Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

1422. LIỆU VỊ THẾ CỦA CHÂU ÂU CÓ LUNG LAY SAU CHUYẾN CÔNG DU CHÂU Á CỦA TỔNG THỐNG MỸ?
Posted by basamnews on 29/11/2012
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ hai, ngày 26/11/2012

LIỆU VỊ THẾ CỦA CHÂU ÂU CÓ LUNG LAY SAU CHUYẾN CÔNG DU CHÂU Á CỦA TỔNG THỐNG MỸ?

TTXVN (Angiê 20/11)
Trong chuyến công du châu Á lần này, Tng thống Mỹ Barack Obama thực hiện một chuyến thăm lịch sử tới Mianma. Liệu chuyến công du này có làm thay đi định hướng chính sách đi ngoại của Mỹ không? Điu đó th hiện thế nào về phương diện quân sự, kinh tế và địa chiến lược? Ông Stéphane Taillat, tiến sĩ lịch sử quân sự và nghiên cứu quốc phòng, sĩ quan thuộc lực lượng dự bị tác chiến Lục quân Pháp, phân tích các vn đề này trên tạp chí “Đại Tây Dương” như sau:
Cần hiểu rõ rằng việc chuyển trọng tâm sang châu Á như một sự thay đổi mang tính chiến lược lớn, không phải là điều gì mới mẻ. Từ gần 20 năm nay, các chính quyền Mỹ kế tiếp nhau vẫn nói đến vấn đề tập trung trở lại vào lợi ích ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trái lại, có sự thay đổi trong cách thể hiện sự cần thiết đó (cụ thể như trong văn kiện chiến lược tháng 1/2012). Đó là soạn thảo một chiến lược tổng thể nhằm vào các lợi ích đã trở thành truyền thống (phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên), tăng cường quan hệ với các đồng minh, và kiểm soát sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là cường quốc khu vực về tất cả các phương diện. Đối với vấn đề thứ ba này, yêu cầu minh bạch trong ý đồ chiến lược gắn liền với quyết tâm cột Trung Quốc vào việc giải quyết các vấn đề cũng như kiểm soát các chế độ kinh tế hay quân sự trong khu vực.
Tuy nhiên, không nên bỏ qua ý đồ của Tổng thống Obama trong chuyến cống du lần này. Theo lôgích của Chính quyền Obama, mục đích là đưa ra một tín hiệu mạnh mẽ đối với các đối tác (châu Âu cũng như châu Á), đồng thời tạo điều kiện cho việc kiểm soát mềm deo hơn mối quan hệ về nhiều mặt với Trung Quốc. Nhưng về chiều sâu, mục đích của Tổng thống Obama khi bắt đầu nhiệm kỳ hai là tiếp tục công việc còn dang dở đó phải kiểm soát di sản của Georae W. Bush, nGhĩa là sẳp xếp lại vai trò lãnh đạo của Mỹ. Nói cách khác, việc chuyển dịch trọng tâm về châu Á chính là vấn đề kiểm soát bá quyền đang được đặt ra.
Được hỏi ngoài Hàn Quốc và Nhật Bản về lịch sử là các đồng minh của Mỹ, trong cuộc đấu với Trung Quốc, Mỹ còn có đồng minh tiềm tàng tương lai nào không, chẳng hạn như Mianma theo truyền thống vẫn là nước thân Trung Quốc, chuyên gia Stéphane Taillat cho rằng lập trường chính thức của Mỹ không phải là kiềm chế mà là đối  thoại với Trung Quốc. Nhưng giữa hai nước không đạt được đồng thuận về mức độ đe dọa quân sự mà Trung Quốc gây ra cũng như việc nước này trỗi dậy là nguy cơ đến đâu. Các biểu hiện mới đây về thái độ cứng rắn trong chính sách đối ngoại của cường quốc châu Á này dường như khiến những người ra quyết định chính trị và quân sự Mỹ lo ngại. Tuy nhiên, hành động của Trung Quốc không phải là bằng chứng về thái độ hung hăng của họ, mà nhìn chung phản ánh mối lo ngại của chính quyền nước này trước tình hình căng thẳng về chính trị, xã hội và kinh tế ở trong nước và cách thức dàn dựng một lập trường cứng rắn để làm hài lòng dư luận có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa.
