãi Smith, tọa độ địa lý, 15°27' B – 114°12' Đ
- Đảo Nam, tọa độ địa lý, 16°57' B – 112°19' Đ
- Đá Nam, tọa độ địa lý, 16°56' B – 112°20' Đ
- Bãi Stewart, tọa độ địa lý, 17°20' B - 118°50' Đ
- Đảo Cây, tọa độ địa lý, 16°59' B – 112°16' Đ
- Đảo Tri Tôn, tọa độ địa lý, 15°47' B – 111°12' Đ
- Đá Chim Yến, tọa độ địa lý, 16°20' B -112°01' Đ
- Đảo Tây, tọa độ địa lý,16°58' B – 112°12' Đ
Nhóm An Vĩnh: (Đảo
Cây. Đảo Cù Mộc), Đảo Phú Lâm, Đảo Linh Côn, Đảo Bắc, Đảo Giữa, Đảo Nam,
Đảo Đá, Cồn Cát Tây, Cồn Cát Nam, Đá Tháp (hòn Tháp), Bãi Thủy Tề, Bãi
Quang Nghĩa, Bãi Châu Nhai, Bãi Tân Mê, Bãi Bông Bay, Bãi Gò Nói, Bãi Ốc
Tai Voi, Bãi La Mác.
Nhóm Lưỡi Liềm:
(Trăng Khuyết/Nguyệt) Đảo Hoàng Sa, Đảo Hữu Nhật, Đảo Bạch Quy, Đảo Tri
Tôn, Đảo Quang Ảnh, Đảo Quang Hòa, Đảo Duy Mộng, Đá Bắc, Đá Lồi, Đá Bông
Bay, Đá Chim Yến, Thiềm.
Vùng gần Nhóm An Vĩnh: Bãi ngầm Jehangire Bank, Bãi ngầm Bremen Bank, Bãi đá ngầm Bombay Reef.
Vùng gần Nhóm Trăng Khuyết:
Bãi ngầm Antelope Reef nằm phía Nam đảo Hữu Nhật và phía Đông đảo Quang
Ảnh hoàn toàn là san hô chưa nổi lên mặt nước. Bãi ngầm Vuladdore nằm
về phía Đông Nam của nhóm đảo Lưỡi Liềm, cách xa khoảng 20 hải lý. Bãi
ngầm Khám phá, Discovery (tên tiếng Anh), Découverte (tên tiếng Pháp):
Bãi ngầm Khám phá này là bãi ngầm lớn nhất trong cả quần đảo. Một vòng
san hô bao quanh chiều dài tới 15 hải lý, bề ngang chừng 5 hải lý.
Quần đảo Hoàng Sa:
Bãi Đá Bắc, Đảo Bắc, Đảo Trung, Đảo Nam, Đảo Cây còn gọi là đảo Cù Mộc,
Cồn Cát Tây, Cồn Cát Bắc, Cồn Cát Trung, Cồn Cát Nam, Cồn Cát chưa có
tên Việt ở phía nam của cồn Cát Nam, Đảo Trung, Đảo Phú Lâm, Đảo Hòn Đá,
Iltis Bank bãi ngầm chưa có tên tiếng Việt, Đảo Linh Côn, Đảo Hòn Tháp,
Bãi Gò Nổi (Gò Nô, Gò Nói), Đảo Xà Cừ hay cồn Quan Sát, Đảo Ốc Hoa, Đảo
Ba Ba, Đảo Áp Công đảo này chưa có tên tiếng Việt, Trung Quốc gọi là
Yagong (Áp Công, Đảo Hoàng Sa, Đảo Lưỡi Liềm, Đảo Hữu Nhật, Đảo Duy
Mộng, Đảo Quang Ảnh, Đảo Quang Hòa, Bãi Châu Nhai, Bãi Thủy Tề, Bãi
Quảng Nghĩa, Bãi Bồng Tan, Bãi La Mác, Đảo Rùa Trắng hay đảo Bạch Quy,
Đảo Tri Tôn, Đá Hải Sâm hay bãi Sơn Dương, Đá Bông Bay, Đảo Chim Yến,
Bãi Ốc Tai Voi.
