Thứ Ba, 27/11/2012, 05:00 PM (GMT+7)
Người Việt mê phở như một thứ đạo, còn người nước ngoài lại mê Việt Nam vì phở.
Nói như vậy vì không biết phở đã đi vào đời sống ẩm thực của người Việt từ khi nào, chỉ biết người ta có thể ăn phở vào bất cứ lúc nào trong ngày. Ở bất kỳ nơi nào có người Việt, ở đấy có phở và ngược lại. Tình yêu phở còn được người Việt truyền sang những người dân ở bất cứ nước nào họ sinh sống.
Cũng là một tín đồ của phở nhưng tôi có lẽ là một con chiên khó tính. Tôi chỉ thích thứ nước dùng ngọt không mì chính và bánh phở trắng, không quá mềm, chẳng quá dai. Nước dùng và bánh phở phải ăn ý với nhau hay với cách khác bản dày hay mỏng của bánh phở phụ thuộc vào độ đậm hay thanh của nước dùng.
Không
biết phở đã đi vào đời sống ẩm thực của người Việt từ khi nào, chỉ biết
người ta có thể ăn phở vào bất cứ lúc nào trong ngày (Nguồn ảnh:
internet)
Và cũng vì khó chiều nên khi còn ở Hà Nội, tôi sẵn sàng chạy xe hết
nửa thành phố để chỉ ăn sáng ở hàng phở Lý Quốc Sư. Nước phở không
trong, hơi đục nhưng vị đậm đà vì được nấu bằng xương bò và nêm bằng
nước mắm, không thể lẫn đi đâu được. Phở Lý Quốc Sư xưa giờ không còn
nữa. Nghe nói người làm ở quán đã mở hàng ở chỗ mới, tôi chưa có dịp ghé
ăn nhưng có lẽ hương vị của nó có ám ảnh và ảnh hưởng nhất đến cách nấu
phở của tôi sau này.Hàng phở để cho tôi nhiều thắc mắc nhất là Phở Dậu, nằm ở trong một con hẻm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3. Đây là quán phở Bắc ngon trứ danh tại Sài Gòn từ trước 75 mà người sành ăn phở nào ở đây cũng biết đến. Phở Dậu cũng nổi tiếng ở nước dùng, thứ nước dùng trong vắt có vị ngon rất lạ, không cảm ngay ở đầu lưỡi mà càng ăn càng thấm. Khi lần đầu ăn phở Dậu tôi biết chắc vị ngọt không thể từ xương động vật mà dường như từ hải sản nhưng hoàn toàn không ngửi thấy mùi tanh của hải sản. Tuy nhiên, chỉ đến khi sang Úc, tìm hiểu về ẩm thực Nhật Bản, tôi mới đoán ra được bí mật thật sự đằng sau nước dùng này. Nước phở Dậu ngọt do họ dùng bí quyết nấu dashi của Nhật theo một tỉ lệ nào đó. Vì là một đảo quốc bao bọc bốn bề là đại dương nên người Nhật không nấu nước dùng bằng xương động vật như các quốc gia khác, họ dùng rong biển khô (konbu) và cá ngừ khô (katsuobushi) để nấu nước dùng dashi truyền thống. Một điều thú vị khác là người Nhật sáng chế ra mì chính hay còn gọi là bột ngọt (MSG) vì muốn tái tạo vị ngọt lờ lợ của lớp phấn trắng trên konbu, hương vị cân bằng vị mặn trong món ăn.
Ở bất kỳ nơi nào có người Việt, ở đấy có phở và ngược lại (Nguồn ảnh: internet)
Đi ăn phở ở Melbourne rất thú vị khi gặp một số tín đồ “Phở đạo” là
những khách hàng ngoại quốc. Dường như mỗi cuối tuần họ đều tranh thủ
đến để úp mặt vào tô phở xe lửa, xì xì sụp sụp, vã cả mồ hôi. Một đồng
nghiệp nước ngoài của tôi từng “tâm sự” rằng phở là món mà anh ấy thèm
nhất mỗi khi thấy mệt trong người và anh thật ghen tị với thằng bạn có
cô bạn gái gốc Việt nấu phở cực ngon.Tôi thầm ước sẽ có một ngày phải ăn cho được phở do người nước ngoài nấu. Có khi món ăn truyền thống của nước mình qua lăng kính của một người đến từ nền văn hóa khác sẽ được chuyển dịch theo một cách mới đầy bất ngờ khiến ta học hỏi thêm được nhiều điều thú vị.
Theo Muối’s Blog (Bếp gia đình)
nguồn:http://us.24h.com.vn/am-thuc/pho-phieu-luu-ky-c460a501580.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận
xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001