Không phải vì thế mà hệ thống quân sự và ngoại giao của Mỹ có thể khiến Trung Quốc lo ngại. Ngoài việc điều đó có thể khiến Trung Quốc nhận thấy những nỗi sợ tồi tệ nhất của Mỹ, việc thành lập và duy trì bộ hệ thống đó không phải không gây ra căng thẳng. Quyết tâm tăng cường quan hệ với các đồng minh truyền thống (Nhật Bản, Hàn Quốc, ôxtrâylia) khiến chính quyền Obama nhận thấy sự cần thiết phải ủy thác cho các nước khác một phần gánh nặng về an ninh. Đấy là chưa nói đến việc lãnh đạo các nước đồng minh (và ở mức độ rộng hơn là dư luận ở các nước này) muốn tăng mức độ tự chủ của mình đối với Mỹ. Như vậy, Mỹ phải cân nhắc giữa một bên là nỗi lo sợ về khả năng Trung Quốc vô hiệu hóa được khu vực Đông Nam Á và bên kia là sự cần thiết phải tôn trọng khả năng xoay xở của đồng minh của mình.
Điều đó giải thích tại sao hai chính quyền kế tiếp nhau ở Mỹ đều thực hiện chính sách đối ngoại tổng thể nhằm vào các nước láng giềng của Trung Quốc và, rộng hơn là các cường quốc được tính tới ở châu Á-Thái Bình Dương (trừ Pháp). Ngoài Ấn Độ (là nước có thể trao đối công nghệ), Mỹ còn thiết lập hợp tác quân sự với Việt Nam và Inđônêxia (trong cả hai trường hợp này, dưới hình thức chương trình hỗ trợ kỹ thuật). Đối với các đồng minh truyền thống, thay đổi lớn nhất liên quan đến Nhật Bản vì trong thời gian trước mắt, đội quân 50.000 lính thủy đánh bộ được triển khai ở nước này sẽ phải giảm đáng kể (gần 8.000 lính được triển khai ở các căn cứ khác nhau tại Philíppin, Ôxtrâylia và trên đảo Guam). Trong khi đó, Ôxtrâylia sẽ tiếp nhận 2.500 lính thuỷ đánh bộ Mỹ trong thời gian tới.
Trường hợp Mianma, theo chuyên gia Stéphane Taillat, thì phức tạp hơn. Ông cho rằng đối với Tổng thống Obama, có thể ông tạo chỗ đứng ở một nước khác nằm ngay cạnh Trung Quốc. Tuy nhiên, một số lý do khác có thể giải thích cho việc Chính phủ Mỹ tập trung vào nước này, trong đó có việc tạo điều kiện cho sự chuyển tiếp dân chủ.
Nhưng không phải vì thế mà các thể chế quân sự Mỹ không lường trước các kịch bản chiến tranh với Trung Quốc vì sợ nước này sử dụng phương tiện không hợp pháp cũng như hiện đại hóa quân đội. Tuy nhiên, các mối lo ngại này cũng trở thành vũ khí trong sự kình địch về chính trị và khó che giấu được tương quan lực lượng cực kỳ có lợi cho Mỹ. Trong thời gian ngắn hạn, vấn đề là Mỹ nhìn nhận như thế nào về khả năng đặt lại vấn đề đối với vị thế của mình do sự lớn mạnh và trỗi dậy của Trung Quốc (bằng chứng là nỗi sợ dai dẳng của Mỹ khi thấy Trung Quốc tăng cường năng lực “chống tiếp cận”).
Trả lời câu hỏi các dự án của Mỹ liên quan đấn khí đá phiến, về trung hạn, được xem là có thể cho phép nước này độc lập hoàn toàn về năng lượng, liệu có cho phép Mỹ thoát khỏi sự ràng buộc với Trung Đông không, ông Stéphane Taillat đánh giá đó là một vấn đề quan trọng vi nó đặt ra vấn đề vị trí của Trung Đông trong chính sách đối ngoại của Mỹ vào lúc này.
Trên thực tế, những lời hứa hẹn có thể có về khí đá phiến không có mối liên hệ mang tính nguyên nhân nào với việc Mỹ có thể rút khỏi khu vực này. Nhiều lý do khác giải thích tại sao Trung Đông vẫn là trọng tâm trong nhãn quan chiến lược của Mỹ. Trước hết cần tính tới vị trí của Al Qaeda và các nhóm có liên quan trong nhãn quan này. Chừng nào các phần tử này còn bị Mỹ coi là mối đe dọa đối với dân chúng hay ổn định trong khu vực, chừng đó còn ít có khả năng chứng kiến Mỹ từ bỏ cam kết đối với Trung Đông. Vả lại, hiện tượng “Mùa Xuân Arập” và hậu quả của nó khiến khu vực này rất được chú ý. Vì bị bất ngờ trong bối cảnh ông định thiết lập lại mối liên hệ với thế giới Hồi giáo, Tổng thống Obama không muốn mất quyền kiểm soát đối với các động lực trong khu vực, nếu không muốn nói là hướng các động lực đó vào các giải pháp mà ông muốn.