Hoàng Sa, thêm vào các bề mặt tiếp xúc của các đảo, bãi cát ngầm, có hơn
12 rạn san hô trên mặt biển. Trong các rạn san hô, lớn nhất của đảo với
diện tích 2,10 km², chỉ đứng thứ hai hòn đảo phía đông diện tích 1,60
km², các hòn đảo khác trung bình diện tích này 1,20 km² và diện tích 0,4
km². Về độ cao nhất của đảo từ 13 mét đến 9 mét, số đảo còn lại thường
là 1-5 mét.
Hoàng Sa nằm ở trung tâm nhiệt đới, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và
ẩm, nhưng không có nhiệt. Nhiệt độ trên đảo trung bình 26,5 ℃. Có lúc
cao nhất 34,9 ℃ và thấp nhất 15,3 ℃, Lượng mưa hàng năm 1505 mm. Hoàng
Sa là những khu vực gió lớn.
Hoàng Sa là một ngư trường nổi tiếng từ xưa đến nay, vẫn còn nguyện
thủy. Nhờ có rạn san hô mà muôn ngàn hải sản tập trung ở đây, hàng năm
thu hút số lượng lớn các ngư dân Việt Nam đánh cá xung quanh đảo, quả
nhiên biển cho dân tộc VN mọi quý hiếm còn nguyên sơ dưới lòng biển, tài
nguyên vô tận và phong phú, như Ông-Cha đã nói: "Rừng Vàng, Bạc Biển".
Ngoài ra vùng đảo Hoàng Sa còn có đảo Cát, nguồn cung cấp Cát quí, cũng
là trung tâm phát triển kinh tế, diện tích 2,10 km vuông, quần đảo lớn
nhất trong biển Đông. Hình thể của đảo hiện nay vẫn còn thiên nhiên
nhiều cây cổ thụ, các loài chim lạ, cỏ quí, hoa ở khắp mọi nơi, gió thổi
sóng biển vỗ nhẹ, nước biển xanh, nhờ bãi cát rộng tạo không gian chim
yên, cá lặn.
Phía Đông đảo Hoàng Sa có nhiều cổ thụ Ma Phong, Tùng, cây Vụng Trắng,
cây Dừa, Phi lao và cây Tóc Tiên tạo thành một phong cảnh nhà vườn,
chính những loại cây trên do người Việt Nam trồng, và định cư lâu đời ở
nơi đây, đặc biệt còn rất nhiều nền nhà tam gian, vật dụng, tất cả các
loài hoa từ đất liền, đều đem ra đây trồng. Tuy hòn đảo nhiệt đới nhưng
lại tuyệt đẹp nhờ cây xanh, mát mẻ và môi trường biển sạch, vùng đảo
biển Đông cũng là nơi sinh sống của 52 loài chim biển, ước tính khoảng
hơn 50.000 con.
Quần đảo Hoàng Sa ở biển Đông Nam Việt Nam, nằm trên vị trí thuận lợi
cho hải vận, và nơi trú ẩn của thuyền khi gặp bão tố. Còn gọi là trung
tâm Thái Bình Dương, quần đảo Hoàng Sa có một vùng biển rộng lớn, được
vinh danh biển Đông hải đảo, chung quanh hầu hết các đảo san hô lớn, gần
200 hòn đảo, trong đó có 11 hòn đảo trên bề mặt biển, 6 bãi cát, tổng
diện tích đất của hòn đảo trên 3 km².
Quần đảo Trường Sa
Người Việt Nam, không thể quên quần đảo này, tên gọi riêng của ngư dân,
tính được từng hòn đảo cát ngầm. Bờ biển rộng rãi với cấu trúc hình thể
của vịnh biển nằm trong Biển Đông, có nhiều đá ngầm chung quanh các đảo,
tính được gần 200 đảo lớn, trung và nhỏ lộ thiên, trên 11 đảo, có 6 đảo
Cát, toàn vùng đảo có đến 200km², diện tích đất của những hòn đảo chia
thành 8 cụm của quần đảo Trường Sa:
1. Song Tử: Song Tử Tây, Song Tử Đông, Shira islet, Đá Bắc, Đá Nam, Bãi Đinh Ba, Bãi Núi Cầu.
2. Thị Tứ: Đảo Thị Tứ, Đảo Bến Lạc còn gọi là đảo Dừa, Đảo Cá
Nhám, Đá Hoài Ân, Đá Tri Lễ, Bãi Hữu Độ, Bãi Cỏ My, Đá Trâm Đức, Đá Vĩnh
Hảo, Đá Cái Vung, Đá Su Bi (Đá Xu Bi).
3. Loại Ta: Đảo Loại Ta, Cồn An Nhơn hay Cồn Lan Can, Đá An Lão
hay Đá Men Di, Bãi Đường, Bãi An Nhơn Bắc, Bãi Loại Ta, Bãi Loại Ta Nam,
Đá Loại Ta Đông.
4. Nam Yết: Ba Bình, Nam Yết, Đảo Sơn Ca, Bãi Bàn Than, Đá Núi Thị, Đá Lạc tức Gaven Nam, Đá Ga Ven tức Gaven Bắc, Đá Én Đất.
5. Sinh Tồn: Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông hay còn gọi là Đá Nhám (khác
với đảo Cá Nhám) hay đá Grisan (Grierson Reef), Gạc Ma (Johnson South
Reef), Cô Lin (Johnson North Reef), Len Đao (Len Dao Reef), Đá Nhạn Gia,
Đá Bình Khê, Đá Ken Nan, Đá Tư Nghĩa hay Đá Huy Gơ, Đá Bình Sơn, Đá Bãi
Khung, Đá Đức Hòa, Đá Ba Đầu, Đá An Bình hay còn gọi là đá Rốt Tên
(Ross Reef), Đá Vị Khê, Đá Bia hay Đá Băm Pho, Đá Ninh Hòa, Đá Văn
Nguyên, Đá Phúc Sỹ còn gọi là Đá Hi Ghen, Đá Núi Trời, Đá Nghĩa Hành, Đá
Tam Trung, Đá Sơn Hà, Đá Lớn, Đá Nhỏ, Đá Đền Cây Cỏ, Đá Chữ Thập, Đá
Long Hải, Đá Lục Giang tức Đá Hốp, Hopps Reef, Benitez Reef, Đá Tân
Châu, Chữ Thập, Fancy Wreck Shoal.
6. Trường Sa: Trường Sa Lớn, Trường Sa Đông hay Đá Giữa, Đá
Lát, Đá Tây, Đá Đông, Châu Viên, Bãi Ngọc Điền, Bãi Tốc Tan, Đảo Phan
Vinh, Đá Núi Môn, Bãi Chim Biển, Bãi Nguyệt Sương, Đá Tân Châu, Núi Le,
Đá Tiên Nữ, Đá Núi Cô, Đá Nghiêng Rocher Incliné, Coronation Bank.
7. Thám Hiểm: Bãi Thuyền Chài, Đảo An Bang, Đá Hà Tần, Đá Thanh
Kỳ, Đá Kiệu Ngựa nằm trên Bãi Kiêu Ngựa, Đảo Hoa Lau, Suối Cát hay Đá Đa
Lát, Dallas Reef, Đá En Ca, Đá Sác Lốt, Đá Lu xi A Louisa Reef, Đá Kỳ
Vân, Đá Công Đo, Bãi Thám Hiểm hay Đá Sâu Investigator Shoal, Đá Gia
Hội, Đá Gia Phú, Bãi Phù Mỹ, Bãi Hải Sâm.
8. Bình Nguyên: Đảo Bình Nguyên, Đảo Vĩnh Viễn, Đá Hoa tức Hoare
Reef, Đá Triêm Đức, Đá Định Tường, Đá Hội Đức, Đá Ninh Cơ, Đá Đít Kim
Sơn Dickinson Reef, Đá ĐinDeane Reef, Đá Hàn Sơn, Đá Pét Petch Reef, Cồn
san hô Jackson, Bãi Cỏ Mây, Bãi Suối Ngà, Bãi Đồng Cam, Bãi Cỏ Rồng hay
Bãi Cỏ Rong, gồm có nhiều bãi nhỏ như Bãi Tổ Muỗi, Bãi Đồng Thạnh...