Chuyên gia Stéphane Taillat cho rằng cũng cần tính tới sự tồn tại dai dẳng của một số vấn đề hay cuộc khủng hoảng mà việc giải quyết hay kiềm soát vẫn là trọng tâm trong cách nhìn nhận của Mỹ. Đó là trường hợp cuộc xung đột Ixraen-Palextin vì Mỹ cam kết giải quyết vấn đề này một cách tống thể, đồng thời bảo đảm an ninh và sự tồn tại của Ixraen. về mặt này, lập trường của Chính quyền Obama trong nhiệm kỳ đầu của ông cơ bản không thay đổi so với lập trường của người tiền nhiệm. Phổ biến hạt nhân trong khu vực cũng là một mối lo, do đó các nhà lãnh đạo trong khu vực dường như muốn Mỹ có mặt để răn đe chương trình hạt nhân của Iran và ngăn chặn Iran trở thành cường quốc khu vực. Như vậy, chìa khóa để giải quyết vấn đề cũng nằm trong quan niệm của các nhà hoạch định chính sách Mỹ về vai trò và vị trí của nước Mỹ ở trong khu vực và các vấn đề mà Mỹ phải đối mặt.
Liên quan đến hậu quả có thể có về chiến lược và quân sự đối với các nước châu Âu, và nguy cơ châu Âu lâm vào tình trạng không có đồng minh thực sự khi phải đối mặt với mối đe dọa như Iran, trong lúc các mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và châu Á được tăng cường, ông Stéphane Taillat nhận xét việc các nước châu Âu sợ bị gạt ra ngoài rìa phản ánh tình trạng phi đối xứng và tính hai mặt của mối quan hệ chiến lược xuyên Đại Tây Dương. Bởi lẽ Mỹ tuy vẫn là trọng tâm trong lợi ích an ninh của châu Âu, song châu Âu không còn là cái được mất đối với Mỹ như trong Chiến tranh Lạnh nữa.
Tuy nhiên, chuyên gia Stéphane Taillat cho rằng cũng nên rõ ràng trong vấn đề này. Chính quyền Obama không muốn hoàn toàn rút khỏi châu Âu. Trong đường lối của các chính quyền trước, Mỹ muốn để cho các nước châu Âu đảm nhiệm một phần ngày càng tăng “gánh nặng chiến lược”. Nghĩa là Mỹ vẫn là người bảo đảm cuối cùng đối với an ninh cùa châu Âu, nhưng buộc châu Âu phải đóng góp nhiều nguồn lực hơn nữa cho quốc phòng. Tính chất hai mặt thể hiện ở chỗ kết quả mong muốn hoàn toàn không phải là kết quả của tự chủ chiến lược hoàn toàn, ở vùng này cũng như các vùng khác, giới tinh hoa chính trị Mỹ thường có khuynh hướng quên rằng lợi ích của họ không hoàn toàn trùng với lợi ích của đồng minh và đối tác của mình.
Việc tìm kiếm đối tác mới đối với các nước châu Âu phụ thuộc trước hết vào các quyết định chính trị được các nhà lãnh đạo đưa ra. Tuy nhiên, các cường quốc chính ở châu Âu khó có thể đi ngược lại với Mỹ. Trong khuôn khổ tự chủ ngày càng tăng, các nước châu Âu dẫu sao vẫn gắn chặt với NATO với tư cách là công cụ chính bảo đảm an ninh và chính sách sức mạnh của mình. Tóm lại, những thay đổi chiến lược của Chính quyền Obama không mang tính cách mạng như người ta tưởng. Vì nhừng lý do liên quan đến việc duy trì mục tiêu trong chính sách đối ngoại cũng như sức ỳ của đại diện giới tinh hoa Mỹ trên thế giới, hoàn toàn không có lý gì sức mạnh của Mỹ sẽ đảo chiều trên quy mô lớn./.
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2012/11/29/lieu-vi-the-cua-chau-au-co-lung-lay-sau-chuyen-cong-du-chau-a-cua-tong-thong-my/#more-83321
======================================================================
Chú ý:  Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
           Sẽ xóa những comment nói tục
           Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001