Bãi Tổ Muỗi, Bãi Đồng Thạnh, Bãi Đồi Mồi, Bãi Thạch Sa hay Bãi Cá Ngựa,
Bãi Ôn Thủy, Bãi Cái Mép, Đá Long Điền hay Đá Bốc Xan, Boxall Reef, Bãi
Chóp Mao hay Bãi Sa Bin, Sabina Shoal, Đá Hợp Kim Hopkins Reef, Bãi Mỏ
Vịt hay Bãi Hồ Tràm, Hirane Shoal, Bãi Lim (Đá Ba Cờ) tức Baker Reef, Đá
Khúc Giác, Đá Vĩnh Hợp, Đá Vĩnh Tuy, Đá Gò Già, Bãi Cạn Nam Southern
Bank, Đá Long Thới hay Đá Chà Và, Đá Nâu, Brown Reef, Bãi Đồng Giữa, Bãi
Tây Nam Little Patches, Bãi Trung Lễ, Bãi Đồ Bàn hay Bãi Cạn Nâu, Brown
Bank, Bãi Rạch Vang, Bãi Rạch Lấp, Bãi Na Khoai, Đá Bá, Đá Phật Tự,
Vành Khăn, Bãi Trăng Khuyết, Đá Suối Ngọc, Các bãi ngầm quần đảo Trường
Sa:, Bãi Tư Chính, Bãi Phúc Nguyên, Bãi Phúc Tần, Bãi Huyền Trân, Bãi
Quế Đường, Bãi Thanh Long, Bãi Vũng Mây (Rifleman Bank, tức là bãi Vũng
Mây "to") gồm có Bãi Vũng Mây "nhỏ" (Johnson Patch), Bãi Ba Kè, Bãi
Đinh, Bãi Đất... Danh sách các đảo, bãi đá chìm, bãi ngầm, bãi cạn.
Trung Quốc chạy nước rút phân lô đất
liền và vùng biển Đông của Việt Nam, theo qui định Việt Nam-Trung Quốc
ký tại Thành Đô Tứ Xuyên.
Quần đảo Trường Sa thuộc Việt Nam kiểm soát
Cụm Song Tử: Đảo Song Tử Tây, Đảo Đá Nam (Đá Nam),
Cụm Nam Yết: Đá Nhỏ, Đảo (đá) Núi Thị,
Cụm Sinh Tồn: Đảo Sinh Tồn, Đảo (đá) Sinh Tồn Đông (Đá Nhám), Đảo
(đá) Cô Lin, Đá Hi Ghen (Đá Phúc Sỹ), Đảo (đá) Len Đao, Đá Nghĩa Hành
(đá Lâu Vơ), Đá Nhạn Gia, Đá Sơn Hà (đá Ren), Đá Tam Trung, Đá Vị Khê,
Đảo Nam Yết, Đảo Sơn Ca, Đá Đền Cây Cỏ, Đảo Đá Lớn (Đá Lớn).
Cụm Trường Sa: Đảo Trường Sa Lớn, Đảo Trường Sa Đông, Đảo Phan
Vinh, Đảo Đá Đông (Đá Đông), Đảo Đá Lát (Đá Lát), Đá Núi Cô, Đảo (đá)
Núi Le, Đá Núi Môn, Đảo Đá Tây (Đá Tây), Đảo (đá) Tiên Nữ, Bãi (đảo) Tốc
Tan, Bãi Ngọc Điền, Bãi Chim Biển, Bãi Nguyệt Sương,
Cụm An Bang (cụm Thám Hiểm): Đảo An Bang, Đá Hà Tần, Bãi (đảo) Thuyền Chài, Bãi Vũng Mây (bao gồm cả Bãi Ba Kè, Bãi Đinh, Bãi Đất).
Các bãi ngầm thuộc thềm lục địa Việt Nam: Bãi Huyền Trân,Bãi Phúc Nguyên, Bãi Phúc Tần, Bãi Quế Đường, Bãi Tư Chính, Bãi Thanh Long, Bãi Cà Mau.
Phùng Quang Thanh |
Tân Hoa Xã loan tin vào ngày 20 tháng 4 năm 2012:
Đảng CS Việt Nam chưa bao giờ xuất lệnh cho quân đội nhân dân Việt Nam
đòi lại hai quần bảo Hoàng Sa và Trường Sa hay bằng thủ tục Công Pháp
Quốc Tế, tuy có quân đội cũng như vô dụng, bởi Việt Nam ngày nay nằm
trong lục địa không có Biển! Quân lực CSVN không có Hải Quân. Đại tướng
Phùng Quang Thanh bản thân người của tình báo Hoa Nam. Quân ủy CSVN đã
lấy quyết định đầu hàng đảng CS Trung Quốc, để hưởng quyền lợi riêng,
đảng CSVN đứng trên đầu dân tộc Việt Nam. Nhất định bảo vệ đảng sống đời
đời, dù đã mất biên giới, rừng, sông, biển Đông, đảng CSVN vẫn hài
lòng!
Chưa kể Việt Nam còn có những cụm đảo nhỏ tại quần đảo Trường Sa như:
- Cụm Song Tử: Đá Bắc, Bãi cạn Đinh Ba, Bãi Núi Cầu, Bãi Hữu Độ, Bãi Cỏ My.
- Cụm Thị Tứ: Đá Hoài Ân, Đá Tri Lễ, Đá Trâm Đức, Đá Vĩnh Hảo, Đá Cái Vung,
- Cụm Loại Ta: Đá An Lão, Bãi Đường, Bãi An Nhơn Bắc, Bãi Loại Ta, Bãi Loại Ta Nam, Bãi Loại Ta Đông.
- Cụm Sinh Tồn: Đá An Bình (Đá Rốt Tên), Đá Bãi Khung (Đá Ho di), Đá Bia
(Đá Băm Pho), Đá Bình Khê, Đá Bình Sơn (Đá Halet), Đá Đức Hòa (Đá Em
Pi), Đá Ninh Hòa (Đá Tết Lây), Đá Núi Trời, Đá Văn Nguyên (Đá Giôn).
- Cụm An Bang: Đá Tân Châu, Đá Lục Giang, Đá Long Hải, Đá Thanh Kỳ, Đá Gia Hội, Đá Gia Phú, Bãi Phù Mỹ, Bãi Hải Sâm.
- Cụm Bình Nguyên: Đá Triêm Đức, Đá Định Tường, Đá Hội Đức, Đá Ninh Cơ,
Đá Hoa, Đá Hoa, Đá Đít Kim Sơn, Đá Đin, Đá Hàn Sơn, Đá Pet, Bãi cạn Suối
Ngà, Đá Long Điền (đá Bốc Xan), Đá Hợp Kim, Bãi Mỏ Vịt (bãi Hồ Tràm),
Đá Ba Cờ (bãi Lim), Đá Khúc Giác, Bãi cạn Nam, Đá Chà Và (đá Long Thới,
Đá Nâu), Bãi cạn Nâu, Bãi cạn Rạch Vang, Bãi cạn Rạch Lấp, Bãi cạn Na
Khoai, Bãi Đồng Cam, Bãi Đồi Mồi, Bãi Thạch Sa, Bãi Ôn Thủy, Bãi Cái
Mép, Đá Vĩnh Hợp, Đá Vĩnh Tuy, Đá Gò Già, Bãi Đồng Giữa, Bãi Tây Nam,
Bãi Trung Lễ, Bãi Đồ Bàn, Đá Bá, Đá Phật Tự, Đá Suối Ngọc.
Quân đội CS Trung Quốc tại đảo Phú Lâm, chuẩn bị tập trận. Nguồn: Tân Hoa Xã.
Tỷ lệ những đảo nhỏ:
01 - Bắc đảo phụ Nairobi dòng người có thu 0,14 km.
02 - Nairobi Nam đảo phụ Zhi Tsai 0,13 km.
03 - các ngành công nghiệp sắt trong Zhi đảo 0,33 km.
04 - Nam Đảo, phím third Zhi 0,07 km.
05 - Hoàng Sơn Đảo Thái Bình Mazhi 0,43 km.
06 - Hồng bóng đảo Nam B, Nam 0,08 km.
07 - Jinghong đảo quy mô 0,08 km.
08 - phương Tây đối đầu trên hòn đảo cỏ đỏ 0,16 km.
09 - Ma Huân Luo lỗ lớn, hải đảo, Luo lỗ 0,06 km.
10 - Fei Xin Luo Kông Aberdeen 0,04 km.
11 - Nam Đảo chim Tsai Zhi 0,15 km.
12 - Bo Zhi bải cát ở cửa sông nắp 0,02 km.
13 - Sơn Đảo diện tích 10 km.
14 - Đảo Vĩnh Hưng diện tích lớn nhất 2,5 km và toàn nhóm diện tích 10km.
Sau đệ nhị thế chiến CHND Trung Hoa chiếm của Việt Nam:
- Cụm Thị Tứ: Đá Su Bi (Đá Xu Bi).
- Cụm Nam Yết: Đá Lạc, Đá Chữ Thập, Đá Én Đất, Đá Ga Ven.
- Cụm Sinh Tồn: Đá Gạc Ma, Đá Huy Gơ (Đá Tư Nghĩa), Đá Ken Nan, Đá Ba Đầu.
- Cụm Trường Sa: Đá Châu Viên.
- Cụm An Bang: Bãi Trăng Khuyết.
- Cụm Bình Nguyên: Đá Vành Khăn, Cồn san hô Jackson, Bãi cạn Sa Bin (bãi Chóp Mao).
Sau đệ nhị thế chiến Đài Loan chiếm của Việt Nam:
- Cụm Nam Yết: Đảo Ba Bình, Bãi Bàn Than.
Ngoài ra biển Đông, Philippines kiểm soát:
- Cụm Song Tử: Đảo Song Tử Đông.
- Cụm Thị Tứ: Đảo Thị Tứ,
- Cụm Loại Ta: Đảo Loại Ta, Đảo Bến Lạc (Đảo Dừa), Đảo Cá Nhám, Cồn san hô Lan Can (Cồn An Nhơn),
- Cụm An Bang: Đá Công Đo.
- Cụm Bình Nguyên: Đảo Bình Nguyên, Đảo Vĩnh Viễn, Bãi Cỏ Mây, Bãi Cỏ Rong (Bãi Cỏ Rồng) (gồm các bãi Tổ Muỗi, Đồng Thạnh...).
Malaysia kiểm soát:
- Cụm An Bang: Đá Hoa Lau, Đá (bãi) Kỳ Vân, Bãi Kiêu Ngựa, Đá Louisa, Đá Sác Lốt, Đá En Ca, Đá Suối Cát, Bãi Thám Hiểm.
Đặc điểm những rạn san hô ở quần đảo Trường Sa.
Thái Bình Dương có những rạn san hô lớn nhất 0,43 km², chiều cao của hòn
đảo trên mực nước biển 6 mét. Quần đảo Trường Sa nằm ở vĩ độ thấp hơn,
gần hơn về phía nam từ đường xích đạo, khí hậu quanh năm, nhiệt độ mùa
hè, trung bình hàng năm là 27,9 ℃. Thay đổi nhiệt độ không nhiều, tháng
tư và tháng nóng nhất 29,0 ℃, lạnh nhất vào tháng Giêng 26,8 ℃. Lượng
mưa hàng năm 1842 mm, mùa mưa tháng 7. So với một số đảo khác, quần đảo
Hoàng Sa bị ảnh hưởng bởi những cơn bão nhỏ.
Quần đảo Trung Sa được xem như cửa ngõ vào các quốc gia Thái Bình Dương,
nằm trên vĩ độ 10 ° 23, kinh độ 114 ° 22. Trung tâm biển Đông, đảo lớn
nhất trong quần đảo Trường Sa có diện tích 0,43 km². Môi trường tự nhiên
và rất đẹp, hòn đảo này còn gọi là đảo chim, chim sống lâu năm tạo ra
đất xốp, màu mỡ, nắng mưa thuận hòa rất thích hợp cho nông nghiệp, khi
đất nước có điều kiện phát triển sẽ là một vùng đảo ngọc.
Ngư dân ca tụng Trường Sa bằng một tên gọi rất thân thương "Bóng em
Trường Sa" ở vùng biển Trường Sa nước nông, bãi biển của rạn san hô, nơi
nông nhất là 19,5 m. Diện tích mỗi đảo 3,15 km2, có nhiều rạn san hô
như gò đá. Ai đã đến đây cũng trầm trồ, thời cổ đại Ông Cha của ta đã
biết khai thác thổ địa thiên nhiên, tạo cho Việt Nam có một lãnh Hải
thiêng liêng không khác nào một dự phóng cho con cháu mai sau phú
cường.
Quần đảo san hô trong biển cát mặc dù hiếm khi tiếp cận, bởi ẩn một kho
tàng dưới nước biển, thủy triều thường thấy rạn san hô và bãi tinh anh
rất lớn, trong vịnh san hô có 20 mét biển sâu, và 350 km² rạn san hô làm
sạch nước biển, nhiệt độ giữa bề mặt nước biển 25-28 ℃, tao ra môi
trường cho các loài hải sản phát triển và sinh sản. Rạn san hô Trường Sa
và Hoàng Sa cho chúng ta một sản lượng tôm hùm lớn quí giá nhất vùng Á
Châu. Từ tháng 1 đến tháng 4 tháng mỗi năm ngư dân đến những hòn đảo cát
tha hồ đánh cá và tôm hùm.
Riêng về đảo Hoàng Sa có diện tích 4.950 mét, là một đồng bằng trong
biển thẳm, rộng ra biển tiếp giáp các đảo lân cận, tạo thành một tam
giác hạm đội với diện tích khoảng 130 km vuông (bao gồm đầm phá). Đảo
san hô bao quanh bởi một rạn san hô rải rác và tiếp cận, kích thước khối
san hô nói chung là 1-4 m bề mặt. Bắc, phía Nam kết thúc của khối san
hô sâu nhất, được gọi là cuối phía Nam, có những rạn san hô trên bề mặt
hình dạng giống như một hòn đá lớn, diện tích các khu vực khoảng 40.500
mét vuông, độ cao là 1,8 mét.
Biển Đông có nhiều đảo Cát ở phía Nam, hình dung như những lưỡi liềm.
Quần đảo Trường Sa, do Tổ Tiên khai thách và sinh sống từ thời cổ đại là
một phần thiêng liêng không thể tách rời khỏi Việt Nam. Biển Đông một
khu vực ngư trường quan trọng nhất của Việt Nam, phẩm chất hải sản phú
quý, phong phú, đặc biệt nước biển sạch sẽ là nguồn cung cấp nước ngọt
trong tương lai, chưa nói đến tài nguyên dầu khí và chất đốt lấy từ dưới
đáy biển, ngoài ra biển Đông là trung tâm của chiến lược rất quan
trọng, và giá trị phát triển kinh tế không thể khai thác hết tiềm năng
của biển Đông.
CS Trung Quốc đã chiếm hải đảo toàn khu vực Hoàng-Sa, thành lập thành
phố Tam Sa, bất khả xâm phạm CSTQ ngang nhiên công bố chủ quyền và đang
khai tác trên các đảo lớn như: Cam-Tuyền, Quang-Hòa, Duy-Mộng, Đảo Đá
Lớn.
Đảng Cộng Sản VN bán nước cho CS Trung Quốc, người dân yêu nước phản đối
kẻ mua người bán, kết cục người dân Việt Nam bị de dọa tội phản quốc,
và cáo buộc tội lật đổ chính quyền, CSVN và CSTQ đúng một bè lũ ma đầu.
Đảng CSVN tuyệt cấm không cho người dân VN phản đối hay biển tình, bởi
sợ CSTQ phản đối, đã bán rồi không được nâng giả Biển Đông.
Không còn nghi ngờ nào nữa, nay đảng CS Trung Quốc đã chính thức phát
hành Hộ Chiếu có đường Lưỡi Bò, thử hỏi đảng CS Việt Nam vì lý do nào
không phản kháng; hay đã bán hết từng ấy hai quần đảo Hoàng Sa, và
Trường Sa cho CS Trung Quốc? Một sự im lặng của đảng CSVN quả nhiên đã
là sự thật cho kết quả của Hội Nghị Việt Nam-Trung Quốc tại Thành Đô Tứ
Xuyên, ngày 3 tháng 9 năm 1990.
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/11/viet-nam-mat-bien-ong-het-gia-tri.html#more
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận
xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001